Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

Nguồn gốc & biến đổi

 Cách nay ít lâu, được nghe về công trình nghiên cứu của tiến sĩ Hoà Phạm. Về giọng Quảng nam.

Được biết chị cũng đã xuất bản sách về đề tài đó. Nhưng chưa có duyên may được đọc. Nay được nghe buổi nói chuyện của chị trên Midnight Talks.

Phải nói là "ù tai" về ngữ âm học.

Song nói một cách ngắn gọn thì có lẽ ý chị là, sự biến đổi ra cách phát âm của người Quảng nam, từ tiếng Việt nói chung, hay từ tiếng Thanh hoá, Hà tĩnh nói riêng, là ... bình thường thôi. Theo nhiều nghiên cứu về biến âm trong ngôn ngữ, nào là dị biến, giản biến, vân vân ...

Như nước chảy chỗ trũng. Bản thân chị Hoà Phạm cũng nhiều lần nhắc đi nhắc lại khái niệm "chỗ trũng". Nhưng thực tế ai cũng biết rằng, nước vẫn có những hình thức tồn tại ở ngoài các chỗ trũng, hay chí ít cũng có rất nhiều chỗ trũng "cục bộ". Nên các chỗ trũng vẫn không thể bị lấp đầy bởi nước.

Cuối bài nói chuyện, chị Hoà khẳng định khá "khiêm tốn", rằng giọng Quảng nam có thể biến đổi từ giọng Thanh hoá, rằng đây là một giả thuyết, không nhất thiết duy nhất đúng. Hiển nhiên, lập luận của chị là khá thuyết phục, về mặt biến đổi ngữ âm. Nhưng không hề loại trừ các nguồn gốc khác.

Về mặt lịch sử, cũng có giả thuyết rằng (nên nhớ, cũng chỉ là giả thuyết, trong cái lịch sử mờ mịt của ngV), người Quảng nam có nguồn gốc là người vùng Thanh Nghệ di cư vào.

Nên, nói, giọng Quảng nam, có (một) thành phần nguồn gốc là giọng Thanh hoá, hay cả Hà tĩnh, thì, tưởng rằng, có thể cân nhắc được.


Tuy nhiên, vấn đề, hình như đang gây "bão" trên mạng ("bão", không mấy, bởi có mấy ngV quan tâm những vấn đề như thế này lắm đâu), là, có thể chị Hoà đã có những buổi nói chuyện khác, ở đâu đó. Và cũng chưa rõ trong sách chị viết thế nào? Ngay đầu buổi nói chuyện này, chính chị Hoà Phạm cũng đã nói rất chủ quan rằng, tiếng Quảng nam, chỉ là tiếng Việt. Đơn thuần, do tV (cụ thể là tiếng Thanh hoá) biến đổi mà thành.

Nói vậy, thì đã sót cơ bản, vì sao nó không giữ nguyên mà lại biến đổi? Và, vì sao tại gốc nó không biến đổi. Chứ còn, việc nó biến đổi một cách hợp lý, thì chỉ để không loại trừ một nguồn gốc có thể.

Một điểm lẽ ra nên được xem xét, nhưng lại chưa đủ cứ liệu, là sự ảnh hưởng (có hay không? chủ đạo hay không?) của tiếng Chăm lên tV, hay ngược lại tV lên tC, đã tạo ra tiếng Quảng nam?


Trong chừng mực, giống như thuyết tiến hoá của Darwin, mà ngV vẫn được học như là điều đương nhiên đúng. Trong khi thực tế vẫn còn thiếu nhiều cứ liệu để chứng minh, và, thế giới, vẫn chỉ xem đó là một giả thuyết.



Nói thêm cho vui, không có ý bất kính với những người, và cả những đề tài nêu trên. Trạm đang có 3 con chó, 1 đực 2 cái. Tuần vừa rồi 2 nàng cùng "mãn nguyệt khai hoa". 2 + 4 = 6 chú chó con xinh xắn chẳng chú nào giống chú nào. Người người cười hỏi, bố chúng nó là ai?




Không có nhận xét nào: