Trái đất tự hào có một bầu khí quyển bao quanh. Hiển nhiên chẳng có gì là đồng nhất, sẽ có những nơi khí áp cao và những nơi khí áp thấp. Không khí chuyển động từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp, cũng như trên mặt đất không bằng phẳng nước chảy chỗ trũng vậy. Tạo thành gió.
Khi hình thành một vùng khí áp thấp, gió có xu hướng thổi từ xung quanh về tâm của nó, dưới tác động của lực gradient khí áp. Nhưng trái đất lại quay quanh trục của mình, tạo ra lực Coriolis có xu hướng đẩy các luồng gió lệch phải ở bắc bán cầu (và lệch trái ở nam bán cầu), vì vậy các luồng gió hướng tâm áp thấp nhiệt đới trông như đang xoáy ngược chiều kim đồng hồ (ở bán cầu bắc, dĩ nhiên, theo chiều kim đồng hồ ở bán cầu nam). Đến đây sẽ có sự tham gia của lực ly tâm, hình thành xoáy bão xung quanh mắt bão, theo ngược chiều kim đồng hồ ở bắc bán cầu.
Việt nam nằm ở bắc bán cầu, bên cạnh biển Đông nên thường "vinh dự" được đón các cơn bão tiến đến từ phía đông. Bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi thoạt đầu là gió bắc (hoặc đông bắc ở phía bắc cơn bão và tây bắc ở phía nam cơn bão. Khi bão đi qua, nếu "may mắn" ở ngay dưới mắt bão sẽ được hưởng một khoảng lặng, trước khi gió đổi chiều thổi từ hướng nam (đông rồi đông nam ở phía bắc hay tây rồi tây nam ở phía nam).
Dân gian vn gọi "lại nồm". (Theo các nhà ngôn ngữ học, "nồm", hay "nôm" đều do đọc trại từ "nam" mà ra).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét