Lúc trước hắn học đại học ở Slovakia. Sau 1 năm học tiếng (tuần 6 ngày ngày 2 buổi chỉ học mỗi tiếng Slovakia, với cả thầy cô bản xứ lẫn thầy cô Việt) ở Đại học ngoại ngữ Hà Nội rồi mới bay sang đó. Tiếp tục thêm 1 năm học như thế nữa ngay giữa xã hội của họ, nghĩa là có sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Và kết quả năm nào cũng đạt loại khá giỏi. Thế mà vào lớp lần đầu tiên ở trường đại học, thầy hỏi tên gì hắn đơ như cây cơ luôn, hihi.
Học các môn khoa học, kỹ thuật thì còn đỡ, gặp như môn chính trị thì ù hết cả tai. Sống càng lâu khả năng nghe càng tốt, ngược lại nói thì (theo bạn bè người bản xứ nhận xét), như con nít nói (vì hầu như chỉ sử dụng vốn từ vựng cơ bản để diễn đạt).
Định xông vào học tiếng Nga chung với các sinh viên bản xứ, mới thấy 7 năm tiếng Nga phổ thông của hắn chẳng là cái đinh rỉ (mà thuộc loại học giỏi cơ đấy, huhu).
Lúc đó mới bập bõm học tiếng Anh, thứ tiếng bây giờ hắn sử dụng chủ lực trong công việc. Nhưng xem ra năng lực không quá đọc hiểu, vì chưa bao giờ được học chính quy. Thế mà cũng loay hoay vật lộn với mấy ông Tây được lắm, haha.
Nhiều lần gặp và làm việc với người Việt từ Mỹ, khi họ nói tiếng Anh thì hắn điếc luôn.
Thỉnh thoảng, cũng đọc dăm truyện tiếng Anh gọi là. Khi rảnh thì thấy hứng thú lắm, và cũng hiểu được hehe.
Lần này, hơi bị dũng cảm xông vào The Sympathizer. Choáng.
Tác giả là người Việt. Mới đọc được 3 chương đầu đến đoạn nhân vật chính rời Sài Gòn năm 1975. Hoa mắt với từ ngữ. Đọc truyện mà như xem phim hành động. Hay đó chính là một đoạn phim hành động? Sự vật lộn ác liệt giữa sống và chết để sinh tồn, để cứu người thân. Dù, đôi khi, chỉ giữ được thi thể người thương yêu đã chết ...
Có lẽ, hắn chỉ cảm thấy thế thôi. Còn chưa hiểu được quá nửa số từ trong mỗi câu ...
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét