Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Tấm Cám

Ngồi buồn nói chuyện láo thiên
Khi xưa tôi có đi khiêng ông trời
Ra đồng thấy muỗi bắt dơi
...

Buồn buồn kể chuyện cổ tích chơi.

Chuyện, đã gọi là cổ tích, thường có tích, và cổ.

Tích đã cổ, thường xuất hiện truyền khẩu. Nay biết được từ đâu trước ắt chết liền.

Cãi nhau trên văn bản ghi lại hẳn hoi mà còn khó. Có loại phổ biến nhất, nghĩa là nhiều người đọc. Lại có loại cổ nhất, nghĩa là được ghi lại sớm nhất, nhưng không khỏi mang ý chủ quan của người chép vậy.

Nên không ngạc nhiên cổ tích thường nhiều dị bản. Dẫu chẳng điền thư cũng phải đọc nhiều hẵng nói. Lại nữa, nhiều dân tộc, văn hoá ngôn ngữ khác nhau, đều có chuyện na ná, giao thoa là khó phủ nhận.

Vậy đọc Tấm Cám ngày nay không khỏi biết ơn các cụ Vũ Ngọc Phan hay Nguyễn Đổng Chi, trách cứ chẳng lầm lắm ru?

***

Mô-típ Tấm Cám không độc quyền. Dù cũng có dư luận cho rằng đó là chuyện nguyên phi Ỷ Lan xứ Việt. Trong khi dân Việt ngày nay không mấy lạ chuyện cô nàng Cinderella từ tận trời Âu. Cô này, theo tên gọi trong nhiều ngôn ngữ, phải là Tro (Bếp), nhiều người đã từng gọi tên này mặc dù phổ biến hơn là Lọ Lem. (Lạ nhỉ, Tro có gì là xấu, trong khi Lọ Lem nghe có hơi cẩu thả, hihi).

Nổi bật trong các câu chuyện là sự đối kháng giữa 02 cô gái. Nơi là chị em sinh đôi, nơi lại là cùng cha khác mẹ.

Chi tiết thi bắt tép (cá) giành yếm đỏ được cho là khiên cưỡng trong dị bản mẹ ghẻ con chồng. Lẽ ra cuộc thi là để xác định cô chị trong hai chị em sinh đôi.

Cái cô thường được độc giả kéo về phe ta, có vẻ đương nhiên, cũng được ủng hộ của người kể, chép chuyện bằng một thế lực siêu nhiên (ví dụ: Bụt, hehe). Thông qua, có thể là một hình ảnh gì đó (thường liên quan đến nhân vật chính, ví dụ hoá thân người mẹ đã mất), phổ biến ăn được, nên mới bị phe kia ăn mất (cá bống chẳng hạn). Dù sao cái (con) đó cũng để lại hiệu quả giúp nàng kia tiếp cận cơ hội giàu sang (vua).

Bí quyết của cô này là bàn chân nhỏ. Nhiều dân tộc mượn hình ảnh giày dép (nhưng cũng có dân tộc lúc chép chuyện này chưa đi giày dép, hihi).

Thắng được nhờ trợ giúp, đối thủ không phục. Nên tiếp theo là cuộc chiến đấu dai dẳng, bên tiêu diệt - kẻ hoá thân (chim - khung cửi - quả thị - ...)

Cuối cùng, (hình như quy luật cổ tích?!), ta thắng địch thua, chính thắng tà, happy ending :-D


Nhưng chính cái cách kết thúc khiến hậu sinh hao bút tốn mực phí giấy.

Ấy là bà hoàng hậu giành lại được ngôi lừa em mình (dù là cùng cha khác mẹ) "tắm trắng" bằng nước sôi khiến cô em chết "nhăn răng". Ghê hơn, nàng ta làm mắm em mình, gửi cho mẹ ghẻ ăn cho bõ ghét, kinh!

Tất nhiên, đây chỉ là một dị bản ở một nước nọ. Gay là ngày nay nước ấy náo loại vì cái hép-py en-đình đó.

Thực ra kịch bản "tử vong" do "tắm trắng" khá phổ biến. Tuy nhiên kẻ thủ ác phải là nhà vua (người thứ ba, cho công tâm, và giữ hình ảnh nhân vật chính). Mô-típ này được bình luận phù hợp cổ tích, nơi các nhân vật không phát triển tính cách (Thạch Sanh dù bị Lý Thông lừa bao nhiêu lần đi nữa vẫn cứ tin, ngu vẫn hoàn ngu hehe).

Còn "món mắm", thật tình mình hơi giật mình vì không biết liệu có nhiều dân tộc có cái món quốc hồn quốc tuý này? (ăn xác động vật để thối rữa lên men).
Mình có đọc được rằng cái kết "làm mắm" cũng được kể bởi người Ý (?!). (Dĩ nhiên đầu bếp là nhà vua chứ không phải cô Tro).


Tận tín thư bất như vô thư.

Chuyện (cổ tích), nội dung lẫn kết, tưởng cũng bình thường, có gì đâu mà rộn?


Bi kịch ở chỗ, người ta hì hục đưa vào cho được sách giáo khoa, với đầy đủ "tắm trắng" cùng "món mắm", chỉ đích danh thủ phạm là cô nàng vẫn bắt học sinh phải tụng rằng thì là hiền hậu (như cô Tấm, hehe). Bao nhiêu năm cấm cãi.


Rồi đây sẽ đến chuyện ông Hùng thách cưới cu Sơn và cu Thuỷ "voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao". Giá ổng thách "kình 9 vây, sấu 9 đuôi, mực 9 đầu" thì không khéo ngày nay người Tàu táng đởm kinh hồn dám bén mảng biển Đông!?
Rõ thách cưới chẳng khác trọng tài Vi-lít!

Nói đi thời phải nói lại. Ai bảo xưa không ai nghĩ chuyện hối lộ thiên vị làm chi?



Hay tại bầy cừu nay đã biết hỏi tại sao.



























Tự nhiên dài dòng. Đi ăn tối đã. Nói không với mắm. Hi hi ha ha.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Do what you like, like what you do

Về việc tuyển nhân sự chuyên ngành IT của N cho U.

IT đang là lĩnh vực "hot". Nghĩa là cầu có phần vượt cung. Đặc biệt tại Đ, nhiều công ty bài bản mới thành lập. Trả lương trên mặt bằng, môi trường làm việc hấp dẫn hơn xung quanh.

N không thoát khỏi cái bóng của chính mình. Chỉ biết làm lấy được, chưa biết gì về khái niệm chất lượng. Khả năng nhận thức vấn đề và tự hoàn chỉnh mình dưới mức yếu kém. Khát vọng và tầm nhìn không quá đầu ngón chân cái.

Tuyển người không được tưởng không có gì là lạ.