Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Chính - tà

Đầu sách Hồng lâu mộng có luận, đại ý: Trong vũ trụ có 2 luồng khí chính. Nơi chính thắng thế thời sinh ra các bậc thánh hiền, xưa nay ít lắm. Nơi thắng thế thời sinh ra những kẻ đại gian đại ác, tự cổ chí kim vốn cũng chẳng nhiều.

Thường chính cuốn lấy nhau, tranh đấu không dứt, thì sinh ra những kẻ kiệt hiệt ở đời. Không có hai luồng khí này, sinh ra chết đi hàng ức hàng vạn đều không đáng kể tới.


Ngẫm những người được Kim Dung tiên sinh nhắc tới, thường đánh nhau chia phe chính phe tà. Nhưng chắc đều thuộc loại thứ ba này cả.

Mà, thường khi, tà nhiều lại tốt hơn ...

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Ai cũng biết

Có những điều dường như ai cũng biết.


1. Nếu con mình không đi học thêm thì dù nó có giỏi môn đó đi nữa cũng sẽ bị điểm xấu. Dạy thêm cho chính học trò của mình, thầy cô giáo có thêm thu nhập mà thành tích của lớp cũng khá hơn. Phụ huynh có thể yên tâm về điểm số, vì con em đã được học trước, lên lớp chỉ việc ngồi chơi và chép lại.

Không ai cần kiến thức. Tư duy hoàn toàn bị bóp chết.


2. Ngày nọ, kỳ thi được tổ chức theo kiểu đề chung, và điểm số nói lên một điều khác. Nồi cơm của các thầy cô giáo đã bị bê về sở, về bộ. Con đường đến với điểm số sẽ dích dắc hơn.

Vẫn không ai cần kiến thức. Nền giáo dục đang bận đối phó với chính những người đi truyền kiến thức.


Nếu có ai đó nghi ngờ điều 1 ở trên thì có thể xác mình bằng chính điều thứ 2.

Không ngạc nhiên với nhiều bộ mặt mà người dân xứ ta đang trình diễn với người dân xứ khác.


Người Việt, dường như rất bao dung, đặc biệt với thói gian dối và trộm cắp ...

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Ngành

Hắn làm việc trong ngành đã hơn 20 năm, từ ngày giành lại được chủ quyền ấy.

Lúc người ta tưng bừng kỷ niệm 10 năm sự kiện này, hắn chỉ cười mỉm mà lùi lại. Có người bảo hắn, mày đừng quá tiêu cực như thế, những thành tích là có thật. Hắn thừa nhận, có thật, nhưng hỏi lại, với giá như thế nào?

Những sếp đầu tiên vốn là những người lính, xuất thân từ nông dân hay nhà giáo, đã về hưu với không chỉ một chiếc ba lô và một chiếc giường cá nhân nữa.


Hắn không soi mói vào tài sản tư của thế hệ đi trước, nhưng lặng lẽ dần tránh xa di sản công mà họ để lại.

Những người hắn kính trọng kẻ về hưu sớm người ở lại bị đẩy vào những vị trí ất ơ. Một vài bạn hữu bắt đầu nói về sự thoả hiệp, với những thế lực đang mọc lên như nấm sau mưa.

Hắn bướng bỉnh nói không mà lui về núi. Chẳng có gì ghê gớm, số người đã tăng lên hơn gấp đôi cho những công việc vẫn thế.


Nay, ở các nhà trẻ TW ấy xảy ra "những chuyện nghiêm trọng chưa từng có trên thế giới".



Này, lão già lười nơi núi kia, vẫn chưa phải lúc chăng?

RIP

Có ai biết Nguyễn Tuấn không?

Ngô Nhân Dụng

Chắc quý vị không ai biết Nguyễn Tuấn. Anh qua đời khi đang ngồi trong quán bánh ngọt tên là Jolly Donuts nằm ở góc Đại lộ Roscoe và Đường De Soto trong thành phố Los Angeles, nước Mỹ. Một chiếc xe hơi SUV cao và lớn đâm thẳng vào tiệm bánh lúc anh đang uống cà phê, khoảng 10 giờ đêm ngày 4 tháng Mười năm 2014.

Khi chết đi, trong túi Nguyễn Tuấn chỉ có mấy tấm vé sổ số cũ, 350 đô la tiền mặt, và một điện thoại di động. Thi hài anh được đưa vào nhà xác thành phố, tạm ghi tên là John Doe No. 278. John Doe là cái tên chung đặt cho những người không biết rõ họ, tên. Giống như lối người Việt gọi những người không rõ họ tên Nguyễn Văn Mỗ. Anh là tên Nguyễn Văn Mỗ thứ 278, trong số mấy trăm di hài vô thừa nhận trong nhà xác Los Angeles, một thành phố dân số gần 10 triệu.

Sở giảo nghiệm (Coroner) chắc đã nhờ cảnh sát hỏi nhân viên làm trong quán cà phê mà đêm nào anh cũng tới, biết người ta gọi anh là “Tuan,” họ “Nguyen.” Vậy chắc tên anh là Nguyễn Tuân hay Nguyễn Tuấn. Nhưng vì anh không mang giấy tờ nào, cũng không thấy thân nhân nào đến nhận diện, cho nên họ vẫn ghi cái tên John Doe No. 278. Dấu tay anh được đưa cho cảnh sát tìm thêm, nhưng họ tìm không thấy trong các hồ sơ lưu trữ. Cả đời anh chưa bao giờ bị bắt vì phạm tội. Có người cho biết tuổi anh, chắc sinh vào năm 1961. Sở Xe tự động (DMV) cho chạy tên Tuan Nguyen 1961 trong máy vi tính, hy vọng tìm ra các chi tiết khác. Máy cho biết có 623 người họ, tên tương tự. Nếu tìm trong hồ sơ của Sở Di trú chính phủ Mỹ, chắc có thể thấy những dấu tay giống của anh; vì khi một di dân vào nước Mỹ thế nào cũng được lấy dấu tay. Nhưng trước đây gần 40 năm chưa có máy vi tính để chứa được nhiều dữ kiện trong hồ sơ các di dân như vậy. Cuối cùng, trước pháp luật, anh chỉ là John Doe No. 278, vô danh.

Thi hài Nguyễn Tuấn đang được giữ trong phòng lạnh của thành phố, với vài trăm người khác. Người ta sẽ lấy mẫu sinh học DNA từ người anh, lưu giữ để sau này cần sẽ dùng. Trong thời gian từ ha đến sáu tháng, nếu không ai đến nhận, anh sẽ được hỏa thiêu, rồi đưa về cất tại nghĩa trang của Quận Los Angeles. Trong vài năm, nếu vẫn chưa ai tìm, tro của anh sẽ được đem chôn. Mỗi năm, vào tháng Mười Hai, thành phố sẽ làm một lễ cầu nguyện cho tất cả những người được chôn chung như anh. Tôi viết bài này để xin báo Người Việt đăng ngày 22 tháng 11 năm 2014, nhân dịp 49 ngày Nguyễn Tuấn. Để xin quý vị cùng cầu nguyện hương linh anh bước vào một cõi bình an vĩnh cửu.

Tôi biết đến Tuan Nguyen nhờ đọc ký giả David Montero, tác giả bài “Who was Tuan Nguyen?” Tuan Nguyen là ai? trên tờ Los Angeles Daily News, số ngày 25 tháng Mười. Anh Thiện Giao, chủ bút nhật báo Người Việt, đã gửi bài ký hay cho tòa soạn cùng học hỏi. Montero đã tìm thêm, biết Tuan Nguyen là một người Việt trong số những thuyền nhân, “boat people” chạy khỏi nước Việt Nam trước đây hơn 30 năm.

Những người đầu tiên Montero phỏng vấn chắc là các nhân viên tiệm bánh, ai cũng nhớ Tuan Nguyen. Họ cho biết mỗi buổi tối anh đều tới quán đúng 9 giờ, trả một đô la mua ly cà phê. Anh cho rất nhiều đường và chỉ quấy sữa bột, không bao giờ dùng sữa lỏng. Anh ngồi ở một cái bàn nhất định, nếu chỗ đó có ai ngồi thì anh chờ tới lúc bàn trống mới vào. Lý do vì cái bàn đó gần chỗ cắm điện để anh “chạc” máy điện thoại di động. Vì cái máy đó mà mỗi đêm anh đến quán cà phê “chạc” điện. Buổi tối anh qua đời, cái máy vẫn còn chạc chưa đầy. Chắc anh chỉ dùng cái cell phone để chơi “games,” các trò chơi điện tử. Trong máy không ghi lại một số điện thoại của người nào. Cũng không thấy số điện thoại nào gọi tới mà không gặp. Anh có rất nhiều bạn trong khu này; nhưng chắc anh không gọi cho ai bao giờ.

Tuan Nguyen sống không nhà, một người “homeless.” Mỗi ngày anh đi lượm lon, bán lấy tiền sống. Tối ngủ quanh quẩn trong công viên Canoga Park hay Winnetka Park. Ký giả Montero đã hỏi chuyện bà Lori Huynh, 77 tuổi. Bà biết Tuấn đã 20 năm nay; thân với nhau vì cùng trải qua cảnh vượt biển. Bà Huỳnh đi năm 1980 khi chồng bà còn nằm tù trong trại “cải tạo.” Chiếc thuyền chở 300 người chạy trốn chế độ cộng sản; tới được một hòn đảo ở Indonesia, bà đã sống ở đó sáu tháng. Bà Huỳnh kể lại nhiều cảnh hãi hùng. Năm 1986 bà mua lại một tiệm làm Nails. Thấy một anh da vàng hay đi qua lại, bà làm quen, mời anh ly cà phê. Hai năm sau Tuấn mới thổ lộ, kể rằng cha mẹ anh đã chết hết trên biển; anh là người duy nhất còn sống sót.

Không biết gia đình Nguyễn Tuấn vượt biển năm nào. Năm nay anh 53 tuổi thì chắc lúc đến nước Mỹ anh đã hơn 13 rồi. Tuấn kể với bà Huỳnh rằng cha mẹ anh từng làm việc tại “cơ quan điện nước” ở thành phố Sài Gòn. Gia đình sống trong khu chúng cư, một khu nhà đẹp đẽ thuộc lớp trung lưu, của sở. Anh đã học Trung học Petrus Ký lúc trường chưa bị đổi tên; vậy trước 1975 anh đã hơn 10 tuổi. Anh kể khi đi học anh giỏi toán. Nhiều người cũng nhớ lại trong túi đeo vai của anh lúc nào cũng có một cuốn sách, lâu lâu anh lại ngồi xuống vẽ các đồ biểu hay hình học.

Nhà báo Montero cũng gặp Ben Massaband, chủ nhân một tiệm giặt khô trong 32 năm qua, nằm bên cạnh tiệm Nails của bà Huỳnh. Lâu lâu Tuan Nguyen vẫn giúp ông đem thùng rác ra cho xe đổ rác lấy. Ông nói, “Tôi gặp Tuan Nguyen nhiều hơn gặp vợ con.” Cô Kate Leone là chủ nhân một tiệm thẩm mỹ gần đó; cô kể có lần Tuan Nguyen đã giúp cô mà không cho cô biết. Một tối Chủ Nhật cô Kate đóng cửa tiệm mà không vặn khóa. Tiệm nghỉ ngày Thứ Hai, đến sáng Thứ Ba cô tới mới biết mình đã quên. Sau khi kiểm soát khắp chỗ, thấy không mất gì cả, cô vào coi lại trong máy truyền hình tự động. Trong cuộn phim cô nhìn thấy anh Tuan Nguyen đã đứng gác trước cửa tiệm giúp cô cả ngày Thứ Hai; có lúc anh đi khỏi, khi quay về lại kiểm soát xem có ai mở cửa vào tiệm hay không. Cô Maria Avila là thợ hớt tóc, biết Tuan Nguyên rất nhiều, mỗi năm cô cắt tóc cho anh hai lần. Cô kể mỗi lần lại bảo cô cắt cho anh không lấy tiền, nhưng lần nào anh cũng từ chối, nhất định trả đủ 10 đô la. Cô vừa nói vừa khóc: “Tuan Nguyên nghĩ chúng tôi săn sóc anh ấy, nhưng thực ra chính anh đã chăm sóc cho chúng tôi.”

Một người bạn “homeless” của Tuan Nguyên là bà Brooke Carrillo, 42 tuổi. Năm ngoái bà bị mất nhà, vì mất việc rồi không đủ tiền trả nợ ngân hàng. Mỗi Thứ Năm bà đến nấu nướng giúp nhà thờ, cung cấp bữa ăn cho những người vô gia cư khác. Tuan Nguyên tuần nào cũng tới, lần chót là hai ngày trước khi anh mất. Bà còn nhớ anh thích ăn mì spaghetti kiểu Ý và nước trái cây. Bà biết anh thường ngủ ở công viên Winnetka Park hoặc một chỗ kín đáo trên con đường đó. Bà Carrillo đang sống trong cái xe hơi cũ của mình, trên nóc xe chất đầy đồ, phủ mền kín. Hàng ngày bà cũng đi lượm lon. Bà cần tiền đổ xăng, vì phải di chuyển chiếc xe hơi trong những ngày đường cấm đậu xe. Bà nhớ lại có lần hết tiền mua xăng, Tuan Nguyên cho. Bà cũng khóc, “Anh ta là một người nhân từ, hào hiệp, không bao giờ làm phiền ai cả.”

Bà Huỳnh vượt biển đã bán tiệm Violet Nails từ năm 2007, sau khi quen Nguyễn Tuấn 20 năm. Bà đã giặn dò người chủ mới “phải trông nom cho Tuấn” như một điều kiện khi bán tiệm. Và những người chủ mới vẫn giữ lời; nghe tin anh chết, ai cũng khóc. Họ đem hoa tới đặt tại nơi xẩy ra tai nạn. Cách đây ít lâu, Tuan Nguyên trúng vé số, được 800 đô la. Anh đã đi mua hoa đến tặng tiệm Violet Nails và mua nước hoa tặng các cô nhân viên.

Ký giả David Montero, dưới tựa bài “Who was Tuan Nguyen?” đã viết thêm một dòng tự nhỏ: “Bạn bè kể lại niềm bí ẩn của người vô gia cư chết tai nạn xe hơi ở LA” (Friends unravel mystery of homeless man killed in LA accident).

Nhưng nhiều bí ẩn khác trong cuộc đời Nguyễn Tuấn sẽ không bao giờ được kể lại. Tại sao anh phải sống không nhà suốt mấy chục năm qua, trong khi nhiều thiếu niên cùng tuổi với anh đến tị nạn ở Mỹ một mình, các em đó vẫn sống được, nhiều người đã thành công? Anh đã chứng kiến những thảm cảnh nào trong chuyến vượt biển, lúc 14, 15 tuổi Nguyễn Tuấn chỉ kể chuyện đời mình với bà Huỳnh sau hai năm quen biết, và bà kể lại rất ít chi tiết. Có phải vì anh vẫn còn kinh hoàng khi nhớ lạ quá khứ hay không? Cái chết của cha mẹ anh, và bao nhiêu người khác trong chuyến đi đã ảnh hưởng tới tâm não anh thế nào? Anh đã trông thấy những gì, nghe những âm thanh nào trên mặt chập trùng gào thét? Nguyễn Tuấn mang theo những niềm bí ẩn đó xuống tuyền đài. Chắc hương hồn anh đã bay ngay lập tức về Biển Đông tìm gặp lại cha mẹ anh. Dân tộc Việt đã vác cây thánh giá trong bao nhiêu năm, hết cuộc chiến tranh lại đến chế độ độc tài tàn ác khiến mấy trăm ngàn người phải chết chìm trên biển cả khi chạy tị nạn. Nguyễn Tuấn vẫn một mình vác cây thánh giá đó bao nhiêu năm, cho đến ngày 4 tháng Mười năm 2014.

Nhưng có một điều rõ ràng, minh bạch, không bí ẩn trong cuộc đời Nguyễn Tuấn: Anh qua đời, tất cả những người quen biết anh đều thương tiếc – như David Montero kể. Không một ai nói một kỷ niệm xấu nào. Một người “không bao giờ làm phiền ai cả” như bà Carrillo nói về anh, đã khó kiếm. Nhưng Nguyễn Tuấn còn đáng ngợi khen hơn thế nữa. Anh nhân từ, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người chung quanh. Thấy có thể giúp được ai, là giúp, như một Hướng Đạo sinh tuân theo lời hứa thứ hai. Giúp một người chủ tiệm quên khóa cửa cho tới một người bạn homeless thiếu tiền đổ xăng; và chắc còn bao nhiêu người khác mà ký giả Montero không gặp. Nguyễn Tuấn sống một mình nhưng không cô đơn, vì lúc nào anh cũng nghĩ đến người khác. Anh sống vô gia cư nhưng có cả một gia đình lớn, là những người gặp gỡ hàng ngày, ai cũng quý mến anh. Anh tận tình giúp người mà không muốn nhờ vả ai, không chờ ai đền đáp. Anh giữ tư cách, không nhận người khác bố thí cho mình, dù chỉ là công cắt tóc trị giá 10 đồng. Khi có tiền, 800 đô la là một món tiền lớn đối với anh, anh không hưởng một mình mà đem chia sẻ niềm vui chung với những người tử tế quanh mình.

Nguyễn Tuấn đã theo một quy tắc cư xử mà loài người vẫn dậy nhau mấy ngàn năm nay: Sống đàng hoàng tử tế; người khác sẽ tử tế với mình. Cứ thế, chúng ta sẽ tạo nên một thế giới gồm những người tử tế.

Một thiếu niên bơ vơ nơi đất khách quê người, không thân thích, không nơi nương tựa; chắc anh đã trả qua những thất bại lớn trong đời nên sống vô gia cư mấy chục năm nay. Nhưng khi qua đời anh vẫn được người khác kính trọng. Anh sống ở Mỹ, nhưng nếu sau khi vượt biển anh có lưu lạc đến xứ Zambia hay Equator thì chắc tư cách đàng hoàng của anh vẫn không thay đổi. Cha mẹ anh đã dậy dỗ thế nào để đứa con giữ được tư cách như thế? Họ đã học hỏi từ đâu mà truyền lại cho anh các đức tính kể trên? Cha mẹ anh chỉ dậy anh theo truyền thống dân Việt. Nền luân lý mấy ngàn năm để lại, cùng nền nếp xã hội trước năm 1975 tạo môi trường đào luyện những con người như Nguyễn Tuấn.

Có ai biết Nguyễn Tuấn không? Chúng ta vẫn có hàng triệu, hàng chục triệu những Nguyễn Tuấn đang được cha mẹ người Việt Nam làm gương và dậy bảo. Để các em sẽ trở thành những con người nhân từ, hào hiệp, sống tư cách đường hoàng như Nguyễn Tuấn. Dù còn ở trong nước hay đang sống khắp bốn phương trời, những Nguyễn Tuấn vẫn mang theo truyền thống luân lý của tổ tiên làm hành trang cho cả cuộc đời.

Nguyễn Tuấn mang trong mình một di sản văn hóa anh đã nhận được từ cha mẹ, ông bà, từ những người cùng sống trong xã hội chung quanh từ lúc anh sinh ra đời. Anh đã sống di sản văn hóa đó suốt cuộc đời một người vô gia cư. Cuộc sống càng gian nan, các đức tính anh thể hiện càng sáng lên rực rỡ.

Đọc xong bài báo của David Montero, nhiều người không cầm được nước mắt. Nhưng không cần ai thương xót Nguyễn Tuấn. Chúng ta có thể còn hãnh diện về Nguyễn Tuấn. Vì mình là một người Việt Nam như anh. Tôi muốn dậy các con tôi tấm gương của anh: Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.

Nguồn:

http://www.sgvtribune.com/social-affairs/20141025/who-was-tuan-nguyen-friends-unravel-mystery-of-homeless-man-killed-in-la-accident



Who was Tuan Nguyen? Friends unravel mystery of homeless man killed in LA accident

By David Montero, The San Gabriel Valley Tribune

On the night John Doe No. 278 died, he had a pocket full of used Lottery tickets, $350 in cash and a small Samsung cellphone never once used to make a call.
Not that there would’ve been anyone for him to dial with the phone. There were no contacts, no voice mails, no recently called or missed calls. It had only been used for games.
He was a loner and a creature of habit. For the past year, he’d dutifully go into Jolly Donuts at 9 p.m., get a cup of coffee and charge the phone. He was particular about where he sat in the shop. If the table he preferred was occupied, he’d wait until it was empty before sitting down. There was also a slight streak of pragmatism there. It was one of only two tables close enough to an electrical outlet.
Heang Lei, who was working the night of Oct. 4, saw him come in and remove his baseball cap, just like he always did. He gave her a dollar bill for the coffee. Again, like always. He added sugar in a long pour that revealed a sweet tooth. He dumped in the powdered milk — never liquid — before getting a stirrer. There were six people scattered at the shop’s tables. But as fate would have it on this particular evening, the spot he always opted for was available.
The homeless man Lei knew by sight, but not by name, settled in to the seat and plugged in his phone.
Before it would finish charging, he’d be dead.
Officially, the Los Angeles County Department of Coroner doesn’t know who he is. Unofficially, they followed up on a tip that his name was Tuan Nguyen, a man who had been homeless for the better part of three decades in the Canoga Park area.
Craig Harvey, the county’s coroner investigations operations bureau chief, ran the name through the California Department of Motor Vehicles after learning he’d been born in 1961.
The computer spit out 623 possible matches.
“There’s part of the problem right there,” Harvey said.
Complicating matters was the crime-free life Nguyen lived. In more than three decades living homeless in the Canoga Park area, he’d never been arrested. No arrests meant no fingerprint hits in the system. To the computers, the existence of a body without a name wasn’t proof a life was lived.
In the three weeks since he was killed when a 42-year-old driver ran her SUV through the front doors of Jolly Donuts on the corner of Roscoe Boulevard and DeSoto Avenue, no family has come to identify or claim him. Los Angeles Police Department authorities have said theinvestigation is ongoing and don’t believe the driver, Kristin Chang, was impaired by drugs or alcohol.
That he was still unidentified bothered Lori Huynh because she knew he was more than a blue toe tag on a body and a green sheet filed in a box at the medical examiner’s office.
He had a life. She’d seen it unfold over 20 years almost every day at the corner of Roscoe Boulevard and Winnetka Avenue. She knew it because she’d taken time to get to know him. And his story of coming to the United States as a refugee from Vietnam after the fall of Saigon resonated with her because it was a version of her story, too.
She bought Violet Nails salon in 1986 after escaping from Vietnam in 1980. Shortly after getting the business running, she noticed a slight Asian man wandering the parking lot alone. She started small — offering him coffee — and over the course of two years and countless conversations pieced together parts of his life. It wasn’t until 1988 that he told her that both of his parents were among the so-called boat people who fled Vietnam and that they died at sea.
“His voice was a bit blurry,” said Huynh, 77. “He said he was all that was left of his family.”
Since she sold the business in 2007 she hadn’t seen him as often. But the new owners of the salon were given specific instructions as part of the sale: They had to look out for Nguyen.
They agreed. And when he died, they got together flowers and put them at the scene of the accident. Then they wept.
Nguyen came from an upper-middle-class family in Saigon. His parents worked for the water and power department in Saigon, and the three of them lived in a nice enclave near the city’s government center. He attended the highly regarded Petrus Ky High School, now known as Le Hong Phong High School.
He had an aptitude for math. Even after living decades on the street in Canoga Park, he’d sometimes sit and draw schematics. He usually always had a book in his backpack.
When he told Huynh and her son David his story and how his parents were among the estimated 200,000 Vietnamese refugees who died at sea in the ’70s and ’80s, she told him about her journey. How her family was forced to split up after her husband was forced into a Communist-run re-education camp. How after floating in a boat with 300 people packed on it, she lived for six months on an island of horrors near Indonesia.
“I once walked around and saw people lying there with flies covering them like a blanket,” she said. “I thought they were dead, but then they moved and the flies left. I told my cousin later that it was worse than dying.”
She wanted to help him, and the two forged a bond over their common background. Over the years, she’d bring meals to the shop and feed him. She remembered noodles were his favorite meal.
He developed a routine in the strip mall over the years. He’d gather recycled cans from the back. He offered to take the trash out for Ben Massaband, who ran his dry-cleaning shop next to the nail salon for 32 years.
“I saw him more than I saw my family,” he said.
Kate Leone, co-owner of Mane Affair Beauty Lounge just around the corner from the nail salon, said that earlier this year, she had forgotten to lock up the front door after leaving work on a Sunday night. The salon was closed Monday and when she came in Tuesday morning, she was startled when the door just pushed open.
After checking to make sure nothing had been taken, she went to her security camera system and saw why: Nguyen discovered she had mistakenly left the door unlocked and then spent the Monday when it was closed as a guard. The camera showed him like a sentry and even when he’d leave for a bit, he’d come back and test the door and make sure nobody had come in.
Maria Avila, who cut his hair twice a year, cried when she learned he died in the accident. Avila said she always tried to cut it for free. He always insisted on paying the $10.
“He thought we were looking out for him, but he was looking out for us,” Avila said.
Brooke Carrillo became homeless last year after losing her house to a short sale and now lives in her car with the rooftop packed with stuff covered by a blanket (“I call it my car’s hunchback”).
The 42-year-old has been volunteering at the pantry at Our Redeemer Lutheran Church, cooking and serving meals to the homeless in the area. The church offers meals every Thursday, and Nguyen came regularly.
She served Nguyen’s last meal at the church on Oct. 2, two days before his death. It was spaghetti noodles and a glass of cranberry juice.
Carrillo knew he’d been homeless a long time, but he kept to himself. He’d sleep in Winnetka Park or sometimes in a secluded spot off Winnetka Avenue.
“He was part of us for a long time and it’s hard to live a life that long on the street,” she said. “I’m a year on the street and people might not think that’s a long time, but when you’re out on the street, it’s a very long time.”
Her car is her last attachment to her old life, and she collects cans to buy gas to keep the car moving from spot to spot to avoid being bothered by the police.
Her eyes filled with tears when she learned Nguyen was dead.
“I was out of gas one time and he just came over and gave me money so I could keep my car going,” Carrillo said. “Just a kind, generous man who never bothered nobody.”
He had two vices: smoking and playing Lottery scratchers. He generally rolled his own cigarettes.
The latter habit paid off big once — an $800 payday not long ago. He used some of the winnings to buy perfume for the women who worked at Violet Nails. He bought flowers for the shop from the Jon’s Market that anchors the strip mall.
It’s unclear if the $350 he had on him was from that haul, but Harvey said unless it’s claimed by next of kin, it ultimately will be transferred to an unclaimed cash account run by the state.
For now, even in death, Nguyen is transient.
He’s currently housed in the county crypt with close to a couple hundred bodies. If nobody identifies and claims him, DNA samples will be collected and stored. Within two to four months, he would then be sent to a crematory in either Orange County or Whittier before being brought back and stored at the Los Angeles County Cemetery.
Those grounds are dotted with shade trees planted along a gently sloping patch of grass just a little ways removed from the white and blue building. Each December, the county conducts a small ceremony for those to be buried in a common grave.
Harvey said unless someone identifies him and gets a probate judge to issue an order to collect his remains, it will take a few years for him to eventually be buried in a simple site marked only by a plaque and the year he died: 2014.
Then the journey and transiency would likely end in December 2017. He’d be settled.
Nguyen would be home.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Sai không sai

Hồi lâu hắn có nhắc chuyện sai mà không sai.

Chuyện rằng, có ông quan kia mời thầy bói đến bói xem vợ ổng sẽ sinh con trai hay con gái (ngày nay gọi là siêu âm, hihi). Ông quan hay chữ, hỏi "lộng ngọc hay lộng ngoã?" (nghĩa là chơi ngọc hay chơi ngói?).

Người xưa "nhất nam viết hữu thập nữ viết vô", sinh được con trai thì vui mừng kiếm miếng ngọc thật đẹp cho con chơi, nhược bằng sinh con gái thì chẳng thèm đoái hoài tới. Hoặc giả có người cắc cớ mà hỏi cho con gái chơi gì thì đáp sẵng, rằng cho nó chơi miếng ngói (vỡ) cũng được. Ấy mà thành tích thành văn.

Ông thầy bói dốt chữ nào hiểu ý quan hỏi gì. Nhưng đã là thầy thời phải phán chứ không hỏi, bèn phán đại (nước đôi): ngọc cũng chơi mà ngói cũng chơi.

Không rõ ngày ấy quan đã biết đến giới tính thứ ba hay chưa, nhưng nghe lời khó lọt tai thì sai lính nọc ông thầy ra đánh cho một trận.

Tới ngày nở nhuỵ khai hoa, bà quan sinh đôi một trai một gái, nghiệm ra đúng lời thầy bảo.


Sai, mà lại không sai, là vậy.


***


Chuyện xưa hiếm, nay hoá ra thường ngày ở huyện.

Sách luật nước kia, để minh hoạ cho dân dễ hiểu, cho vẽ lên bìa hình người (gần) trần truồng giang tay cầm cân (chắc lòng nghĩ đến thần công lý?). Chưa yên tâm, muốn dễ hiểu hơn nữa, bèn photoshop đầu người kia thành đầu diễn viên hài (đang nổi danh) tên Công Lý.

Thế bằng bảo, công lý nước này chẳng qua như anh hài cởi truồng. Nghe thời tức anh ách, mà ngẫm thời đã sai?


Lại có chuyện, đúng ngày lễ Thầy (giáo), đài truyền hình quốc gia cho phát phim về một ông thầy (đồ) tham ăn tục uống. Cay cay đắng đắng thế nào, song so chuyện nay liệu có sai nhiều lắm phỏng?


Bổ sung thêm chuyện có lá thư của thượng thư bộ Học, viết nhân ngày lễ ngành Học, mà nghe ngô nghê thiếu học thế nào ..., nhưng chẳng phải vô tình mà rõ ý ư?



Lão già lười nơi núi kia nghe chuyện cười rằng: ai cũng bảo sai đấy vị tất mấy người hiểu được sai đâu ...



Bonus bông hoa mướp đầu tiên, đơn côi nơi góc giàn thì đậu trái làm sao.


Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Dục

Hắn học Hán Nôm vỡ lòng, mới học được chữ dục. Vốn tượng hình bà mẹ sinh ra đứa con, thoạt đầu có nghĩa sinh nở (dưỡng dục), sau dần dần mang nghĩa nuôi nấng (giáo dục).



Hắn có bạn thường than thở, đứa con học cấp 2 cứ kêu chán học, đòi bỏ học.

Lại có bạn chiều hôm nhảy xe gần 200 cây số vì con đang học đại học cũng đòi bỏ học đi làm.


Trước hắn thường nói, trường mà khiến học sinh thích đi học thì là trường tốt.

Nay phần nhiều học sinh phải đi học.

Những câu hỏi của tuổi mới lớn, bố mẹ chúng hầu như không trả lời được. Vũ khí của bố mẹ, có chăng, chỉ là tình thương, và chút gì gia pháp (thực chất là vật chất).

Trợ giúp cho bố mẹ là chương trình chán ngán của nhà trường!? Đối lập với những cám dỗ hấp dẫn của bên ngoài, như chương trình đào tạo bán hàng đa cấp chẳng hạn.



Một chữ dục đó, học dễ chăng ...



Bonus hình ảnh nhà trồng được:


Cây mướp nhà hắn ... uốn như rồng leo ... theo hình sin ... vì cứ bướng bỉnh ngóc lên trong khi hắn kiên trì ấn xuống. Hihi.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Thánh

Mấy hôm trước thấy người thân bạn bè trên Fb xôn xao xì xào thán phục cậu bé thần đồng trả lời nhanh như chớp. Hắn cũng dự vào chút đồng hương.

Bèn xem, xong thấy cũng phục, nhưng lấn cấn lợn cợn lại nhiều hơn.


Hồi nhỏ, hắn cũng từng nhồi nhét vào đầu lắm thứ nhằm thi thố với đời, nay quên hết sạch. Phàm cái gì đáng nhớ tự nhiên nhớ, bằng không chỉ mệt óc. Chưa kể ngày nay còn có bác Gúc vĩ đại, hihi.


Nhân thấy cậu bé trả lời nhanh như chớp, rằng thì là "thi thánh là ai", chợt nghĩ, liệu cậu đã đọc bài thơ nào của thi thánh? Mà nói thưởng thức nữa lại càng không chắc.


Khúc giang nhị thủ, kỳ nhất

Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân
Phong phiêu vạn điểm chính sầu nhân
Thả khan dục tận hoa kinh nhãn
Mạc yếm thương đa tửu nhập thần
Giang thượng tiểu đường, sào phỉ thuý
Hoa biên cao trủng, ngoạ kỳ lân
Tế suy vật lý tu hành lạc
Hà dụng phù danh bán thử thân.

(Một cánh hoa bay làm kém đi vẻ xuân
Muôn đoá tả tơi trước gió khiến não lòng người
Hãy ngắm hoa tàn bay hết trước mắt
Đừng buồn, rượu ngon ta cứ uống cho say
Trên nhà nhỏ ven sông, chim phỉ thuý làm tổ
Ở mả cao nơi vườn, kỳ lân nằm
Xét theo lẽ của muôn vật thì cứ nên vui chơi
Đừng vì chút danh hão mà tấm thân bị ràng buộc.)



Hà dụng phù danh bán thử thân, ôi ...

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Giáo

Dưỡng bất giáo
Phụ chi quá
Giáo bất nghiêm
Sư chi đoạ
(Tam tự kinh)


(Viết trước cho một ngày 20/11)


Hắn không ưa cái văn hoá (nếu có thể gọi đó là văn hoá) nặng tính hình thức các kiểu ngày lễ, kỷ niệm, khẩu hiệu theo chủ đề, ... đang nhan nhản thời buổi này.

Dẫu tháng mưa có khuyết ngày 20, hay năm kia bỗng dưng hổng tháng 11, thì vẫn không ảnh hưởng đến lòng kính trọng và biết ơn của hắn đối với các thầy cô giáo.

Dù có gặp khó khăn trong bày tỏ tình cảm, một dạng thức tự kỷ ít được lưu tâm của xã hội này, thì hắn vẫn tránh những ồn ào phô trương của các kiểu ngày kia tháng nọ.



Bạn bè hắn, nhiều người làm việc trong ngành giáo dục. Cái ngành danh thời cao quý mà thực ngày càng chẳng được như danh. Nhiều lúc kém vui hắn văng vào cái bộ học của nước nhà, khiến bạn bè không khỏi chút chạnh lòng.

Chỉ vì họ vẫn vin vào cái đầu tàu vô tâm bất lực ấy mà thôi. Tại sao những ý nghĩ đen tối sản sinh nơi một góc phòng nào đó lại có thể chi phối, biến những kỹ sư tâm hồn thực sự thành những robots programmed & remotely controlled?

Giá không bộ ấy, chẳng phải chỉ thiếu xiềng xích gông cùm thôi sao ...

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Quên

Chú đã ngoại bát tuần. Bước chân chưa quá run rẩy, nhưng trí óc thì quên quên lãng lãng. Bây giờ với chú, ngoài vợ, con, cháu nội ra, còn lại là người lạ tất thảy.

Kiểu như bộ nhớ RAM dynamic không được refresh. Nói với chú điều gì, chỉ vài phút sau là chú quên hết sạch.


Chú về dự đám tang bác cả. Chốc chốc lại hỏi, mình đang ở đâu đây. Cô nói, nhà anh cả đây anh. Lại hỏi, thế anh cả đâu. Anh cả nằm trong hòm kia, huhu. Lát lại hỏi, mình đang ở đâu đây.

Thế mà chỉ hôm sau là chú đã nghĩ đang ở nhà mình. Chú trách cô, sao nhà đầy khách lạ thế kia mà cô không lo tiếp cho chu đáo. Đến lúc phải về thì nhất quyết không chịu đi đâu nữa, khổ.


Lạ, nhà chú ở Hà nội, chỉ quanh quẩn trong một phòng. Về quê, lên thềm xuống sân ai cũng lo chú ngã, vậy mà vẫn nhầm là nhà mình được.


Hai năm trước, đám tang o, chú đã không nhận ra hắn. Cô bảo, thằng cháu yêu của anh đây. Tí sau đã hỏi, cháu con ai.


Nhiều năm trước nữa, hồi hắn còn hay ra Hà nội, thỉnh thoảng có đến thăm chú. Khi ấy chú còn nhớ. Còn trò chuyện. Nhưng những chuyện tức thời thì quên nhanh. Ngồi chơi có một lúc mà lâu lâu lại như mới thấy hắn lần đầu, chú hỏi, cháu mới ra đấy à.


Bác cả, thì trái lại, cho đến tận lúc mất, ngoài trăm tuổi, vẫn minh mẫn không hề lẫn tẹo nào.



Hắn, tự thấy có phần giống chú. Đã mấy năm nay, nếu định làm cái gì mà không làm ngay thời chắc chắn quên. Định vứt rác thì phải đem ngay bao rác ra để trước cửa, nhằm khi đi ra không thể không thấy.

Có lần, gặp ngoài đường một anh kia, trông quen lắm mà không nhớ ra ai. Sau về nhà gặp mới nhận ra, chính là anh hàng xóm trước nhà.




Một ngày, sẽ ra sao nhỉ? Khi trôi giữa nhân gian không gì lưu luyến cả ...

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Thiên hạ

Lịch sử văn hoá phong kiến Trung Hoa luôn đề cao vua hiền không ai hơn Nghiêu Thuấn.

Nghiêu làm vua, không nhường thiên hạ cho con mà nhường cho Thuấn. Sau đó Thuấn cũng không nhường ngôi cho con mà nhường cho Vũ. Đến lượt Vũ thì không giữ được, sách viết - "bắt đầu lệ lấy của thiên hạ làm của nhà".

Tiếp trải lịch sử mấy ngàn năm cha truyền con nối mà vẫn coi Nghiêu Thuấn là hiền phỏng có nguỵ lắm chăng?



Xét kỹ Nghiêu vốn gả cả 2 con gái là Nga Hoàng Nữ Anh cho Thuấn, vậy Thuấn nào phải người ngoài? Nhường ngôi cho con rể, lại là con rể "double" hehe không vừa lòng với con trai Đan Chu, tưởng cũng thường?

Chưa kể nói chuyện ngôn bất tận tín, vốn cũng có sách chép Thuấn giam Nghiêu lại, không cho Đan Chu gặp cha, chiếm lấy thiên hạ.


Đến chuyện Thuấn, lại chịu "bạo hành gia đình từ nhỏ". Mẹ mất sớm, mẹ kế và em cùng cha khác mẹ là Tượng ganh ghét, cha là Cổ Tẩu ngang ngạnh ngày ngày đuổi đánh. Sau có được thiên hạ đem cho người ngoài, lấy gì làm lạ?



Chuyện khác về Nghiêu.

Nghiêu làm vua, nghe Hứa Do là bậc hiền đức bèn đưa thiên hạ tới nhường cho. Hứa Do không nhận, còn cho lời ấy làm bẩn tai mình thời ra bờ suối rửa tai.

Kẻ có gắng chối bỏ, kẻ không có quyết từ. Thiên hạ thời thịnh trị lại nhơ nhớp đến thế sao?


Sào Phủ dắt trâu ra suối uống nước, gặp Hứa Do rửa tai, nghe thủng chuyện cũng đưa trâu lên đầu nguồn vì chê nước bẩn. Còn chê rằng "ông (Hứa Do) sống sao để Nghiêu biết tiếng mà tìm đến, là chưa đạt vậy!".

Sào Phủ là ẩn sĩ, không sống trong nhà mà làm tổ trên cây để ở, mới có tên gọi ấy (Sào Phủ). Cũng dạng dị nhân có tiếng khác người, mới biết chê người khác được mà vị tất mình đã làm được?





P/S. Mấy dấu hỏi (?) trong bài là do lão già lười nơi núi kia bỏ vào, bởi nghe chuyện thường mà lấy làm nghi hoặc ...

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Khóc bạn

Rứa là hắn chia tay thêm một bạn răng.

Đời mới có hai lần viếng thăm nha sĩ, hắn vĩnh biệt hai bạn răng.

Dứt khoát. Không bịt, không trám.

Cả hai lần, trước đó cũng có những nỗi buốt đau, nhưng chia tay thì thật nhanh gọn, êm dịu. Và sau đó không khuyến mại thêm tí ti đau đớn nào (mặc dù luôn nghe về những đớn đau lẽ ra phải có?!).


Haizz, xét về tuổi đời thời các bạn í còn sinh sau đẻ muộn, vậy mà đã sớm ra đi ...

Phải chăng, tại cứng rắn quá?



Thường Tung yếu. Lão tử tới thăm và hỏi rằng:
- Xem ra tiên sinh mệt nặng. Dám hỏi tiên sinh còn có điều gì dạy bảo nữa chăng?

...

Thường Tung há miệng hỏi:
- Lưỡi ta còn không?
Lão tử thưa:
- Còn.
Lại há miệng nữa hỏi rằng:
- Răng ta còn không?
Lão tử thưa:
- Rụng hết cả.

- Thế ngươi có rõ cái lẽ ấy không?
- Ôi! Lưỡi mà còn lại, có phải nhờ lưỡi mềm không? Răng mà rụng hết, có phải tại răng cứng không?

Thường Tung nói:
- Phải đấy. Việc đời đại để như thế cả. Ta không còn gì để nói cùng các ngươi nữa.

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Neewollah

Ở những thành phố lớn của xứ này, chừng năm bảy năm nay, người dân dần quen thuộc với một dạng lễ hội mới, Halloween.

Cũ người mới ta, trẻ em các nước vốn được thả trí tưởng tượng ra những loài ma quỷ không thấy trong đời thường.



Theo đó, lẽ ra, ở xứ này, phải có lễ hội Neewollah, nơi cho trẻ em được thấy những ông bà tiên nhân hậu ...

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Quê

Sáng hắn về tới nhà. Một người đàn bà bày gánh rau ngay trước cổng.

Thấy hắn dừng xe, chị ta hỏi: "Anh vô lỗ ni à?".

Mấy người đàn ông đang ngồi uống cà phê cạnh đó nghe vậy đều phá lên cười. Người bảo, nhà người ta rứa mà kêu cái lỗ. Lại có người suồng sã hơn, hỏi, cái lỗ mô?



Thoảng chốc, hắn như thấy con đường đã qua, dường như xa và vắng lắm ...