Mấy ngày nay, báo chí xứ nọ rộn lên với "máy phát điện chạy bằng nước".
Vẫn thói hám danh hơn thực. Người ta mơ về giải Nobel hơn là mong muốn một cái máy có ích cho loài người.
Nếu có thực chất, có thể nghĩ về một nguồn năng lượng sạch, có thể nghĩ về một nguồn năng lượng thay thế.
Bản chất nó là một cái máy chạy bằng nhiên liệu hydro. Hydro được tạo ra từ nước.
Đến đây, mình chỉ nghĩ về định luật bảo toàn năng lượng. Nôm na như dân ta vẫn nói, "... không tự sinh ra không tự mất đi, chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác ...", hihi.
Liệu công năng do máy đem lại có hơn năng lượng bỏ ra để tạo hydro cho nó chạy hay không?
Ông tiến sĩ xứ nọ giữ bản quyền về một loại chất "ma thuật" (hoá chất, xúc tác, chất khử, ... gì gì đó). Chất này giúp cho tiến trình tách hydro từ nước.
Mình lại nghĩ (thuật toán bắc cầu, hehe), sản xuất ra chất đó cần bao nhiêu năng lượng?
Trong trường hợp tất cả dẫn dắt trên đây là sự thực (thời buổi "lá cải" nhiều như sâu, huhu).
Khi đốt củi nấu cơm, hẳn không ai nghĩ những cái cây đã tích luỹ năng lượng cho mình!? Dùng than, rồi dầu rồi xăng, mấy ai ý thức nguồn năng lượng hoá thạch được hình thành qua bao nhiêu năm?!
Chúng ta đang ngày ngày ăn cắp của để dành của đất mẹ.
***
Mình nhớ lại, trước đây hàng bao thế kỷ, con người đã mơ ước về "động cơ vĩnh cửu".
Thơ ngây, mà trong sáng!
Ngày nay, than ôi ...
Bonus: (Chép lại từ Cổ học tinh hoa)
166. Cơ tâm.
Thầy Tử Cống đi qua đất Hán Âm, thấy một ông lão làm vườn đang xuống giếng gánh từng thùng nước đem lên tưới rau.
Thầy Tử Cống nói:
Kia có cái máy, mỗi ngày tưới được hàng trăm khu đất, sức dùng ít mà công hiệu nhiều. Cái máy ấy đằng sau nặng, đằng trước nhẹ, đem nước lên rất dễ và tên gọi là "máy lấy nước".
Ông lão làm vườn nói:
Máy tức là cơ giới, kẻ có cơ giới tất có cơ sự, kẻ có cơ sự tất có cơ tâm. Ta đây có phải không biết cái máy ấy đâu, chỉ nghĩ xấu hổ mà không muốn dùng vậy.
Trang Tử.
Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét