Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Cố chấp

Mình là người cố chấp.

Không phải là mình không biết điều đó.

Cũng không phải là bây giờ mình mới biết điều đó.


Nhưng mình vẫn ... cố chấp. (Không vậy sao gọi là ... cố chấp, hehe).



Dĩ nhiên, mình gặp nhiều rắc rối với điều đó.

Trước tiên là trong gia đình. Nhưng mình sẽ nói chuyện này vào một dịp khác.

Tiếp theo là xã hội. Rất nhiều người không bằng lòng dù bề ngoài tỏ ra bằng mặt.

Cũng còn may, có nhiều người bạn chấp nhận tính khùng khùng điên điên ấy.




Thực ra hôm nay mình nghĩ về một chuyện khác.

Chuyện có hàng tốt nhưng muốn bán được vẫn cần bao bì đẹp.

Bao bì đó thường khi tốn kém, xả rác (thậm chí nguy hại như bao ni lon).





Trong xã hội này, bao bì là bằng cấp, là mối quan hệ.

Thà ế hàng hay muốn bán?






Tự nhiên nhớ Vũ Như Tô.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

The mark number zero

Hôm qua là ngày cuối cùng của tháng 11 năm 2011. Lần đầu tiên mình ghi nhận cái cảm giác là lạ đó. Nó đem lại một dự đoán man rợ. Nếu dự đoán đó là sai, điều này sẽ mãi mãi là một bí mật của riêng mình. Nếu dự đoán đó là đúng, bí mật sẽ được bật mí khi được kiểm chứng. Và entry này mình ghi lại như một mốc đánh dấu.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Tấm Cám

Ngồi buồn nói chuyện láo thiên
Khi xưa tôi có đi khiêng ông trời
Ra đồng thấy muỗi bắt dơi
...

Buồn buồn kể chuyện cổ tích chơi.

Chuyện, đã gọi là cổ tích, thường có tích, và cổ.

Tích đã cổ, thường xuất hiện truyền khẩu. Nay biết được từ đâu trước ắt chết liền.

Cãi nhau trên văn bản ghi lại hẳn hoi mà còn khó. Có loại phổ biến nhất, nghĩa là nhiều người đọc. Lại có loại cổ nhất, nghĩa là được ghi lại sớm nhất, nhưng không khỏi mang ý chủ quan của người chép vậy.

Nên không ngạc nhiên cổ tích thường nhiều dị bản. Dẫu chẳng điền thư cũng phải đọc nhiều hẵng nói. Lại nữa, nhiều dân tộc, văn hoá ngôn ngữ khác nhau, đều có chuyện na ná, giao thoa là khó phủ nhận.

Vậy đọc Tấm Cám ngày nay không khỏi biết ơn các cụ Vũ Ngọc Phan hay Nguyễn Đổng Chi, trách cứ chẳng lầm lắm ru?

***

Mô-típ Tấm Cám không độc quyền. Dù cũng có dư luận cho rằng đó là chuyện nguyên phi Ỷ Lan xứ Việt. Trong khi dân Việt ngày nay không mấy lạ chuyện cô nàng Cinderella từ tận trời Âu. Cô này, theo tên gọi trong nhiều ngôn ngữ, phải là Tro (Bếp), nhiều người đã từng gọi tên này mặc dù phổ biến hơn là Lọ Lem. (Lạ nhỉ, Tro có gì là xấu, trong khi Lọ Lem nghe có hơi cẩu thả, hihi).

Nổi bật trong các câu chuyện là sự đối kháng giữa 02 cô gái. Nơi là chị em sinh đôi, nơi lại là cùng cha khác mẹ.

Chi tiết thi bắt tép (cá) giành yếm đỏ được cho là khiên cưỡng trong dị bản mẹ ghẻ con chồng. Lẽ ra cuộc thi là để xác định cô chị trong hai chị em sinh đôi.

Cái cô thường được độc giả kéo về phe ta, có vẻ đương nhiên, cũng được ủng hộ của người kể, chép chuyện bằng một thế lực siêu nhiên (ví dụ: Bụt, hehe). Thông qua, có thể là một hình ảnh gì đó (thường liên quan đến nhân vật chính, ví dụ hoá thân người mẹ đã mất), phổ biến ăn được, nên mới bị phe kia ăn mất (cá bống chẳng hạn). Dù sao cái (con) đó cũng để lại hiệu quả giúp nàng kia tiếp cận cơ hội giàu sang (vua).

Bí quyết của cô này là bàn chân nhỏ. Nhiều dân tộc mượn hình ảnh giày dép (nhưng cũng có dân tộc lúc chép chuyện này chưa đi giày dép, hihi).

Thắng được nhờ trợ giúp, đối thủ không phục. Nên tiếp theo là cuộc chiến đấu dai dẳng, bên tiêu diệt - kẻ hoá thân (chim - khung cửi - quả thị - ...)

Cuối cùng, (hình như quy luật cổ tích?!), ta thắng địch thua, chính thắng tà, happy ending :-D


Nhưng chính cái cách kết thúc khiến hậu sinh hao bút tốn mực phí giấy.

Ấy là bà hoàng hậu giành lại được ngôi lừa em mình (dù là cùng cha khác mẹ) "tắm trắng" bằng nước sôi khiến cô em chết "nhăn răng". Ghê hơn, nàng ta làm mắm em mình, gửi cho mẹ ghẻ ăn cho bõ ghét, kinh!

Tất nhiên, đây chỉ là một dị bản ở một nước nọ. Gay là ngày nay nước ấy náo loại vì cái hép-py en-đình đó.

Thực ra kịch bản "tử vong" do "tắm trắng" khá phổ biến. Tuy nhiên kẻ thủ ác phải là nhà vua (người thứ ba, cho công tâm, và giữ hình ảnh nhân vật chính). Mô-típ này được bình luận phù hợp cổ tích, nơi các nhân vật không phát triển tính cách (Thạch Sanh dù bị Lý Thông lừa bao nhiêu lần đi nữa vẫn cứ tin, ngu vẫn hoàn ngu hehe).

Còn "món mắm", thật tình mình hơi giật mình vì không biết liệu có nhiều dân tộc có cái món quốc hồn quốc tuý này? (ăn xác động vật để thối rữa lên men).
Mình có đọc được rằng cái kết "làm mắm" cũng được kể bởi người Ý (?!). (Dĩ nhiên đầu bếp là nhà vua chứ không phải cô Tro).


Tận tín thư bất như vô thư.

Chuyện (cổ tích), nội dung lẫn kết, tưởng cũng bình thường, có gì đâu mà rộn?


Bi kịch ở chỗ, người ta hì hục đưa vào cho được sách giáo khoa, với đầy đủ "tắm trắng" cùng "món mắm", chỉ đích danh thủ phạm là cô nàng vẫn bắt học sinh phải tụng rằng thì là hiền hậu (như cô Tấm, hehe). Bao nhiêu năm cấm cãi.


Rồi đây sẽ đến chuyện ông Hùng thách cưới cu Sơn và cu Thuỷ "voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao". Giá ổng thách "kình 9 vây, sấu 9 đuôi, mực 9 đầu" thì không khéo ngày nay người Tàu táng đởm kinh hồn dám bén mảng biển Đông!?
Rõ thách cưới chẳng khác trọng tài Vi-lít!

Nói đi thời phải nói lại. Ai bảo xưa không ai nghĩ chuyện hối lộ thiên vị làm chi?



Hay tại bầy cừu nay đã biết hỏi tại sao.



























Tự nhiên dài dòng. Đi ăn tối đã. Nói không với mắm. Hi hi ha ha.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Do what you like, like what you do

Về việc tuyển nhân sự chuyên ngành IT của N cho U.

IT đang là lĩnh vực "hot". Nghĩa là cầu có phần vượt cung. Đặc biệt tại Đ, nhiều công ty bài bản mới thành lập. Trả lương trên mặt bằng, môi trường làm việc hấp dẫn hơn xung quanh.

N không thoát khỏi cái bóng của chính mình. Chỉ biết làm lấy được, chưa biết gì về khái niệm chất lượng. Khả năng nhận thức vấn đề và tự hoàn chỉnh mình dưới mức yếu kém. Khát vọng và tầm nhìn không quá đầu ngón chân cái.

Tuyển người không được tưởng không có gì là lạ.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Bóp cổ rồng

Mình xem chương trình dự báo thời tiết, thấy nói vùng cửa sông Cửu Long triều cường dâng vào sâu trong đất liền, khi mà miền Tây vùng lũ vẫn ngập, chưa nói đến xa hơn một chút Bangkok đang chìm dưới nước lụt.

Phải chăng loài người đang hè nhau bóp cổ mấy con rồng (sông)?

Không sợ chúng quẫy sao?

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Stanford commencement speech 2005


Tôi rất vinh dự được có mặt tại lễ phát bằng tốt nghiệp của các bạn ngày hôm nay tại một trường đại học danh giá bậc nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại học.
Nói một cách trung thực nhất thì thực ra, tôi chưa bao giờ học đại học. Ngày hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu chuyện đã từng xẩy ra trong cuộc đời tôi. Chỉ như vậy thôi, không có gì to lớn, chỉ đơn giản là ba câu chuyện.
...
(Steve Jobs)

Oct 5


Sáng nay lên mạng trễ. Thấy bác Chênh đưa tin S.J. qua đời. Nửa tin nửa ngờ (thời đại này sống ở VN thật khổ, không tin được bất cứ cái gì), bèn vào ngay www.apple.com thì thấy sự thật như trên.

Mới hôm qua thôi, quả táo giới thiệu iP4S.

Người ta viết rằng, ông là người luôn đòi hỏi sự hoàn hảo. Và đánh giá cao tính sáng tạo.

Về điều đó hẳn chẳng phải rườm lời?

Đời kỹ thuật của mình cũng chỉ ước hai điều đó. Tiếc là mình gia nhập thế giới i hơi trễ. Phận vùng trũng ...

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Một người Thầy

Đ email báo tin giáo sư Zboray L đã mất. Thực ra là ông mất đã gần 1 năm.

Có những việc, có những người mình cứ dần quên, quên dần ...

Nhớ Giáo sư dáng người thấp đậm, ngày ấy đã gần 20 năm, tóc Ông lúc ấy đã bạc.
Nhớ Ông kể Ông không có con. Lương giáo sư đại học cũng đủ để hai vợ chồng hàng năm đi nghỉ hè ở phía Nam biển nắng, Ý, Hy lạp. Sang Đức, lương đồng nghiệp bằng lương Ông về con số, nhưng tính bằng Đức mác (1 Đức mác bằng khoảng 20 cu-ron Tiệp).

Ông bảo mình ở lại học tiếp với Ông. Nhưng mình không tự lo được cuộc sống của mình, nói chi tới tiền học. Qua sông thuyền đã đốt, lưng dựa vào núi rồi, chỉ còn cách cuốn gói về nhà.

Giáo sư ở trong số không nhiều những người dạy bằng sách do chính mình viết.

Ông thường bảo, học được điểm đạt thì khó gì, chỉ cần không quá lười biếng. Cố gắng chút nữa là đạt điểm khá. Còn biết hệ thống lại kiến thức mình đã học nữa là xuất sắc.

Mình nhớ mãi, và bây giờ thường xuyên kể cho bọn trẻ nghe, điều Ông hay nói: "Bọn mày (dân ta hay quen với cách dịch xưng hô bỗ bã này) muốn biết gì thì hỏi mấy tay trợ giảng ấy, bọn nó gì cũng biết. Còn hỏi các phó giáo sư thì họ chỉ biết chỉ ở đâu trong sách thôi. Hỏi giáo sư, giáo sư chỉ biết phó giáo sư đang ở đâu."

Bọn trẻ nhà mình chẳng mấy đứa hiểu. Mà, chúng nó có khi nào cần hỏi điều gì đâu ...

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

I just called ...

Mình dễ rơi nước mắt.

Mấy bữa ni cũng tại bọ Lập.
Trần Tiến viết cho bọ, bọ trưng lên làm chi?

Gì chẳng thừa kế, mình lại đi hưởng di truyền tuyến lệ của ba.
Còn ngoài ra mình và ba chẳng hiểu gì nhau. Không biết có phải tại thời gian sống cạnh nhau của hai ba con hầu như chỉ tính bằng ngày bằng tháng chứ khó có thể tính bằng năm?

Mà nói cho cùng, mình chẳng thấy mình giống ai.

Không phải so sánh hay an ủi gì, tự nhiên mình thấy cay cay mắt khi người nghệ sĩ tâm sự chuyện gọi cho bạn, bạn hỏi "có chuyện gì không?".

Cứ phải  mới là chuyện sao?

Tự nhiên liên tưởng tới Stevie Wonder ...

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Cửa

Một cái cửa vào ra
thì nên hẹp
và luôn khép kín.
Khi người ta đã bước qua
dù là vào hay ra
Đầu không bao giờ
ngoảnh lại.

***

Một cái cửa sổ
phải luôn rộng mở.
Để thấy tận trời xanh
và đón gió long lanh.
Mang theo
hương hoa thầm thì
cùng tiếng chim trong trẻo.

***

Mọi trường hợp khác đều là ngoại lệ.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Đời nhẹ khôn kham

Ngồi buồn đốt một đống rơm
Khói ra nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói bay lên tận thiên tào
Ngọc Hoàng phán hỏi: Đứa nào đốt rơm?



Đời nhẹ khôn kham.
Đời nhẹ khôn kham.

Đời nhẹ khôn kham. Milan Kundera.

Thoạt tiên mình cảm thấy rất thích cái tựa này. Nghe triết triết thơ thơ.

Đã triết lại còn thơ! Triết như một cái thân cây to lớn vững chắc xám xịt và Thơ là tán lá xanh um líu lo chim hót.

Nhưng rồi mình lại lẩn thẩn.

Đời nhẹ như là đối lập đời nặng ư? Con người ta có thể có hai cuộc đời, một nặng một nhẹ? Hay chỉ được phép chọn một, đời nặng thì thôi nhẹ mà đời nhẹ thời khỏi nặng?

Thực ra có chút mâu thuẫn (trước hết là về mặt ngôn ngữ), so với nguyên bản.

Nesnesitelná lehkost bytí. Được dịch ra tiếng Anh là The Unbearable Lightness of Being.

Nôm na là cái (sự) nhẹ không kham nổi của đời. Gốc nhẹ là danh từ, đời bổ nghĩa cho nhẹ. Dịch ra tiếng Việt, đời lại là danh từ mà nhẹ là tính từ bổ nghĩa cho đời. (Đúng không ấy nhỉ?!)

Về ngôn ngữ có trái ngược nhau mà nói ngữ nghĩa giống nhau thì có thuận?

Rồi mình lại vẩn vơ.

Cái sự nhẹ mà đã không kham nổi thì sự nặng sẽ ra sao? Hay đã có sự nhẹ rồi thời sự nặng không còn nữa?

Người bảo, ngươi đời nhẹ khôn kham thời ta đời nặng như chì thì sao?

Nghĩ, sự nặng (của đời) đè con người ta ghê gớm lắm, đè đến ngóc đầu không lên nổi. Còn biết đâu đến sự nhẹ mà kham với chả khôn kham?

Hình như không phải vậy.

Người đời thường nhẫn nhục dưới gánh nặng. Đến độ cúi đầu. Nhưng dưới chân là mặt đất. Cúi mặt thấy đất. Đất lại nâng lên.

Cái sự nhẹ thảng hoặc có sượt qua. Mấy ai để ý?
Ít người dính với cái nhẹ rồi, mới biết đời khôn kham là vậy. Lơ lửng lửng lơ. Không điểm tựa. Không nơi bấu víu.

Nhưng bay bổng ...


Mình chẳng dám rườm lời.
Chép ra đây một đoạn nguyên bản để nhớ.
Xin lỗi những ai không đọc được, vì mình chả dám dịch. Có thể tham khảo các bản khác, Chương 2 Phần Một (phần này có tên Nhẹ và Nặng).



PRVNÍ ČÁST
Lehkost a tíha

...

2.
Bude-li se každá Vteřina našeho života nekonečněkrát opakovat, jsme přikováni k věčnosti jak Ježíš Kristus ke kříží. Taková představa je hrozná. Ve světě věčného návratu leží na každém gestu tíha nesnesitelné odpovědnosti. To je důvod, proč Nietzsche nazýval myšlenku věčného návratu nejtěžším břemenem (das schwerste Gewicht).
Je-li věčný návrat nejtěžším břemenem, pak se mohou naše životy jevit na jeho pozadí ve vší nádherné lehkosti.
Ale je tíha opravdu hrozná a lehkost nádherná? Nejtěžší břemeno nás drtí, klesáme pod nim, tiskne nás k zemi. Ale v milostné poezii všech věků žena touží být zatížena břemenem mužova těla. Nejtěžší břemeno je tedy zároveň obrazem nejintenzivnějšího naplnění života. Čím je břemeno těžší, tím je náš život blíž zemi, tím je skutečnější a pravdivější.
Naproti tomu absolutní nepřítomnost břemene způsobuje, že se člověk stává lehčí než vzduch, vzlétá do výše, vzdaluje se zemí, pozemskému bytí, stává se jen napůl skutečný a jeho pohyby jsou stejně svobodné jako bezvýznamné.
Co si tedy máme zvolit? Tíhu nebo lehkost?
Tuto otázku si kladl Parmenides v šestém století před Kristem. Viděl celý svět rozdělen na dvojice protikladu: světlo - tma; jemnost - hrubost; teplo - chlad; bytí - nebytí. Jeden pól protikladu byl pro něho pozitivní (světlo, teplo, jemnost, bytí), druhý negativní. Takové dělení na pozitivní a negativní pól nám může připadat dětinsky snadné. Až najeden případ: co je pozitivní, tíha nebo lehkost?
Parmenides odpověděl: lehkost je pozitivní, tíha je negativní.
Měl pravdu či ne? To je otázka. Jisté je jen jedno: protiklad tíha - lehkost je nejtajemnější a nejmnohovýznamnější ze všech protikladů.



Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Biển Đông dậy sóng
Trường Sơn trọc đầu
Tài nguyên chảy máu
Dân tộc thương đau
...

Cờ tướng

Một ông tướng lác đứng trong cung
Sĩ tượng khoanh tay, chẳng vẫy vùng
Pháo dở hai cây nằm dưới góc
Tốt đau năm chú đứng bên sông
Lờ khờ cặp ngựa đi tam cố
Lạc xạc đôi xe chạy tứ tung
Đương cuộc ai xui mê đến thế
Họa là tiên xuống giúp cho cùng.
(PCT)


- Posted using BlogPress from my iPad

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Quân duyên hà sự vong ôn bão
Ngã diệc do nhân mạn ứng thù.
(PCT)


- Posted using BlogPress from my iPad

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Đọc Mười ngày ở Huế



Chiều Chúa Nhật, đọc một mạch hết Mười ngày ở Huế của cụ Phạm Thượng Chi.

Kể như mình cũng trải qua hơn 7 năm tuổi niên thiếu ở Huế. Nhưng nói ra thì thật hời hợt.
Đọc tiền nhân chỉ biết xấu hổ mà thú rằng: nước ta, từ đầu thế kỷ trước đến giờ, chỉ có thoái mà không có tiến. Vốn ý này ẩn sẵn trong lời cụ Phạm, khi cụ viết những dòng vào những năm đầu triều Khải Định (1918).

Nội mỗi chuyện tàu xe từ Hà Nội vào đến Huế thời ấy đã ăn đứt thời này, sau gần một thế kỷ. Chưa nói đến quãng khốn khổ thời mình ở Huế.
Không hiểu sao cứ tưởng tượng cảnh cụ Phạm du hành cùng cụ Phan (Chương Dân), mình chắc phải thú vị lắm. Rồi lại liên tưởng chuyến đi của các cụ Phan (Châu Trinh), Huỳnh (Thúc Kháng), Trần (Quý Cáp), khi các trí tuệ như thế gần nhạu.

C ụ Phạm đi Huế tuy tiếng là thăm thú nhưng thực là chứng kiến lễ Nam Giao. Dĩ nhiên, thời ấy còn chưa là những bát nháo của cái gọi là fe stival của những ngày nay. Ngày ấy còn là Lễ, và cái đẹp của Chân. Đức của người Huế thời ấy, lời cụ Phạm, vẫn còn cao hơn xứ Bắc một bậc. Sự bại hoại ngày nay hẳn không phải không có nguồn gốc. Cụ Phạm nhận định những nghi lễ tuy có phiền hà song phải gi ữ bởi đó là Hồn. Tiếc thay Hồn ấy ở đâu bây giờ.

Như nhiều người đến Huế, không thể không thăm các lăng. Ngày ấy các cụ đi thuyền từ nửa đêm và về lại cũng đến nửa đêm hôm sau. Thăm lần lượt Thiên Thụ lăng, Hiếu lăng, Xương lăng và Khiêm lăng. Cái cách rất hay này nay không thấy? Để cảm nhận được bước chân lịch sử từ thực thô sơ đến hư Văn mỹ.
Rồi mặc dù khó khăn thời ấy, cụ Phạm cũng thăm Đại Nội, với cửu đỉnh Cao Nhân Chương Anh Nghị Thuần Tuyên Dụ Huyền.

Thật hay, cuối cùng cụ thăm Thiên Mụ. Và gặp gỡ con người. Đạm Phương nữ sĩ. Một cao tăng chùa Ba La Mật.



Thực là, đọc cổ càng thêm hoài cổ. Vì thực là, dân tộc tuột dốc không phanh.


- Posted using BlogPress from my iPad

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Home coming

Về nhà

Tôi đã trở về,
tôi đã bước vào dưới vòm cổng và đang nhìn quanh.

Đây là mảnh sân ngày xưa của cha tôi.
Vũng nước ở chính giữa.
Những đồ vật cũ kỹ vô dụng chất đống lên nhau làm choán hết những bậc cầu thang lên tầng gác.
Con mèo lấp ló sau dãy lan can.
Một miếng giẻ rách, trước kia đã có lần cuộn quanh một cây gậy trong một trò chơi, bây giờ đang phất phơ trong gió.

Tôi đã về đến nhà.
Ai sẽ ra đón tôi?
Ai đang đợi sau cánh cửa bếp?
Khói đang bốc lên từ ống khói, cà phê đang được pha cho bữa ăn tối.
Mi có cảm thấy thân thuộc, thoải mái như đang ở nhà của mình không?

Tôi không biết,
tôi cảm thấy rất bối rối.

Đây là nhà của cha tôi,
nhưng mỗi đồ vật đều đứng lạnh lùng bên cạnh một đồ vật khác, như thể nó chỉ chăm chú vào những chuyện của riêng nó, những chuyện có phần tôi đã quên, có phần tôi chưa hề biết đến.
Tôi có ích lợi gì cho chúng, có ý nghĩa gì đối với chúng,
dù ngay cả khi tôi là đứa con trai của cha tôi, người nông dân già nua?
Và tôi không dám gõ lên cửa nhà bếp, tôi chỉ lắng nghe từ một khoảng cách, đứng thẳng lưng, với một dáng điệu nghiêm chỉnh để khỏi bất ngờ bị xem là một tên nghe lén.
Và bởi tôi đang lắng nghe từ một khoảng cách, tôi không nghe gì cả ngoài tiếng tích tắc mơ hồ của chiếc đồng hồ treo tường vọng lại từ những ngày thơ ấu,
nhưng có lẽ tôi chỉ nghe trong ý nghĩ.
Bất cứ điều gì khác đang xảy ra trong bếp là bí mật của những ai đang ngồi ở đó, một bí mật họ che giấu trước tôi.
Càng ngần ngừ trước cửa lâu chừng nào, tôi càng trở nên xa lạ chừng ấy.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bây giờ có ai mở cửa và hỏi tôi một câu?
Chẳng phải chính tôi lúc ấy sẽ ứng xử như một kẻ muốn giữ bí mật của riêng mình hay sao?

(Franz Kafka)

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Vừa ăn cơm vừa tập thể dục

Hehe, nghe cứ như "vừa đi đường vừa kể chuyện" í.
Cơ nhưng mà, vừa đi đường vừa kể chuyện thì vui mà quên mệt. Chứ không như mình, vừa ăn cơm lại vừa chạy hết tốc lực.
Ôi trời, nghe đã thấy bao tử thắt lại ...

Chả là đầu đuôi thế này:
Hơn 7h tối, mình ghé ăn cơm trước khi về nhà. Ngồi ngay cửa quán, nhìn ra ngoài.
Đang ăn gần hết đĩa cơm thì một gã, thản nhiên, ngay trước mặt mình, quay cái xe đạp của mình lại. Vừa kịp nghĩ, hắn sắp xếp xe lại làm gì? thì hắn, thản nhiên, ngồi lên yên xe và ... đạp đi.
Cũng nhanh, mình phóng ngay ra đường và la làng. Thực tình, giờ này, mình không biết lúc đó mình la như thế nào. Chuyện này xưa nay chỉ xảy ra với mình trong các cơn mê mệt mỏi, trong đó kêu không thành tiếng và chạy thì không nhấc nổi một bước chân.
Hôm qua, mình chạy được, nhưng không đuổi kịp. Khi bóng gã ăn trộm khuất sau con hẻm thì bụng mình bỗng thắt lại. Tý nữa thì khụy gối xuống đường, đành đứng lại trong bất lực.
Những người chạy ra đường sau tiếng la của mình cũng chỉ biết nhìn theo. Thoáng thấy hai người chở nhau trên một chiếc xe máy phóng theo. Nhiều người hỏi, có người chạy xe máy đuổi à? Mình nói không biết. Có người nói, chắc là đồng bọn thằng ăn trộm. Mình nghĩ bụng, chắc vậy.
Đành quay lại quán. Mọi người, có người mới đến quán, xúm lại bàn tán. Định bụng, ăn nốt cơm rồi đi bộ về thôi. Bỗng thấy hai cô bé, chỉ tầm học sinh hay sinh viên, chở nhau trên một chiếc xe máy và kéo theo chiếc xe đạp của mình, dừng lại trước quán.
Mừng húm chạy ra. Hai cô bé hỏi sao chú không chạy tới lấy xe? Bảo, thấy nó chạy khuất, tưởng chịu mất. Nói, tụi con la làng, thấy đường có người, hắn vứt xe vứt dép chạy. Cũng không ai đuổi nữa, thấy chú không tới, tụi con kéo xe về.
Chủ quán vội cảm ơn. Một ông trung niên chạy ra xua hai cô bé, đi đi. Mình vừa kịp nói câu cảm ơn thì hai cô bé cũng phóng xe đi luôn. Ông kia nói nhỏ: coi chừng nó quay lại trả thù hai cô bé.
Mình nghĩ bụng, làm gì đến nỗi thế, chỉ là thằng ăn cắp vặt thôi mà. Bỗng thấy xấu hổ, mới cách ít phút, mình còn nghĩ xấu về hai cô bé lạ mặt. Có lẽ, cùng với tuổi đến trên đầu, sự hèn nhát cũng đến trong tim!
Biết ơn hai em, vì điều hai em giành lại được còn hơn một chiếc xe đạp.
Có anh khách vui tính trong quán hỏi, nếu lúc ấy chú mà đuổi kịp thì phải biết, nhỉ. Mình trả lời, đuổi kịp thì cũng đến lấy lại xe thôi, chứ biết làm gì nó?

Than ôi, công cuộc cách mạng xanh của mình, sao mà nhiều trắc trở? Đã hai đồng chí xe đạp hy sinh rồi, hiểm nguy vẫn không thôi rình rập.

Báo hại, hôm nay đi làm lại sau mấy ngày nghỉ, việc ngập đầu mà bụng thì cứ đau thắt. May ngày đầu tháng âm lịch, trưa mấy anh em chẳng có lựa chọn nào hơn cơm chay.
Cho nó lành.

Có lành không?
Tối về phải làm liền hai cái xúc xích bò, hehe.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Mất nơi ở


Bức hình này có tên

A rose made of galaxies

This image of a pair of interacting galaxies called Arp 273 was released to celebrate the 21st anniversary of the launch of the NASA/ESA Hubble Space Telescope. The distorted shape of the larger of the two galaxies shows signs of tidal interactions with the smaller of the two. It is thought that the smaller galaxy has actually passed through the larger one. Credit: NASA, ESA and the Hubble Heritage Team (STScI/AURA).



***



Ì ạch mãi mới đọc xong Mất nơi ở của Phạm Văn Ký.
Ấy nói vậy, bởi có bạn, nếu tình cờ một mai đọc được sách này, lại bảo, hợp. Hehe.

Sách là sách được tặng (có ý gì không ta?).
Lâu thật là lâu rồi, mà đọc mãi không quá nửa.
Nói dày thì không phải quá dày. Nhưng đặc những chữ. Và đặc những chuyện.

Chuyện mất nơi ở.

Mà nào chỉ nơi ở. Chữ hơn một tý, mình nghĩ phải nói là mất chốn dung thân.

Câu chuyện nước Nhật những năm cuối thế kỷ 19. Bối cảnh là một công trường xây dựng đường sắt.
Là tín đồ phim cao bồi viễn tây, mình nhắm mắt lại là tưởng tượng ra cảnh công trường nhiều phần thô sơ này. Và cứ, nơi nào xuất hiện công trường kiểu này, là mang đến sự xâm thực văn minh nặng nề vào chốn hoang dã.
Bối cảnh nước Nhật, nhẽ còn nặng nề hơn. Cùng với quyết tâm duy tân của Nhật hoàng Minh Trị, nước Nhật chấp nhận sự hiện diện của những người da trắng trong vai trò như những người thầy.
Cuộc duy tân đã đưa nước Nhật lên vị thế hùng cường. Biết bao người thán phục. Nhưng có lẽ không nhiều người đặt câu hỏi, nước Nhật đã chịu đựng những gì trong cuộc thay da đổi thịt, chắc vô cùng đau đớn ấy?
Nhiều dân tộc láng giềng đã chọn con đường nhắm mắt bịt tai quyết không học.
Nước Nhật cũng bị giằng xé bởi những người dân nghèo hoàn toàn không ý thức, và một phần tầng lớp quý tộc cũ, kiên quyết đến quá khích bảo vệ hệ tư tưởng, hay bảo vệ quyền lợi ích kỷ.

Nhân vật chính, đại úy Hizen, đã chiến đấu và mất đi tất cả.
Thuộc tầng lớp quý tộc, ông từ bỏ những thanh gươm của mình để theo Nhật hoàng duy tân.
Người ta nhìn thấy cuộc chiến đấu vô vọng của ông chống lại bạn bè cũ, những chiến binh không chấp nhận thay đổi. Không nói về lòng quả cảm hay kỹ thuật chiến đấu tinh nhuệ, chính hệ tư tưởng của những con người cao thượng dám tự mổ bụng khi thua đã chế ngự dân trí và cả một phần những kẻ bên kia chiến tuyến như đại úy Hizen.
Nhưng, những chiến binh đó cũng vô vọng, khi đa số, gồm cả người đứng đầu, Nhật hoàng, đã chọn lựa. Và những kẻ thù đến từ phương Tây lại tỏ ra quá mạnh.
Dù sao, những chiến binh chống đối đã chết như họ đã sống. Đại úy Hizen mất hết.
Vì ông đã không dứt khoát.
Như hệ tư tưởng Tây phương. Như những người chọn truyền thống. Như đức vua mà ông phục vụ.
Đại úy Hizen luôn lưỡng lự.
Ông thất bại trước chiến binh chống đối. Ông nhục nhã trước những người Anh và người Pháp. Vợ ông ngoại tình với người da trắng. Con gái ông chọn kẻ thù của ông. Con trai ông chọn đạo của những người phương Tây. Cuối cùng, đức vua của ông phải chối bỏ ông.

Số phận đại úy Hizen không phải là số phận nước Nhật. Số phận ông chỉ là nhát cắt. Đau đớn và trở thành quá khứ của những vết sẹo.



Thực ra mình vô cùng thắc mắc. Cuốn sách mình đọc dịch từ nguyên bản tiếng Pháp, tác giả là một người Việt Nam, sinh ra và mất đi trong thế kỷ 20.
Phạm Văn Ký dựa vào nguồn tư liệu nào để viết về một nước Nhật cuối thế kỷ 19?
Lắm khi tự nghĩ, có chăng một đại úy Hizen-người-Nhật-đầy-mâu-thuẫn? Hay đó đơn giản là một người Việt?

Tư liệu nói rằng, Phạm Văn Ký là một người cô đơn, nhiều nỗi buồn và buồn hơn vì không chia sẻ được. Là một cây đại thụ của nền văn học thời của mình nhưng ông không được nhiều người biết đến. Có chăng, chỉ như là người anh của nhà thơ Phạm Hổ và nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.

Hẳn không phải ngẫu nhiên khi ông chọn tiếng Pháp cho những sáng tác sau này của mình?

Mình đã phải thật cố gắng mới đọc hết Mất nơi ở. Bây giờ mình hầu như lại quên hết. Còn chăng, đồng cảm với nhà văn.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Văn lạ

Trước tiên không thể không nói, "lạ" không còn là lạ.
Khi đã nhan nhản, ngày này tháng khác năm kia, trên khắp những tàu lá cải bày đầy chợ Vẹt trên dưới lề nọ lề kia.
Những con sâu vẫn cần mẫn tạo vết trên lá cải theo vệt mỡ ai kia bôi sẵn từ thời "vi quân vi thần". Thuốc trừ sâu đẫm những lá "rau không sạch" chỉ trừ chết người mà lại thêm nuôi béo lũ bọ nhung nhúc ngày một "biến đổi gen" dị dạng.

***

Tôi không buồn "lạ".
Tôi chỉ tìm Văn.

***

Hãy xem đám vẹt lũ sâu nhìn thấy những gì:

Bài văn lạ xôn xao Hải Phòng
Hơn một tuần nay, học sinh, phụ huynh và nhiều người dân đất cảng chuyền tay nhau bản photo bài làm môn văn của một nữ sinh lớp 12 tại cuộc thi thử vào đại học tại trường THPT Năng khiếu Trần Phú, Hải Phòng.

Bài dài hơn 2.800 chữ, tràn kín 10 trang giấy thi. Bài văn lạ này bị điểm 0 (không), bởi người viếtkể lại câu chuyện của một cô bạn thân tuổi học trò yêu thầy giáo dạy mình. Bài văn đặc tả tình cảm thầy trò quá mức cho phép, thậm chí trái với đạo đức thầy, trò... gây hiếu kỳ cho nhiều người.

Bài văn có những câu: “Mười tám tuổi, lần đầu tiên tôi được một người đàn ông ôm, trong lòng tôi trào lên một cảm xúc rạo rực”. Nữ sinh này viết về kết cục của cái đêm yêu thầy kể trên là: “Hai tháng sau, cái bụng tôi ấm ách, tôi có thai...”.


.
.
.

Còn đây là bài văn đó:


***

Xưa nói "văn là người".
Giờ mới biết "đọc văn cũng là người" vậy.

***

Sâu lá cải (cố tình) không đọc thấy số phận con người "sinh ra nhằm buổi gian nan, lớn lên gặp thời khó nhọc".

Không nhìn thấy hủ tục "môn đăng hộ đối" trong những cuộc hôn phối ít-chữ-lắm-tiền với ít-tiền-nhiều-chữ dường như chỉ sinh ra gen-trội không-tiền-chẳng-chữ.

***

Không thấy Văn.

Không thấy Người.

Dĩ nhiên không thấy sự phẫn uất. Không thấy sự cùng cực.



Và không thấy sự phản kháng của một học sinh trong "cơn đại loạn thi thử" của bộ học nước nhà.

...
...
...










Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

Hết Tết.

Trưa mùng Bốn ra đường đón xe vào Đà Nẵng, nắng và bụi. Trong khi xe Huế nườm nượp, có xe gần như trống không thì xe Đà Nẵng vắng bóng. Đến khi xuất hiện những xe đầu tiên thì có xe không thèm dừng bởi đầy khách, cuối cùng mình đành nhảy đại lên một chiếc. Kiếm được một chỗ kê đủ nửa bàn tọa, người ép vào cửa xe, gần như ôm vào lòng cô "lơ xe" còn trẻ có mái tóc nhuộm vàng sành điệu. Suốt đường còn bị xê lên dịch xuống đôi lần nữa thì vào đến Đà Nẵng.
Rải rác những đồng chí công nhân uể oải đập đá vá đường. Đôi ba đồng chí công an giao thông ngước mắt thủy tinh lơ đãng liếc mấy chiếc xe chật ních bò qua. Tiến vào năm mới đi thôi.
Hết Tết.


- Posted using BlogPress from my iPad

Tết Tân Mão 2011 (4)


Mùng Ba. Nắng ấm. Lại các kiểu cúng. Haizz!
Lan man vài chữ nhân nghe đến đoạn cuối Tngh. Gã Lhx côi cút chỉ có, mà may mắn có được, Ndd là tri kỷ. Thế mà thường hứa ẩu, là tại nhầm lẫn ngụy tri kỷ vậy, nên tuy kiếm pháp cao cường vẫn vô tích sự khi gặp chuyện. Lại có những người chết thì sướng rồi, cứ trăn trối để khó khăn cho người ở lại. Than ôi, nếu mình sống đã sớm vô duyên rồi thì chết là hết, còn nặng nợ chi ...
Đi bộ dọc đường nắng nóng. Hai bên đường ngập những 500 000 Vnđ và $100 :-) Cứ mỗi lần bác nói chuyện nhà là mình ngao ngán. Dù rằng những điều bác nói toàn hay toàn đúng cả. Thế là tại sao tại sao? Lẩn thẩn nghĩ các cụ xưa có câu "Nói phải củ cải cũng nghe", mà củ cải nghe gì? để làm chi nhỉ? Chi bằng "làm phải củ cải nấu canh" he he he ...


- Posted using BlogPress from my iPad

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2011

Tết Tân Mão 2011 (3)


Mùng Một. Mình không ra tới cổng. Mặc dù trời ấm hơn, và không mưa. Tranh thủ tắm đầu năm, một việc không dễ thực hiện ở đây trong những ngày này. Mọi thứ đã và đang (dĩ nhiên cũng sẽ) thay đổi. Chẳng lạ lùng gì, ở cái xứ mà khó có gì xứng gọi là truyền thống. Chỉ những ngoa ngôn cố nói lấy được, dối người tự dối mình đến độ u mê tin cả vào những bịa đặt của chính mình.
Mùng Hai ấm và sáng, quyết định ra khỏi nhà, cuốc bộ thẳng đến Giọt Thương Huyền. Chiều sẽ đi Đông Hà. Sáng xem một bộ phim "ngớ ngẩn" chắc là của Mỹ, về một cô gái mất trí nhớ. Với cô mỗi sáng thức dậy lại là "nhật nhật hựu nhật tân", quên hết ngày hôm qua. Và vì vậy cô phải ghi nhật ký mỗi đêm, để hôm sau dậy bố cô lại nhắc cô đọc ...


- Posted using BlogPress from my iPad

Tết Tân Mão 2011 (2)


Thứ Tư Feb 2, 30AL về nhà anh cúng tất niên. Bác nhất định bắt mình cùng cúng, bật mếu máo than về gia cảnh, không biết lúc nào mới thấy cháu nội về. Cứ gần tổ tiên thêm một bước, dường như lại xa cháu con thêm một bước. Sao tiên tổ và con cháu cứ mãi xa cách làm vậy?
Xưa nay mình vốn ngại việc cúng bái. Chợt nhận ra chẳng qua dọn cơm mời người đã khuất mà thôi. Nhưng có phần thừa mứa quá, nếu mình về hưởng chẳng thể vui lòng, hihi. Hôm nay mình còn dọn thiếu bát đũa, chắc các cụ phải ăn bốc, hehe.
Giao thừa có vẻ ấm lên.


- Posted using BlogPress from my iPad

Tết Tân Mão 2011

Thứ Hai Jan 31, 28AL ra Quảng Trị. May đi nhờ xe với anh em Kham nên thoát cảnh chực chờ nhồi nhét. Mà xe lại chính của bệnh viện Triệu Phong làm dịch vụ, Mr Hùng lái nên đưa mình về đến tận nhà. Vừa về đến nhà đã sang chị Uyên ăn cơm chia tay bác về anh Kát.
Thứ Ba Feb 1, 29AL sáng sớm đưa bác về. Vẫn như thường năm, bác đòi chở về bằng xe máy. Không ai dám mà nói đi taxi thì bác không chịu. Cuối cùng lại có xe đi nhờ.
Sau khi ngồi chơi một lúc, bày cho cu Công một chút với ioe gì đó, chuẩn bị đi thi cấp huyện, tiếng Anh qua game online, rồi túc tắc đi bộ ra thăm mộ. Quả là các cụ dù có ở gần cũng khó vượt qua mấy đoạn đường ngắn lầy lội ấy được. Khu mộ có thêm nhiều khuông mới, vẫn thế, không khuông nào cùng hướng với khuông nào. Đường vào chỗ chị Khánh còn lầy lội hơn, đến mức không thể đi được, phải leo theo bờ ruộng. Đời người rút cục thành một nấm đất, lẫn trong bùn lầy. Mình không muốn thế, muốn được hỏa thiêu, rải hết vào thiên nhiên, biển, rừng, sông, cống gì cũng được. Chưa đồng cảm nhiều, chắc số mình còn phải vật lộn với đời ô trọc lâu chán, huhu.
Bữa sau sẽ post ảnh bằng laptop, giờ gõ tạm offline vậy thôi. Đi bộ dọc đường, thấy ôtô cũng lắm. Tết đến thấy mấy đứa em lo cả quà cáp cho thầy cô dạy mấy đứa cháu, chẳng như xưa "mùng Một Tết Cha, mùng Hai Tết Mẹ, mùng Ba Tết Thầy" nữa. Còn nghe chuyện đất Hoan Diễn, có học hay không cũng phải trăm triệu lót tay mới mơ có việc làm. Đời ơi!


- Posted using BlogPress from my iPad

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Sướng - Khổ

Công tâm mà nói, năm qua của mình không đến nỗi quá tệ.
Nhiều bực dọc trong nhiều công việc há chẳng hữu ích cho đời hơn là chán nản vô công ru?
Nên nghĩ, không có đôi dòng tiễn năm con hổ e hơi dở.

Đã quá rằm tháng Chạp. Hôm nay tiết Đại Hàn mà lạnh không gắt. Vãn việc muộn vẫn muốn đạp lòng vòng chứ không dông thẳng về nhà ngủ sớm như mọi hôm.
Qua siêu thị Bài Thơ (cũ) thấy mấy quầy hàng nhộn nhịp những hôm trước nay vắng ngắt. Phải rồi, hội chợ Tết đã mở (tại Trung tâm triển lãm, hình như thế, từ hôm qua, thì phải?). Dọc các đường chính khá nhộn nhịp. Người người hớn hở.

Về đến nhà, bèn giở sách Cổ học tinh hoa của Ôn Như Nguyễn Văn NgọcTử An Trần Lê Nhân đọc lại truyện số 60 - Tự lấy làm khoan khoái


Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh Khải Kỳ giao du ở ngoài đồng, mặc áo cừu thắt lưng dây, tay gảy đàn cầm, vừa đi vừa hát.

Khổng Tử hỏi: “Tiên sinh” làm thế nào mà thường vui vẻ thế?

Ông Vinh Khải Kỳ nói: Trời sinh muôn vật, loài người quý nhất, mà ta được làm người, đó là một điều đáng vui. Trong loài người, đàn ông quý hơn đàn bà, mà ta được làm đàn ông, đó là hai điều đáng vui. Người ta sinh ra có người đui què, có người non yếu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh nay đã chín mươi tuổi thế là ba điều đáng vui ... Còn cái nghèo là sự thường của thế gian, cái chết là sự hết của đời người. Ta nay xử cảnh thường, đợi lúc hết, thì có gì là lo buồn?

Khổng Tử nói: Phải lắm! Tiên sinh thế là biết cách tự làm cho khoan khoái mà hưởng sự vui thú ở đời.

Liệt Tử

Chuyện xưa, nhiều người nửa tin nửa ngờ.
Thôi nói chuyện nay:

Về sau ông họ Vinh chuyển xuống sinh sống ở phương Nam. Dân xứ này vốn lấy "tự sướng" làm đầu. Dần dần Vinh học được cảnh nhục, chết không hết, sinh khổ.

Trời sinh muôn vật, người là ác nhất, tự cho mình quyền tước đoạt sự sống mọi loài khác thậm chí không vì sinh tử của mình, đồng loại cũng không từ, làm người là một nỗi nhục.
Muôn vật đứng trước nguy cơ diệt vong, người người ngu ngốc tự tước đoạt cả tương lai của chính mình, kiếp nạn ngày mỗi gần vẫn chưa tỉnh, ấy là nỗi nhục thứ hai.
Trong muôn xứ, sống ở vùng trũng, gì cũng kém người ta mà không biết hổ, nguy cơ tàn lụi trước người ta mà không biết hối, lại là nỗi nhục thứ ba ...
Ta tử (hehe)

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Twilight

Tối nay nằm đệm mới Kym đan vừa đem lên chiều nay. Không buồn bật laptop lên. Chẳng biết lần thứ bao nhiêu xem lại Twilight. Mới phát hiện ra rằng mình không hề thích Bella. Cũng không thích Edward. Nhưng lại có cảm tình với những vampires ăn chay khác. Và thích Jacob.


- Posted using BlogPress from my iPad

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

Kúsok života

Nhớ lại ngày mình sống ở ký túc xá sinh viên Jedliková 9, Košice.
Lệ thường thì sinh viên mới đến (năm thứ nhất) được bố trí ở trên tầng cao nhất. Rồi dần dần cứ hè qua năm học mới đến lại được nhận phòng mới ở tầng thấp hơn.
Có thể đó là một thứ quyền lợi: khỏi leo cầu thang. Ngày ấy, dù mức sống cao hơn xứ ta nhiều, thang máy xã hội chủ nghĩa vẫn luôn ám ảnh nỗi kẹt. Vì thế mình thường ngày hai lần sáng xuống chiều lên lại chạy cầu thang bộ cho nó chắc, và tốt cho sức khỏe, hihi.
Nói thế, chứ thang máy vẫn thường xài tốt. Trong khi sinh viên nước ngoài hè không về nhà, phòng lỉnh kỉnh những đồ cùng đạc, thì chuyển phòng cũng chẳng dễ chịu mấy. Nhiều sinh viên (trong đó có mình) sẵn sàng ở tầng cao mãi cũng được.
Kể lại chuyện vớ vẩn này để nhớ câu nói của cậu bạn người Bồ Đào Nha, bảo vệ ý kiến không muốn chuyển phòng, rằng "chúng ta sống ở đây cả một kúsok života!". Một quãng đời.

Rồi thì quãng đời ấy cũng qua. Mình xách một va li đúng 20 cân (miễn cước hàng không, hehe), ôm trên tay chắc cũng khoảng 6, 7 cân và gửi bưu điện được 10 cân sách, rời ký túc xá. Số cân ấy giờ chả nhớ gồm những gì, nếu có sót lại thì không quá kỷ niệm.
Hồi đó ghé Huế nghĩ: mình từng ở Huế hơn 7 năm, tưởng là dài lắm lắm, hóa ra xa Huế cũng nhiêu đó năm rồi.

Bây giờ thì cả hai quãng đời đó cộng lại cũng thua xa thời gian mình dừng chân (và kẹt chân?) ở phố biển này ...
Mới ngày nào còn say sưa ở những đám cưới bạn bè, đồng nghiệp thì nay đã đến đám cưới con cháu họ rồi ...
Bảo gì mình không già không yếu đi ...

Đầu năm đâu phải để ôn nghèo kể khổ. Nói buồn than chán (hơn) đâu phải tại tuổi già sức yếu.
Mà vì cái cách chúng ta đang bò tới tương lai. Mà vì cái cách chúng ta lạc quan nhất thế giới.

Ale aj tak život ide ďalej ...