Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

(Vô đề)

Hắn từng nhiều lần nhận xét rằng, cuộc đời một người Việt chỉ được đánh giá cao qua các kỳ thi, giải thưởng này nọ. Còn thực sự có làm được gì hữu ích cho đời hay không thì chẳng mấy ai để ý.

Gọi là trọng hư khinh thực vậy.


Mà không chỉ ngày nay suy đồi mới thế. Vốn lối ấy đã có tự ngàn xưa.

Bảng vàng ghi danh chả thiếu gì tiến sĩ trạng nguyên thám hoa bảng nhãn. Rút cục dân tộc không quá mấy chữ "luôn phụ thuộc người".



Hắn đọc sách sử thấy các danh nhân danh tiếng lẫy lừng học vấn uyên thâm cũng không hẳn được như những gì những kẻ thích tung hô xưng tụng.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép: vua quở trách Lương Thế Vinh về việc học hành không tấn tới. Ông này chắc sau khi thi đỗ chỉ hưởng lương bổng để vui chơi?

Trường hợp Lê Quý Đôn thì hắn để ý có lưu lại vài tác phẩm, đối với sự học nghèo nàn của nước nhà ấy là điều quý. Cũng có hơi thắc mắc ông sống vào thời chúa Trịnh chèn ép vua Lê sao không lên tiếng? Song tự biện hộ ờ thì là nhà khoa học mà thôi. Nay đọc Taylor mới biết hoá ra Lê Quý Đôn rất giỏi "làm kinh tế". Nhiều lần được chúa Trịnh tin cậy giao phó mảng khai thác tài nguyên. Và không khác gì quan lại ngày nay, ông ta cũng giỏi câu kết với những kẻ quyền thế, tham nhũng không ít.


Việc đặt tên các trường học ngày nay vốn đã bị áp đảo bởi mục đích chính trị tầm thường, chỉ còn lại vài cái tên để học sinh khả dĩ học tập thì hoá ra lại cũng không được sáng. (Nhưng nói ra là thành "xét lại" đây, biết lấy gì đặng còn bấu víu huhu).

Nên, chớ vội trách học sinh không biết về danh nhân trường mình mang tên. Vì thầy cô của chúng liệu đã ...

Không có nhận xét nào: