Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2023
Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2023
Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2023
Lại chuyện chữ nghĩa
Chả là, từ qua tới nay nghe giang cư mận cười cợt vụ "thưởng cho hộ lý bằng giám đốc".
Cười, là cười cái dốt nát trong dùng chữ của lũ điếm chữ (aka nhà báo). Chứ ý, chắc ai cũng hiểu?
Lão già lười nơi núi nọ cũng cười, mà là cười cái dốt thâm căn cố đế của cả xã hội sau cách hiểu cái ý ấy.
Chẳng đâu xa, chủ tịt cuốc hụi (cái gọi là), vừa gào "trả lương theo vị trí việc làm". Ý, là vị trí "trên giấy"?
Công ty lão, điều đó nằm ngay điều 4 của "quy chế lương" đã lâu. Nên, lương anh lái xe cho tổng giám đốc phải cao hơn lương cậu lái xe chở nhân viên đi làm. Dù anh kia chỉ cần bằng lái xe hạng B1, tuần vài giờ dạo những nơi sang trọng, còn cậu nọ phải lái được xe trên 16 chỗ, chở nhiều mạng người chạy nhiều tuyến đường xa xôi hiểm trở.
Hiển nhiên, chưa nói đến lương của gã bàn giấy đi lên từ cán bộ phong trào, nay đang được gọi là giám đốc.
Hộ lý, mà kể dzô!
Thứ Năm, 28 tháng 12, 2023
Cái rây
Cái rây là một vật dụng người ta sử dụng để "rây" các dạng bột. Chẳng hạn như bột, hay đường, để làm bánh. Bột rơi xuống dưới rây là bột mịn, còn lại trên rây là chưa đủ mịn.
Rây cũng có nhiều cỡ khác nhau, cho ra những độ mịn khác nhau. Nếu bột, hay đường không đủ mịn, sản phẩm bánh có thể không đủ ngon. Vì thế, đầu bếp giỏi biết chọn rây cho bánh của mình.
Tự nhiên, lẩn thẩn đi nói chuyện ... lẩn thẩn. Hoặc, chuyện chưa đủ lẩn thẩn, vì còn có chuyện lẩn thẩn hơn.
Ấy là chuyện gã đầu bếp có một cái rây và tuyên bố rằng, cái rây đó là tiêu chuẩn. Tất cả những gì lọt qua nó được định nghĩa là ... mịn.
Gã không cần sử dụng đến mắt của mình. Gã không cần nghe ý kiến người ăn bánh, thậm chí, chính gã không hề ăn bánh của mình.
Người xưa nói, đầu bếp giỏi dùng rây, cái rây dùng đầu bếp dốt.
Tìm trên mạng, thấy thế giới số cũng biết gợi ý, động từ "rây" và động từ "sàng". Vì có ý nghĩa khá giống nhau.
tV, nâng lên tầm "vĩ mô", có động từ "sàng lọc". Mặc dù, sàng, nó có vẻ dân dã thế này:
Sàng, bà cụ dùng tay và mắt của mình.
Nói chuyện lẩn thẩn, vì chứng kiến hệ thống hành chính ... chẳng khác gì gã đầu bếp lẩn thẩn không tay không mắt nói ở trên ...
Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023
Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023
Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023
Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023
Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2023
Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2023
Thứ Năm, 21 tháng 12, 2023
Một câu hỏi lớn
Theo báo Tuổi trẻ online.
Câu hỏi là, cái đang được gọi là giáo dục có bị "bắt buộc" hay không?
Nếu có, thì đó có phải là nhồi sọ không?
Nếu không, thì chẳng phải đây là câu trả lời tốt nhất cho sự "thuận mua vừa bán" hay sao?
Thứ Tư, 20 tháng 12, 2023
Chuyện xưa chuyện nay
Ngày ấy, lão cùng với Ph. và Kh. là 3 đứa bạn thân. Cùng học 1 trường (cấp 1), cùng 1 lớp, cùng đi thi học sinh giỏi toán (thời gà chọi). Cùng vượt qua kỳ thi cấp huyện, rồi cấp tỉnh, 3 đứa vào Huế cùng đua tranh suất thi quốc gia (lớp 5).
Ngày học 2 buổi, trưa tối cắp bát vào trường ăn cơm, còn thì được thầy cô gửi ở nhà dân quanh trường. Trong xóm có đám tang (vẫn nhớ chú kia đi xe thồ (hồi đó chạy xe máy Honda 67, nay gọi là xe ôm) vì tránh con chó chạy qua đường mà té chết), đêm nằm trên tấm phản gỗ, nhà tối thui, người lớn đi vắng hết, nghe tiếng chiêng trống tụng kinh thằng nào cũng sợ không ngủ được.
Thế là hôm sau Kh tếch về nhà cậu, Ph về chỗ mẹ (đang học trung cấp y tại chức), lão cũng lóc cóc cuốc bộ về ký túc xá đại học y Huế ở ké với chị. Mấy ngày liền đi học đường xa bụi bặm nắng nôi khiến cả 3 thằng đổ bệnh. Lão và Ph bị nhẹ, vẫn tham dự được các kỳ thi chọi lựa chọn, rốt cuộc đều trúng vào đội tuyển 12 con gà cuối cùng của tỉnh dự thi chọi quốc gia. Riêng Kh bệnh nặng, thực ra cũng không quá nặng nhưng gia đình lo lắng nên không cho đi học đi thi.
Sau đợt ấy Ph và lão vào học chuyên toán của tỉnh, Kh tiếp tục ở quê. Đến lớp 10 Kh trúng tuyển vào học chuyên lý của tỉnh thì 3 thằng lại cùng học (nhiều khi ghép toán lý học chung 1 lớp). Lên đại học mỗi thằng mỗi phương, rồi lão định cư ở Đà thành, Ph và Kh ở Sài thành.
Thực ra 3 thằng không chỉ là bạn học, cùng quê mà thậm chí còn có quan hệ bà con họ hàng với nhau (đúng ra lão phải gọi Ph bằng chú, gọi Kh bằng anh, nhưng vẫn mày tao, em của Kh và Ph vẫn gọi lão bằng anh, người lớn giai đoạn ấy cũng chẳng câu nệ gì). Còn nhớ một dịp Tết năm nào đó, lúc đều đã đi làm, 3 thằng cùng hội bạn cũ ở quê gặp nhau, nhậu say quên trời đất. Như vậy đâu phải tại đường đời chia xa rẽ nhánh gì cho cam, chỉ không hiểu tại sao Kh cứ xa cách với Ph và lão. Mà, nói cho cùng, lão với Ph cũng không phải kiểu thân thiết tâm sự hàng ngày như lẽ ra nên thế.
Kể chuyện, vì hôm nay mới biết bác L., ba của Kh đã mất. Tang lễ xong xuôi lão mới biết, nhờ đọc Fb của em gái Kh.
Đời, có lúc vui lúc buồn, nhưng dường như thế hệ bọn lão đều vậy. Nên, lớp lão, sĩ số chỉ trên 20 (lớp chuyên lý của Kh sĩ số chỉ có 10) mà gần 40 năm ngày ra trường rồi, mới họp lớp được 2 lần gọi là đáng kể.
Lượm lặt Fb
Sư cô, người Huệ, tu tập ở Đài Loan, cũng nghịch, vọc AI. Nói rằng muốn tặng một bức tranh digital cho bà mẹ tên là Bạch Tuyết, yêu cầu có cảnh cầu Trường Tiền, sông Hương, hoa phượng đỏ. Và đây là kết quả:
Bạn trẻ, định cư ở Melbourne, thì post hình nhân mùa Giáng sinh Năm mới:
Còn mụ dửa bát HH thì sưu tầm được câu chuyện:
Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023
Thứ Hai, 18 tháng 12, 2023
Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2023
Rảnh nói chuyện chữ nghĩa
Chả là, sau cuộc (dạo) thăm đình đám (của ai đó đến đâu đó), hoành tráng nhưng ngắn ngủi, nhiều người rảnh rảnh soi mấy cái "tuyên bố chung" chơi.
tV, vốn trúc trắc trục trặc tự ngàn đời nay, xướng câu "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc". Có người (rảnh) dịch (ngược) "越中未来共同体" ("Việt - Trung vị lai cộng đồng thể"). Nhưng, đem so, thì, người ta, lại viết thế này, "中越命运共同体" ("Trung Việt mệnh vận cộng đồng thể"). Dịch (xuôi) ra phải là "Trung - Việt chung vận mệnh".
Tương lai thì mù mờ mù mịt, mà vận mệnh thì ... chạy trời không khỏi nắng. Ấy cái khác nhau nó thế!
Lại có người tân học, tìm ra "In its official English translation — a “community of shared future for mankind” — the phrase lands with a soft thud.". Vì vốn dĩ "concept" của ai đó là "community of common destiny for mankind" ("人类命运共同体" - "nhân loại mệnh vận cộng đồng thể").
Đến đây đã thấy quen quen chung chung. Mấy dịch giả dịch xuôi (Trung - Việt, Trung - Anh) xem chừng học chung một trường ráo trọi (trường phái mềm hoá).
Tư tưởng này, nhẽ, không nhất quán?
Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2023
Unhinged
Tình cờ xem phim này trên tv. Phim đã cũ, được dịch là Kẻ cuồng sát (2020). Xem, một phần vì thấy tên diễn viên Russell Crowe.
"Võ sĩ giác đấu" trong phim này lại vào vai một kẻ tâm thần, cuồng sát thực sự.
Nhưng điều đáng nói là ở phía nạn nhân của hắn. Một phụ nữ trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Song thực sự cách cư xử của cô có quá nhiều bất ổn.
Nghe đâu phim này được cho là có ý định đi sâu vào phân tích tâm lý con người trong đại dịch Covid-19. Có thể không thành công, vì thế phim không được đánh giá cao.
Riêng lão khá đồng cảm. Nhất là khi thấy ở chính đất nước lão, hậu covid rồi, đang đầy trầm cảm đây kia.
Điểm sáng của bộ phim, có lẽ, là những suy nghĩ hợp lý của cậu bé, con trai cô gái đáng thương.
Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2023
Tre
"Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!"
Nay, có "ngoại giao cây tre". Là đây chăng?
(Có kẻ, láo lếu, bình rằng, là trúc Nam Sơn ...)
Xưa,
未出土時先有節
到崚澐處也虛心
(Vị xuất thổ thời tiên hữu tiết
Đáo lăng vân xứ dã hư tâm)
(Ngẫu nhiên, nghe đồn rằng, là đôi câu đối được yêu thích của Ngô Đình Diệm.)