Văn tức thị người.
(Không nhớ ai nói, hihi).
Cứ như câu trên ("văn = người", hehe), e rằng chân lý có hơi mờ dần theo thời gian (?!).
Hoặc giả, có những cái lý không được chân? (!).
Ấy là cảm giác khi đọc những áng văn "bựa". Khá vui. Và tính chiến đấu sâu sắc.
Phải nói thêm rằng, không có ý phân biệt hay kỳ thị vùng miền, nhưng những văn ấy phần nhiều phù hợp bắc kỳ, với trung nam kỳ hơi bị chống chỉ định. Đặc biệt các bậc phụ huynh e bị sốc (sốc thật, chứ không phải chuyện giá giảm ở các cửa hàng thời nay, hihi).
Nói chuyện phụ huynh, bởi văn bựa phần nhiều kể chuyện "bựa", của lớp trẻ đương thời. Thời của phụ huynh họ, văn viết xong bao giờ cũng phải có kết luận, rút ra bài học, thường là nâng cao quan điểm giai cấp.
So với văn bây giờ, quan điểm đã rõ ngay từ dòng đầu tiên. Tất nhiên, bựa, nhảm phải có nhiều phần bịa. Nhưng quan điểm thì rõ ràng, và sâu sắc.
Nói vậy, khác nào bảo xã hội "bựa"?
À, về điều này văn kia không sánh nổi nền báo chí hùng hậu ...
6 nhận xét:
Đà Nẵng thì chơi ở đâu Lãn Ông ơi? Mình ở ĐN có 2 ngày thui, đi bụi nên ko muốn lãng phí thời gian :d
Trong thành phố thì tắm biển, thăm Bảo tàng Chăm. Xa hơn tý có Non nước (núi + chùa) nằm phía nam, bán đảo Sơn trà (đi xe máy qua núi, hơi nguy hiểm), chùa Linh Ứng nằm phía bắc. Xa hơn nữa, phía nam vào Hội An (dạo phố cổ, ẩm thực), phía bắc lên Bà Nà (núi cao mát mẻ, cáp treo, khu vui chơi, hơi bị đắt). Xa nữa đi Cù Lao Chàm (đảo, đi ca nô cao tốc từ Hội An).
Có 2 ngày, nếu muốn tranh thủ có thể đi Cù Lao Chàm 1 ngày, 1 ngày chơi Hội An với Non nước :) Nếu muốn thư thả thì chỉ nên dạo phố Đà Nẵng với Hội An thôi, ăn đồ biển :)
"Văn là người", hoặc "Văn tức thị nhân" chứ :-|
Cũng không nhớ câu ấy đọc được ở đâu, nguyên văn như thế nào nữa :) Hình như là "Văn tức là người" :)
M.Goóc-ki có câu: "Văn học là nhân học". "Văn là người" chắc ông bà VN cứ truyền miệng mà thành. :)
Cái nhân học của đồng chí Cay Đắng í cũng bùn :)
Đăng nhận xét