Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Tiếng Việt

Lúc trước, lão được học rằng, tiếng Việt là loại ngôn ngữ "tiếng một". Các từ được tạo thành từ một hoặc vài tiếng ghép lại.

Lão đồ rằng, với số chữ cái ấy, cộng thêm 6 thanh, thì số lượng các tiếng có được hẳn chỉ là hữu hạn. Vậy nên cứ mỗi khi có khái niệm mới xuất hiện, người ta lại loay hoay ghép nối các tiếng đã quen thuộc. Đó là đã kể cả những tiếng đồng âm dị nghĩa, bao gồm nhiều nghĩa vay mượn từ tiếng nước ngoài.

Thấy người Pháp cong lưng đạp chiếc xe 2 bánh, bèn gọi xe đạp. Kịp đến ngày người ta gắn động cơ điện cho chiếc xe đạp, đã thấy hơi khiên cưỡng nhưng gọi xe đạp điện là vẫn còn chấp nhận được. Thực ra, sau đó, có nhiều chiếc xe đạp điện chỉ có thể chạy bằng điện, không thể "đạp".

Chưa kể đến việc tV phát triển tràn lan không có một viện hàn lâm nào để chuẩn hoá lại, thì cái thói của ngV là cố gắng ghép từ kiểu sao cho "thằng ngốc nào cũng hiểu". Cái xe giống xe đạp nhưng chạy bằng động cơ nổ thì gọi là xe (gắn) máy. Và loay hoay phân biệt xe máy điện với xe đạp điện.


Viết vớ vẩn cho vui, nhân thấy chữ xe tay ga điện haha. Đã điện, lại còn ga (gas). Cái này gọi là đã nghèo (tới lui có mấy tiếng hà) lại còn xài sang hehe.

2 nhận xét:

Bùi Thu Trang nói...

Do thói lười và đại tiện nữa. VD, cứ cái gì từ bên kia về thì thêm chữ "tây", như khoai tây cần tây hành tây, ko thì "tàu", rồi của mình thì "ta".

Do không tìm hiểu kĩ để đặt từ gọi cho đúng. Mình nhớ cách đây chừng đôi năm, trong lúc dịch mới đi tìm 1 từ, thì thấy thiên hạ dịch sẵn là A (ko nhớ nữa), nhưng tới lúc í, tây mới có 1 khái niệm mới ra đời, và nó mới chính là A.

Hay chỉ đơn giản gần đây là bear market và bull market. Chắc mình sợ người ta ko hiểu, nên cứ dịch tán loạn, cũng dịch theo kiểu diễn nghĩa là thị trường theo chiều giá lên (bull) và thị trường theo chiều giá xuống (bear), trong khi bản thân tây họ cũng hình dung theo hình ảnh bò và gấu. Có chỗ diễn giải hẳn cách hiểu, vd đấy là thể hiện thế tấn công của 2 loài, gấu từ lấy tay từ trên táp xuống, nên tượng trưng cho thị trường đi xuống, bò thì khi tấn công dùng sừng húc lên, tượng trưng cho tt đi lên.... Rồi hình vẽ, tranh ảnh, cách nói họ cũng dùng hình tượng 2 loài này, giờ đây mới thấy mình quay lại dùng cho thuần là tt bò, tt gấu.

Nói chung là chưa có người đủ tầm để mà biết khi nào thì nên dịch ra sao. Cũng chưa có cơ quan nào đứng ra thống nhất. Mạnh ai nấy làm. Ai xuất hiện nhiều trên google thì được mặc định là chân lí.

Thủy Nguyệt lãn ông nói...

Từ xưa, tên hoa tên cá cũng đã vậy :-) Nghĩ sao đặt tên vậy, cuối cùng mỗi vùng miền mỗi khác ... Các nước họ có viện hàn lâm ngôn ngữ để thống nhất, và có tư duy mạnh dạn đề xuất từ mới, làm giàu thêm cho ngôn ngữ. :-)