Nhạt nhẽo.
Mình thì đã rõ. Bế tắc. Chẳng biết sống để làm gì.
Còn những người khác thì sao nhỉ? Lờ đờ bận rộn. Những cái bóng.
H. vẫn muốn làm theo cách riêng. Dễ hiểu thôi. Mình thấy mờ mịt.
Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.
Hôm qua mình nói chuyện chút chút với Keith. Cùng đi ăn trưa. Cảm giác đầu tiên là không hợp.
Mình hỏi why just Vn? Hắn hình dung về một xứ nghèo cần giúp đỡ. Mình lại hỏi how about Africa? The same.
Keith nói muốn sống ở Vn lâu dài. Uhm. Để xem.
Hắn khoái các món ăn Vn (?!). Bún bò Huế và ... thịt chó (!!).
Trưa qua Keith khen thời tiết dễ chịu. Uh, không lạnh không nóng không nắng không mưa.
Nhưng chiều mình về thì mưa như mưa xuân. Bay bay lành lạnh. Vừa đủ ướt áo quần. Thấy ai cũng dừng xe khoác áo mưa. Mình mặc kệ. Những giọt mưa đọng lại trên mũ bảo hiểm bắt đầu nhỏ xuống thì đến phố. Ngớt.
Nghĩ, anh chàng Keith enjoys cuộc sống này thế nào?
Thế giới ảo cũng nhàn nhạt.
Báo chí lề phải vẫn là bát xáo voi.
Nhân chuyện chó cắn chết người, mình tìm đọc lại Nhà mẹ Lê của Thạch Lam. E rằng xưa so với nay chỉ là muỗi.
Dạo này multi vào ro ro. Bù lại face tắc tị. Blogspot lúc được lúc không.
Plus cứ dăm phút lại thông báo về những messages và comments mà mình đọc đã lâu. Thậm chí đã xóa. Vì trong plus, spams nhiều hơn friends vậy. Giao diện cứ chập chờn qua lại cũ mới. Với giao diện mới list gì cũng chỉ xem được phần đầu, vì nút next không sử dụng được.
Nhìn công việc thấy team develops cái này không ra gì. Yahoo đi xuống tưởng không lạ. Thế mà một thời độc tôn khi mình mới biết đến thế giới net.
Chiều nay đi trực ca anh Thuận.
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010
Chán nản
Những ngày này mình chán nản quá!
Thường những khi nào thì con người ta cảm thấy chản nản nhỉ?
Khi làm một công việc gì đã lâu mà chưa có kết quả?
Khi trông đợi một điều gì đã lâu mà không thấy đến?
Hoặc khi chẳng biết làm gì?
Mình đang có tới 3 công việc mới để bắt đầu. 3 công việc độc lập. 3 công việc nhiều hứa hẹn.
Mình bận. Tràn ngập ý tưởng.
Thế mà sao vẫn chán nản?
Vì cách các công việc bắt đầu. Vì mình không tin kết quả sẽ tốt đẹp.
Trong khi các cộng sự đầy phấn khích. Đầy hy vọng.
Tại sao mình lại khác mọi người làm vậy?
Từ bao giờ?
Từ bao giờ mình đã tự biến mình thành một dị nhân?
Mình phải làm gì?
Thôi suy nghĩ? Chấp nhận sự bầy hầy?
Tự đánh mất chính mình?
***
Sau 3 ngày nằm. Giờ mỗi lần tắm da lưng lại tróc từng mảng.
Rõ rằng, con người ta không được phép nằm quá lâu.
Phải đứng. Trên đôi chân.
Phải đi.
***
- Tử này mệt về học, khốn về đạo, bây giờ muốn nghỉ để thờ vua có nên không?
Đức Khổng Tử nói:
- Phàm làm tôi thờ vua, sớm tối kính cẩn, mà cho trọn được chức trách cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để thờ song thân?
- Lòng con hiếu thờ cha mẹ thật vô cùng, lại có thể lấy sự hiếu thảo của mình cảm hóa được lòng người, cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để vui chơi với vợ con?
- Đạo làm chồng phải làm gương cho vợ, lại để cho anh em và thiên hạ trông vào mà bắt chước cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để chơi với bầu bạn?
- Nghĩa bầu bạn phải giúp đỡ nhau, hết lòng hết sức với nhau, cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để làm ruộng?
- Công việc nhà nông phải cấy cày gặt hái hai sương một nắng, chân lấm tay bùn, cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Như thế thì Tử này không lúc nào được nghỉ ư?
- Có chứ. Lúc nào ngắm thấy cái huyệt đào nhẵn nhụi, trông thấy cái mồ đắp chắc chắn, ngó thấy người đi đưa cách biệt hẳn mình, ấy lúc bấy giờ mới là lúc nghỉ được đó.
Thầy Tử Cống nói:
- Như thế cái chết chẳng là cái hay à! Người quân tử đến bấy giờ được nghỉ, kẻ tiểu nhân đến bấy giờ mới chịu thôi, cái chết thật là hay vậy!
Thường những khi nào thì con người ta cảm thấy chản nản nhỉ?
Khi làm một công việc gì đã lâu mà chưa có kết quả?
Khi trông đợi một điều gì đã lâu mà không thấy đến?
Hoặc khi chẳng biết làm gì?
Mình đang có tới 3 công việc mới để bắt đầu. 3 công việc độc lập. 3 công việc nhiều hứa hẹn.
Mình bận. Tràn ngập ý tưởng.
Thế mà sao vẫn chán nản?
Vì cách các công việc bắt đầu. Vì mình không tin kết quả sẽ tốt đẹp.
Trong khi các cộng sự đầy phấn khích. Đầy hy vọng.
Tại sao mình lại khác mọi người làm vậy?
Từ bao giờ?
Từ bao giờ mình đã tự biến mình thành một dị nhân?
Mình phải làm gì?
Thôi suy nghĩ? Chấp nhận sự bầy hầy?
Tự đánh mất chính mình?
***
Sau 3 ngày nằm. Giờ mỗi lần tắm da lưng lại tróc từng mảng.
Rõ rằng, con người ta không được phép nằm quá lâu.
Phải đứng. Trên đôi chân.
Phải đi.
***
LÚC NÀO ĐƯỢC NGHỈ?
Thầy Tử Cống hỏi Đức Khổng Tử:- Tử này mệt về học, khốn về đạo, bây giờ muốn nghỉ để thờ vua có nên không?
Đức Khổng Tử nói:
- Phàm làm tôi thờ vua, sớm tối kính cẩn, mà cho trọn được chức trách cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để thờ song thân?
- Lòng con hiếu thờ cha mẹ thật vô cùng, lại có thể lấy sự hiếu thảo của mình cảm hóa được lòng người, cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để vui chơi với vợ con?
- Đạo làm chồng phải làm gương cho vợ, lại để cho anh em và thiên hạ trông vào mà bắt chước cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để chơi với bầu bạn?
- Nghĩa bầu bạn phải giúp đỡ nhau, hết lòng hết sức với nhau, cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Vậy xin nghỉ để làm ruộng?
- Công việc nhà nông phải cấy cày gặt hái hai sương một nắng, chân lấm tay bùn, cũng là việc khó, nghỉ thế nào được!
- Như thế thì Tử này không lúc nào được nghỉ ư?
- Có chứ. Lúc nào ngắm thấy cái huyệt đào nhẵn nhụi, trông thấy cái mồ đắp chắc chắn, ngó thấy người đi đưa cách biệt hẳn mình, ấy lúc bấy giờ mới là lúc nghỉ được đó.
Thầy Tử Cống nói:
- Như thế cái chết chẳng là cái hay à! Người quân tử đến bấy giờ được nghỉ, kẻ tiểu nhân đến bấy giờ mới chịu thôi, cái chết thật là hay vậy!
Gia ngữ
Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010
Sửa ... một chữ
Động bút (keyboard) sau mấy ngày nằm ngồi trong bệnh viện.
Biết trước sẽ nhiều chờ đợi với những-không-làm-gì-cả, nên cẩn thận giắt theo mình cuốn Thơ Đường. Dăm ngày "nhàn cư" chốn đông người, mắt thấy tai nghe không ít chuyện. Trước tiên nói chuyện "ngắm thấy" đã vậy.
Chả là đọc (chưa) nhiều (đã) mỏi mắt, mới nhìn vẩn vơ. Thấy khẩu hiệu "Thực hiện bệnh viện văn hóa". Chẳng hiểu sao lúc đầu cứ nghĩ, là thực hiện văn hóa đây. Mà cụ thể ở đây là văn hóa ở bệnh viện. Nghĩa là văn hóa là danh từ, là đối tượng. Bệnh viện là bổ ngữ cho văn hóa. Hình như thời mình đi học được gọi là định ngữ.
Có lẽ chỉ tại mình đang đọc thơ tiếng Hán. Vì hiểu vậy thì phải viết ngược lại, là "văn hóa bệnh viện".
Như thế ở đây người ta thực hiện cái bệnh viện. Bệnh viện có văn hóa. Bệnh viện là đối tượng. Văn hóa là tính từ.
Đến đây mình hơi bí với động từ "thực hiện". Có thực hiện được bệnh viện (?!) ...
Tiếp tục nghĩ lung tung. Hay phải viết "hãy thực hiện"? Hay "Toàn thể ... quyết tâm ..."?
Thôi chấm dứt "vi bất thiện" ở đây. Tại lúc đó rảnh quá ...
Nhìn lại trang sách thấy mình vừa đọc đến "Tĩnh dạ tư" của Thi tiên Lý Bạch.
Bài này hẳn quen thuộc với quá nhiều người. Ít ra không ít người nhớ hai câu sau.
Chẳng mấy khi đọc sách in, bèn tỉ mẩn đọc bản dịch thơ kèm theo, của Tương Như:
Biết những bài thế này thường số bản dịch không ít. Nhưng đọc bản này cứ muốn liều sửa một chữ: chữ cuối câu đầu thành "vương".
Nghĩ: cũng đạt ý, lại hiệp vần, mà thanh bình hạ nhẹ hơn chữ "rọi" thanh trắc.
Văn dốt võ dát, không dám nói nhiều ...
Biết trước sẽ nhiều chờ đợi với những-không-làm-gì-cả, nên cẩn thận giắt theo mình cuốn Thơ Đường. Dăm ngày "nhàn cư" chốn đông người, mắt thấy tai nghe không ít chuyện. Trước tiên nói chuyện "ngắm thấy" đã vậy.
Chả là đọc (chưa) nhiều (đã) mỏi mắt, mới nhìn vẩn vơ. Thấy khẩu hiệu "Thực hiện bệnh viện văn hóa". Chẳng hiểu sao lúc đầu cứ nghĩ, là thực hiện văn hóa đây. Mà cụ thể ở đây là văn hóa ở bệnh viện. Nghĩa là văn hóa là danh từ, là đối tượng. Bệnh viện là bổ ngữ cho văn hóa. Hình như thời mình đi học được gọi là định ngữ.
Có lẽ chỉ tại mình đang đọc thơ tiếng Hán. Vì hiểu vậy thì phải viết ngược lại, là "văn hóa bệnh viện".
Như thế ở đây người ta thực hiện cái bệnh viện. Bệnh viện có văn hóa. Bệnh viện là đối tượng. Văn hóa là tính từ.
Đến đây mình hơi bí với động từ "thực hiện". Có thực hiện được bệnh viện (?!) ...
Tiếp tục nghĩ lung tung. Hay phải viết "hãy thực hiện"? Hay "Toàn thể ... quyết tâm ..."?
Thôi chấm dứt "vi bất thiện" ở đây. Tại lúc đó rảnh quá ...
Nhìn lại trang sách thấy mình vừa đọc đến "Tĩnh dạ tư" của Thi tiên Lý Bạch.
床 前 明 月 光
疑 是 地 上 霜
舉 頭 望 明 月
低 頭 思 故 鄉
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
疑 是 地 上 霜
舉 頭 望 明 月
低 頭 思 故 鄉
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Bài này hẳn quen thuộc với quá nhiều người. Ít ra không ít người nhớ hai câu sau.
Chẳng mấy khi đọc sách in, bèn tỉ mẩn đọc bản dịch thơ kèm theo, của Tương Như:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Biết những bài thế này thường số bản dịch không ít. Nhưng đọc bản này cứ muốn liều sửa một chữ: chữ cuối câu đầu thành "vương".
Nghĩ: cũng đạt ý, lại hiệp vần, mà thanh bình hạ nhẹ hơn chữ "rọi" thanh trắc.
Văn dốt võ dát, không dám nói nhiều ...
Thứ Hai, 4 tháng 1, 2010
Làm đẹp
Nói rằng: cấm hút thuốc lá nơi công cộng.
Có vẻ như là một nét son.
Nhưng e không giúp gì được bộ mặt nhàu nhò. Không che đậy được những lỗ thủng lộ ra cả bộ xương mục nát. Của một xã hội.
Chiều nay mình ngồi Coffee Book Phương Nam. Đang chăm chú đọc thì nghe lao xao tiếng nước ngoài. Ngẩng đầu lên thấy phía xa một anh "Tây". Không già, không trẻ. Đang nói gì đó với một anh chàng trông rất trí thức, rất lịch sự. Nghe loáng thoáng "... no cigarette ...".
Trên tay anh kia là một điếu thuốc lá đang nhả khói.
Điếu thuốc duy nhất trong quán.
Mấy cô cậu ngồi gần đó (mình đoán là học sinh, rất trẻ) nhắc giùm: ổng nói anh không được hút thuốc đó.
Anh chàng xử sự rất "ta": miệng cười gượng gạo. Nhưng điếu thuốc không được dụi đi, vẫn tỏa khói.
Anh "Tây" thất vọng quay sang cô gái trẻ ngồi bàn bên cạnh (mình đoán là sinh viên). Và hỏi: cô có thích khói thuốc không?
Cô gái này hẳn là một người yêu nước ta. Cô trả lời gì đó rất nhỏ mình không nghe được. Hình như thanh minh (?!).
Mình cũng "ta". Ngồi im như thường khi.
Dù mình ghét cay ghét đắng khói thuốc.
Quả là "nét đẹp" rất ta.
Tiếc là chúng ta lại thường không biết "thưởng thức".
Chỉ những người phương xa lại ...
Có vẻ như là một nét son.
Nhưng e không giúp gì được bộ mặt nhàu nhò. Không che đậy được những lỗ thủng lộ ra cả bộ xương mục nát. Của một xã hội.
Chiều nay mình ngồi Coffee Book Phương Nam. Đang chăm chú đọc thì nghe lao xao tiếng nước ngoài. Ngẩng đầu lên thấy phía xa một anh "Tây". Không già, không trẻ. Đang nói gì đó với một anh chàng trông rất trí thức, rất lịch sự. Nghe loáng thoáng "... no cigarette ...".
Trên tay anh kia là một điếu thuốc lá đang nhả khói.
Điếu thuốc duy nhất trong quán.
Mấy cô cậu ngồi gần đó (mình đoán là học sinh, rất trẻ) nhắc giùm: ổng nói anh không được hút thuốc đó.
Anh chàng xử sự rất "ta": miệng cười gượng gạo. Nhưng điếu thuốc không được dụi đi, vẫn tỏa khói.
Anh "Tây" thất vọng quay sang cô gái trẻ ngồi bàn bên cạnh (mình đoán là sinh viên). Và hỏi: cô có thích khói thuốc không?
Cô gái này hẳn là một người yêu nước ta. Cô trả lời gì đó rất nhỏ mình không nghe được. Hình như thanh minh (?!).
Mình cũng "ta". Ngồi im như thường khi.
Dù mình ghét cay ghét đắng khói thuốc.
Quả là "nét đẹp" rất ta.
Tiếc là chúng ta lại thường không biết "thưởng thức".
Chỉ những người phương xa lại ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)