Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

Giải phóng


Giải phóng là một từ trì trệtrớ trêu.

Trì trệ ở chỗ đây là tư duy từ buổi hồng hoang mông muội, thời còn chiếm hữu nô lệ.

Sau đó loài người đã khá hơn, không còn người sở hữu người nữa. Nhưng vẫn có nhiều người tự nguyện làm nô lệ cho định kiến, và đòi giải phóng cho chính những người tự do. Trớ trêu!

Thế giới là một nhà tù

 Boris Becker đi tù 2 năm rưỡi. Chắc là lỗi của ông thôi, nhưng vẫn thấy buồn.

Bài hát mới của Sơn Tùng đã bị cấm. Chẳng phải tệ hơn tù sao?

Chẳng phải tệ hơn Đan Mạch của Hăm-lét sao?






Ấu trùng

 


Sử

 Chép từ Fb Anh Son Tran Duc.


ĐỌC SỬ TRONG DỊP 30/4

Hàng năm, cứ đến ngày 30/4 là dân tình lại chộn rộn, và nhiều người lại trích dẫn câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói vào năm 2005: “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn” để luận bàn về “bên thắng cuộc” và “bên thua cuộc”.
Tôi cũng có đôi lần bày tỏ quan điểm và cảm xúc của mình về ngày này trong những status viết vào dịp 30/4 những năm trước. Nhưng năm nay, tôi sẽ “kể” vắn tắt về cách hành xử của một “bên thắng cuộc” khác, diễn ra cách đây đúng 220 năm, dựa trên những sử liệu do TS. Nguyễn Duy Chính vừa công bố trong một biên khảo của ông mà tôi hân hạnh là người biên tập cho một tạp chí ở Huế.
Bài viết này sẽ được in vào số tới, dài tới 40 trang A4, nhưng ở đây tôi chỉ trích những đoạn chính yếu để bàn về thái độ của “bên thắng cuộc” [Nguyễn Ánh - Gia Long] với “bên thua cuộc” [Tây Sơn].
Dưới đây là những trích đoạn trong bài khảo cứu công phu của TS. Nguyễn Duy Chính:


* Khi viết về giai đoạn giao thoa cuối Tây Sơn, đầu Nguyễn, các tác giả thường nhấn mạnh vào việc trả thù của tân triều và vai trò của người cũ cũng chấm dứt khi vua Gia Long làm chủ đất nước. Thực tế không hẳn như vậy, phần đông giới nho gia đất bắc, kể cả quan chức cũ của Tây Sơn cũng được dùng lại, tuy không trọng dụng nhưng cũng không bị ngược đãi.
Theo “Quốc sử di biên” [của Phan Thúc Trực], nhiều quan chức cũ của triều đình Tây Sơn đã được cho giữ các chức trợ giáo, đốc học, hiệp trấn… Một số khác cũng được làm tri phủ, tham tri, đại học sĩ và các chức tại phủ huyện. Trường hợp một số quan lại bị đánh roi ở Văn Miếu là hình phạt đặc biệt, có tính răn đe, sỉ nhục hơn là thực sự xâm phạm đến thân thể như các hình án đời xưa.
Vì nhu cầu liên lạc với nhà Thanh nên vua Gia Long vẫn phải sử dụng những người từng đảm trách việc bang giao trong thời Tây Sơn. Chỉ đến khi có sự tham gia của Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm thì mọi việc mới được khai thông và một chương trình có lớp lang, thích hợp được tiến hành. Chúng ta thấy Nguyễn Đăng Sở, chánh sứ triều Bảo Hưng [Nguyễn Quang Toản] lại có mặt khi tham gia vào việc bàn nghị về tân quốc hiệu và thể thức cầu phong, Ngô Thì Nhậm cũng đã được hỏi ý có nên làm lễ nhận phong vương ở Nam Quan và Phan Huy Ích thì đóng một vai trò rất tích cực, dù không lộ liễu. Theo di văn, chúng ta thấy họ Phan đã tham gia các lễ nghi và thư từ qua lại trong suốt đời Gia Long và sang cả đời Minh Mạng đến khi ông qua đời. Một cách thẳng thắn, việc sĩ phu ra cộng tác với tân triều cũng lề lối lớp lang, tuy không hẳn là tự nguyện nhưng cũng có chỗ cho họ quyết định chứ không theo cách “anh không theo bắt em đem ra chém” như của Tây Sơn.
Cũng nhờ có một số cựu thần, việc giao thiệp với Trung Hoa tương đối suôn sẻ, tiếp tục và kế thừa mọi chính sách cũ nên ngay từ khi vua Gia Long vừa đặt chân ra bắc, ông đã giữ riêng họ ra một nơi để “phòng khi hỏi đến”.
* Vua Gia Long cũng thả về những quân lính Tây Sơn bị bắt đồng thời công bố cho dân Bắc Hà việc đem quân ra bắc:
“Nghĩa của Xuân Thu không gì lớn bằng phục thù. Quân của bậc vương giả, trước hết phải trừ loạn, Từ khi Tây Sơn nổi dậy, từ các xứ Thuận Quảng trở về bắc dân chúng phải chịu khốn khổ đã lâu.
Trẫm nay dốc sức phục thù, chỉ cốt một lòng cứu dân phạt tội. Trước đã ra quân lệnh nghiêm minh, không cho phạm vào một mảy, sợ rằng có kẻ giả danh trộm chữ, ức hiếp dân lành, lộng hành không khuôn phép nên đặc biệt dụ này.
Các ngươi hãy trao đổi với nhau rằng ai tuân theo sẽ được hậu thưởng, ai vi phạm sẽ bị tru lục.
- Hào mục nào đánh phá đồn giặc, bắt được đảng giặc sẽ tuỳ theo công trạng mà thưởng, kẻ nào có lòng quay về, đến nơi quân doanh ứng nghĩa thì sẽ tuỳ theo tài năng mà thu dụng…
- Người Thuận Quảng cũng là con đỏ của triều đình bị giặc Tây ép bức xua ra miền bắc làm lính thú nếu trốn tránh ở xứ nào thì nơi đó phải giữ lại nuôi nấng, đưa đến nạp trước quân sẽ được xem xét tưởng thưởng. Còn như nếu vẫn trả thù thảm cảnh việc giặc đã chém giết năm Bính Ngọ ở Phú Xuân mà tự ý sát thương hay đem giấu đi không giao nạp thì đều bị trị tội nặng…”.
* Vua Gia Long cũng dụ cho quân tướng của ông như sau:
“Đạo dùng binh cốt nhất là bình định yên ổn. Trước đây đã ban bố quân chính, nghiêm cấm, răn dạy. Nay trẫm đích thân đốc thúc tướng sĩ thẳng tiến ra Bắc Hà tiễu trừ giặc Tây nên phải minh định hiệu lệnh để cho quân đi được nghiêm chỉnh. Tướng sĩ các ngươi hãy nhất thiết tuân theo.
- Đại binh đi đến dùng lửa làm hiệu, thì phải ở nơi rừng rú rộng rãi mà đốt lửa. Nếu như đốt nhầm nhà của dân chúng thì sẽ bị trị theo quân luật.
- Kho đụn giấy tờ không được đốt hay cướp, nếu có thu được văn thư của giặc trong đó có những việc quan yếu thì lập tức đưa lên thống tướng trình lên xem để mà thưởng cấp.
- Đại binh tiến quân cốt ở thần tốc, nếu ai bị bệnh không đi được thì để lại cho dân chúng ở trên đường đưa đi, còn lại không được quấy nhiễu.
- Đại binh dừng lại đóng quân phải theo thứ tự không được thiện tiện vào trong nhà dân. Đạo quân nào vận chuyển lương thực chưa đủ thì lấy lương thực của dân chúng mà phát nhưng phải để lại dấu vết để sau theo đó mà khấu trừ.
- Hào mục ở địa phương nếu đến thành tâm xin được điều động thì đều do thống tướng tâu lên, tuỳ theo việc mà sai khiến, không được tự tiện cấp văn bằng chiêu mộ binh lương gây ra phiền nhiễu. Chỉ có dân trong làng nếu xin được chiêu an, xem xét thấy quả thực như thế thì cấp bằng để khỏi rối loạn.
- Chư quân đến địa phương nào không được cướp bóc tài sản, gian dâm phụ nữ, kẻ nào phạm vào sẽ bị trị tội nặng”.
* Ngày 21 tháng Sáu, vua Gia Long đến thành Thăng Long. Để ổn định tình hình, vua Gia Long cũng xuống chiếu ra lệnh cho tiếp tục áp dụng hình luật Hồng Đức là bộ luật vẫn còn sử dụng ở miền bắc.
Chiếu rằng: “… Tiến lấy Bắc thành, thiết lập quan chức, còn điều luật tố tụng thì chưa san định được. Vậy soạn đại thể 15 điều để cho quan liêu nội ngoại theo đó mà tuân thủ. Còn như việc xét đoán mọi việc thì nên tham chước quốc triều hình luật Hồng Đức nhà Lê trước mà thi hành, đợi sau khi bàn nghị sẽ định sau”.
Để được hưởng sự khoan hồng của triều đình, những người làm quan cho Tây Sơn phải ra đầu thú trong hạn ba hay năm ngày tuỳ theo gần xa. Sách “Đại Nam thực lục” chép: “… thượng thư giặc là Ngô [Thì] Nhậm, Nguyễn Gia Phan, Phan Huy Ích đến hành tại chịu tội. Vua thấy sắp có việc bang giao mà bọn Nhậm vốn là cựu thần nhà Lê, sành sỏi việc cũ. Huy Ích lại từng làm sứ thần cho giặc [chỉ nhà Tây Sơn] sang nhà Thanh nên mới ra lệnh ở bên ngoài phòng khi cần hỏi đến”.
Theo như thế, ngay khi vua Gia Long vừa vào Thăng Long thì chúng ta đã thấy các ông Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và Nguyễn Gia Phan xuất hiện, đến hành tại là nơi vua ở để xin chịu tội. Việc này rất cấp bách trong hạn “gần thì ba ngày, xa thì năm ngày” được chép trong các việc xảy ra tháng Sáu năm Nhâm Tuất (1802) và được tha về trong tư thế chờ lệnh nếu cần sẽ gọi vào để hỏi việc.
Việc bảo vệ những người đó hầu như không bao giờ được nhắc tới, nhưng cũng còn một hai câu trong sử triều Nguyễn nói phớt qua cho thấy quả thực họ được dùng như những cố vấn ngoại giao trong thời kỳ đầu và sau đó tham gia trực tiếp vào việc lễ nghi chứ không phải hoàn toàn đứng ngoài sinh hoạt triều đình.
* Theo “Đại Nam thực lục”, quyển XVIII, tr. 6 thì: “… Vua thấy giặc Tây Sơn đã bị diệt rồi nên ra lệnh gửi thư sang tổng đốc Lưỡng Quảng nhà Thanh hỏi về việc bang giao, sai thiêm sự bộ Lại Lê Chính Lộ, thiêm sự bộ Binh Trần Minh Nghĩa hầu mệnh ở Nam Quan. Lại thấy rằng quốc gia mới dựng muốn lên cửa quan tiếp đón sứ thần nhà Thanh làm lễ tuyên phong cho giảm bớt phiền phức, phí tổn. Vua đem ra hỏi. Ngô Nhậm và Phan Huy Ích đều nói là việc đó trước nay chưa từng nghe đến. Vì thế mới thôi”.
Việc này xảy ra trong khoảng tháng Bảy năm Nhâm Tuất (1802) nghĩa là rất sớm, ngay khi vua Gia Long đến Thăng Long và hai ông Phan, Ngô cũng ra trình diện như “Phan gia thế tự lục” đã chép.
Tuy nhiên có người không ưa Ngô Thì Nhậm, có lẽ từ những ân oán thời Lê - Trịnh và đầu đời Tây Sơn nên vua Gia Long phải đưa hai ông vào giữ trong quân, vừa giam lỏng để hỏi về thể thức giao thiệp với Trung Hoa, vừa bảo vệ cho họ khỏi những bất trắc. Thời nhiễu nhương, việc có kẻ lợi dụng buổi giao thời đền ơn trả oán là chuyện rất bình thường.
* Những chi tiết trên là trích từ sử triều Nguyễn tức quan điểm của triều đình. Thế nhưng chúng ta cũng còn những chi tiết từ chính Phan Huy Ích viết về hoàn cảnh lúc đó trong “Dật thi lược toản”, quyển V, bộ “Dụ Am ngâm tập” như sau:
“Tháng quí hạ (tháng Sáu), triều đại mới tiến binh ra bắc, một trận phong ba.
Ngày 21, nhà vua đến Bắc thành, trước hết ban chiếu văn: Phàm ngụy quan [chỉ quan lại triều Tây Sơn] hàng thuận, đều được tha thứ. Ta cùng với Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thế Lịch lần lượt đến yết kiến xin hàng, nhận được chỉ phải ở trong thành chờ khi hỏi đến.
Thượng tuần tháng Tám, triều đình bàn luận rằng vì là ngụy quan bị người ta tố cáo cần xử lại, nên tống giam vào trong quân đợi hoàng thượng phán xét khi đó sẽ thi hành. Tuy bị câu thúc lâu ngày nhưng xem ra cũng có chút đường sống…
Hạ tuần tháng quí thu (tháng Chín), ngày tốt ngự giá trở về Phú Xuân, hạ lệnh cho cấm vệ đưa ba người bị giam đóng gông đi trước bằng xe nhưng không bị áp bức, ngày 23 khởi hành …
Cuối năm bị giam nghĩ cũng buồn. Mạnh đông (tháng Mười) đến kinh đô Phú Xuân, tất cả bị giam vào trong trại quân cấm vệ.
Trọng đông (tháng Một) mọi việc xong. Bộ Hình tâu lên về việc các can phạm đang bị giam được ngự bút khuyên đỏ trên đầu tên ba người dụ ra lệnh tha cho.
Từ đó về sau [trong kinh đô] ngày nào cũng tiệc mừng, hát xướng, không ai còn phải đợi chỉ [quyết định về bản án] nhưng vẫn bị giam tại cấm vệ. Tuy người coi phòng giam đã mở các hình cụ nhưng chưa được đi ra ngoài.
Đêm trừ tịch, nghe xa xa có tiếng nhạc và diễn tuồng trong cung, nằm ngủ không yên…
Ngày mồng ba tháng Giêng năm Quí Hợi hoàng thượng dụ rằng: Bắc thành sai người là Tuyển Võ hầu đòi ba người đang bị giam, trẫm đã chuẩn tha cho nay đưa trở về thành để tùy theo tổng trấn phân xử.
Ngày mồng 4 từ kinh đô theo viên chức kia lên đường…
Thượng tuần tháng Giêng nhuận đến Bắc thành, bị giam ở trại tiền quân.
Ngày 12 tháng Hai, hiệp nghị chỉ cảnh cáo nhẹ rồi tha về. Ta ra khỏi thành ở tại phố Thụy Chương, đoàn tụ với thân quyến” [NDC dịch từ “Dật thi lược toản”].
* Theo Phan Huy Ích, các ông Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch ra cộng tác với tân triều [nhà Nguyễn] cũng không khác gì những nhà nho khác làm việc với Tây Sơn. Mà không phải chỉ có ba ông, hầu như toàn bộ văn quan cựu triều đều ra trình diện để được bổ dụng. Tiếp đó, tuy cũng có đôi chút câu thúc vì bị người khác tố cáo, nhưng vì ba ông đang được tân triều sử dụng trong công tác giao thiệp với nhà Thanh, nên được đưa về Phú Xuân như một hình thức bảo đảm an toàn. Mọi việc chỉ có thế vì chính vua Gia Long khuyên đỏ ân xá cho ba người. Việc tha tội đó không thuần tuý vì quá trình làm việc với Tây Sơn [tất cả những ai ra trình diện đúng thời hạn đều đã được tha thứ và dùng lại] mà là tha những tội mà người Bắc Hà tố cáo, có tính thù hằn cá nhân.
Sau khi về lại Bắc Thành, ba ông bị đưa ra xử án theo kiểu thẩm tra nội bộ [do Nguyễn Văn Thành chủ trì] đưa đến bản án “bạc cảnh” tức cảnh cáo nhẹ, có lẽ chỉ hạn chế trong trách cứ dè bỉu bằng lời nói. Việc đưa ra Văn Miếu đánh đòn không biết có thực hay không vì không thấy Phan Huy Ích nhắc tới, mặc dù mọi việc được ông ghi lại rất đầy đủ và chi tiết. Nhục hình đó cũng không thấy Phan Thúc Trực chép đến dù thời điểm thu thập tài liệu cách đó không xa, chỉ nhắc đến hai ông bị đánh khi đại quân mới đến Bắc Hà, nhưng đó là lúc hỗn quân hỗn quan chứ từ khi có lệnh của triều đình tha cho người ra trình diện thì không ai còn dám vi phạm nữa.
Chính vì thế, việc đánh roi ở Văn Miếu có thể cũng là truyền ngôn từ chuyện này đổi sang chuyện khác, việc trước thành việc sau, nhất là sử triều Nguyễn [viết đời Minh Mạng về sau] cố tình che dấu việc vua Gia Long phải nhờ đến tài ngoại giao của quan lại cũ nên không chép những việc cho rằng có hại đến uy tín tiên vương. Có lẽ vua Gia Long cũng không ngờ đời sau lại miêu tả sự việc sai lạc đi khiến nhiều người kết án ông tàn nhẫn mà thực sự thì không phải đã xảy ra như vậy.
***


Trên đây là những gì tôi đọc được từ bài khảo cứu công phu của TS. Nguyễn Duy Chính, và trích lượt lại những đoạn mà theo tôi là đã phản ánh cách hành xử của một “bên thắng cuộc” khác rất xa cách hành xử của một “bên thắng cuộc” khác, cũng diễn ra trên cõi Việt này hơn 1,5 thế kỷ sau đó.
Phu chữ NGƯỜI NƯỚC HUỆ (@ Đà thành, Quảng Nam quốc)
* Chân dung vua Gia Long trong cuốn sách "Việt Nam ngoại giao sử" của Ưng Trình (Sài Gòn, 1970), tr. 22.


Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

Thử sai

 Chắc chắn về vị trí chữ E. Suy ra chữ S cũng khá chắc. Nhưng 3 chữ còn lại thì ... phải tiếp tục loại trừ.

Chọn 1 từ mang tính thăm dò cao cho phương pháp thử-sai. Không ngờ thành ... thử & đúng.




Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

Giáo dục vị nhân sinh?

 Những ai học về điện đều biết một linh kiện điện gọi là tụ điện. Giá trị tụ điện được đo bằng đơn vị Farad. Những tụ điện thông thường có giá trị vài nanoFarad, hoặc picoFarad. Lớn lắm thì lên hàng microFarad.

Hồi lão học môn Điều khiển học, là một môn học thuần tuý lý thuyết. Ông giáo sư đưa ra 1 ví dụ để sinh viên tính toán, ra vẻ giống với thực tế, rằng một thiết bị điện điều khiển có chứa 1 linh kiện tụ điện, giá trị 1 Farad. Sinh viên tức thì nổi cười ồ, cậu này nói chắc tụ điện đó to bằng cái nhà, cậu khác nói chắc chỉ có thể do Liên xô sản xuất.

Ấy là chuyện bên trời Âu, chứ ở vn thì ... là chuyện thường ngày ở huyện. Từng có sách giáo khoa vẽ hình minh hoạ bài toán đố, rằng bàn tay có 5 ngón, chặt đi 2 ngón hỏi còn mấy ngón? Không quên vẽ mấy giọt máu nhỏ ra cho ... thực tế.

Bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên với bài toán đố, về bạn Lan ở cách trường 200 km, đạp xe đạp tới trường mất 10 giờ đồng hồ ...


Xưa nước Việt có cuộc tranh cãi nảy lửa, rằng thì là mà nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?

Nay hẳn biết rằng giáo dục không vị nhân sinh mà giáo dục chỉ vị giáo dục!

Nói chính xác hơn, giáo dục chỉ vì ... những người làm giáo dục.

Hoặc nói chính xác hơn nữa, vì những kẻ phá hoại giáo dục.

Vì những kẻ vô giáo dục nhất (dân gian gọi mất dạy!).




Lỗi thời

 Bạn luyến tiếc những gánh hàng rong.

Cũng phải thôi. Ngồi sau những gánh hàng rong ấy, một thời, là mẹ ta, chị ta. Ngồi trước những gánh hàng rong ấy, một thời, là tuổi thơ ta.

Nhưng ta không mãi trẻ thơ. Luyến tiếc nhớ nhung thì có, nhưng níu giữ thì không thể.


Đáng nói là, "lãnh đạo" ta, danh xưng lãnh đạo mà thực chỉ là phú-lit tuần đinh. Chẳng biết dẫn lối gì, chỉ lăm lăm dùi cui tu-huýt cấm cấm dẹp dẹp ...


ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?

1936


Có người bỏ công dịch bài thơ trên ra tiếng Hán, thấy cũng hay hay, bèn chép luôn vào đây.

LÃO TÚ TÀI

Niên niên đào hoa khai
Tổng kiến lão tú tài
Truy nghiễn hồng tiên bãi
Thông cù nhân vãng lai

Đa thiểu thị tự giả
Trách trách tiễn châu ky
Xảo bút nhất huy tựu
Long vũ nhi phụng phi

Lãnh lạc niên phục niên
Cố khách hà mang nhiên
Hồng tiên bi sắc thấn
Truy nghiễn sầu mặc kiên

Tú tài do tại ti
Lộ quá hữu thùy tri
Tiên thượng hoàng diệp lạc
Thiên biên tế vũ phi

Kim niên đào hựu tân
Bất kiến cựu thời nhân
Thương nhiên không trướng vọng
Yên tai vạn cổ hồn.

老 秀 才

年 年 桃 花 開
總 見 老 秀 才
追 硯 紅 箋 擺
通 衢 人 往 來

多 少 恃字者
嘖嘖 羨 珠 機
巧 筆 壹 揮 就
龍 舞 而 鳳 飛

冷 落 年 復 年
僱 客 何 茫 然
紅 箋 悲 色 矧
追 跰 愁 墨 堅

秀 才猶 在斯
路 過 有 誰 知
箋 上 黄 葉 落
天 邊 細 雨 飛

今 年 桃 又新
不 見 舊 時 人
傷然 空 悵惘
煙 災萬 古 魂





Shown

 Đã chọn chữ shown rồi, nghĩ sao lại gõ snowy, thế là mất 1 điểm.

Nhưng không sao. Quan trọng là trồng cây, không phải hái quả.




Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

Khổ

 Ông Liên xô, bà Trung quốc

Ông đi guốc, bà đi giày

Ông nhảy dây, bà đá bóng

...

(Đồng dao một thuở ...)


Là thằng dân đen sống ở một xứ đã trải qua mấy mùa "phong toả" vì covid-19, lão hết sức thông cảm với nổi khổ của người dân Thượng hải, Bắc kinh những ngày này.

Hiển nhiên phong toả ở đây không đơn giản như lockdown của lũ Tây lông. Dù cho Trung quốc là nơi phát sinh ra loại virus này với ác mộng Vũ hán hãy còn chưa phơi bày hết.

Dường như Tập hoàng đế ngồi trên ngôi cao sâu trong cung cấm ngày càng cách xa với ... nhân tính hơn?

Hay cũng hoang tưởng như Pu đại đế của nước Nga?


Dân xứ lúa nước một thời từng sống trong thành trì xhcn, đứng đầu bởi anh Cả, anh Hai. Để đến hôm nay vẫn còn sót lại những con người "cuồng Nga". Mà thực ra phải nói chính xác là cuồng một người Nga ai cũng biết là ai, hơn là cuồng dân tộc Nga. Vì không có dân tộc nào lại thích đem đạn bom tên lửa trút lên nhà người khác. Trừ 1, 2 kẻ quá khích gây luỵ cho cả dân tộc.

Dân xứ lúa nước, mặt khác, cũng chưa bao giờ thoát khỏi cái bóng Trung hoa. Chưa bao giờ, từ xưa đến nay, trong suốt chiều dài lịch sử còn nhớ được (không hẳn giống "lịch sử" được dạy trong các trường phổ thông đang gây tranh cãi). Và về mọi mặt. Hiển nhiên tinh tuý của cả một dân tộc là của cả một dân tộc, không phải của 1, 2 cá nhân (dù là những cá nhân leo "cao", chui "sâu").

Để từ vị trí thấp bé của mình, người nông dân có thể thấu hiểu nổi khổ của người dân của những dân tộc "lớn".




5/6

 Cân nhắc lựa chọn giữa D và H mà tốn thêm 1 dòng :-)   (Mặc dù đã nhớ đến bộ phim Tower Heist!).




Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

Triết lý vụn về hạnh phúc và ghen tị

 Khi bạn ghen tị với ai đó, chẳng qua bạn nhìn thấy một mảnh hạnh phúc của mình nằm trong tay kẻ đó.

Kẻ đó không nhất thiết biết điều đó. Thậm chí không biết bạn là ai, không biết hạnh phúc của bạn là gì, càng không biết họ có mảnh hạnh phúc của bạn.

Mảnh hạnh phúc của bạn chỉ làm cho bạn hạnh phúc, không nhất thiết có ý nghĩa gì đối với kẻ khiến bạn ghen tị.


Nó là mảnh trăng nơi đáy nước!




Vẫn 4/6

 Vật lộn với thứ tự các chữ cái ...




Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

Inert

 Phạm sai lầm ở hàng thứ 3, sử dụng lại chữ cái L mặc dù hàng đầu tiên đã cho biết không có L.

May mắn là tổ hợp NE ở vị trí 2 và 3 không dễ tìm từ, đặc biệt ngay từ chữ cái đầu từ.

Đúng là hihi inert.




Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

Hệ thống

 Hai hôm rồi trực thay cho Thắng. Có giải bóng đá, klq nhưng ST chỉ đoạt giải khuyến khích trong 4 đội tham gia hihi (3 đội kia văn phòng giải nhất, kỹ thuật nhì, không lưu ba).

Ngày xuống ca lại ở lại thay ắc-quy. Thay (tạm) mấy bình cũ (nát) bằng mấy bình cũ (nhưng đỡ nát hơn). Trong lúc tiếp tục chờ đợi mua thay mới.

Hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Giám đốc chỉ quan tâm hợp đồng và (có lẽ) %. Chất lượng, tiến độ phó mặc cho những "đứa trẻ" ở văn phòng, cứ giấy tờ mà mò. Thực tế như không có thực tế.

Hệ thống kỹ thuật vẫn hoạt động như đã được thiết kế, bằng một cách nào đó. 2 bộ PMI 24Vdc được coupling với nhau lại đấu chung đầu ra nên có ngắt 1 bộ cũng không hề gì. Chưa kể các bộ thu phát VHF còn hoạt động chính trên nguồn AC, nguồn DC chỉ dự phòng.

Trong khi đó 2 bộ PMI -48Vdc không được coupling lại đấu 2 đầu ra thành 2 lộ 1 và 2 riêng rẽ, ngắt bộ nào mất lộ đó. Cũng may còn được vớt lại phía tải. 3 bộ MUX đều đấu nguồn đôi, mỗi nguồn từ một lộ, 2 bộ viba cũng có nguồn đôi từ 2 lộ, hôm trước Long đã kiểm tra chính xác. Số tải -48Vdc còn lại là một máy sấy và 3 FOMs. Có cả thảy 4 FOMs thì gồm 2 loại, trong đó 1 FOM dùng nguồn AC.

Việc chuyển đổi ắc-quy suôn sẻ, hiển nhiên nhờ tính dự phòng cao (đồng nghĩa với khá nhiều tiền đầu tư). Trong khi hệ thống luôn vô cùng ... lợn cợn.




Đa

 Nhân chuyến công du của một chính trị gia Ấn độ đến xứ lúa nước, lại nhằm giữa lúc cuộc xâm lược của Nga vào U đang bị cả thế giới lên án, bỗng nhiên thấy sự giống nhau của 2 xứ này, trong ... chính trị lập lờ.

Xứ lúa nước, chọn đa phương không làm bạn với ai, theo hành thuỷ linh hoạt tuỳ tiện. Phát ngôn như không nói gì, truyền thông lừa đảo dân chúng, bỏ phiếu trắng bỏ phiếu chống trừng phạt Nga, lại còn tập trận chung với Nga, ...

Ấn, có lẽ không vật vờ như thế, vốn thừa hưởng một nền văn hoá phân tầng phân lớp sâu sắc, chắc thích thế giới đa cực hơn? Nên hành động kiểu giữ cho nước đục đặng dễ thả câu điển hình thời chiến tranh lạnh (không có đúng sai phải trái, chỉ có phe ta phe địch) ...




 Những giấc mơ không đầu không cuối (thực sự không đầu không cuối) của lão ngày càng có vẻ "thực" hơn.

Nghĩa là chất liệu làm nên giấc mơ không còn "phi thực" nữa. Những gương mặt quen thuộc, thầy cô giáo, bạn bè, người thân chứ không xa lạ như trước. Sự kiện cũng bình thường, đám cưới, họp lớp chứ không hư ảo.

Chỉ là việc trộn các "vật liệu" "thực" vẫn rất "xi-nê-ma". Sự "nhảy" "phân cảnh", gương mặt này sang gương mặt khác vẫn "tuỳ tiện".


Lâu lâu có buổi sáng nằm ráng trên giường, tự nhiên nghĩ, một ngày nào đó lúc già đi (hoặc chưa cần phải già), lão sẽ lẫn lộn giữa những ký ức thật và giả (chính xác là không thật).

Nói cho cùng, một chuyện gì đó, xảy ra hay không xảy ra, có quan trọng gì không?




Hên xui

 


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

Đỉnh

 Vẫn biết bộ dục là nơi đỉnh cao của bệnh thành tích, song nhân dân không khỏi đi từ cú sốc này đến cú sốc khác. Vì dục vẫn liên tục lập đỉnh, nâng lên hết tầm cao này đến tầm cao khác.

Với những cá nhân xuất sắc "đỉnh của đỉnh" như thế này ...

(Giáo viên mà như thế đủ hiểu hệ thống tầm cỡ nào rồi?).



Oxide

 Như thường lệ, 4/6.




c'est la vie

 


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

Đúng & sai

 Nhiều người thích thú với hình tượng 69. Lão thích lời lẽ.

Ai cũng nghĩ mình đúng, chuyện này hoàn toàn bình thường. Nhưng chớ vội cho người khác là sai.

Hãy biết lắng nghe ...




Từ dễ thì không nhớ

 


Chính nghĩa

 Sáng nhìn thấy bức hình lính Nga đi đánh trận (ở U) gửi hàng (ở đâu ra?) về cho gia đình (từ Belarus). Không biết tính chính xác đến đâu, "một bộ phận không nhỏ" không thích bức hình đó, còn lão ... không thích "bộ phận không nhỏ" nọ hehe.

Tự nhiên liên tưởng sử sách viết về một đội quân, từ Trung hoa đến vn với "nhiệm vụ cao cả", là quân đồng minh đến giải giáp quân đội phát xít Nhật. (Liên tưởng vì nghe giông giống ... miệng lưỡi Pu!).

Song người vn thời đó xem đội quân này không hơn một đám giặc cướp. (Thử tưởng tượng một nước Trung hoa sau thế chiến 2, dễ hình dung một nước Nga ngày nay sau bao nhiêu năm trì trệ lại ... cân cả thế giới!).

Tiếc rằng, "một bộ phận không nhỏ" kia không đọc sách, không thèm đọc sách, chóng quên, ...




Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

Vừa kịp

 


4 cú thử cho .o.er! Kết thúc ở tiền sảnh hihi.

Quan lại & virus

 Xứ lúa nước sắp tổ chức trò gọi là "xi-gêm". Năm nay đặc biệt "sau" dịch cúm Tàu.

Thông báo rằng quan chức các nước đến xứ lúa nước sẽ được miễn giảm nhiều thủ tục rắc rối vốn ... dành cho mọi dân đen khác.

Nước này, ngay trong nạn dịch, khi chủ trương nhốt hết dân lại, thì đám quan chức (quy định phẩm hàm hẳn hoi) vẫn được hưởng đặc quyền đi lại.

Nhẽ, cúm Tàu, nhập gia cũng phải tuỳ tục? Đến xứ, mà một bước lên "quan" thì không còn là người ("thường") nữa? Có là vi-rút thì cũng phải kiêng nể ít nhiều.




Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2022

2 ông Frolov

 Chẳng mấy khi chỉ trong một buổi lại nghe một cái tên Nga đến 2 lần.

Chả là báo chí đưa tin viên tướng thứ 2 (?!?) của Nga bỏ mạng tại Ukraine là thiếu tướng Frolov. Tự nhiên thấy cái tên (họ) quen quen.

Hoá ra vừa mới đọc tin về giải đua xe đạp cúp kiếc gì đó, có đồng chí người Nga cũng tên (họ) Frolov thắng chặng Huế - Đà Nẵng. Mà thắng một cách rất thuyết phục, rất cách biệt nhờ khả năng leo đèo cũng như đổ đèo vượt trội.

Anh người Nga đua xe đạp tên Igor Frolov, đánh (đạp xe) thuê cho một đơn vị ở vn.

Tướng Nga tử trận tên Vladimir (Frolov), giống Vladimir (Putin) hay Vladimir (Lenin), phó tư lệnh tập đoàn quân số 8 của Nga.




Quá nhanh quá nguy hiểm

 


Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

Cheek

 Vẫn nhanh. Có lẽ người ra câu đố cố tình chọn những chữ cái C, K vốn ít được sử dụng hơn R, S, T, N.

(Lạ là liên quan đến "má hồng" lại là láo, hỗn xược, không biết xấu hổ?!).




Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

Giống & khác

 Một bộ phận không nhỏ, không chỉ ngV, đặc biệt ở các nước "cựu xhcn", (vẫn) thường mang tâm lý thù ghét phương Tây. Bình thường thôi (dù việc thù ghét ai đó không hay ho gì), nhưng nghịch lý là họ vẫn đam mê các giá trị (vật chất) mà phương Tây đạt được.

Họ tin (hay tự lừa dối chính mình) rằng có thể đạt được những ham muốn ấy ... bằng con đường khác (thậm chí đối nghịch). Sự mâu thuẫn (bên trong) này biểu hiện ra bên ngoài là ... sự dối trá.

Thực ra, chỉ vì đi theo (sau) người ta thì cứ mãi "lẽo đẽo" nên ... cảm thấy "nhục". Biết xấu hổ không phải là cảm giác xấu, để tu dưỡng và phấn đấu (cho bằng người). Nhưng, biết xấu hổ chưa bao giờ là điểm mạnh của các chính trị gia, của những kẻ dối trá, và tệ hại nhất là những nhà tư tưởng suông, "không tưởng".




Moskva

 Moskva đã chìm.

Nhớ lại trước đây từng có vụ Kursk chìm.

Nhưng lần này là một cảm giác khác hẳn. Thế giới đổi thay? hay con người thay đổi?




Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

Vô thường

 Đợt sinh nở chỉ 1 mẹ 1 con nên lúc còn nhỏ bả mập ù và lười vô đối ngủ cả ngày.

Lớn lên chút lại dường như tăng động, thấy người là quấn quýt đến độ gây bực mình.

Thế mà ca trước lên thấy bả nằm bẹp 1 góc. 2 bà lớn cũng tránh xa, cứ như có bệnh truyền nhiễm vậy (hay học thói cúm Tàu của con người?).

Ca này lên không thấy đâu, hỏi thăm mới biết đã được đem chôn.


Vô thường.




Nhà nước & tài sản

 Một nhà nước cần một lượng tài sản khổng lồ để có thể hoạt động.

Tài sản nhiều là một điều kiện để nhà nước vững mạnh.

Câu hỏi là, tài sản ấy (của nhà nước) từ đâu ra?


Có nhiều loại tài sản (tạm) được xem là sở hữu hợp pháp của nhà nước. Cũng có nhiều loại nhà nước.

Với một nhà nước hình thành sau chiến tranh, hoặc hoạt động lật đổ, thì phần lớn tài sản của nó có được là nhờ chiếm đoạt của phía thua cuộc. Bao gồm cả chiếm đoạt bất hợp pháp những tài sản cá nhân của những người sinh sống và làm việc ở phía thua cuộc.

Ngoài chiến tranh, kiểu nhà nước này còn có kiểu "sung công" (mỹ từ: quốc hữu hoá).

Ngược lại với quốc hữu hoá là tư hữu hoá (hay mỹ từ: xã hội hoá). Nhưng nếu quốc hữu hoá là chiếm đoạt, hoặc tử tế hơn chút là "mua rẻ", thì tư hữu hoá là "bán đắt" (một cách, không tử tế lắm, trả lời cho câu hỏi, nhà nước kiếm tiền từ đâu?). Dĩ nhiên, có thể bán rẻ cho "tư bản thân hữu" rồi sau đó sẽ trở thành đắt.

Vì lịch sử vốn dài lâu nên tiến trình "mua bán" này được dõi theo tốt nhất là những tài sản có giá trị lâu dài. Điển hình nhất có lẽ là đất đai.


Mua bán là hoạt động cơ bản của loài người. Trong trường hợp này, nói cho chính xác, giống ăn cướp và tiêu thụ của gian hơn.




Kỹ & luật

 Phát hiện ra một nguyên nhân cơ bản, vì sao lão thường mâu thuẫn với "lãnh đạo"?

"Lãnh đạo" ở đây thực ra các viên chức của một bộ máy quan liêu, nên thường nệ vào giấy tờ con chữ chỉ đạo. Trong khi lão thì lại coi mấy thứ đó là rác rưởi hết thảy (hơi quá đáng hehe, nhưng tiếc rằng vẫn thường là sự thật).

Có câu chuyện cười rằng bác sĩ mổ cho bệnh nhân nọ mà tìm không ra trái tim, sau mới biết bệnh nhân vốn là luật sư.

Luật sư căn cứ vào câu chữ, văn bản.

Lão là kỹ sư, không phải luật sư. Sư phụ của lão là khoa học, không phải lời "lãnh đạo".




Mince

 Mấy chữ cái thông dụng không xuất hiện. Mà lão thường bỏ qua mấy chữ cái m, n là sao nhỉ?




Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

Loại trừ

 Chỉ là bài toán loại trừ. Thành công bất ngờ trong vòng 5 phút.




Sáng & tối

 Sáng nay nghe loáng thoáng vtv điểm báo, hình như có bài báo nói về hướng đi cho các doanh nghiệp nhà nước.

Trong đó nói về các quy trình cứng nhắc. Bao gồm cả quy trình bổ nhiệm cán bộ.

Chỉ cần thoáng qua như vậy cũng đã đủ để thấy công ty lão là nơi tăm tối.

Có điều, chắc ý kiến đó cũng chỉ là tia sáng thoáng qua mà thôi ...