(Thực ra là kể tiếp câu chuyện ...)
Người đàn ông mười năm trước đã nhảy xuống từ thành cầu và kẻ "cướp nhà băng" mười năm sau không có gì liên quan tới nhau.
Người đàn ông mười năm trước đã gửi toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình vào một ngân hàng, như một khoản đầu tư an toàn, và dùng nó để bảo đảm cho các khoản vay của mình. Cho đến khi an toàn không còn là an toàn, ngân hàng nọ phá sản, người đàn ông còn lại các món nợ.
Người ta giải thích cho ông bố 2 con rằng đó là "moral hazard". Giống như có 2 thằng ngốc cùng ngồi trên một nhánh cây cao và thằng phía trong cầm một ... cái cưa. Bạn chính là thằng ngốc ngồi phía ngoài.
Kẻ "cướp nhà băng", khi còn là một đứa trẻ 7 tuổi, lần đầu tiên nghe mẹ nói rằng, nếu con muốn làm Thượng đế mỉm cười, hãy nói với Ngài dự định của con.
Có lẽ đứa trẻ 7 tuổi chưa thể hiểu lời mẹ, cho đến khi người mẹ quỳ xuống xin lỗi con, nói rằng lẽ ra con không nên đưa cho mẹ số tiền dành dụm của con.
P/S. Lão thích cách dịch "moral hazard" ra tV một cách dân dã, như "chơi lận", hay "ỷ thế làm liều". Nghe không giống "rủi ro đạo đức"?
Khi bạn đóng bảo hiểm cho nhà nước, đó không phải là một mối quan hệ ngang hàng, vì bạn ở phía kém ưu thế thông tin (thằng ngốc ngồi ngoài, phía ngọn của nhánh cây). Cho đến một ngày nhà nước thay đổi ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét