Quẳng đi, thật nói dễ mà làm khó ...
Công ty lão, ngày nào cũng có công văn của phòng An ninh an toàn, rằng thì mà là phải thế này phải thế kia, rằng nếu không tuân thủ sẽ bị phạt to phạt nhỏ, rồi thì rằng sẽ theo dõi camera để blah blah blah ... Nhân viên thở than than thở, lão bảo, kệ mẹ chúng nó, thích phạt cứ phạt, thích báo thích cáo cứ việc. Chứ cứ ngồi lo sợ thì sống thế đéo nào được.
Cũng vậy, chuyện ra đường, rẽ trái rẽ phải phải bật xi-nhan, nay nghe nói bật sớm quá cũng không được bật trễ quá cũng không được. Chăm chăm chuyện đèn, không chừng đâm mẹ nó xe, trong khi những kẻ bất chấp đèn xanh đèn đỏ lại sống phây phây. Thời đại tuyên giáo chưa qua công an đã tới ...
Chi bằng quên hết đi, sẵn sàng đón nhận mọi chuyện xảy ra bằng 2 tiếng "Thế à!".
Hoà thuận với mọi người
Lưu Ngưng Chi đang đi giày, có người đến nhận, ông đưa ngay. Sau người ấy tìm thấy giày, đem giày ông trả lại. Ông nhất định không nhận nữa.
Thẩm Lân Sĩ đang đi giày. Cũng có người đến nhận. Ông cười hỏi: “Giày của bác à?”. Rồi ông đưa ngay. Sau, người láng giềng tìm thấy giày đem giày ông trả lại. Ông nói: “Không phải của bác à?” Ông cười rồi nhận.
Việc này tuy nhỏ mọn. Song ở đời, ta nên cư xử như ông Lân Sĩ, không nên như ông Ngưng Chi.
Tô Thức
GIẢI NGHĨA:
Lưu Ngưng Chi: người đời Tống (Nam triều) tính khẳng khái, phần gia tài của mình nhường cả cho anh em mà tự thực kỳ lực. Vua triệu ra làm quan không chịu ra chỉ thích ngao du sơn thủy.
Thẩm Lân Sĩ: người đời Nam Tề, học thức rộng, không chịu ra làm quan, chỉ thích dạy học và trước thuật.
Tô Thức: tức Tô Đông Pha là một nhà đại thi sĩ nước Tàu làm quan đời nhà Tống, văn hay chữ tốt, sách làm kể có hàng vài trăm quyển lưu truyền ở đời.
LỜI BÀN: Giày của mình, mình đang đi, có người đến nhận mà mình cũng đưa, không thèm cãi “của tao của mày” như Ngưng Chi và Lân Sĩ thực ở đời cũng là hiếm có vậy. Kíp khi người ta tìm thấy giày của người ta, đem giày mình lại trả là người ta đã biết lỗi lầm. Nếu mình khăng khăng không chịu nhận, là mình quá ư nghiêm khắc mà làm ngăn trở cái lòng hối quá của người ta. Sao bằng nhận mới tỏ rõ tấm lòng bao dung được người, cả lúc người lầm cả lúc người biết lầm. Như thế mới thực là người đầy hòa khí để cư xử với quần chúng vậy.
(Theo Cổ học tinh hoa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét