Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Biển Đông dậy sóng
Trường Sơn trọc đầu
Tài nguyên chảy máu
Dân tộc thương đau
...

Cờ tướng

Một ông tướng lác đứng trong cung
Sĩ tượng khoanh tay, chẳng vẫy vùng
Pháo dở hai cây nằm dưới góc
Tốt đau năm chú đứng bên sông
Lờ khờ cặp ngựa đi tam cố
Lạc xạc đôi xe chạy tứ tung
Đương cuộc ai xui mê đến thế
Họa là tiên xuống giúp cho cùng.
(PCT)


- Posted using BlogPress from my iPad

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Quân duyên hà sự vong ôn bão
Ngã diệc do nhân mạn ứng thù.
(PCT)


- Posted using BlogPress from my iPad

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Đọc Mười ngày ở Huế



Chiều Chúa Nhật, đọc một mạch hết Mười ngày ở Huế của cụ Phạm Thượng Chi.

Kể như mình cũng trải qua hơn 7 năm tuổi niên thiếu ở Huế. Nhưng nói ra thì thật hời hợt.
Đọc tiền nhân chỉ biết xấu hổ mà thú rằng: nước ta, từ đầu thế kỷ trước đến giờ, chỉ có thoái mà không có tiến. Vốn ý này ẩn sẵn trong lời cụ Phạm, khi cụ viết những dòng vào những năm đầu triều Khải Định (1918).

Nội mỗi chuyện tàu xe từ Hà Nội vào đến Huế thời ấy đã ăn đứt thời này, sau gần một thế kỷ. Chưa nói đến quãng khốn khổ thời mình ở Huế.
Không hiểu sao cứ tưởng tượng cảnh cụ Phạm du hành cùng cụ Phan (Chương Dân), mình chắc phải thú vị lắm. Rồi lại liên tưởng chuyến đi của các cụ Phan (Châu Trinh), Huỳnh (Thúc Kháng), Trần (Quý Cáp), khi các trí tuệ như thế gần nhạu.

C ụ Phạm đi Huế tuy tiếng là thăm thú nhưng thực là chứng kiến lễ Nam Giao. Dĩ nhiên, thời ấy còn chưa là những bát nháo của cái gọi là fe stival của những ngày nay. Ngày ấy còn là Lễ, và cái đẹp của Chân. Đức của người Huế thời ấy, lời cụ Phạm, vẫn còn cao hơn xứ Bắc một bậc. Sự bại hoại ngày nay hẳn không phải không có nguồn gốc. Cụ Phạm nhận định những nghi lễ tuy có phiền hà song phải gi ữ bởi đó là Hồn. Tiếc thay Hồn ấy ở đâu bây giờ.

Như nhiều người đến Huế, không thể không thăm các lăng. Ngày ấy các cụ đi thuyền từ nửa đêm và về lại cũng đến nửa đêm hôm sau. Thăm lần lượt Thiên Thụ lăng, Hiếu lăng, Xương lăng và Khiêm lăng. Cái cách rất hay này nay không thấy? Để cảm nhận được bước chân lịch sử từ thực thô sơ đến hư Văn mỹ.
Rồi mặc dù khó khăn thời ấy, cụ Phạm cũng thăm Đại Nội, với cửu đỉnh Cao Nhân Chương Anh Nghị Thuần Tuyên Dụ Huyền.

Thật hay, cuối cùng cụ thăm Thiên Mụ. Và gặp gỡ con người. Đạm Phương nữ sĩ. Một cao tăng chùa Ba La Mật.



Thực là, đọc cổ càng thêm hoài cổ. Vì thực là, dân tộc tuột dốc không phanh.


- Posted using BlogPress from my iPad