Tối hôm ấy Sài gòn thất thủ thì chiều hôm ấy hắn rời Đà nẵng mưa bay ra Quảng trị nắng gió.
Lần đầu tiên ra bến xe đúng giờ (chính xác hơn là có giờ để mà đúng). Chọn xe Hoàng Hải. Một dạng xe buýt chạy đúng tuyến đúng giờ đã trở thành cái "mới" (!?). Thôi thì cũ người mới ta, củng cố chút niềm tin không phải cái gì mới ... cũng tệ (!!).
Quê hương vẫn đó, dường như không thể cũ hơn nữa. Với những điệp khúc ... chỉ biết gượng cười.
Có chủ đích tìm gặp một người bạn cũ. Học chung cấp 2, đã 33 năm có lẻ. Thực ra khoảng giữa có một lần gặp nhau, cuộc gặp lờ mờ trong men và trong nghèo khó.
Bạn vẫn ở quê bạn, nét quê không quá mới nhưng đã khác xa ngày xưa. Nên cuộc nhậu cũng khác, tiếc là chưa được nói chuyện nhiều hơn. Mừng thấy sắc khí bạn nhiều phần trở lại.
Ngày ấy bạn nổi danh giỏi (toán) nhất huyện. Khác trường, gặp nhau trong không khí "gà chọi" của một thời. Từ gườm gườm nhau của 2 trường năm ấy mạnh nhất huyện đến cùng đứng chung trong 1 đội tuyển để "chọi" các huyện khác.
Chỉ là, có lẽ hắn đã may mắn hơn ... Thêm một bạn cũng từ cái thời mông muội ấy, huyện khác. Nay giữa ba người bạn là mồi và bia. Mấy cái "trường gà" xưa như đã lùi xa ... xa lắm ...
Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016
Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016
Thí điểm
Thí điểm, chả biết có phải là từ "Hán Việt" gì gì đó hay không, nhưng nôm na bằng cha mách qué, thì chẳng qua nói sổ toẹt ra là thử.
Chuyện này, trong công việc của hắn, quá quen thuộc. Cần làm việc gì đó, không chắc phải thực hiện như thế nào, bèn thử. Thử, sai thì tháo ra làm lại (ăn gian không được thì bỏ, hehe).
Song phải nói thẳng, thợ giỏi là người biết tính toán, lường trước các tình huống, sao cho kết quả tốt mà ít phải thử nhất. Các kỹ sư ngày nay cũng vậy. Chỉ những kỹ sư kém mới đụng gì cũng thử, do thiếu kiến thức cơ bản và lười suy luận. Mà, thói đời, đã vậy thì thường sai nhiều hơn đúng.
Nhưng ở một xứ kia, có một loại kỹ sư quanh năm thử, í quên, họ tự gọi văn hoa là "thí điểm". Và họ cũng văn hoa tự gọi mình là "kỹ sư tâm hồn".
Thông thường, một lần thử cái gì đó mà sai, thì sẽ gây tốn kém và thương tổn. Dường như, trừ "tâm hồn" (?!!!).
Thực ra, nói chung chung cũng lắm kẻ oan. Chỉ vì, họ chịu sự "lãnh đạo sáng suốt" của một tổ chức được gọi là bộ học, hay như ngày nay, tên ấy dài ra, dân gian bèn gọi tắt là (giáo) dục. Tương ứng với sự kính trọng (khinh bỉ) đáng được nhận, dân gọi là thằng, thằng dục.
Chuyện này, trong công việc của hắn, quá quen thuộc. Cần làm việc gì đó, không chắc phải thực hiện như thế nào, bèn thử. Thử, sai thì tháo ra làm lại (ăn gian không được thì bỏ, hehe).
Song phải nói thẳng, thợ giỏi là người biết tính toán, lường trước các tình huống, sao cho kết quả tốt mà ít phải thử nhất. Các kỹ sư ngày nay cũng vậy. Chỉ những kỹ sư kém mới đụng gì cũng thử, do thiếu kiến thức cơ bản và lười suy luận. Mà, thói đời, đã vậy thì thường sai nhiều hơn đúng.
Nhưng ở một xứ kia, có một loại kỹ sư quanh năm thử, í quên, họ tự gọi văn hoa là "thí điểm". Và họ cũng văn hoa tự gọi mình là "kỹ sư tâm hồn".
Thông thường, một lần thử cái gì đó mà sai, thì sẽ gây tốn kém và thương tổn. Dường như, trừ "tâm hồn" (?!!!).
Thực ra, nói chung chung cũng lắm kẻ oan. Chỉ vì, họ chịu sự "lãnh đạo sáng suốt" của một tổ chức được gọi là bộ học, hay như ngày nay, tên ấy dài ra, dân gian bèn gọi tắt là (giáo) dục. Tương ứng với sự kính trọng (khinh bỉ) đáng được nhận, dân gọi là thằng, thằng dục.
dục ơi bố phải lạy mày
Cứ yên một tý lại bày trò ra
...
Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016
Mưa bão
Dạo ni thờ ơ với ngoại cảnh, hihi. Mưa bão đến bên nhà mà cứ bình chân như vại.
Sáng xuống ca đạp xe về nhà trong mưa. Chẳng buồn tránh. Về đến nhà vứt bộ đồ ướt vào chậu giặt.
Chiều vừa định đi có việc thì nước mưa tràn đầy nhà. Thản nhiên quét lau chùi. Tháo mồ hôi.
Mặc áo mưa dắt xe máy ra thì phát hiện lốp trước xẹp lép. Bơm không lên. Dép lê lẹp kẹp đẩy ra tiệm vá, thay luôn ruột (65K).
Đạp mãi xe mới nổ. Đi giữa đường máy chết lên chết xuống. Cuối cùng cũng đi đến nơi về đến chốn. Vứt thêm bộ đồ vô chậu giặt.
Tối định viết vài dòng thì cúp điện. Tranh thủ không có mạng soạn vài đoạn chương trình cho Logo!8.
Chuẩn bị đi ngủ. Điện sáng. Ok, không sao.
Áp thấp thành bão và đi nhanh hơn. Trưa dự kiến tối mai vào, tối lại bảo khả năng sáng mai tới.
Anyway, ngoài kia mưa bão, ngồi trên giường thấy thật bình yên.
Sáng xuống ca đạp xe về nhà trong mưa. Chẳng buồn tránh. Về đến nhà vứt bộ đồ ướt vào chậu giặt.
Chiều vừa định đi có việc thì nước mưa tràn đầy nhà. Thản nhiên quét lau chùi. Tháo mồ hôi.
Mặc áo mưa dắt xe máy ra thì phát hiện lốp trước xẹp lép. Bơm không lên. Dép lê lẹp kẹp đẩy ra tiệm vá, thay luôn ruột (65K).
Đạp mãi xe mới nổ. Đi giữa đường máy chết lên chết xuống. Cuối cùng cũng đi đến nơi về đến chốn. Vứt thêm bộ đồ vô chậu giặt.
Tối định viết vài dòng thì cúp điện. Tranh thủ không có mạng soạn vài đoạn chương trình cho Logo!8.
Chuẩn bị đi ngủ. Điện sáng. Ok, không sao.
Áp thấp thành bão và đi nhanh hơn. Trưa dự kiến tối mai vào, tối lại bảo khả năng sáng mai tới.
Anyway, ngoài kia mưa bão, ngồi trên giường thấy thật bình yên.
Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016
Social network
Mấy ngày nay, báo chí (và không chỉ báo chí) vina ầm ĩ lên với nào là anh hùng nào là vô-lăng vàng. Sự khao khát dựng lên một anh hùng càng khiến họ trở nên nhỏ bé tội nghiệp.
Sự việc vốn đáng trân trọng, khi con người biết giúp đỡ con người, và đáng mừng, khi tránh được một tai nạn có thể thảm khốc, lại dường như đang bị bôi bẩn bởi những toan tính tầm thường.
Không lạ cho những kẻ ra rả "tự hào vn" ké theo những tấm huy chương vàng của các anh Vinh, anh Công nhưng không thấy "nhục nhã vn" trước những đồng bào trộm cắp còn vn hơn cả vn.
***
Thực ra, hắn muốn nói về một chuyện hoàn toàn khác, xảy ra ở một nơi xa xôi hơn, song lại rất gần. Tiếc là dẫu gần nhưng không được dân vina xứ lưu ý cho lắm, có lẽ bởi nó ở một tầm khác.
Lẽ gần thứ nhất là liên quan đến bức ảnh cô bé napalm. Việc bức ảnh bị Facebook kiểm duyệt đã và đang gây ra một sự bất bình ở xứ Nauy.
Lẽ gần thứ hai là liên quan đến ... Facebook. Hắn hơi ngạc nhiên với sự kiên quyết đến cứng rắn của Fb, gỡ hàng loạt kể cả status của thủ tướng Nauy, thậm chí còn khoá tài khoản của nhà báo lên án.
Biểu hiện của Mark có vẻ không khác gì một kẻ độc tài chính cống (bất chấp, chuyên quyền, và ... ngu dốt, vì đối tượng là một bức ảnh đã thành danh). Hắn thốt nhiên giật mình, độc tài là phải, đó chẳng là vương quốc của cậu ta ư? (Cộng thêm chuyện nghe đâu cậu ta khăng khăng Fb là công ty công nghệ, phủ nhận trách nhiệm nội dung).
Nhẽ cũng đến ngày nên từ bỏ "quốc tịch" của "vương quốc" ấy thôi.
Sự việc vốn đáng trân trọng, khi con người biết giúp đỡ con người, và đáng mừng, khi tránh được một tai nạn có thể thảm khốc, lại dường như đang bị bôi bẩn bởi những toan tính tầm thường.
Không lạ cho những kẻ ra rả "tự hào vn" ké theo những tấm huy chương vàng của các anh Vinh, anh Công nhưng không thấy "nhục nhã vn" trước những đồng bào trộm cắp còn vn hơn cả vn.
***
Thực ra, hắn muốn nói về một chuyện hoàn toàn khác, xảy ra ở một nơi xa xôi hơn, song lại rất gần. Tiếc là dẫu gần nhưng không được dân vina xứ lưu ý cho lắm, có lẽ bởi nó ở một tầm khác.
Lẽ gần thứ nhất là liên quan đến bức ảnh cô bé napalm. Việc bức ảnh bị Facebook kiểm duyệt đã và đang gây ra một sự bất bình ở xứ Nauy.
Lẽ gần thứ hai là liên quan đến ... Facebook. Hắn hơi ngạc nhiên với sự kiên quyết đến cứng rắn của Fb, gỡ hàng loạt kể cả status của thủ tướng Nauy, thậm chí còn khoá tài khoản của nhà báo lên án.
Biểu hiện của Mark có vẻ không khác gì một kẻ độc tài chính cống (bất chấp, chuyên quyền, và ... ngu dốt, vì đối tượng là một bức ảnh đã thành danh). Hắn thốt nhiên giật mình, độc tài là phải, đó chẳng là vương quốc của cậu ta ư? (Cộng thêm chuyện nghe đâu cậu ta khăng khăng Fb là công ty công nghệ, phủ nhận trách nhiệm nội dung).
Nhẽ cũng đến ngày nên từ bỏ "quốc tịch" của "vương quốc" ấy thôi.
Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016
VNEN
- Không rõ lắm VNEN bao gồm những gì, nhưng có vẻ nó không/chưa thích hợp với dân vina. Nghe nói VNEN đề cao tính độc lập, tự chủ, sự thảo luận của học sinh.
- Được UNESCO khuyến khích, bộ học vina "thí điểm" (bộ này vẫn được mệnh danh là ngành có nhiều thỏ thí nghiệm nhất.
- Những địa phương thực hiện thí điểm được cho là nhân rộng quá nhanh và bây giờ phải ngừng lại, quay về với "truyền thống".
- Nhiều học sinh thích phương pháp học này. Nhưng cũng nhiều học sinh tỏ ra không theo kịp cách học mới, đặc biệt trong thảo luận.
- Đại đa số phụ huynh phản đối, thậm chí một cách rất gay gắt. Họ tự kiểm tra và cho rằng VNEN làm con em họ kém đi.
- Nhiều giáo viên cũng không theo kịp phương pháp dạy mới.
- Một số lý do khác: cơ sở vật chất không đáp ứng.
Haizzzzzzzzzz!
- Được UNESCO khuyến khích, bộ học vina "thí điểm" (bộ này vẫn được mệnh danh là ngành có nhiều thỏ thí nghiệm nhất.
- Những địa phương thực hiện thí điểm được cho là nhân rộng quá nhanh và bây giờ phải ngừng lại, quay về với "truyền thống".
- Nhiều học sinh thích phương pháp học này. Nhưng cũng nhiều học sinh tỏ ra không theo kịp cách học mới, đặc biệt trong thảo luận.
- Đại đa số phụ huynh phản đối, thậm chí một cách rất gay gắt. Họ tự kiểm tra và cho rằng VNEN làm con em họ kém đi.
- Nhiều giáo viên cũng không theo kịp phương pháp dạy mới.
- Một số lý do khác: cơ sở vật chất không đáp ứng.
Haizzzzzzzzzz!
Lòng tin
Hình như chuyện này, hắn nói đến không phải lần đầu tiên. Và, có lẽ cũng còn xa mới là lần cuối cùng.
Lý do là hôm rồi tham gia huấn luyện cho trạm mới. Kế hoạch nhanh chóng bị phá sản khi biến thành cuộc thảo luận về những tồn tại và cách xử lý.
Triết lý "đơn giản" của hắn không tồn tại ở đây. Người ta, chừng như hào nhoáng xây dựng một hệ thống ra vẻ hiện đại, song với tư duy hết sức "nông dân" (thành thật xin lỗi các bác nông dân). Kiểu "nhỡ hỏng thì sao?". Thế là thay vì cần dùng một biến thành mua sắm hai, ba. Chính sự rối rắm ấy lại là nguy cơ lớn của "nhỡ ..." thì không ai nhắc đến.
Đồng bộ với tư duy thiết kế đó là gánh nặng đè lên suy nghĩ của nhân viên khai thác. Cũng "nhỡ ... thì sao?". Thực ra giá như đơn giản thì câu trả lời cũng nhẹ nhõm hơn nhiều.
Cách đây nhiều năm hắn từng tham gia thiết kế nhiều hệ thống lớn nhỏ, luôn phải đối phó với câu hỏi "nhỡ ..." đó. Trả lời: nếu độ tin cậy đạt 95% thì cứ 100 ngày chỉ có nguy cơ sự cố khoảng 5 ngày, thử tính xem thiệt hại trong 5 ngày đó có đáng để đầu tư một đống tiền? Chưa kể đống tiền đó còn khiến cho sự cố có nguy cơ nhiều hơn 5 ngày.
Tóm lại, khi các kỹ sư không tự tin về kiến thức của chính mình ...
Lý do là hôm rồi tham gia huấn luyện cho trạm mới. Kế hoạch nhanh chóng bị phá sản khi biến thành cuộc thảo luận về những tồn tại và cách xử lý.
Triết lý "đơn giản" của hắn không tồn tại ở đây. Người ta, chừng như hào nhoáng xây dựng một hệ thống ra vẻ hiện đại, song với tư duy hết sức "nông dân" (thành thật xin lỗi các bác nông dân). Kiểu "nhỡ hỏng thì sao?". Thế là thay vì cần dùng một biến thành mua sắm hai, ba. Chính sự rối rắm ấy lại là nguy cơ lớn của "nhỡ ..." thì không ai nhắc đến.
Đồng bộ với tư duy thiết kế đó là gánh nặng đè lên suy nghĩ của nhân viên khai thác. Cũng "nhỡ ... thì sao?". Thực ra giá như đơn giản thì câu trả lời cũng nhẹ nhõm hơn nhiều.
Cách đây nhiều năm hắn từng tham gia thiết kế nhiều hệ thống lớn nhỏ, luôn phải đối phó với câu hỏi "nhỡ ..." đó. Trả lời: nếu độ tin cậy đạt 95% thì cứ 100 ngày chỉ có nguy cơ sự cố khoảng 5 ngày, thử tính xem thiệt hại trong 5 ngày đó có đáng để đầu tư một đống tiền? Chưa kể đống tiền đó còn khiến cho sự cố có nguy cơ nhiều hơn 5 ngày.
Tóm lại, khi các kỹ sư không tự tin về kiến thức của chính mình ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)