Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Đầu tư

Công ty (tổng công ty) hắn là một công ty nhà nước điển hình. Mà nhà nước ở đây lại là một nhà nước đang cố cưỡng lại quy luật tự nhiên. Vì thế thật không sai khi nói rằng, công ty hắn là một trong những tàn dư cuối cùng của CNXH.

Dễ hiểu khi trong một công ty như thế sẽ không có khái niệm đầu tư. Dù cho 2 chữ này nằm thường xuyên trên cửa miệng các cấp quản lý. Một kiểu đầu môi chót lưỡi đúng nghĩa.

Người ta hí hửng khoe "đầu tư" được một hệ thống rẻ hơn hệ thống cũ. Và im lặng khi chỉ sau 1 năm sử dụng cộng chi phí đã đội lên thành đắt hơn. Sau 10 năm thì tìm cách thay thế trong khi hệ thống cũ hơn 20 năm vẫn chạy tốt. Tất cả đều đúng quy trình.


Nhớ lại hồi hắn tham gia giai đoạn cuối một công trình được công ty "đầu tư". Hắn có hỏi sao không áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng? Câu trả lời không chính thức, nhưng tưởng không thể rõ ràng hơn. Ban quản lý dự án chỉ chịu trách nhiệm tổng số vốn "đầu tư" sao cho rẻ, còn việc quản lý khai thác sẽ chuyển giao cho một công ty con (cũng của tổng công ty). Lúc đó chi phí tốn kém thế nào không còn là trách nhiệm của những nhà "đầu tư" nữa.

Những con số xuất hiện sau nhiều năm sử dụng dĩ nhiên luôn có ở đâu đó. Nhưng không bao giờ được công khai, không bao giờ được phân tích. Trong khi những "đầu tư" mới vẫn tiếp tục ...

Ngồi bên ấm trà, anh trưởng ban tài chính khề khà. Biết rằng trâu của các chú mua rẻ, cày khoẻ, ăn ít cỏ. Nhưng ...

Không có nhận xét nào: