Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Tết

Vô tửu vô thi vô bằng hữu
Nhất nhân nhất nhật nhất hư không.



- Posted using BlogPress from my iPhone

Location:Tỉnh Lộ 64,,Vietnam

M1

Thị xã Quảng Trị sáng mùng Một Tết. Vắng lặng. Bờ sông khá đẹp. Và khá ... bẩn.

Một mình đi dạo. Không thể ngắm nhìn nhiều. Vì còn phải lo "phòng chống bom mìn". Hihi ...



- Posted using BlogPress from my iPhone

Location:Đường Ngô Quyền,,Vietnam

M1

Thị xã Quảng Trị sáng mùng Một Tết. Vắng lặng. Bờ sông khá đẹp. Và khá ... bẩn.

Một mình đi dạo. Không thể ngắm nhìn nhiều. Vì còn phải lo "phòng chống bom mìn". Hihi ...



- Posted using BlogPress from my iPhone

Location:Đường Ngô Quyền,,Vietnam

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Sông xưa rày đã nên đồng

Ôi những chân trời đẹp. Dắt con người về đâu ...



- Posted using BlogPress from my iPhone

Location:Đường Lý Thái Tổ,,Vietnam

Ôi quê tôi

Mồ mả ngày một nhiều. Ruộng đồng càng thu hẹp ...



- Posted using BlogPress from my iPhone

Location:Tỉnh Lộ 64,,Vietnam

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

29T

Rời ĐN 29 Tết. Bến vắng xe thưa người thong thả. Bèn chọn xe trống, sạch, mới, đẹp. Nghe nhạc và đọc sách. Thấy cũng tiên cách.

Hơi ngạc nhiên thấy nhà xe gọi bằng thầy. Sao họ nghĩ mình đi dạy nhỉ? Một lúc đầu óc mới sáng ra. "Thầy" khác. Chỉ tại đầu tóc mới cắt. Không phải lần đầu bị nhầm lẫn như vậy. Nếu siêng đi xe, chắc vài lần hắn lên tới ... Phật?! Hehe ...

Phật thì có lẽ chưa tới, nhưng vía tốt thì có rồi. Hắn lên xe đầu tiên. Xe 30 chỗ rời bến chỉ 4, 5 khách. Trước hầm Hải Vân gặp một xe khách chết máy trên đường từ Sài Gòn ra. Thế là đầy xe.

Những thanh niên trẻ. Có lẽ đi làm công nhân trong nam về Tết. Đa số gầy, đen. Cậu ngồi xuống cạnh hắn còn bốc mùi. Có lẽ vội vàng từ ca làm việc cuối ra xe cho kịp? Và vạ vật 1 ngày 1 đêm trên xe.

Chợt nhớ câu nói của người đời: sinh ra đã khổ, không khóc còn bị đánh cho khóc ...


Hắn về đến nhà trong bình yên. Rảnh rang tán dóc với em út và mấy đứa cháu nhỏ.

Xe có dừng ăn trưa ở Phong An, Phong Điền. Tự nhiên nhớ chuyện Phượng Sồ bỏ mạng nơi gò Lạc Phụng đất Thục. Chiếu theo đó thì hắn phát tài phát tướng từ đất này chăng? Hihi ...



- Posted using BlogPress from my iPhone

Location:Đường Lý Thái Tổ,,Vietnam

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Gặp gỡ cuối năm

Thực ra không có cuộc gặp gỡ nào cả.

Mặc dù đúng là cuối năm tất niên tổng kết lia chia.


Hay cũng có thể nói là có. Gặp lại một người bạn cũ. Tình cờ nhớ đến và tìm được trên mạng. Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải.

Nhớ hồi đi học khá mê nhà văn này. Vì tính triết lý, trí tuệ trong nhiều tác phẩm. Điển hình là Gặp gỡ cuối năm và Thời gian của người.

Nay đọc lại thấy có phần ... tội nghiệp. Công nhận nhà văn đã có những kiến thức tư liệu ngồn ngộn. Và ông phân tích quá khứ khá là sắc sảo. Nhưng hiện tại (lúc đó của người viết) và niềm tin tương lai thì dường như giáo điều và không ngoại trừ khả năng do không dám vượt khung chính trị chật hẹp.

Nên không có gì đáng ngạc nhiên khi ngày nay - khi thời gian ấy cũng đã lại thành quá khứ - chứng minh thực tế hoàn toàn khác hẳn, với gam màu đen tối hơn nhiều so với màu hồng được tô ngày ấy.

Nhà văn đã khuất núi. Và cũng đã nhận ra điều ấy. Qua tác phẩm cuối đời Tìm lại thời gian đã mất.


Thời gian đã mất liệu có thể tìm lại được chăng? Bản thân hắn đã hưởng nền giáo dục trong màu hồng thuở ấy. Hắn dường như thấy bóng mình trong nhân vật trẻ ngày ấy. Một kẻ có thể dễ thương ở đâu đó, nhưng khó chịu trong công việc, vì xét nétkhông nhân nhượng.

Đương nhiên, ngày nay hắn bi đát hơn nhiều ...

Selfie

Sáng thức dậy lúc 4h. Đội kèn tây. Đám tang cạnh nhà.

Tối qua họp xong về nhà tắm rửa ăn xong là 10h30. Trong lúc quấy quá cho xong nghĩa vụ với cái dạ dày cũng tranh thủ xoá mù cho con mắt.

Đọc rằng từ điển Oxford cho biết từ được dùng nhiều nhất năm qua là "selfie".

Cũng đọc được rằng, có tờ lịch kể sự tích hồ Hoàn kiếm thế này: vua lấy gươm ném rùa, rùa ngậm gươm lặn mất. Nhiều độc giả comment đầy phẫn nộ, tờ lịch ấy sẽ gặp rắc rối biết đâu.


Người có đọc sách ắt biết sự tích "đuổi rùa" như báo nọ mỉa mai không có gì xa lạ. Vả có đáng tin hơn "truyện đẹp" "hoàn kiếm" chăng?

Selfie, tạm dịch ra tiếng nôm (na bằng cha mách qué) rằng thì là "tự sướng". Nhưng cũng trong tiếng nôm ấy thời tiếng ấy không được hay ho cho lắm.


Bỗng nghĩ, lũ trẻ đang hàng ngày bị phê phán hư hỏng (ở xứ này) mới biết selfie. Còn "tự sướng" chẳng phải là việc quá quen thuộc của những người tưởng như đức cao vọng trọng hơn nhiều so với chúng?!



- Posted using BlogPress from Khanh An's iPad

Location:kiệt 338 Hoàng Diệu,,Vietnam

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Lại lịch

Năm cùng tháng tận, nhìn người thấy người chộn rộn. Có lẽ người ta cần một chút gì để khuấy lên cái tẻ nhạt của cả một năm qua. Khuấy lên cả cặn cùng đục.

Đôi khi cũng có chút ngỡ ngàng. Như trưa nay đi ăn cơm. Ngập ngừng không ngồi xuống bàn ăn. Vì trên bàn không thấy cơm mà bày những bia cùng nem, bánh tráng, mít trộn và bún. Hoá ra nhà hàng chiêu đãi, miễn phí. Kinh doanh thời thị trường có khác.

Tối nay còn một cuộc họp. Mai tất niên, cả ngày. Mốt tất niên, cũng cả ngày. Haizz.


Hôm thứ Bảy cũng tất niên. Nói chuyện loanh quanh nói đến chuyện tử vi. Hoá ra ít người biết, rằng năm mới theo tử vi được tính từ tháng 11. Âm lịch, dĩ nhiên, đâu phải ngẫu nhiên đó là tháng Tý (đứng đầu 12 con giáp). Nhà nhà ăn Tết Nguyên đán, vào thời điểm hết tháng Sửu sang tháng Dần. Gọi là cuối Chạp qua Giêng.


Âm lịch, căn bản dựa trên mặt trăng, một vòng quay quanh trái đất được quy thành một tháng. Trong nhiều ngôn ngữ, trăng và tháng là cùng một chữ.

Thời điểm mặt trăng nằm chính giữa trái đất và mặt trời gọi là điểm Sóc. Ngày chứa điểm Sóc là ngày Sóc, cũng chính là ngày đầu tiên của một tháng. Tháng chứa ngày Đông chí là tháng Tý, quen gọi tháng 11. Cứ thế tính cho đến ngày Đông chí tiếp theo (tức thị tháng 11 năm sau).

Thường một vòng như vậy đủ 12 tháng. Tý Sửu Dần ... Hợi. Hay 11, 12, 1, ... 10.

Nếu có tháng nào đó không chứa Trung khí thì năm ấy sẽ là năm nhuận.

Các điểm Trung khí chia đường Hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Quan trọng nhất có thể kể bốn Trung khí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân và Đông chí.

Tháng đầu tiên sau Đông chí mà không chứa Trung khí nào thì sẽ là tháng nhuận. Tháng nhuận được gọi tên giống hệt như tháng kế trước nó (thêm chữ "nhuận" để phân biệt). Năm nhuận có tháng nhuận, thành ra có tới 13 tháng.


Âm lịch, cách tính nghe có vẻ rắc rối. Không nặng tính toán học như dương lịch. Nhưng rõ ràng mang tính thiên văn học. Không ngạc nhiên khi phù hợp với tử vi. Điều đầu tiên, là chu kỳ bắt đầu từ tháng Tý, tức tháng 11 vậy ...


Trong khi chúng ta vẫn dựa vào năm dương lịch, nhiều công ty Âu châu lại bắt đầu năm tài chính của họ vào tháng 11. Dĩ nhiên, tính theo dương lịch. Họ tổng kết tài chính vào tháng 10.

Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên?

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

11am

Một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu để chế tạo ra máy vượt thời gian. Bước đầu, họ chỉ mới thành công ở mức có thể đến được tương lai sau đó 1 ngày và ở lại trong vòng 15 phút.

Do một hoàn cảnh đặc biệt, họ quyết định tự thử máy trước kỳ nghỉ. Và họ nhìn thấy trước điều gì sẽ xảy ra 1 ngày sau đó.


Không may, tương lai họ nhìn thấy thật khủng khiếp.

15 phút sau, trở lại thực tại, họ quyết định nỗ lực làm tất cả để hòng thay đổi tương lai xấu xí kia.

Nhưng, càng cố gắng, họ càng khiến mọi việc diễn ra tồi tệ y như "định mệnh". (Một cách logic, có thể nghĩ rằng, kết cục kinh khủng ấy sẽ không xảy ra nếu họ không biết trước. Dĩ nhiên trong trường hợp ấy chúng ta sẽ không có bất cứ dự báo nào để có thể so sánh đúng sai.)


Trong chúng ta nhiều người biết định mệnh là không thể thay đổi. Tiếc rằng lại không nhiều người biết biết trước số phận chẳng hay ho gì. Chưa nói không thể sửa đổi được gì, việc biết trước chỉ khiến cuộc sống thêm tồi tệ. Bởi vì đơn giản, những điều tốt đẹp lại ẩn giấu sau bề mặt có thể nhìn thấy.


Nếu bạn có thần kinh yếu, bạn không nhất thiết xem bộ phim Hàn "11am" làm gì. Tuy nhiên bạn hãy tin, điều tôi nói trên đây là hoàn toàn đúng đắn.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Image proccessing

An image captured with a C++ program using openCV on BeagleBone Black board from a "dirty" USB camera:




And its edges detected with openCV Canny:


Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Tín

Theo Sme.sk, Hiro Onoda đã chết ngày hôm qua ở tuổi 91. Onoda được điều đến Philippines năm 1943 với lệnh không được đầu hàng. Vì thế ông đã lẩn trốn trong rừng suốt 30 năm sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc. Cho đến khi bị phát hiện vào năm 1974, và chỉ chịu chấp nhận đầu hàng, ở tuổi 52, sau khi viên sĩ quan chỉ huy cũ của ông bay từ Nhật sang để ra lệnh cho ông.

***

Báo chí VN tiếp tục đưa tin: Vietinbank vẫn chối bỏ trách nhiệm với khách hàng về số tiền do nhân viên của mình là cô Huyền Như lừa đảo.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Quá tam

Quá tam ba bận một ngày gặp bác ... NNP.

Bác này ca, viết báo lên đến đại tá. Bữa nay đang làm tổng biên tập một tờ báo mới mang danh ngành dầu khí.

Báo của bác từ hồi ra đến giờ mình không đọc. Chỉ thấy thỉnh thoảng có link trên mạng, không phải tiếng tốt.

Gần đây có bài bảo vệ các tướng ca đang bị nghi ăn hối lộ. Chuyện đúng sai không bàn đến. Chỉ thấy bài báo viết kiểu cố nghĩ cũng không ra nổi điều gì tốt để bênh. Bênh vậy khác gì lạy ông con ở bụi này.

Trưa qua ghé DQS, thấy trên bàn có mấy tờ báo đó. Mới như chưa ai rờ tới.

Chiều về thấy bà con Fb nói có chuyện này không biết thật hay láo. Chuyện báo đó mở cuộc bình bầu gọi là bộ trưởng trong lòng dân. !? Tối đọc email thấy công văn, công ty yêu cầu nhân viên tham gia bình bầu. Hehe trong lòng mình đương nhiên không có mấy thứ rác rưởi đó rồi.



Hôm qua đi về ghé Cầu Mống ăn bê thui. Trời tối mấy đứa nhìn ra ngoài kêu sao có cây mọc lên cao vượt thành cầu. Mình mới nhìn ra ngoài thì thấy tấm biển to đùng sáng choang: NHÀ NGHỈ HƯNG PHẤN. Cả cười: đã nghỉ sao còn hưng phấn, hưng phấn thì chắc không cần nghỉ rồi, không biết làm chi ...

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Black Flag - Police Story

This fucking city 
Is run by pigs 
They take the rights away 
From all the kids 

Understand 
We're fighting a war we can't win 
They hate us-we hate them 
We can't win-no way 

Walk down the street 
I flip them off 
They hit me across the head 
With a billy club 

Understand 
We're fighting a war 
We can't win 
They hate us-we hate them 
We can't win-no way 

Nothing I do, nothing I say 
I tell them to go get fucked 
They put me away 

Understand 
We're fighting a war 
We can't win 
They hate us-we hate them 
We can't win-no way 

I go to court, 
For my crime, 
Stand in line pay bail, 
I may serve time 
Understand 
We're fighting a war 
We can't win 
They hate us-we hate them 
We can't win-no way


Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Beagle Bone Black

Have set a BeagleBone Black board up successfully today, connected to the MacBook Pro through FTDI USB, with Terminal app and screen command. Have written down some lines of script with on-board Cloud9 IDE (Chrome 192.168.7.2) to toggle the on-board leds, and also created a C++ Hello World program with vi, compiled with g++. Studying opkg.

***

Trưa H.A. gọi điện, nói về một công việc mà lẽ ra N. làm được. Mình trả lời rằng mình không tin N. làm được (và cả V. cũng vậy). Giữa thời thiếu việc.

***

Ngồi ăn trưa nói chuyện công nhân mỏ (người Việt) cấu kết với bảo vệ (cũng người Việt) ăn cắp làm đau đầu giới chủ (người nước ngoài). Chiều đọc báo thấy vụ Samsung Thái Nguyên. Chưa rõ vụ việc, nhưng dường như chứa đựng sự đương nhiên, khi cái xấu không đơn giản chỉ từ một phía. Câu tiên trách kỷ hậu trách nhân khó vậy thay.

***

Lại có nhân viên N. chuyển sang làm cho H. Không biết có ai nhìn thấy lỗ hổng nhân sự hay không, riêng hắn thấy mừng cho mấy nhân viên đó.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Quân tử?

Mấy ngày nay, dân xứ này xôn xao bàn tán về những vụ án đang được xử.

Hắn vốn chẳng mấy quan tâm đến những vở kịch kiểu đại án tham nhũng tham ô hay người tiết lộ bí mật ..., coi là chuyện lúc trà dư tửu hậu.

Hắn cũng nghi ngờ liếc qua mấy món lá cải xào vịt nhan nhản xứ này.


Nhưng hắn có cảm giác cảm tình với ông (cựu) đại tá công an. Không biết ổng có làm gì sai nữa không (dễ có kẻ thừa nước đục thả câu lắm!?), còn chuyện phạm tội để cứu anh ruột mình thì hắn chẳng lên án gì.

Hắn có cảm tình với gương mặt ổng, (thậm chí thầm nhận xét ổng có body đẹp, hehe, giờ đã có người khai thác đề tài này trên Fb rồi), cảm tình với chuyện ổng chấp nhận mọi phán xử, chuyện ổng "nạt" vợ con khóc lóc, ... Dám làm dám chịu.

Có chăng, phương pháp của ổng sai. Mà hắn cho rằng, tại ổng chọn sai nghề ...

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Vui

Hôm nay góp nhặt được chút vui
Sao trong pha lẫn lắm ngậm ngùi
Cuộc đời dâu bể mà nhoà nhạt
Còn vấn vương chi những tới lui.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Lịch

Ngồi buồn nói chuyện láo thiên
Khi xưa tôi có đi khiêng ông trời
Ra đồng thấy muỗi bắt dơi
...



Đầu năm, rảnh việc, ngồi buồn
Không biết nói gì, nói chuyện buôn ...

(Buôn chuyện, hihi.)



Chả là thế này: cách đây mấy hôm có đọc một bài báo, nói chuyện tìm lịch năm 1986 về treo. Vì lịch năm 1986 giống hệt lịch năm nay, 2014.

Kể ra mà nói, treo một cuốn lịch cổ năm 1986 (hoặc giả có người cho là chưa cổ lắm, hihi), lại có giá trị sử dụng như lịch năm hiện tại (2014) thì cũng có thể xem là một quả sành điệu nhẹ, hehe.

Nhưng nổi máu toán một chút, thì thấy cũng không có gì đáng gọi là kỳ vĩ hay kỳ khôi. Phàm ở đời thứ gì biến thiên có quy luật, có chu kỳ thì sao tránh khỏi có ngày lặp lại.

Lịch, nói cho cùng chỉ là chuyện đánh dấu năm tháng ngày. Hữu ích rút cục chỉ ở chỗ, xem ngày tháng năm ấy là ngày nào trong tuần?

Một số dân tộc còn quan tâm lịch khác nữa, ví dụ dân ta muốn biết lịch âm. Dĩ nhiên, nếu muốn tìm một sự lặp lại kết hợp cả hai, ba lịch thì lý thuyết cũng không phải là chuyện không thể. Bản chất là xác định cho được chu kỳ, chu kỳ càng dài thì cái sự vì hiếm mà quý càng nặng hơn chăng?!


Cùng bản chất ấy, thôi hẵng nói chuyện đơn giản. Lịch ta hàng ngày sử dụng chủ yếu không ngoài ngày ấy tháng ấy năm ấy là ngày thứ mấy trong tuần.

Nói lịch hai năm nọ trùng nhau, trước tiên là ngày mùng 1 tháng 1 các năm ấy là ngày thứ mấy. Chẳng hạn ngày 1/1/1986 và 1/1/2014 đều là ngày thứ Tư. Sau đó thì ngày tháng nối đuôi nhau mà tuần cũng lần lượt, bảo sao không giống hệt. Tất nhiên quy luật nào cũng có ngoại lệ, ta sẽ nói đến ở phần sau.

Tổng quan, năm có 365 ngày mà tuần thì 7 ngày. Giản đơn có thể chờ đợi lịch sẽ lặp lại sau 7 năm, hoặc cũng chính là sau 365 tuần. (Dành cho các bạn yêu toán: vì 365 và 7 nguyên tố cùng nhau, đơn giản chu kỳ chính là bội số chung (nhỏ nhất) của 2 con số này.).

May thay, đời không đến nỗi quá đơn điệu như vậy, là nhờ có năm nhuận. Lại nói tổng quan, cứ 4 năm có một năm nhuận. Nhà toán học dễ dàng tính ra chu kỳ mới là 4 x 7 = 28 năm.

Đến đây, ắt mọi người mới thấy toán học bớt khô khan. Vì không phải ngẫu nhiên lịch năm 2014 lại giống năm 1986: 2014 - 1986 = 28! Hoá ra con số với thực tế cũng không đến nỗi quá tách rời!


Nhưng, đời, đáng yêu thay, không phải cứ đúng là hết chuyện. Nếu có người cắc cớ nói, à há, rứa năm 1914 phải giống năm 1886, thì, sẽ có vấn đề. Ngày 1/1/1886 là ngày thứ Sáu, ngày 1/1/1914 là ngày ... thứ Năm (?!). Có một con gấu hắc ám nào ở đây chăng, kẻ đã ăn mất một ngày?

Có người cần mẫn dò tìm và đây là sự thật: tháng 2 năm 1900 chỉ có 28 ngày, không phải 29 ngày như năm 2000.

Yêu toán một chút, thì, 365 chia 7 dư 1. Nghĩa là sau một năm, ngày trong tuần của một ngày sẽ tăng thêm 1 (năm nay thứ Năm, sang năm sẽ là thứ Sáu). Dễ suy ra sau năm nhuận sẽ tăng thêm 2. Áp dụng điều này ta tìm ra năm có lịch giống năm 1886 là năm 1915 (1 năm sau năm 1914).

Rắc rối, nhỉ? Chung quy chỉ tại trái đất (quả gì to to nhất!).

Trái đất tự quay quanh trục của mình, một vòng mất một ngày. Đồng thời, bạn ấy chạy quanh mặt trời, cũng một vòng thì mất một năm, trong cùng thời gian đó bạn ấy tự xoay khoảng 365 lần, tức 1 năm bằng khoảng 365 ngày. Khoảng 365 ngày, cũng có nghĩa là không chính xác hẳn. Người ta tính chi li hơn một tý, ra rằng (vẫn khoảng, nhưng đã chính xác hơn) 365 ngày thêm 1 phần 4 ngày nữa. Thế là cứ sau 3 năm, đến năm thứ tư, các nhà làm lịch lại thêm vào 1 ngày nữa thành năm đó có 366 ngày để bù lại. Năm thứ 4 này được gọi là năm nhuận, có 366 ngày, thêm 1 ngày là ngày 29 tháng 2.

Nếu chỉ có thế thì chưa có gì rắc rối. Người ta tính chi li hơn nữa và thấy rằng khoảng thời gian dư ra của một vòng quay quanh mặt trời sau 365 ngày thực ra chưa đến 1 phần 4 ngày. Vì vậy nếu cứ 4 năm lại thêm một ngày thì thành quá lố. Sau một hồi tính toán, các nhà làm lịch quyết định cứ 25 chu kỳ như vậy, tức cứ 4 x 25 = 100 năm, năm thứ 100 lẽ ra là năm nhuận thì nay bị cắt suất thành năm thường với 365 ngày, tháng 2 chỉ có 28 ngày, huhu.

Vẫn chưa xong, vì cắt như vậy lại ... dường như hơi nhiều, thành ra lại thiếu. Thế là có chuyện cứ 400 năm, năm thứ 400 nay không bị cắt suất nhuận nữa mà vẫn cứ nhuận như thường, 366 ngày và tháng 2 có 29 ngày.

Phù, mệt quá, không biết có điều chỉnh nào nữa không.

Tạm thời túm lại thế này: bên cạnh các năm thường có 365 ngày (tháng 2 có 28 ngày), các năm chia hết cho 4 (nghe hơi toán học!) như năm 4, 8, ..., 1988, 1992, ... 2004, 2008, 2012, ... là các năm nhuận có 366 ngày (tháng 2 có 29 ngày). Nhưng lại phải trừ đi các năm chia hết cho 100 như năm 100, 200, ... 1800, 1900, ... thì không phải là năm nhuận. Nhưng thêm phát nữa, các năm chia hết cho 400 thì lại là năm nhuận, như các năm 400, 800, ... 1600, 2000, 2400, ...

Quay trở về thực tế, con gấu đen ăn mất một ngày ở ví dụ trên chính là năm 1900 bị cắt suất nhuận trong khi năm 2000 vẫn nhuận như thường.


Nhiêu đó cũng đủ rắc rối. Tuy nhiên ai tinh ý có thể thắc mắc: đâu nhất thiết phải chờ tận 28 năm (hoặc 29 năm, ...) mới có 1 năm lịch lặp lại giống hệt? Quả có vậy. Cụ thể có nhiều điều thú vị (hoặc không chắc có thú vị hay không? hihi).

Ví dụ trường hợp năm 1986 chẳng hạn, nhân tiện.

Ước lượng tổng quan, sau 7 năm tức năm 1993 có thể có lịch giống hệt. Nhưng trong 7 năm liên tiếp có thể có 1 hay 2 năm nhuận (ai kỹ tính thử tìm ra 7 năm liên tiếp không có năm nhuận nào nha, hehe). Năm 1988 là năm nhuận, vậy ước lượng chuyển sang năm 1992 (trước 1993 một năm, vì năm nhuận nhiều hơn 1 ngày rồi). Ngày 1 tháng 1 năm 1992 là ngày thứ Tư, giống năm 1986, hura. Tiếc là, lịch 2 năm này chỉ giống nhau đến tháng 2, vì tháng 2 năm 1992 có ngày 29. Năm 1992 là năm nhuận, trong khi năm 1986 thì không, vậy không giống nhau được rồi.

Thử đi tiếp 7 năm nữa từ năm 1992, đến năm 1999. Các năm 1992, 1996 là những năm nhuận. Trừ đi 2 năm, hy vọng năm 1997 giống năm 1986 chăng? Lười kiểm tra quá.

Từ 1997 thêm 7 năm đến 2004, trừ năm nhuận 2000 thành năm 2003 giống năm 1986 chăng? Kiểm tra kiểm tra.

Tiếp 7 năm đến 2010. Bớt 1 năm nhuận 2004 thì thành năm 2009, vẫn còn năm nhuận 2008 nữa. Nhưng bớt 2 năm nhuận 2004, 2008 thì thành ... chính năm 2008 (?!, nên nhớ tính đến đầu năm 2008 thì chưa có sự tham gia nhuận của nó, vốn mãi cuối tháng 2 mới thêm 1 ngày!). Ca này khó. Có thể quan sát thấy ngày 1/1/2008 thứ Ba, ngày 1/1/2009 ... thứ Năm, thứ Tư đã bị bỏ qua, lịch không lặp lại!

Đành tiến từ năm 2003 vượt 2 lần 7 = 14 năm đến 2017. Trừ các năm nhuận 2004, 2008, 2012 cả thảy 3 năm thành năm 2014 có khả năng lịch giống năm 1986 (?). Năm 2014 này nghe quen quen, haha.


Năm 2014 này, sớm không quá sớm (trước đó có năm 1997, 2003), muộn không không quá muộn, có thể dùng lịch cũ 1986 (hay lịch 1997, 2003 cũng được, nhỉ?) sành điệu?!



Đầu năm tập gõ phím dài nhằng, hehe.

Nếu theo cách tính âm lịch thì còn rắc rối hơn nữa. Dương lịch dù sao vẫn quy luật rõ ràng. Trong năm trừ tháng 2 có chút thay đổi khi 29 lúc 28 ngày, còn lại thống nhất 07 tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày, 04 tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày. Cơ sở để lịch có thể giống hệt nhau là vậy.


Năm 1986, mình học năm cuối phổ thông. Năm nay 2014 có lịch giống hệt, liệu mình có kết thúc được một cái gì hay không? Để bắt đầu một chu kỳ mới ...