Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Tằm, ong và ... Nguyễn Huệ

Tàm thổ ti
Phong nhưỡng mật
Nhân bất học
Bất như vật

Cuộc cách mạng hô hào phản đế bài phong rốt cuộc vẫn không thoát khỏi cái bóng nho giáo. Sách giáo khoa ra rả dạy trẻ con về những chú tằm chị ong cần mẫn đóng góp cho đời. Những bài hát về các chị ong 🐝chăm chỉ khiến bao thế hệ trẻ lớn lên lầm tưởng ong không hề gây hại gì cho mùa màng cây trồng. Những bài thơ ca ngợi tằm nhả tơ kéo kén không ngần ngại dùng lối đòn bẩy chê bai ... nhện nhanh nhẩu đoảng, dù nhện chăng lưới bắt ruồi muỗi có phần ích lợi như thường.

Hiển nhiên những quyển sách giáo khoa sáo rỗng lờ tịt việc con người lấy tơ lấy mật của các loài tội nghiệp nói trên như thế nào. Một sự thảm hại của tuyên truyền.



Dường như tằm và ong thì không liên quan gì đến ... Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ là một nhân vật lịch sử. Nhưng những gì học sinh được học về ông lại không mang tính lịch sử.

Cá nhân lão ngày bé từng rất hâm mộ NH, thiên tài quân sự đánh đâu thắng đó. Lớn lên hiểu đời thấy thương cảm cho thần dân của ông. Với cuộc đời chinh chiến liên miên ắt trai tráng phải tòng quân bỏ xác nơi chiến trường, mà hẳn phụ lão ấu cũng phải còng lưng đóng thuế nuôi bộ máy chiến tranh đồ sộ? Cho nên Tây sơn hễ đánh là thắng mà vừa rút là Gia định lại theo về Nguyễn Ánh. Rốt cuộc với sức lao động từ miền Nam trù phú mà Nguyễn Ánh giành lại được miền Trung khô cằn và miền Bắc đói khổ.

Sách giáo khoa cũng ... lỡ xây dựng hình ảnh NH thành khởi nghĩa nông dân mà lờ đi gốc gác của ông là lái buôn kiêm ... kẻ cướp.

Chẳng phải, không hơn một sự thảm hại nữa của tuyên truyền?

Không có nhận xét nào: