Một ô cửa sổ bé tí. Bịt kính kín mít.
Ngoài kia mênh mang những mây. Lồng lộng những gió.
Cửa sổ một chiếc ATR72.
Trong chuyến đi đến một vùng đất nam nhất mà mình từng đi.
Cho đến lúc ấy, mình chưa từng đến một nơi nào nam hơn Sài Gòn.
Nói như nhiều người VN đương đại hay nói: tranh thủ ngắm hoang sơ trước khi nó bị thương mại hóa. Thời buổi. Gì cũng phải đua.
Có vẻ mình không kịp. Bụi xây dựng cùng xe cơ giới đã chiếm lĩnh không gian.
Chỉ còn tiếc nuối dán mắt qua cửa sổ máy bay. Một vùng biển trời mênh mang hào sảng.
Có lẽ miền Tây mới thật sự có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và kênh rạch thẳng tít tắp.
Khác với miền Trung thân thuộc của mình. Những đồng ruộng nhăm nhỏ bởi những sông cùng núi vươn ra biển.
Bỗng nghi ngờ cả câu thơ "Từ thuở mang gươm đi mở cõi ...".
Có thật "ngàn năm thương nhớ ..."? Nơi ngàn năm tụ những "bó thân về với triều đình".
Cái hào sảng, cái rộng rãi kia phải góp về cho xứ ấy loay hoay kỷ niệm ngàn năm ...
Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2010
Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010
Lòng vòng
Đầu tiên là chính mình.
Lòng vòng đạp xe trên phố.
Thấy một vật chạy lòng vòng trên hè phố. Đúng hơn là trên một miếng các tông không lớn lắm. Quanh một cái chai nhựa. Cũng là một chiếc xe đạp.
Đã lâu, hình ảnh những người bán hàng rong trên phố không còn lạ lẫm. Có những người bán đồ chơi. Không xem, không mua cũng biết hàng lạ.
Chiếc xe đạp nhựa khá đẹp. Chắc chạy bằng pin. Bị buộc một vòng dây lên cổ chai nên cứ thế lòng vòng, lòng vòng.
Bên cạnh còn có một đồng chí xe tăng. Chắc cũng chạy bằng pin. Rất hăng hái hùng hổ lăn lộn trong một cái nắp hộp cũng bằng các tông, đặt ngửa.
Cứ lao lên mép nắp, lật ngửa rồi lại tự lật sấp, tiếp tục xung phong về hướng khác. Vẫn không quá nắp hộp. Như một con cua trong nồi.
Hồi mình còn ở độ tuổi chưa đi học, được đi xem xiếc trung ương (ở Hà Nội). Thích nhất mấy tiết mục xiếc thú. Nhớ mãi mấy con khỉ nhanh nhẹn đạp xe lòng vòng. Cổ khỉ, dĩ nhiên, buộc một sợi xích.
Em xe đạp đồ chơi mảnh mai hơn gã xe tăng, cổ cũng bị buộc một sợi dây lên cổ chiếc chai. Chỉ còn cách lòng vòng quanh chờ ai.
Khác xưa. Trên xe đạp không phải là một chú khỉ mà là một bác hậu-duệ của khỉ (Đác Uyn bảo thế và nhiều nền giáo dục ra rả dạy thế, chẳng bao giờ thèm hỏi "đúng chăng?").
Dẫu ít lông, không đuôi thời vẫn lòng vòng.
Lòng vòng đạp xe trên phố.
Thấy một vật chạy lòng vòng trên hè phố. Đúng hơn là trên một miếng các tông không lớn lắm. Quanh một cái chai nhựa. Cũng là một chiếc xe đạp.
Đã lâu, hình ảnh những người bán hàng rong trên phố không còn lạ lẫm. Có những người bán đồ chơi. Không xem, không mua cũng biết hàng lạ.
Chiếc xe đạp nhựa khá đẹp. Chắc chạy bằng pin. Bị buộc một vòng dây lên cổ chai nên cứ thế lòng vòng, lòng vòng.
Bên cạnh còn có một đồng chí xe tăng. Chắc cũng chạy bằng pin. Rất hăng hái hùng hổ lăn lộn trong một cái nắp hộp cũng bằng các tông, đặt ngửa.
Cứ lao lên mép nắp, lật ngửa rồi lại tự lật sấp, tiếp tục xung phong về hướng khác. Vẫn không quá nắp hộp. Như một con cua trong nồi.
Hồi mình còn ở độ tuổi chưa đi học, được đi xem xiếc trung ương (ở Hà Nội). Thích nhất mấy tiết mục xiếc thú. Nhớ mãi mấy con khỉ nhanh nhẹn đạp xe lòng vòng. Cổ khỉ, dĩ nhiên, buộc một sợi xích.
Em xe đạp đồ chơi mảnh mai hơn gã xe tăng, cổ cũng bị buộc một sợi dây lên cổ chiếc chai. Chỉ còn cách lòng vòng quanh chờ ai.
Khác xưa. Trên xe đạp không phải là một chú khỉ mà là một bác hậu-duệ của khỉ (Đác Uyn bảo thế và nhiều nền giáo dục ra rả dạy thế, chẳng bao giờ thèm hỏi "đúng chăng?").
Dẫu ít lông, không đuôi thời vẫn lòng vòng.
Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010
Hôm qua, hôm kia, và hôm nay
Vốn định viết về những trải nghiệm qua một chuyến đi.
Nhưng cứ thư thư hẵng.
Hôm qua không phải là một ngày quá tệ, để mình mong muốn quên đi.
Nhưng cũng không phải là một ngày, để mình mong muốn được nhắc đến.
Song, mình được nhắc.
Từ các bạn ...
Qua SMS.
Qua email.
Bằng blog.
Bằng ...
Cả từ nhà mạng, từ các admins, ...
Cảm ơn các bạn vì những lời chúc mừng.
Cảm ơn em vì tất cả những gì, còn nhiều hơn thế.
Đến chiều tối thì mình tìm cớ thoái thác một cuộc vui.
Mình đi uống dăm chai bia "xếch" với hai gã vong niên. Không biết, để chẳng nhắc gì mình về ngày ấy. Những gã trải đời. Trên nếu chưa thông thiên văn thì dưới cũng khá tường địa lý.
Nhưng hôm qua mình bắt gặp góc yếu đuối của những gã trung niên sành sỏi. Khi do dự đưa con đi tỵ nạn giáo dục.
Hôm qua mình cũng nhìn thấy nước mắt trong đáy mắt ráo hoảnh của những gã đàn ông rắn rỏi. Những giọt nước mắt không lăn trên má, không nhỏ lên bàn, chảy lặn ngược vào trong, đắng cay, mặn chát. Về những đứa con không chịu về thăm quê, miền quê giàu truyền thống, miền quê đất học.
Hôm qua, bỗng mình nghĩ ra một điều trớ trêu rằng: để đưa những đứa con đó về quê, phải đi vòng qua một nước khác, qua một nền giáo dục của một dân tộc khác.
Hôm kia, chẳng biết có trớ trêu gì không, là ngày "dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt". Cổ nhân dạy câu "biết đủ", nào có đếm 1, 2, 3, 4? Phải chăng để nuôi dạy tốt thì phải có một đại tá công an về làm thanh tra ở bộ học?
Hôm nay, dân "đất nghìn năm" lại tung tăng bơi xuồng trên phố. Chỉ sau ít phút mưa. Chỉ sau một tuần còn bị cúp điện bởi thiếu nước.
Hay tại tiền cần để xây cống đem đi xây cổng hết rồi? Hay không phân biệt được thứ đi qua cổng và thứ đi qua cống?
Nhưng cứ thư thư hẵng.
Hôm qua không phải là một ngày quá tệ, để mình mong muốn quên đi.
Nhưng cũng không phải là một ngày, để mình mong muốn được nhắc đến.
Song, mình được nhắc.
Từ các bạn ...
Qua SMS.
Qua email.
Bằng blog.
Bằng ...
Cả từ nhà mạng, từ các admins, ...
Cảm ơn các bạn vì những lời chúc mừng.
Cảm ơn em vì tất cả những gì, còn nhiều hơn thế.
Đến chiều tối thì mình tìm cớ thoái thác một cuộc vui.
Mình đi uống dăm chai bia "xếch" với hai gã vong niên. Không biết, để chẳng nhắc gì mình về ngày ấy. Những gã trải đời. Trên nếu chưa thông thiên văn thì dưới cũng khá tường địa lý.
Nhưng hôm qua mình bắt gặp góc yếu đuối của những gã trung niên sành sỏi. Khi do dự đưa con đi tỵ nạn giáo dục.
Hôm qua mình cũng nhìn thấy nước mắt trong đáy mắt ráo hoảnh của những gã đàn ông rắn rỏi. Những giọt nước mắt không lăn trên má, không nhỏ lên bàn, chảy lặn ngược vào trong, đắng cay, mặn chát. Về những đứa con không chịu về thăm quê, miền quê giàu truyền thống, miền quê đất học.
Hôm qua, bỗng mình nghĩ ra một điều trớ trêu rằng: để đưa những đứa con đó về quê, phải đi vòng qua một nước khác, qua một nền giáo dục của một dân tộc khác.
Hôm kia, chẳng biết có trớ trêu gì không, là ngày "dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt". Cổ nhân dạy câu "biết đủ", nào có đếm 1, 2, 3, 4? Phải chăng để nuôi dạy tốt thì phải có một đại tá công an về làm thanh tra ở bộ học?
Hôm nay, dân "đất nghìn năm" lại tung tăng bơi xuồng trên phố. Chỉ sau ít phút mưa. Chỉ sau một tuần còn bị cúp điện bởi thiếu nước.
Hay tại tiền cần để xây cống đem đi xây cổng hết rồi? Hay không phân biệt được thứ đi qua cổng và thứ đi qua cống?
Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010
Đầu tháng Bảy
Hôm nay là ngày đầu tiên của tháng Bảy.
Đột xuất, mình đi Phước Sơn.
Trên đường đi, gần Thạnh Mỹ, đột ngột tắc đường. Một bạn xe đầu kéo, chở những cây gỗ lớn, có lẽ trọng tải hơi ham, và có lẽ, tốc độ hơi nhanh khi qua cua xuống dốc, tối hôm trước, đã mệt mỏi tựa lưng vào vách đá, ngửa bụng ra đường. Thế là mình phải đứng đường, hơn một tiếng đồng hồ, chờ người ta giúp bạn ấy đứng dậy. Vì mình đến nơi đúng lúc hai bạn xe cẩu vừa dàn quân ra chắn ngang con đường độc đạo. Cũng may người ta cho thông đường khi dựng được đầu xe sang một bên, phần sau và các đồng chí gỗ vẫn ôm chặt lấy nhau bên rãnh đường.
Cuối cùng thì trưa mới đến Khâm Đức. Bù cho mình là một bữa cơm khá ngon miệng.
Đường vào khu mỏ lại chầm chậm ... theo đuôi một bạn xe đầu kéo khác, nặng nề cõng thiết bị lớn trên lưng. Vừa vào đến nơi thì mây đen vần vũ. Nghĩ bụng trên này chắc mưa thật chứ không lắc rắc như dưới phố đâu nhỉ. Câu trả lời đến ngay, thật nhanh mà cũng thật chậm.
Một cơn mưa rừng thật sự. Sầm sập. Trắng xóa cả rừng. Mình thấy cơn mưa tung tóe trên các mái tôn, gõ đinh tai nhức óc ngay trước mặt, cách chỉ chừng dăm thước. Thế mà chỗ mình đứng vẫn khô nguyên (?!), cho đến khi mình nhận ra tình thế, không quá vội vã lùi vào dưới mái che.
Không khí nhanh chóng trở nên lành lạnh. Mưa hối hả. Công trường là khoảnh đất không quá rộng đột nhiên biến thành đại công trường. Hai chiếc xe đầu kéo cùng một xe cẩu lúng túng xoay xở trên mặt đất nhanh chóng trở nên trơn lầy như bôi mỡ. Kết cục các bạn ấy đều chịu đứng yên, vì có cố gắng cũng chỉ quay tít bánh xe chứ thân hình không nhúc nhích.
Hai bạn xe đầu kéo tiếp theo cũng đành thúc thủ ngoài cổng vì tiến thoái lưỡng nan. Xa hơn một chút, bạn xe đi sau cùng cũng chết dí ở chân dốc. May mắn là tý nữa thì bít mất đường. Không thì tối nay mình phải ngủ lại trên ấy rồi.
Chưa kể hàng loạt xe đầu kéo khác đành cõng hàng trên lưng mà qua đêm dọc đường lớn. Cơn mưa đầu mùa như chỉ mới báo hiệu gian truân sắp tới.
Chiều tối về đến ĐN thì dường như những cơn mưa chưa kịp tới đây. Thế mà chốc sau đã nặng hạt. Thấy không thấm vào đâu so với cơn mưa rừng vừa trải qua, vả lại nghĩ đằng nào về cũng phải giặt giũ sau một ngày bụi bặm, nên chỉ cần khoác áo mưa tiện lợi che túi laptop, đạp xe về nhà giữa lúc mưa to nhất.
Đã lâu mới lại đạp xe dưới mưa và nếm lại cảm giác ướt sũng.
Kết thúc một ngày đầy những xe đầu kéo, xe cẩu và ... mưa.
Chuẩn bị cho những bận rộn bên bàn thiết kế chuyển dần ra nặng nhọc công trường.
Không biết những cơn mưa này có làm dịu bớt đồng chí điện lực, cho dân đỡ khổ không nhỉ?
Nghe cứ như Tái ông thất mã!
Đột xuất, mình đi Phước Sơn.
Trên đường đi, gần Thạnh Mỹ, đột ngột tắc đường. Một bạn xe đầu kéo, chở những cây gỗ lớn, có lẽ trọng tải hơi ham, và có lẽ, tốc độ hơi nhanh khi qua cua xuống dốc, tối hôm trước, đã mệt mỏi tựa lưng vào vách đá, ngửa bụng ra đường. Thế là mình phải đứng đường, hơn một tiếng đồng hồ, chờ người ta giúp bạn ấy đứng dậy. Vì mình đến nơi đúng lúc hai bạn xe cẩu vừa dàn quân ra chắn ngang con đường độc đạo. Cũng may người ta cho thông đường khi dựng được đầu xe sang một bên, phần sau và các đồng chí gỗ vẫn ôm chặt lấy nhau bên rãnh đường.
Cuối cùng thì trưa mới đến Khâm Đức. Bù cho mình là một bữa cơm khá ngon miệng.
Đường vào khu mỏ lại chầm chậm ... theo đuôi một bạn xe đầu kéo khác, nặng nề cõng thiết bị lớn trên lưng. Vừa vào đến nơi thì mây đen vần vũ. Nghĩ bụng trên này chắc mưa thật chứ không lắc rắc như dưới phố đâu nhỉ. Câu trả lời đến ngay, thật nhanh mà cũng thật chậm.
Một cơn mưa rừng thật sự. Sầm sập. Trắng xóa cả rừng. Mình thấy cơn mưa tung tóe trên các mái tôn, gõ đinh tai nhức óc ngay trước mặt, cách chỉ chừng dăm thước. Thế mà chỗ mình đứng vẫn khô nguyên (?!), cho đến khi mình nhận ra tình thế, không quá vội vã lùi vào dưới mái che.
Không khí nhanh chóng trở nên lành lạnh. Mưa hối hả. Công trường là khoảnh đất không quá rộng đột nhiên biến thành đại công trường. Hai chiếc xe đầu kéo cùng một xe cẩu lúng túng xoay xở trên mặt đất nhanh chóng trở nên trơn lầy như bôi mỡ. Kết cục các bạn ấy đều chịu đứng yên, vì có cố gắng cũng chỉ quay tít bánh xe chứ thân hình không nhúc nhích.
Hai bạn xe đầu kéo tiếp theo cũng đành thúc thủ ngoài cổng vì tiến thoái lưỡng nan. Xa hơn một chút, bạn xe đi sau cùng cũng chết dí ở chân dốc. May mắn là tý nữa thì bít mất đường. Không thì tối nay mình phải ngủ lại trên ấy rồi.
Chưa kể hàng loạt xe đầu kéo khác đành cõng hàng trên lưng mà qua đêm dọc đường lớn. Cơn mưa đầu mùa như chỉ mới báo hiệu gian truân sắp tới.
Chiều tối về đến ĐN thì dường như những cơn mưa chưa kịp tới đây. Thế mà chốc sau đã nặng hạt. Thấy không thấm vào đâu so với cơn mưa rừng vừa trải qua, vả lại nghĩ đằng nào về cũng phải giặt giũ sau một ngày bụi bặm, nên chỉ cần khoác áo mưa tiện lợi che túi laptop, đạp xe về nhà giữa lúc mưa to nhất.
Đã lâu mới lại đạp xe dưới mưa và nếm lại cảm giác ướt sũng.
Kết thúc một ngày đầy những xe đầu kéo, xe cẩu và ... mưa.
Chuẩn bị cho những bận rộn bên bàn thiết kế chuyển dần ra nặng nhọc công trường.
Không biết những cơn mưa này có làm dịu bớt đồng chí điện lực, cho dân đỡ khổ không nhỉ?
Nghe cứ như Tái ông thất mã!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)