Chẳng biết có phải tại trời nắng nóng quá hay không mà ngày lại ngày cứ như vỡ vụn.
Đêm cũng góp phần vụn vỡ.
Đầu đêm mặt siêu trăng soi vào giếng trời đổ xuống thứ ánh sáng ma mị như dát vàng dát bạc.
Thốt nhiên trăng cau có. Thốt nhiên gấu gầm gừ.
Rồi tiếng mưa lẹt đẹt không bằng gà đái.
Giấc ngủ cũng vụn với hai chân ngứa ran không nghe một tiếng vo ve.
Sáng vỡ với hàng dài chờ ở ngân hàng. Mạng hỏng.
Em gái xinh đẹp lại gọi điện mời mở tài khoản gì đó mà hắn chưa kịp nghe đã nhanh nhẹn chối khéo bằng lý do đơn giản khiến bé nghẹn ngào: hết tiền.
Trước bữa trưa vật vã vụn vặt với việc viết hai cái email. Tiếng Việt. Chỉ là những chuyện "biết rồi khổ lắm nói mãi" mà có nói nữa cũng Nguyễn Y Vân.
Buổi chiều vỡ vụn qua lại giữa hai tài liệu dịch.
Một mặc dù đã cố lẩn tránh cuối cùng vẫn đến tay. Sửa bản dịch chẳng khác cố biến bài thơ con cóc thành thi phẩm của Bà Huyện Thanh Quan.
Một nữa hắn định kết thúc trong dăm ngày tới, phát hành hai chương đầu và tạm chấm dứt chuỗi ngày đau mắt buồn ngủ.
Thế giới vẫn gấp gáp tiến về phía nhẹ nhàng.
Có dây thành không dây.
Bấm, nhấn thành chạm.
Chạm thành không chạm.
Việt nam vẫn ì ạch tiến về phía nặng nề.
Thức ăn vẫn bẩn thỉu thấm đẫm hóa chất Tàu.
Học hành thi cử vẫn ngột ngạt.
Tiếng xấu vẫn lừ đừ xuất khẩu với những ăn cắp, cần sa.
Dường như đập vẫn vỡ, đường vẫn ngập mà có những con mưa không bao giờ tới ...
Người người vụn, vỡ.
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013
Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013
Siêu nhân
Ngày nay, nhắc đến siêu nhân, dễ cứ 10 cậu bé thành thị tuổi từ 3 đến 10 thì đến 8 cậu reo to thích thú.
Siêu nhân trong mắt các cậu là những anh hùng dưới hình dáng những búp bê nhựa đẹp mê hồn hay trong các phim hoạt hình đầy màu sắc.
Ông bà các cậu hẳn không thể hiểu nổi tại sao cháu mình cứ chết mê chết mệt mấy cái hình tượng dị hợm ăn mặc chẳng giống ai kia.
Còn hắn, hắn thấy siêu nhân cổ điển đến đáng thương.
Thực thế, trong cái thời đại đầy rẫy anh hùng kiểu Người sắt hay Người khổng lồ xanh, sức mạnh như các Dị nhân hay Ma cà rồng thì "ông già" Siêu nhân với mái tóc rẽ ngôi lịch sự ấy thật là ... cổ điển.
Cũng phải thôi, khi "ông già" đã xuất hiện trong truyện tranh từ những năm đầu thế kỷ trước và cũng bước lên màn ảnh bạc từ rất sớm thì ngày nay mới có làn sóng các anh hùng đổ bộ từ những trang truyện tranh vào đầy các rạp chiếu phim.
Không biết các nhà làm phim có cảm thấy gánh nặng thời gian đè trên vai Superman như hắn hay không mà họ cũng chọn một cái tên mới dễ khiến những kẻ xem phim "không chuyên" bị đánh lừa? Man of Steel.
Dĩ nhiên, hắn đã đọc và biết trước, và cũng có thể vì thế mà hắn không mấy mặn mà dù phim được IMDb đánh giá khá cao (8.0).
Rốt cuộc thì hắn cũng thấy khá mãn nhãn với những màn đấm đá mạnh bạo và những cỗ máy mang hơi hướng hủy diệt đậm chất ... công nghệ, hihi.
Siêu nhân thật đáng được ghen tị vì có tới 2 ông bố và 2 bà mẹ tất cả đều trên cả tuyệt vời.
Còn vẻ cổ điển? Hắn cho rằng vẻ cổ điển vẫn ở đó trong cuộc chiến, nơi kẻ thù đứng đối diện và bạn bè thì ở bên cạnh. Không đến nỗi tệ như những cuộc chiến hiện đại, khi mà bạn bè thì ở phía đối diện còn kẻ thù lại đứng cạnh, phải không?
Đó là chưa kể đến vẫn mái tóc rẽ ngôi, chiếc áo choàng đỏ và bộ đồ xanh với quần lót mặc bên ngoài, hehe.
Xem xong, hắn hơi thắc mắc về tấm poster được nhà rạp sử dụng. Tại sao ở phía trên có tên của Laurence Fishburne, một diễn viên có gương mặt khá ấn tượng nhưng không quá nổi tiếng, mà vai diễn của ông cũng không quan trọng bằng vai diễn của một diễn viên khác, gạo cội hơn nhiều, lại không có tên ở đó, Kevin Costner?
Siêu nhân trong mắt các cậu là những anh hùng dưới hình dáng những búp bê nhựa đẹp mê hồn hay trong các phim hoạt hình đầy màu sắc.
Ông bà các cậu hẳn không thể hiểu nổi tại sao cháu mình cứ chết mê chết mệt mấy cái hình tượng dị hợm ăn mặc chẳng giống ai kia.
Còn hắn, hắn thấy siêu nhân cổ điển đến đáng thương.
Thực thế, trong cái thời đại đầy rẫy anh hùng kiểu Người sắt hay Người khổng lồ xanh, sức mạnh như các Dị nhân hay Ma cà rồng thì "ông già" Siêu nhân với mái tóc rẽ ngôi lịch sự ấy thật là ... cổ điển.
Cũng phải thôi, khi "ông già" đã xuất hiện trong truyện tranh từ những năm đầu thế kỷ trước và cũng bước lên màn ảnh bạc từ rất sớm thì ngày nay mới có làn sóng các anh hùng đổ bộ từ những trang truyện tranh vào đầy các rạp chiếu phim.
Không biết các nhà làm phim có cảm thấy gánh nặng thời gian đè trên vai Superman như hắn hay không mà họ cũng chọn một cái tên mới dễ khiến những kẻ xem phim "không chuyên" bị đánh lừa? Man of Steel.
Dĩ nhiên, hắn đã đọc và biết trước, và cũng có thể vì thế mà hắn không mấy mặn mà dù phim được IMDb đánh giá khá cao (8.0).
Rốt cuộc thì hắn cũng thấy khá mãn nhãn với những màn đấm đá mạnh bạo và những cỗ máy mang hơi hướng hủy diệt đậm chất ... công nghệ, hihi.
Siêu nhân thật đáng được ghen tị vì có tới 2 ông bố và 2 bà mẹ tất cả đều trên cả tuyệt vời.
Còn vẻ cổ điển? Hắn cho rằng vẻ cổ điển vẫn ở đó trong cuộc chiến, nơi kẻ thù đứng đối diện và bạn bè thì ở bên cạnh. Không đến nỗi tệ như những cuộc chiến hiện đại, khi mà bạn bè thì ở phía đối diện còn kẻ thù lại đứng cạnh, phải không?
Đó là chưa kể đến vẫn mái tóc rẽ ngôi, chiếc áo choàng đỏ và bộ đồ xanh với quần lót mặc bên ngoài, hehe.
Xem xong, hắn hơi thắc mắc về tấm poster được nhà rạp sử dụng. Tại sao ở phía trên có tên của Laurence Fishburne, một diễn viên có gương mặt khá ấn tượng nhưng không quá nổi tiếng, mà vai diễn của ông cũng không quan trọng bằng vai diễn của một diễn viên khác, gạo cội hơn nhiều, lại không có tên ở đó, Kevin Costner?
Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013
Người thứ 10
Nếu có 9 người đã hoàn toàn nhất trí với nhau thì bạn phải là người thứ 10.
Bất kể quan điểm của bạn là gì, nhiệm vụ của người thứ 10 là phải tìm mọi cách để chứng minh rằng 9 người kia sai.
(Từ phim World War Z).
- Posted using BlogPress from Khanh An's iPad
Bất kể quan điểm của bạn là gì, nhiệm vụ của người thứ 10 là phải tìm mọi cách để chứng minh rằng 9 người kia sai.
(Từ phim World War Z).
- Posted using BlogPress from Khanh An's iPad
Location:kiệt 338 Hoàng Diệu,,Vietnam
Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013
Người đàn ông và chim ưng
Người đàn ông bước ra khỏi cửa nhà mình vào một buổi sáng và nhìn thấy con chim ưng bay lượn.
Người đàn ông đi theo con chim ưng, đi mãi.
Một ngày ở thế giới bên kia ông gặp lại những người thân.
Những người thân hỏi ông: Ngày ấy anh ra đi sao không thấy quay về?
Người đàn ông trả lời: Vì chim ưng không dừng lại.
Người đàn ông đi theo con chim ưng, đi mãi.
Một ngày ở thế giới bên kia ông gặp lại những người thân.
Những người thân hỏi ông: Ngày ấy anh ra đi sao không thấy quay về?
Người đàn ông trả lời: Vì chim ưng không dừng lại.
Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013
Chó người và người chó
(Xin lỗi ông Nguyễn Công Hoan)
Vốn không định viết về chuyện này, nhưng tại thấy có kẻ hồ đồ ở đây, nên gõ vài chữ.
Người viết bài này, mình ngờ là kẻ có chữ. Nhưng có chữ mà suy nghĩ chỉ đến thế thì e là phường mọt sách. Cũng may, hầu hết các ý kiến phản hồi đều tỉnh táo hơn chính bài viết.
Trong câu chuyện người ăn trộm chó, người viết dường như phóng đại khái niệm người và chó mà quên mất hành vi ăn trộm. Người viết lên án sự bất chấp luật pháp mà quên chủ thể là luật pháp ấy có ra gì? và bộ máy chấp pháp ra sao?
Người viết đao to búa lớn:
Cả một tập thể người khổng lồ kia đã ngang nhiên chà đạp lên quyền sống của hai cá nhân đang cố vùng vẫy để trở lại kiếp làm người.
mà không tự vấn xem hai người kia có thực sự muốn vùng vẫy để trở lại kiếp làm người? làm người đúng nghĩa con người chứ không phải người trộm chó chuyên nghiệp. Và tập thể người khổng lồ kia không phải đang chà đạp mà chính là đang bị chà đạp đến độ con giun cũng phải quằn?
Tất nhiên, chuyện xảy ra như thế thực đáng đau lòng. Mà đâu phải lần đầu. Chẳng lẽ mấy con chó trộm được có giá trị đến mức người đi trộm bất chấp hiểm nguy?
Nếu không, thì, một cách logic, phải chăng người đi trộm vẫn không cho đó là nguy hiểm?
Thực tế, không phải lúc nào cũng tập trung được một tập thể để chống lại những kẻ không hẳn ăn trộm mà có thể gọi là ăn cướp có hung khí. Chuyện này thì mình có những nguồn tin sát thực tế hơn ở ngay thành phố mình ở.
Nên, phán xét một điều gì đó không phải cứ hồ đồ mà được ...
Vốn không định viết về chuyện này, nhưng tại thấy có kẻ hồ đồ ở đây, nên gõ vài chữ.
Người viết bài này, mình ngờ là kẻ có chữ. Nhưng có chữ mà suy nghĩ chỉ đến thế thì e là phường mọt sách. Cũng may, hầu hết các ý kiến phản hồi đều tỉnh táo hơn chính bài viết.
Trong câu chuyện người ăn trộm chó, người viết dường như phóng đại khái niệm người và chó mà quên mất hành vi ăn trộm. Người viết lên án sự bất chấp luật pháp mà quên chủ thể là luật pháp ấy có ra gì? và bộ máy chấp pháp ra sao?
Người viết đao to búa lớn:
Cả một tập thể người khổng lồ kia đã ngang nhiên chà đạp lên quyền sống của hai cá nhân đang cố vùng vẫy để trở lại kiếp làm người.
mà không tự vấn xem hai người kia có thực sự muốn vùng vẫy để trở lại kiếp làm người? làm người đúng nghĩa con người chứ không phải người trộm chó chuyên nghiệp. Và tập thể người khổng lồ kia không phải đang chà đạp mà chính là đang bị chà đạp đến độ con giun cũng phải quằn?
Tất nhiên, chuyện xảy ra như thế thực đáng đau lòng. Mà đâu phải lần đầu. Chẳng lẽ mấy con chó trộm được có giá trị đến mức người đi trộm bất chấp hiểm nguy?
Nếu không, thì, một cách logic, phải chăng người đi trộm vẫn không cho đó là nguy hiểm?
Thực tế, không phải lúc nào cũng tập trung được một tập thể để chống lại những kẻ không hẳn ăn trộm mà có thể gọi là ăn cướp có hung khí. Chuyện này thì mình có những nguồn tin sát thực tế hơn ở ngay thành phố mình ở.
Nên, phán xét một điều gì đó không phải cứ hồ đồ mà được ...
Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013
After Earth
Chỉ còn hai cha con sống sót sau khi chiếc phi thuyền bị bắt buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống Trái đất, nơi lúc ấy được đánh giá là có mức độ thù địch rất cao đối với con người. Người cha bị thương nặng gãy cả hai chân, việc tự cứu sống hai cha con hầu như phụ thuộc vào cậu bé có tâm hồn nhạy cảm và hơi yếu đuối do vết thương tinh thần từ lúc còn thơ.
Phim không được IMDb đánh giá cao, và mình cũng không hâm mộ cha con Jaden và Will nhà Smith.
Nhưng rốt cuộc mình thấy hay.
Đó không phải là cuộc chiến mãn nhãn chống lại các quái thú hay sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Đó là sự chiến thắng của con người biết vượt qua chính mình.
Về hình thức, mình thích cảnh phim. Và đặc biệt thích âm thanh. Nhạc cũng như tiếng động kéo mình vào thế giới của nhân vật.
***
Chuyện ngoài chính sự: sự cố máy chiếu khiến khán giả có buổi giải lao bất đắc dĩ giữa buổi chiếu. Nghe các nhân viên nói với nhau thì nhân viên kỹ thuật đã về nên khắc phục có phần chậm. Có lẽ Lotte Cinema sẽ phải rút kinh nghiệm vụ này.
Nhưng cuối buổi, cậu thanh niên trẻ đã trịnh trọng xin lỗi mọi người, kèm theo đền bù bằng loạt vé mời cho lần khác. Hẳn những khán giả trẻ cũng không trách cứ gì nhiều.
Cư xử của mọi người đem lại một cảm giác dễ chịu.
Phim không được IMDb đánh giá cao, và mình cũng không hâm mộ cha con Jaden và Will nhà Smith.
Nhưng rốt cuộc mình thấy hay.
Đó không phải là cuộc chiến mãn nhãn chống lại các quái thú hay sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Đó là sự chiến thắng của con người biết vượt qua chính mình.
Về hình thức, mình thích cảnh phim. Và đặc biệt thích âm thanh. Nhạc cũng như tiếng động kéo mình vào thế giới của nhân vật.
***
Chuyện ngoài chính sự: sự cố máy chiếu khiến khán giả có buổi giải lao bất đắc dĩ giữa buổi chiếu. Nghe các nhân viên nói với nhau thì nhân viên kỹ thuật đã về nên khắc phục có phần chậm. Có lẽ Lotte Cinema sẽ phải rút kinh nghiệm vụ này.
Nhưng cuối buổi, cậu thanh niên trẻ đã trịnh trọng xin lỗi mọi người, kèm theo đền bù bằng loạt vé mời cho lần khác. Hẳn những khán giả trẻ cũng không trách cứ gì nhiều.
Cư xử của mọi người đem lại một cảm giác dễ chịu.
20 năm trước
(Nói 20 năm trước, cũng nghĩa là 20 năm sau. Nghe cứ như chuyện Ba người lính ngự lâm. Hihi)
Thấy tờ giấy mời mà Đức còn giữ lại được, mới nhớ ngày này, đúng ngày này, cách nay vừa đúng 20 năm, mình chính thức được công nhận trở thành một kỹ sư. Hehe.
Thấy tờ giấy mời mà Đức còn giữ lại được, mới nhớ ngày này, đúng ngày này, cách nay vừa đúng 20 năm, mình chính thức được công nhận trở thành một kỹ sư. Hehe.
Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013
Nhân chuyện hứng dừa
Từ nhỏ, hắn đã nghe nói về tranh Đông Hồ bằng những lời có cánh.
Lớn chút hắn hiểu về khía cạnh kỹ thuật: làm giấy dó, khắc mộc bản, in hàng loạt, ...
Nhưng nội dung dù được tán lung tung vẫn khiến người ta nghi ngờ ...
Rồi dần có những bằng chứng được tìm thấy, những tranh tiến sĩ, đám cưới giống hệt đã có bên Tàu trước hàng thế kỷ.
Mới đây hắn thấy tranh Hứng dừa được vẽ bởi Oger. Trong sáng hơn hẳn, với hai câu lục bát chữ nôm rõ ràng:
Tranh sau này đa phần loè loẹt, chữ thì tam sao thất bản. E ý người xưa cũng rơi mất?
Bạn xem tranh bình rằng: hái dừa cần chi hứng (thả bịch là xong), lại còn hứng bằng chi không hứng đi vén váy lên hứng (hư!). Hihi.
Tại bạn chưa đọc những lời bình xưa nay của các cụ thôi. Hoạ trung hữu ý. Thi trung hữu tình.
Bỗng nhiên hắn nhớ chuyện Khương Tử Nha tài cao học rộng 70 tuổi vẫn chưa thành danh ngày ngày đi câu cá bằng lưỡi câu uốn thẳng.
***
Rồi hắn nghĩ tới chuyện công ty, @weekend tới lại họp.
Dường như người ta thường đi chung đường với nhau vì cùng xuất phát hơn là vì cùng đích? Vì nợ quá khứ hơn là vì chung một tương lai?
Tình bạn cũng vậy, chỉ vì từng chung lớp chung trường (?!).
Nghĩ, câu thề "không sinh cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng năm cùng tháng" nào phải không có cái lý của nó?
Lớn chút hắn hiểu về khía cạnh kỹ thuật: làm giấy dó, khắc mộc bản, in hàng loạt, ...
Nhưng nội dung dù được tán lung tung vẫn khiến người ta nghi ngờ ...
Rồi dần có những bằng chứng được tìm thấy, những tranh tiến sĩ, đám cưới giống hệt đã có bên Tàu trước hàng thế kỷ.
Mới đây hắn thấy tranh Hứng dừa được vẽ bởi Oger. Trong sáng hơn hẳn, với hai câu lục bát chữ nôm rõ ràng:
Khen ai khéo nặn nên dừa
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi
Bạn xem tranh bình rằng: hái dừa cần chi hứng (thả bịch là xong), lại còn hứng bằng chi không hứng đi vén váy lên hứng (hư!). Hihi.
Tại bạn chưa đọc những lời bình xưa nay của các cụ thôi. Hoạ trung hữu ý. Thi trung hữu tình.
Bỗng nhiên hắn nhớ chuyện Khương Tử Nha tài cao học rộng 70 tuổi vẫn chưa thành danh ngày ngày đi câu cá bằng lưỡi câu uốn thẳng.
***
Rồi hắn nghĩ tới chuyện công ty, @weekend tới lại họp.
Dường như người ta thường đi chung đường với nhau vì cùng xuất phát hơn là vì cùng đích? Vì nợ quá khứ hơn là vì chung một tương lai?
Tình bạn cũng vậy, chỉ vì từng chung lớp chung trường (?!).
Nghĩ, câu thề "không sinh cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng năm cùng tháng" nào phải không có cái lý của nó?
Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013
Bùng binh
Hồi trước mình có từng viết entry nhắc về cái "bùng binh".
Ấy là nhân đạp xe qua mấy cái bùng binh, cũng gọi là bồn binh, tức nhiên là cái roundabout. To nhỏ khác nhau nhưng đều nằm chình ình giữa đường, bắt người ta đi vòng qua đó mà điều tiết giao thông.
Thấy cái thứ đó đặc biệt phù hợp với dân xứ này. Đèn xanh đèn đỏ người đi kẻ đứng lúc nắng khi mưa cứ không có công an là loạn lên cả. Nên tốt nhất cứ lủi vào bùng binh mà tự phân xử đi thẳng rẽ trái với nhau, hạn chế bớt chèn ngang kẹt dọc.
Tuy nhiên thực ra lúc đạp xe vòng vòng bùng binh mình lại nhớ về cái bùng binh có cái khe nhỏ dễ vào khó ra đặng cất tiền tiết kiệm.
Lúc đầu cứ ngờ ngợ không biết có nhớ nhầm chăng? Bèn vào Google thì đúng là đa số toàn thấy nói về cái bùng binh loại trên. May quá cũng tìm thấy cái bùng binh loại dưới.
Ví dụ:
Ấy thời mình còn nhỏ quen gọi con heo (lợn) đất. Mà cũng đúng nó được nặn hình con heo / lợn. Khi "thu hoạch tiền" thường được hoành tráng nâng cao ném bộp xuống nền nhà vỡ tung toé. Nhặt tiền, quét rác là hết vòng đời heo (lợn) đất.
Cũng nhớ không phải ở đâu cũng mua được heo (lợn) đất. Có thể dùng một đốt ống tre khoét một khe để nhét tiền vào. Lúc lấy tiền đem ống ra chẻ.
Chẳng hiểu sao cứ nhớ hay gọi là "đập ống"?
Hôm nay thấy cái hình này:
6 chữ nôm phía trên đề: bỏ tiền vào cột để dành.
Ấy là nhân đạp xe qua mấy cái bùng binh, cũng gọi là bồn binh, tức nhiên là cái roundabout. To nhỏ khác nhau nhưng đều nằm chình ình giữa đường, bắt người ta đi vòng qua đó mà điều tiết giao thông.
Thấy cái thứ đó đặc biệt phù hợp với dân xứ này. Đèn xanh đèn đỏ người đi kẻ đứng lúc nắng khi mưa cứ không có công an là loạn lên cả. Nên tốt nhất cứ lủi vào bùng binh mà tự phân xử đi thẳng rẽ trái với nhau, hạn chế bớt chèn ngang kẹt dọc.
Tuy nhiên thực ra lúc đạp xe vòng vòng bùng binh mình lại nhớ về cái bùng binh có cái khe nhỏ dễ vào khó ra đặng cất tiền tiết kiệm.
Lúc đầu cứ ngờ ngợ không biết có nhớ nhầm chăng? Bèn vào Google thì đúng là đa số toàn thấy nói về cái bùng binh loại trên. May quá cũng tìm thấy cái bùng binh loại dưới.
Ví dụ:
(Phương ngữ) vật bằng đất nung, rỗng ruột, giống cái lọ phình bụng và kín miệng, có khe hở để bỏ tiền tiết kiệm.
Ấy thời mình còn nhỏ quen gọi con heo (lợn) đất. Mà cũng đúng nó được nặn hình con heo / lợn. Khi "thu hoạch tiền" thường được hoành tráng nâng cao ném bộp xuống nền nhà vỡ tung toé. Nhặt tiền, quét rác là hết vòng đời heo (lợn) đất.
Cũng nhớ không phải ở đâu cũng mua được heo (lợn) đất. Có thể dùng một đốt ống tre khoét một khe để nhét tiền vào. Lúc lấy tiền đem ống ra chẻ.
Chẳng hiểu sao cứ nhớ hay gọi là "đập ống"?
Hôm nay thấy cái hình này:
6 chữ nôm phía trên đề: bỏ tiền vào cột để dành.
Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013
Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013
Điện
Sáng đến công ty.
Cúp điện.
Điện thoại hết pin.
May quá, có dịp thể hiện / thử nghiệm luôn món hàng mới mua mới về hôm qua:
Cúp điện.
Điện thoại hết pin.
May quá, có dịp thể hiện / thử nghiệm luôn món hàng mới mua mới về hôm qua:
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013
Giáo dục
1. Huấn luyện nhân viên kỹ thuật.
Hắn nói: Nếu mấy em muốn làm bài bản thì làm thế này thế này ...; nếu mấy em muốn làm kiểu Quick&Dirty thì làm thế này thế này ...
Phần sau hắn mới chế ra gần đây, tổng hợp từ những kinh nghiệm gần 20 năm lăn lộn giang hồ, làm hàng bao nhiêu dự án mà không một cái nào hắn muốn nhắc lại.
Trước đây hắn chỉ muốn hướng đàn em vào con đường chuyên nghiệp, nay thì thôi đành thời thế thế thời thời phải thế.
2. Chiều ghé quán ăn cơm.
Kế bên có đôi vợ chồng trẻ cùng đứa con trai tầm 3, 4 tuổi.
Cậu bé quậy, không chịu ăn.
Đầu tiên, "chú, chú bắt thằng này đi chú", sau: "bắt nó ở lại đây rửa chén luôn nghe".
3. Mấy ngày này, các cô cậu lứa tuổi sinh năm 1995 vùi đầu vào kỳ thi vô duyên chẳng để làm gì nhưng lại mang ý nghĩa sống còn với đa số, gọi là thi tốt nghiệp.
Giáo dục vn, đại loại toàn những chuyện như thế cả ...
Hắn nói: Nếu mấy em muốn làm bài bản thì làm thế này thế này ...; nếu mấy em muốn làm kiểu Quick&Dirty thì làm thế này thế này ...
Phần sau hắn mới chế ra gần đây, tổng hợp từ những kinh nghiệm gần 20 năm lăn lộn giang hồ, làm hàng bao nhiêu dự án mà không một cái nào hắn muốn nhắc lại.
Trước đây hắn chỉ muốn hướng đàn em vào con đường chuyên nghiệp, nay thì thôi đành thời thế thế thời thời phải thế.
2. Chiều ghé quán ăn cơm.
Kế bên có đôi vợ chồng trẻ cùng đứa con trai tầm 3, 4 tuổi.
Cậu bé quậy, không chịu ăn.
Đầu tiên, "chú, chú bắt thằng này đi chú", sau: "bắt nó ở lại đây rửa chén luôn nghe".
3. Mấy ngày này, các cô cậu lứa tuổi sinh năm 1995 vùi đầu vào kỳ thi vô duyên chẳng để làm gì nhưng lại mang ý nghĩa sống còn với đa số, gọi là thi tốt nghiệp.
Giáo dục vn, đại loại toàn những chuyện như thế cả ...
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
Chia rẽ
BBC giật tít độc giả chia rẽ về trả lời của tt.
Thực ra, nói cho chính xác, chỉ là một bằng chứng nữa về sự chia rẽ của dân tộc có truyền thống rẽ chia.
Còn thì không có gì đáng bàn.
Dù có nhiều ý kiến khác nhau thì chúng cũng đều ... đúng cả.
Người khen hay, ừ thì họ thấy hay cũng được.
Chứ thực ra có gì hay đâu. Nói ngoại giao thì đúng hơn.
Ngoại giao theo đúng kiểu công thức: nhà ngoại giao = phụ nữ.
Phụ nữ nói "không" nghĩa là có thể. Phụ nữ nói "có thể" nghĩa là đồng ý. Phụ nữ không bao giờ nói "đồng ý".
Nhà ngoại giao nói "có" nghĩa là có thể. Nhà ngoại giao nói "có thể" nghĩa là không. Nhà ngoại giao mà nói "không" thì không còn là nhà ngoại giao nữa.
Đại loại tứ thì thế. Ý mới là đáng buồn.
Vì người ta hỏi về chính kiến. Làm sao có thể nói về thứ vốn không có?
Thực ra, nói cho chính xác, chỉ là một bằng chứng nữa về sự chia rẽ của dân tộc có truyền thống rẽ chia.
Còn thì không có gì đáng bàn.
Dù có nhiều ý kiến khác nhau thì chúng cũng đều ... đúng cả.
Người khen hay, ừ thì họ thấy hay cũng được.
Chứ thực ra có gì hay đâu. Nói ngoại giao thì đúng hơn.
Ngoại giao theo đúng kiểu công thức: nhà ngoại giao = phụ nữ.
Phụ nữ nói "không" nghĩa là có thể. Phụ nữ nói "có thể" nghĩa là đồng ý. Phụ nữ không bao giờ nói "đồng ý".
Nhà ngoại giao nói "có" nghĩa là có thể. Nhà ngoại giao nói "có thể" nghĩa là không. Nhà ngoại giao mà nói "không" thì không còn là nhà ngoại giao nữa.
Đại loại tứ thì thế. Ý mới là đáng buồn.
Vì người ta hỏi về chính kiến. Làm sao có thể nói về thứ vốn không có?
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013
Niềm vui nhỏ
Sáng ngủ dậy tự nhiên thấy vui vui.
Một là vì Chúa Nhật mà không bị cúp điện.
Hai là vì nằm trên giường check Fb đọc thấy Stt của bạn kia hay hay: nhận được lời mời hợp tác với đài truyền hình nhưng cương quyết từ chối. Lý do: cá nhân thì còn được chứ nhà nước thì không; báo chí thì còn miễn cưỡng chấp nhận chứ "tàng hình" thì tuyệt đối không bao giờ.
Nhiều comments đồng tình.
Té ra, hắn không phải là kẻ quá cực đoan trên đời này.
Nếu mọi người đều tỉnh táo, thì thử hỏi cái xấu ở đâu mà ra được?
Một là vì Chúa Nhật mà không bị cúp điện.
Hai là vì nằm trên giường check Fb đọc thấy Stt của bạn kia hay hay: nhận được lời mời hợp tác với đài truyền hình nhưng cương quyết từ chối. Lý do: cá nhân thì còn được chứ nhà nước thì không; báo chí thì còn miễn cưỡng chấp nhận chứ "tàng hình" thì tuyệt đối không bao giờ.
Nhiều comments đồng tình.
Té ra, hắn không phải là kẻ quá cực đoan trên đời này.
Nếu mọi người đều tỉnh táo, thì thử hỏi cái xấu ở đâu mà ra được?
Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013
Thiếu nhi giải trí
Đọc nhân nhìn thấy link trên Fb: 10 loạt phim hoạt hình gợi nhớ tuổi thơ.
Hoá ra mình xem cũng nhiều phết: Tom và Jerry, Hãy đợi đấy, Chip và Dale, Popeye, Scooby-Doo, Thuỷ thủ mặt trăng, Doraemon, Pokémon, đến 8/10 hehe.
Trong đó Tom và Jerry có lẽ mình xem nhiều nhất, vui nhộn với Jerry láu lỉnh và Tom hài hước.
Hãy đợi đấy được cho là tương tự Tom và Jerry, nhưng thỏ thì toàn may mắn còn sói thì lại toàn xấu xa, người ta cho như thế là có tính giáo dục (?!). Chắc tại nó được hình thành từ một xã hội chỉ chăm chăm giáo dục người (mà không được). Nếu nói gợi nhớ tuổi thơ thì phim này khá đúng với thế hệ nay bắt đầu lên lão.
Cá nhân mình thích nhất hai bạn Chip và Dale. Nếu có thêm sự tham gia của Donald nữa thì tuyệt. Bộ ba này là những nhân vật mình hâm mộ nhất của Walt Disney.
Không biết các cao thủ khi nhìn hình có nhận ra bạn nào là Chip bạn nào là Dale không? Hihi.
Thực ra toàn bộ các phim mình đều xem khi đã là thiếu nhi "gộc". Cũng không có gì là lạ bởi vì thời mình còn là thiếu nhi thì tv và điện ở vn đều là của hiếm.
Thời đó, giải trí là sách hơn là phim. Vì thế mình tò mò xem thử những sách nào được đưa vào dạng 10 tác phẩm văn học thiếu nhi của vn? Chọn mục có thêm 2 chữ kinh điển cho nó gần mình hơn.
Tỉ lệ thu được bất ngờ thấp hơn phim: Dế mèn phiêu lưu ký, Đất rừng phương nam, Quê nội và Kho tàng truyện cổ tích vn, chỉ 4/10. Trong danh sách đó có thể kể thêm Búp sen xanh, nhưng mình đọc khi không còn nhỏ nữa, và không thích lắm.
Xem ra cũng chính xác, vì những đầu sách khác mà mình còn nhớ đều của nước ngoài: Không gia đình, Hoàng tử tí hon và chú bé nghèo khổ, Mít đặc ở xứ mặt trời, Chiếc chìa khoá vàng hay chuyện ly kỳ của Buratino, Cuộc phiêu lưu của Xê-muy-en-Ping, ...
Haiz, ngày giờ thì trôi chậm mà năm tháng lại qua mau ...
Hoá ra mình xem cũng nhiều phết: Tom và Jerry, Hãy đợi đấy, Chip và Dale, Popeye, Scooby-Doo, Thuỷ thủ mặt trăng, Doraemon, Pokémon, đến 8/10 hehe.
Trong đó Tom và Jerry có lẽ mình xem nhiều nhất, vui nhộn với Jerry láu lỉnh và Tom hài hước.
Hãy đợi đấy được cho là tương tự Tom và Jerry, nhưng thỏ thì toàn may mắn còn sói thì lại toàn xấu xa, người ta cho như thế là có tính giáo dục (?!). Chắc tại nó được hình thành từ một xã hội chỉ chăm chăm giáo dục người (mà không được). Nếu nói gợi nhớ tuổi thơ thì phim này khá đúng với thế hệ nay bắt đầu lên lão.
Cá nhân mình thích nhất hai bạn Chip và Dale. Nếu có thêm sự tham gia của Donald nữa thì tuyệt. Bộ ba này là những nhân vật mình hâm mộ nhất của Walt Disney.
Không biết các cao thủ khi nhìn hình có nhận ra bạn nào là Chip bạn nào là Dale không? Hihi.
Thực ra toàn bộ các phim mình đều xem khi đã là thiếu nhi "gộc". Cũng không có gì là lạ bởi vì thời mình còn là thiếu nhi thì tv và điện ở vn đều là của hiếm.
Thời đó, giải trí là sách hơn là phim. Vì thế mình tò mò xem thử những sách nào được đưa vào dạng 10 tác phẩm văn học thiếu nhi của vn? Chọn mục có thêm 2 chữ kinh điển cho nó gần mình hơn.
Tỉ lệ thu được bất ngờ thấp hơn phim: Dế mèn phiêu lưu ký, Đất rừng phương nam, Quê nội và Kho tàng truyện cổ tích vn, chỉ 4/10. Trong danh sách đó có thể kể thêm Búp sen xanh, nhưng mình đọc khi không còn nhỏ nữa, và không thích lắm.
Xem ra cũng chính xác, vì những đầu sách khác mà mình còn nhớ đều của nước ngoài: Không gia đình, Hoàng tử tí hon và chú bé nghèo khổ, Mít đặc ở xứ mặt trời, Chiếc chìa khoá vàng hay chuyện ly kỳ của Buratino, Cuộc phiêu lưu của Xê-muy-en-Ping, ...
Haiz, ngày giờ thì trôi chậm mà năm tháng lại qua mau ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)