Nhưng, nếu nói về lời, hay những đêm nhạc hoành tráng kiểu của nhạc sĩ P.T. thì lại thấy phản cảm vô cùng.
Phải chăng đó là những mâu thuẫn nội tại mà một vài thế hệ nào đó phải chịu?
Tự thấy hơi cực đoan, nhưng không thể không nhớ đến ông bố của chính nhạc sĩ, một trí thức Việt tài hoa nửa đầu thế kỷ 20, đã bị giết chết (một cách oan ức và mờ ám) bởi chính thế lực mà ông hết lời ca ngợi.
Liếc qua cách đưa tin của vtv, hiểu rằng đêm nhạc không đơn giản như bao đêm nhạc khác ... Một khán giả (lớn tuổi) được phỏng vấn đã hào hứng "một bài hát của ông còn hơn cả một sư đoàn, nó thôi thúc bao người ra trận ...".
Bỗng nhớ (lại nhớ!?) bài thơ nằm trong di cảo của Chế Lan Viên (trí thức, khó vậy thay!!!):
Ai? Tôi!
Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét