Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022

Cho một 20/11

 Lịch sử ngày 20/11 có một điểm sáng, khác biệt hơn hằng hà sa số những ngày kỷ niệm lớn nhỏ các loại ở đất nước chuộng sống theo chủ đề này một chút vốn thường bắt đầu bằng một cách rất nặng nề chính trị là từ một ngày có ai đó ký một cái gì đó (thư, quyết định, nghị định, thông tư, ... vân vân và này nọ ...), ấy là bắt đầu từ việc "Công đoàn giáo dục vn" (hy vọng ngày ấy mang tính công đoàn thật hơn bây giờ) gia nhập Federation Internationale Syndicale de L'Enseignement (FISE). Tổ chức này có vẻ đến nay vẫn còn tồn tại, có cả tên tA là World Federation of Teachers Unions (WFTU) (và cả tiếng Tây ban nha, Bồ đào nha, Ả rập, dường như mạnh ở vùng phía tây Địa trung hải (?)), nhưng không chắc cái gọi là công đoàn ngày nay của ngành dục vn có còn là thành viên (ngày ấy tham gia chỉ để tranh thủ chính trị mà thôi)? Không rõ căn cứ từ đâu, FISE chọn ngày 20/11 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo", và không rõ có được kỷ niệm ở một nước nào khác ngoài bắc vn? bắt đầu từ 20/11/1953.

Thực ra khác biệt cuối cùng chẳng là bao, khi rốt cuộc cũng có một quyết định của hội đồng bộ trưởng, năm 1982, chọn ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo vn. Thế mà năm 1987 ra nước ngoài học đại học, lão vẫn còn ngạc nhiên sao nước nọ không biết gì về ngày kỷ niệm "quốc tế" kia (!).

Còn nếu nói riêng về vn thì dân gian "mùng 1 tết cha mùng 2 tết mẹ mùng 3 tết thầy" đã bị các phong trào "phản đế phản phong" đập mả đập miếu đập cho tan nát, nay chỉ còn được nhắc trong thoi thóp?


Thế nên, lão rất "like" ý kiến của một bạn học cùng trường khác lớp hiện là giáo viên đứng lớp ở Huế, rằng học trò có biết ơn thì hãy học tập tu dưỡng cho tốt, chứ đừng đến thăm nhà gây phiền hà khó xử cho cả thầy lẫn trò. Chưa nói chuyện các cuộc "thăm hỏi" ngày nay đã được xứ thiên đường thương mại hoá thành những món "quà" "nặng" về "giá trị", có sự "vào cuộc" của cả các bậc phụ huynh.

Nhớ thời học trò, lớp lão cũng xe đạp "nhông nhông" trên đường, với những tấm thiệp đơn giản đến nhà từng thầy cô một. Ngày ấy, tình thầy trò còn gần gũi lắm ... Sau này trưởng thành, chỉ còn liên lạc được với số ít các thầy cô giáo cũ, mà nhiều cuộc thăm cũng đã nhuốm màu "thoại bất đầu cơ bán cú đa" ...


Như có cô giáo cũ, từng chủ nhiệm lão hồi cấp 2. Không chỉ ơn dạy dỗ, mà với lũ học sinh ăn ở nội trú cô còn chẳng khác một bà mẹ. Thế mà giờ gặp cô là ... ngại ... Công bằng mà nói, ngày ấy, lớp lão cũng đã gây chuyện, khiến cô khóc hết nước mắt trước lớp. Cùng với thời gian, lớn lên, mới biết cô lúc ấy cũng khó khăn lắm, còn trẻ mới ra trường, áp lực thành tích, cha mất, ... Quý cô, nhưng dường như khác biệt luôn gờn gợn đây kia. Mới rồi, có bạn chụp được mấy trang tư liệu cũ, nhiều phần tự hào về thành tích của cô và trò một thuở. Song cũng không ít bạn thấy buồn cho một thời đem thân làm gà chọi ... (P/S. xem có mấy trang mà đã dăm lỗi sai tên sai họ, xem ra cũng chẳng chỉnh chu sư phạm lắm.).




Không có nhận xét nào: