Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Khẩu ngữ

Đã lâu chàng không trở về đó, không nhìn thấy khuôn mặt ba, mẹ, chị Trúc ra sao, chị Trinh còn những ngày hẹn hò với anh Trâm không. Thằng Mạnh, thằng Út.


Ông Tràng Thiên trích đoạn trên rồi ổng la lên rằng: câu cuối nghe không giống văn, nó là câu nói.

Rồi ổng làm luôn một bài về khẩu ngữ.

Rồi ổng than: nói như văn là cái sơ sài bắt chước cái chải chuốt, chớ văn như nói thì là cái chải chuốt sao lại đi học cái sự sơ sài.



Tản văn ấy, ổng viết từ những năm 1960.

Ngày nay, sau nửa thế kỷ, không biết ổng có đọc được, chẳng hạn, bọ Lập? Thì ổng còn biết kêu lên thế nào!



Ngày nay, dường như, người ta không đủ thời gian (hay không đủ kiên nhẫn?) đọc những đoạn văn dài, những văn thơ có cánh, những gửi gió cho mây ngàn bay ... Cái gì cũng phải ăn liền, uống liền, fast food. Nói một tràng dài không thấy người nghe ừ hử thì không thoải mái, tưởng như mình độc thoại.

Vậy nên viết văn được 3 câu là phải có một câu nói với độc giả.



Bỗng nhiên, mình nhớ cái văn hóa tượng nhà mồ của một số dân tộc Tây Nguyên. Người ta nói với người chết, nên không chờ trả lời. Không biết có phải vì thế, mà những bức tượng gỗ thật có hồn? Rồi họ để cho nó dầu dãi phôi phai cùng những nắng những mưa ...

Người Kinh ta lên nằn nì mua lấy, như những lời đối thoại vô duyên bằm vụn áng văn kia ... Đem về cái khẩu ngữ mà cứ tưởng là trường ca ...

3 nhận xét:

tunrua nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
tunrua nói...

Vậy cái gì làm cho một tác phẩm sống hoài với thời gian? Văn chương? Khẩu ngữ? :)

Thủy Nguyệt lãn ông nói...

Cái gì sống thì chính là nó sống thôi :)