Dòng chữ nôm phía trên: trẻ con đánh pháo bằng đất.
Nhớ trò này là vắt đất sét thành dạng như cái bát (chén) rồi ném úp xuống đất, áp lực không khí bị nén lại trong lòng bát khi ép xuống mặt đất phá vỡ thành bát (đất sét đang ướt) tạo thành tiếng nổ khá vui tai. Rồi lại vắt lại ném, chơi hoài không hết cục đất, thậm chí để đó vài hôm sau ra đổ nước cho đất mềm chơi tiếp, chán thì thôi.
Trò này chỉ cần ít viên sỏi, ném lên đỡ xuống bằng bàn tay, lúc ngửa lúc sấp, sao cho đừng rơi viên nào. Cái chính là sự khéo léo của người chơi, càng chơi giỏi càng chế ra lắm trò, nhiều sỏi hơn, tung cao hơn, nhiều động tác phức tạp hơn, ... Đủ bài thì "ăn" sỏi đó về mình, như hết level, sang level khác vậy. :-) Chơi nhiều người, thi thố xem ai được nhiều sỏi hơn.
Hai chữ nôm ghi: đánh chắt. Từ điển nôm ngày nay thường viết chữ chắt không bao gồm chữ tài.
Hôm nay gặp lại hai trò chơi với đất và đá. :-D
4 nhận xét:
Trò sau thấy giống trò chơi "Năm hòn" mà Cô nhỏ ngày xưa hay chơi. :)
Lãn hông biết trò đó chơi thế nào? :)
Người chơi tung năm hòn sỏi ra, bắt lại một, lần lượt nhặt các hòn sỏi dưới đất lên cùng lúc với tung và bắt viên sỏi còn lại,chỉ dùng một tay thôi, lần 1 nhặt từng hòn một, lần hai nhặt hai hòn một lần, lần ba nhặt 3-1, lần bốn nhặt cả 4 hòn, sau đó thì tung lên cả năm hòn, sấp tay hứng, rồi lại thảy và bắt lại một hòn, bắt đầu lại từ đầu. Trò chơi này vẫn đang được các bé thích chơi, hai nhóc nhà Cô nhỏ là con trai mà cũng chơi nè :D
Cơ bản giống đánh chắt, tuỳ từng vùng vẫn có quy định khác nhau. Bữa nay vẫn còn chơi là hay lắm :)
Đăng nhận xét