Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

con & người

Người Việt hay nói, thực ra là một hình thức chơi chữ, tự cho là dí dỏm:

con người = phần con + phần người

Được diễn đạt bằng ngôn ngữ của con người, hiển nhiên đã mang nhiều phần tự mãn, hay nói chính xác hơn, tự sướng.


Theo Mạnh tử, kẻ được coi là tiếp bước Khổng tử, hình thành nên thuyết Khổng Mạnh, bao nhiêu năm làm khuôn vàng thước ngọc cho phong kiến Trung Hoa (và không chỉ Trung Hoa) dù đương thời cũng như Khổng tử vốn không được trọng dụng, thì:

Nhân chi sơ tính bổn thiện

Ông này, thuở bé, bà mẹ (Mạnh mẫu) phải ba lần dời nhà để chọn môi trường tốt nuôi dưỡng ổng.


Tuân tử, ngược lại, thuyết:

Nhân chi sơ tính bổn ác

Học trò Tuân tử là Tử Tư sau trở thành tể tướng của Tần Thuỷ Hoàng, kẻ nổi tiếng tàn bạo nhưng có công nhất thống Trung Hoa.



Con người, còn tự nhận là động vật cấp cao, thường khi cho rằng những giả dối, ác độc, xấu xa là những lầm lẫn nhất thời, suốt đời đi tìm chân, thiện, mỹ, rốt cuộc than:

chỉ khi giận với khi say mới bộc lộ thần tướng rõ nhất


Chẳng phải, bổn chất trong mỗi con người là cả một phần nhân quái thú ư? Và chẳng phải suốt đời tu dưỡng những đạo đức, lễ giáo là chỉ nhằm nhốt nó lại thôi sao? Bền chăng?


Dường như chỉ Phật là không nhốt mà đối diện với nó, để một ngày nó có thể trần truồng tự do đi lại không gông cùm không che đậy không hại đến chúng sinh.



Đường về nhà còn xa lắm ...


2 nhận xét:

Bùi Thu Trang nói...

"Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Cái mà ta tưởng là "bản chất", hay "cái tôi" của mình, thực ra chỉ là điên đảo vọng tưởng huân tập nhiều đời, đủ duyên thì phát lộ. Tu theo Phật là diệt vọng để hiển chân. Mà để cái bản lai diện mục nó hiện ra được thì quá khó, vì lớp vô minh rất dày.

Thủy Nguyệt lãn ông nói...

Thế nên người đời toàn thực hiện điều dễ ... :)