Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Cửa

Một cái cửa vào ra
thì nên hẹp
và luôn khép kín.
Khi người ta đã bước qua
dù là vào hay ra
Đầu không bao giờ
ngoảnh lại.

***

Một cái cửa sổ
phải luôn rộng mở.
Để thấy tận trời xanh
và đón gió long lanh.
Mang theo
hương hoa thầm thì
cùng tiếng chim trong trẻo.

***

Mọi trường hợp khác đều là ngoại lệ.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Đời nhẹ khôn kham

Ngồi buồn đốt một đống rơm
Khói ra nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói bay lên tận thiên tào
Ngọc Hoàng phán hỏi: Đứa nào đốt rơm?



Đời nhẹ khôn kham.
Đời nhẹ khôn kham.

Đời nhẹ khôn kham. Milan Kundera.

Thoạt tiên mình cảm thấy rất thích cái tựa này. Nghe triết triết thơ thơ.

Đã triết lại còn thơ! Triết như một cái thân cây to lớn vững chắc xám xịt và Thơ là tán lá xanh um líu lo chim hót.

Nhưng rồi mình lại lẩn thẩn.

Đời nhẹ như là đối lập đời nặng ư? Con người ta có thể có hai cuộc đời, một nặng một nhẹ? Hay chỉ được phép chọn một, đời nặng thì thôi nhẹ mà đời nhẹ thời khỏi nặng?

Thực ra có chút mâu thuẫn (trước hết là về mặt ngôn ngữ), so với nguyên bản.

Nesnesitelná lehkost bytí. Được dịch ra tiếng Anh là The Unbearable Lightness of Being.

Nôm na là cái (sự) nhẹ không kham nổi của đời. Gốc nhẹ là danh từ, đời bổ nghĩa cho nhẹ. Dịch ra tiếng Việt, đời lại là danh từ mà nhẹ là tính từ bổ nghĩa cho đời. (Đúng không ấy nhỉ?!)

Về ngôn ngữ có trái ngược nhau mà nói ngữ nghĩa giống nhau thì có thuận?

Rồi mình lại vẩn vơ.

Cái sự nhẹ mà đã không kham nổi thì sự nặng sẽ ra sao? Hay đã có sự nhẹ rồi thời sự nặng không còn nữa?

Người bảo, ngươi đời nhẹ khôn kham thời ta đời nặng như chì thì sao?

Nghĩ, sự nặng (của đời) đè con người ta ghê gớm lắm, đè đến ngóc đầu không lên nổi. Còn biết đâu đến sự nhẹ mà kham với chả khôn kham?

Hình như không phải vậy.

Người đời thường nhẫn nhục dưới gánh nặng. Đến độ cúi đầu. Nhưng dưới chân là mặt đất. Cúi mặt thấy đất. Đất lại nâng lên.

Cái sự nhẹ thảng hoặc có sượt qua. Mấy ai để ý?
Ít người dính với cái nhẹ rồi, mới biết đời khôn kham là vậy. Lơ lửng lửng lơ. Không điểm tựa. Không nơi bấu víu.

Nhưng bay bổng ...


Mình chẳng dám rườm lời.
Chép ra đây một đoạn nguyên bản để nhớ.
Xin lỗi những ai không đọc được, vì mình chả dám dịch. Có thể tham khảo các bản khác, Chương 2 Phần Một (phần này có tên Nhẹ và Nặng).



PRVNÍ ČÁST
Lehkost a tíha

...

2.
Bude-li se každá Vteřina našeho života nekonečněkrát opakovat, jsme přikováni k věčnosti jak Ježíš Kristus ke kříží. Taková představa je hrozná. Ve světě věčného návratu leží na každém gestu tíha nesnesitelné odpovědnosti. To je důvod, proč Nietzsche nazýval myšlenku věčného návratu nejtěžším břemenem (das schwerste Gewicht).
Je-li věčný návrat nejtěžším břemenem, pak se mohou naše životy jevit na jeho pozadí ve vší nádherné lehkosti.
Ale je tíha opravdu hrozná a lehkost nádherná? Nejtěžší břemeno nás drtí, klesáme pod nim, tiskne nás k zemi. Ale v milostné poezii všech věků žena touží být zatížena břemenem mužova těla. Nejtěžší břemeno je tedy zároveň obrazem nejintenzivnějšího naplnění života. Čím je břemeno těžší, tím je náš život blíž zemi, tím je skutečnější a pravdivější.
Naproti tomu absolutní nepřítomnost břemene způsobuje, že se člověk stává lehčí než vzduch, vzlétá do výše, vzdaluje se zemí, pozemskému bytí, stává se jen napůl skutečný a jeho pohyby jsou stejně svobodné jako bezvýznamné.
Co si tedy máme zvolit? Tíhu nebo lehkost?
Tuto otázku si kladl Parmenides v šestém století před Kristem. Viděl celý svět rozdělen na dvojice protikladu: světlo - tma; jemnost - hrubost; teplo - chlad; bytí - nebytí. Jeden pól protikladu byl pro něho pozitivní (světlo, teplo, jemnost, bytí), druhý negativní. Takové dělení na pozitivní a negativní pól nám může připadat dětinsky snadné. Až najeden případ: co je pozitivní, tíha nebo lehkost?
Parmenides odpověděl: lehkost je pozitivní, tíha je negativní.
Měl pravdu či ne? To je otázka. Jisté je jen jedno: protiklad tíha - lehkost je nejtajemnější a nejmnohovýznamnější ze všech protikladů.