Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Hàng dễ vỡ

 Bạn NTD viết sách Hôm nay phải mở mang, có lời khuyên dành cho những ai có ý định viết, thì phải tích luỹ vốn từ.

Nhớ lại ngày còn học đại học, bỗng thấy thật chí lý. Vì lão học bằng tiếng nước ngoài. Mấy cậu bạn người bản xứ bảo, mày nói cứ như ... con nít nói. Nghĩa là chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhất để diễn đạt. Mặc dù nghe thì hiểu hết. Thậm chí học rất giỏi. Thậm chí rất thích xem những chương trình tv đậm tính văn hoá ngôn ngữ. Thế nhưng, đến lúc cần nói, lại chẳng bao giờ nhớ ra những từ ngữ hay ho mà mình từng nghe được.

Rồi để ý mình dùng tV cũng na ná như vậy. Còn may, là viết, khá hơn nói. Đặc biệt, trong tA, có bạn tiến sĩ trẻ từng khen, anh viết tốt thế. Nhưng nói, thì thôi rồi, huhu.


Bạn tích luỹ từ ngữ từ Hôm nay mình nghe gì. Bạn dắt xe máy suýt đụng một bác già, được nhắc, ấy ấy hàng dễ vỡ.

Nhớ hồi còn vào SG ... sinh hoạt đoàn (thanh niên). Nếu cần đi đâu phải đi cùng các bạn có xe máy. Nếu đi cùng bạn nữ thì đương nhiên mình phải cầm lái. Có hôm gặp bạn nữ ... có bầu, ai cũng đùa, cẩn thận hàng dễ vỡ.

Hiển nhiên những "món hàng" dễ vỡ nêu trên không mang ý nghĩa gốc của từ (dễ vỡ).

Buồn cười là, thường khi gặp những kiện hàng (thật) trên đó có ghi "hàng dễ vỡ" thì lại ít ai thèm để ý. Nhất là các nhân viên vận chuyển hàng hoá của bưu điện, của các hãng hàng không, ... Thậm chí ở nước Mỹ xa xôi hiện đại văn minh cũng có câu chuyện hãng hàng không làm vỡ cây đàn (ghi-ta) được viết thành bài hát. (Không có gì tương đồng với bài hát Đập vỡ cây đàn của ngV).

Liệu có ngày, hàng dễ vỡ cũng bị di nghĩa, mất nghĩa? Hahaha.


(Xem như hoàn thành bài tập, đọc được, ghi lại và viết một đoạn ngắn có sử dụng từ mới học ...)

P.S. Viết đến đây không khỏi nhớ đến ĐVH, người xuất sắc trong những vận dụng như vậy ...




Không có nhận xét nào: