Nhân chuyện chủ đầu tư hệ thống siêu thị Metro rút khỏi VN, nhiều bài viết tỏ vẻ "am hiểu" lý do, ấy là người Đức đã không "am hiểu" thị trường VN.
Nói như quý vị, là kiểu khuyên doanh nghiệp buôn bán ngựa nên chuyển sang buôn bán lừa cho hợp "khẩu vị" địa phương? Chắc gì người ta đã không nhận ra lý do ấy, song có vẻ chính quý vị mới không nhận ra có một cách giải quyết khác, là họ sẽ đến nơi thật sự cần những con ngựa thay cho những con lừa.
Ở một mặt khác, sự thất bại của một tập đoàn bán sĩ (đối lập với bán lẻ) dường như minh chứng cho một nền kinh tế èo uột, nơi mà sự manh mún nhỏ lẻ thừa thời gian thiếu thu nhập vẫn chưa có dấu hiệu khá lên.
Đúng, không phù hợp, và người ta đã chọn cách ra đi.
Kẻ đến thay là người Thái.
Người Việt cũng đang "phẫn nộ" vì bị người Thái "xúc phạm" bằng chính sách thị thực. Có thể, người Thái đang sai, nhưng không phải họ không có lý do, khi phải đối phó với sự "xấu xí" của người Việt.
Một lần nữa, dân ta lại rất sáng suốt phân tích những sai lầm của người khác. Chỉ là, không được sáng suốt như vậy với chính dân mình.
Thế giới vẫn thay đổi, còn chúng ta hầu như đứng yên, tự lấy mình làm chuẩn mực đánh giá kẻ khác. Sẽ không có gì là lạ, khi 2 tiếng V-N, đang dần được người ta lấy ra so sánh cho một điều gì đó. Một hình thức chuẩn mực mà, tiếc là, không được thú vị đáng tự hào cho lắm ...
Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Vụ Metro thì em nghĩ do chiến lược của họ sai lầm. Metro thường bắt các nhà cung cấp chiết khấu và làm khuyến mãi với chi phí rất cao. Các nhà cung cấp chạy chương trình cho Metro nhưng xe chở hàng đến Metro ngay lập tức được sang qua cho khách hàng sỉ. Metro hưởng lợi trong khi tổng sales của các nhà cung cấp không tăng (do khách hàng sỉ lấy từ Metro thì không lấy của nhà cung cấp nữa). Cách đây mấy năm em phân tích P&L và nhận ra càng bán vào Metro càng lỗ nên giảm chỉ tiêu Metro, cắt chương trình. Các công ty khác cũng nhận ra và không đầu tư nữa. Em nghĩ làm gì cũng cần win-win mới làm ăn được lâu dài. Vấn đề khi làm ăn ở VN rất khó để có nhân viên phân tích vấn đề theo kiểu cốt lõi mà chỉ chạy theo các thành tích ảo nên khó phát triển bền vững
Với lại các báo cáo thị trường vẫn thường thổi phồng sự tăng trưởng của kênh siêu thị mặc dù tình hình nước mình phát triển chưa phù hợp cho việc thay đổi thói quen mua sắm (đi xe máy, chưa có phương tiện giao thông công cộng tốt,...). Mãi cho đến năm nay các nghiên cứu mới thừa nhận kênh siêu thị không tăng trưởng mặc dù số siêu thị tăng lên
Nếu nói về phía các nhà cung cấp thì hầu như không mấy ai thích một kẻ bán sỉ, đơn giản vì họ tự làm được việc đó rồi. Chỉ trừ khi họ hoàn toàn không phát triển hệ thống phân phối riêng mà có kẻ bao tiêu cho họ. Ở VN không phải không có chuyện đó, nhưng chỉ khi nhà cung cấp ở thế yếu, bị kẻ bán sỉ áp đặt và thường sản xuất theo hợp đồng đặt hàng. :)
Khía cạnh đáng nói là phía khách hàng tiêu thụ. Metro đúng ra chỉ dành cho khách hàng mua sĩ nhiều loại mặt hàng, loại khách hàng này quá ít trong một nền kinh tế yếu đuối. Bởi vậy họ xoay sang bán lẻ, không hơn gì các siêu thị nhỏ, và bán sỉ không hơn gì phân phối lại, chẳng khác thêm một cấp trung gian không có lợi cho cả nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng. Nói chung đều từ nguyên nhân không có khách hàng thích hợp. :)
Đăng nhận xét