Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Nguyên lý Anna Karenina

Thật thú vị khi biết thêm một nguyên lý như vậy, và ... mang cái tên như vậy. Bên cạnh những định luật như Murphy hay Pareto.

Все счастливые семьи похожи друг на друга, каждая несчастливая семья несчастлива по-своему.

Tất cả các gia đình đều hạnh phúc như nhau, mỗi gia đình bất hạnh theo cách riêng của mình.


Cũng thật thú vị khi Jared Diamond vận dụng nguyên lý này để lý giải cho "thực đơn" nghèo nàn của loài người sau khi từ bỏ cuộc sống săn bắt hái lượm.

Tại sao sapiens chỉ có thể trồng một số loại "cây" và nuôi một số loài "con" trong khi vẫn luôn  nhỏ dãi trước vô vàn rau hoa "rừng" và thú "hoang dã"?

Theo JD, chẳng có chủng tộc (người) nào thông mình hơn chủng tộc nào trong việc "thuần dưỡng, thuần hoá" được các loài cây, thú. Nói như Yuval Noah Harari, chẳng qua "chúng" (loài người) được thuần hoá / thuần dưỡng bởi loài cây loại thú nào mà thôi.

Theo nguyên lý AK, loài người được một số loại cây loài thú thuần dưỡng / thuần hoá như nhau, nhưng những loài không thèm thuần hoá / thuần dưỡng "chúng" thì vì những lý do hết sức đa dạng.

Lão thấy có nhiều lý do khá thú vị, trong phần phân tích về một số loài thú hữu nhũ (động vật có vú) có tiềm năng nhưng đã không trở thành "vật nuôi":

- Sinh sản: nhiều loài không chịu giao phối trước sự soi mói của con người.

- Hung dữ: cứ thấy con người là tấn công, bất chấp tình thế, hoàn cảnh.

- Xã hội: ưa thích sự cô độc, không chấp nhận sống bầy đàn.


Thấy thích mấy loài này ghê. Lại tránh xa loài người, hèn gì, loài người không khá được ...

Không có nhận xét nào: