Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Thủy lợi

Ngồi buồn gõ lại đoạn này chơi:

Toàn hạt Trung Kỳ gần núi gần biển, toàn cả đất dốc, nước sông chảy gấp ra biển, bờ thẳng nước sâu, không lợi cho ruộng nhà nông. Chỉ nhờ thời xưa, số người còn ít, cây rừng quá nhiều, các mẫu ruộng gần núi, nước chảy được thông, nông dân nhờ đó mà cày cấy. Lại thêm núi cao cây rậm, khí lạnh quá nhiều, dồn thêm khí ở biển, hay gây thành mưa, thuận lợi cho ruộng nhà nông là nhờ ở đó. Về sau, hộ khẩu thêm nhiều, người đốn củi đốt than càng đông, ở nước Nam không có chính sách cấm đốn cây rừng, để cho người tùy ý đốn lấy, đến nay các núi cao ở gần chỗ dân ở, cây rừng thưa thớt, trèo núi mà nhìn chỉ thấy đất đá mà thôi, các đồi núi nhỏ bị phá hết sạch. Núi nhỏ nước khô, khí đất thay đổi, xưa là ruộng màu mỡ, nay thành đất chai gầy. Cái khổ về thủy lợi, ở Trung Kỳ bi thiết hơn cả.

(Trích Trung Kỳ điền thổ thuế ngạch hà trọng thủy mạt chi tình hình)



Những dòng được viết cách đây cả trăm năm, nay đọc lại thấy chỉ tại mọi người u mê chứ không phải không có thầy vậy.

Mới biết câu "thuốc đắng dã tật" là không sai. Bởi lời phỉnh nịnh dễ nghe mà rốt cuộc chỉ "dịch chủ tái nô".

Ngày nay vẫn ngồi chờ kẻ nọ kẻ kia, thật là chưa tỉnh ...