Nhà văn Ngô Tất Tố từng viết tập phóng sự đặt tên là "Việc làng". Được cho là phê phán những hủ tục ở làng quê xưa.
Thuở đi học hắn được dạy rằng ấy "dòng văn học hiện thực phê phán". Hiện thực, và phê phán, xã hội trước 1945. Sau này, không còn hiện thực nữa, hoặc giả còn, nhưng không được phê phán?!?
Hắn đọc đã lâu, không còn nhớ nhiều. Có những vụ việc như mua danh, hơi khác mua quan bán tước. Chẳng hạn, bỏ tiền ra mua chức "lý cựu". Lý cựu, tức nhiên là "cựu"lý trưởng. Lý trưởng, hết nhiệm kỳ thành lý cựu. Người mua chức lý cựu, dĩ nhiên chưa từng làm lý trưởng. Nhưng nhờ có tiền, nghiễm nhiên được tôn làm lý cựu. Một thứ hư danh. Song cũng có chút "thực". Ấy là những lúc có "việc làng" thì được ngồi chiếu trên. Mâm "các cụ". Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp.
Ngô tiên sinh không viết, chức lý cựu (mua) này liệu có bị "cách" được chăng? Còn lý cựu "thật", nghĩa là lý trưởng hết chức, liệu có thể "cách"? Chức lý trưởng đã làm rồi, cũng đã làm xong rồi, thì, phải là lý cựu. Giờ muốn "cách" cái chức lý cựu, thì, biết cách làm sao?!
Đám nhà văn nhà báo hậu sinh ngày nay xem ra không có ai đáng so với một nửa cái móng chân của cụ Tố. Nhưng có những kẻ không viết văn làm báo lại đang nhăm nhe nhằm nhè lưu danh với lối kế tục kể chuyện "việc làng". Họ hằm hè nói chuyện cách chức lý cựu lý nguyên nguyên lý (trưởng).
Lão già lười nơi núi kia cười hỏi, cái "cựu" cái "nguyên" ngày nay không phải là mua rồi, vì đúng đã từng là "lý", nhưng cái lý ấy có được mua chăng? Lại hỏi, việc ở cái "làng" to to nay, có là "hiện thực" có là "phê phán"?
Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016
Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016
Số lượng và chất lượng
Phàm thống kê cái gì đó, người ta đếm số lượng những đối tượng đạt chất lượng. Còn không đạt chất lượng thì loại ra, đếm làm gì, có phỏng?
Tư duy lạ của bệnh thành tích, họ đếm đủ số lượng, rồi có phần lúng búng rằng trong đó có những ... chưa đạt chất lượng. Chưa đạt cũng đếm thì muốn đủ có khó gì, phỏng? Dân gian gọi vơ bèo vạt tép.
P/S: đây không nói về bèo bọt tôm tép, mà nói về ... tiến sĩ (theo bộ học vina xứ) ...
Tư duy lạ của bệnh thành tích, họ đếm đủ số lượng, rồi có phần lúng búng rằng trong đó có những ... chưa đạt chất lượng. Chưa đạt cũng đếm thì muốn đủ có khó gì, phỏng? Dân gian gọi vơ bèo vạt tép.
P/S: đây không nói về bèo bọt tôm tép, mà nói về ... tiến sĩ (theo bộ học vina xứ) ...
Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016
Fidel
Hắn từng hâm mộ ông khi còn bé thơ. Sự hâm mộ mang tính mơ hồ như thần tượng nhiều vĩ nhân khác. Đặc biệt trong những xã hội nặng tính tuyên truyền như môi trường ngày đó. Hắn say sưa nghe và hăng hái phát tán những câu chuyện đa phần thêu dệt về ông. Lớn lên chút, hắn biết cảm nhận tài hùng biện của ông. Nói vo không cần giấy tờ trong hàng tiếng đồng hồ. Trong khi các chính trị gia xứ hắn hầu như cắm mặt vào những tờ giấy viết sẵn. Ngoài ra ... ngày ấy hắn chưa hiểu được ông nói cái gì.
Khi đi học đại học, hắn dần biết những điều ông làm, tuy chứng tỏ tài năng phi thường của ông, thực sự không có gì đáng ca ngợi. Ông giỏi, nhưng ông áp đặt người dân nước ông một lối sống nghèo nàn. Lý tưởng lại phải bắt buộc sao?! Chưa kể, chính ông hưởng thụ một lối khác. Hắn cứ nhớ mãi bức tranh châm biếm trên một tờ báo khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, vẽ một cái cây "cộng sản" khô héo trơ cành trụi lá, chỉ còn độc một quả khô lủng lẳng cuối cùng, Fidel.
Nay, quả cuối cùng cuối cùng cũng đã rụng. RIP.
Đất nước quả cam ai người đem bán
NHỜI NÓI NGƯỜI BÁN CAM
Ở Hàng Châu có người bán các thứ quả, khéo để dành cam, lâu mà không ủng, vỏ vẫn đỏ hồng, trông đẹp như vàng, như ngọc, đem ra chợ bán, giá đắt, mà người ta tranh nhau mua. Ta cũng mua một quả. Đem về, bóc ra, hơi xông lên mũi, múi xác như bông nát. Ta liền đem ra chợ, hỏi người bán cam:
"Anh bán cam cho người ta để làm của cúng lễ, đãi tân khách hay là chỉ làm cho choáng bề ngoài để đánh lừa người ta? Tệ thật! Anh giả dối lắm!”
Người bán cam cười nói:
“Tôi làm nghề này đã lâu năm để kiếm tiền nuôi thân. Tôi bán, người ta mua, chẳng ai nói gì, chỉ có ông kêu ca! Thiên hạ giả dối nhiều chẳng phải gì một mình tôi? Ông thật không chịu nghĩ đến nơi ... Này thử xem, người đeo hổ phù, ngồi da hổ, hùng dũng trông ra dáng quan võ lắm kỳ thực không biết có giỏi được như Tôn Tẫn, Ngô Khởi không? - Người đội mũ cao, đóng đai dài, đường hoàng trông ra dáng quan văn lắm, kỳ thực không biết có giỏi được như Y Doãn, Cao Dao không? Giặc nổi không biết dẹp, dân khổ không biết cứu, quan lại gian tham không biết trừng trị, pháp độ hỏng nát không biết sửa đổi, ngồi không, ăn lương, không biết xấu hổ. Thế mà lúc ngồi công đường, đi xe ngựa, uống rượu ngon, ăn của quí, oai vệ, hách dịch vô cùng! ... Đó bề ngoài chẳng như vàng, như ngọc mà bề trong chăng như bông nát là gì? Ông không chịu xét những hạng người ấy mà đi xét quả cam của tôi!"
Ta nghe nói, nín lặng, không giả nhời được ra làm sao. Ta nghĩ người ấy nói có giọng khôi hài. Dễ chừng người ấy ghét kẻ gian tà, giận phường thế tạc mới thác ra truyện bán cam để dạy người đời chăng?
LƯU CƠ
(Theo Cổ học tinh hoa)
Hổ thẹn
Hổ thẹn, lại thấy Khổng Khâu nhắc đến trong Luận ngữ:
"Thiên hạ hữu đạo tắc kiến, vô đạo tắc ẩn.
Bang hữu đạo, bần thả tiện yên, sỉ dã.
Bang vô đạo, phú thả quý yên, sỉ dã."
Thiên hạ có đạo lý (thì) ra làm quan, không có đạo lý (thì) lui về ở ẩn.
Nước có đạo lý (mà mình) nghèo hèn (thì) đáng hổ thẹn.
Nước không có đạo lý (mà mình) giàu có (cũng) là hổ thẹn vậy.
"Thiên hạ hữu đạo tắc kiến, vô đạo tắc ẩn.
Bang hữu đạo, bần thả tiện yên, sỉ dã.
Bang vô đạo, phú thả quý yên, sỉ dã."
Thiên hạ có đạo lý (thì) ra làm quan, không có đạo lý (thì) lui về ở ẩn.
Nước có đạo lý (mà mình) nghèo hèn (thì) đáng hổ thẹn.
Nước không có đạo lý (mà mình) giàu có (cũng) là hổ thẹn vậy.
Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016
Chiến tranh và hoà bình
... và sai lầm.
Ai đó từng nói rằng: Chiến tranh có kẻ thắng người thua còn nhân dân luôn bại.
Người thua thua vì sai lầm.
Sai lầm của nhân dân là cứ tưởng mình thuộc một trong hai bên thua thắng.
Kẻ thắng sẽ trải qua hoà bình với tất cả những xấu xa mình đã chọn làm đồng minh để thắng cuộc.
Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016
Chuyện mắm
Nhà sản xuất nước mắm công nghiệp tài trợ cho cuộc khảo sát chất lượng ... nước mắm truyền thống.
Công ty xổ số kiến thiết tố cáo sai phạm của ... xổ số điện toán.
VTV với chiến dịch ... phê phán Fb. Vì điều đó họ sẵn sàng ... làm mắm cả một bà tiến sĩ già.
Công ty xổ số kiến thiết tố cáo sai phạm của ... xổ số điện toán.
VTV với chiến dịch ... phê phán Fb. Vì điều đó họ sẵn sàng ... làm mắm cả một bà tiến sĩ già.
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016
Mắng một kẻ có học
Bảo rằng thượng thư bộ học mà vô học chỉn e hơi quá, nhưng nói có học thấy cũng không xong.
Nhẽ một ngày kia hết quan hoàn dân mới lại mở miệng thốt ra những lời có cánh.
Và khi nằm gọn trong săng chắc sẽ có người khóc khen nào trí nào nhân.
Vòng luẩn quẩn xứ vina vậy.
Nhẽ một ngày kia hết quan hoàn dân mới lại mở miệng thốt ra những lời có cánh.
Và khi nằm gọn trong săng chắc sẽ có người khóc khen nào trí nào nhân.
Vòng luẩn quẩn xứ vina vậy.
Cảnh nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(NBK)
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016
Chết
Tối qua giấc ngủ đến với hắn thật chậm. Dù đã tắt đèn và lên giường. Trằn trọc không dứt được suy nghĩ về cách diy một cái mini drill press, và về chi tiết từng bước sẽ lắp đặt hệ thống UPS mới sao cho tối ưu.
Khi cuối cùng giấc ngủ đến, hắn đã mơ về cái chết. Vẫn phong cách ... xi-nê, hắn thấy mình là một gã cao bồi. Mâu thuẫn với quá đông những kẻ quyền thế (dù chẳng rõ mâu thuẫn về cái gì), hắn phải trốn ra giữa sa mạc. Có những người bạn đến giúp hắn. Chẳng hề rõ mặt những người bạn cũng như các kẻ thù. Không phải là những người quen biết trong đời thực. Cũng không phải bất cứ một nhân vật nào trong phim hay truyện.
Kẻ thù đã đột kích bất ngờ và nhanh chóng chiếm toàn bộ vũ khí (súng ống). Hắn ăn đạn và chết ngay từ đầu. Sau đó hắn thấy (chết rồi mà vẫn thấy?!) các bạn mình lần lượt ngã xuống. Người sống sót cuối cùng (cảm giác cứ như đó là hắn!) chửi mắng kẻ thù, rằng hãy xem lại cách sống của chúng mày đi. Dường như tập trung vào một kẻ yếu nhất. Rồi thấy chính hắn là kẻ đó, nghe sỉ vả. Và đó là kẻ duy nhất nhìn rõ mặt. Một gã đàn ông nhỏ thó gầy gò mặc quần bò (dĩ nhiên, cowboy mà) áo ca-rô đội mũ cao bồi. Gương mặt như thanh niên nhưng có một bộ ria đã bạc ... Vẫn chẳng giống ai.
Khi cuối cùng giấc ngủ đến, hắn đã mơ về cái chết. Vẫn phong cách ... xi-nê, hắn thấy mình là một gã cao bồi. Mâu thuẫn với quá đông những kẻ quyền thế (dù chẳng rõ mâu thuẫn về cái gì), hắn phải trốn ra giữa sa mạc. Có những người bạn đến giúp hắn. Chẳng hề rõ mặt những người bạn cũng như các kẻ thù. Không phải là những người quen biết trong đời thực. Cũng không phải bất cứ một nhân vật nào trong phim hay truyện.
Kẻ thù đã đột kích bất ngờ và nhanh chóng chiếm toàn bộ vũ khí (súng ống). Hắn ăn đạn và chết ngay từ đầu. Sau đó hắn thấy (chết rồi mà vẫn thấy?!) các bạn mình lần lượt ngã xuống. Người sống sót cuối cùng (cảm giác cứ như đó là hắn!) chửi mắng kẻ thù, rằng hãy xem lại cách sống của chúng mày đi. Dường như tập trung vào một kẻ yếu nhất. Rồi thấy chính hắn là kẻ đó, nghe sỉ vả. Và đó là kẻ duy nhất nhìn rõ mặt. Một gã đàn ông nhỏ thó gầy gò mặc quần bò (dĩ nhiên, cowboy mà) áo ca-rô đội mũ cao bồi. Gương mặt như thanh niên nhưng có một bộ ria đã bạc ... Vẫn chẳng giống ai.
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016
Tổng thống
Cứ như Fb và báo chí vina thì xứ vina quan tâm bầu cử tổng thống US hơi bị nhiều. Có kẻ nói đùa vina như một bang của US vậy.
Chừng như bình dân vina hơi bị thất vọng về kết quả bầu cử (?!). Còn giới bình luận vina thì vẫn như mọi khi, chẳng khác gì bình luận bóng đá. Trước trận đấu thì lý luận như đúng rồi rằng ai đó chắc thắng. Sau trận đấu hùng hồn không kém ... vì sao mình ... sai, hehe.
Ai đó hỏi hắn có quan tâm bầu cử tổng thống Mỹ không? Trả lời: không. Điều khiến hắn thấy thú vị là sự nổi loạn đã vượt qua thói thường nhàm chán. Tiếc thay, chuyện đó chỉ xảy ra phía bên kia bán cầu.
Bên này cũng lắm lao xao. Tỉ như điện hạt nhân này nọ. Lại các học giả học thiệt trí thức trí ngủ lý luận um xùm. (Trừ mấy ông giáo sư tiến sĩ đang mải đấm nhau vỡ mõm, hihi theo đúng nghĩa đen của từ đấm.)
Điện hạt nhân có lẽ không quá nguy hiểm như người ta đang gào thét. Nhưng ở vina xứ nhẽ lại nguy hiểm hơn nhiều. Ấy nhờ con người vina vậy. Định làm điện hạt nhân mà chưa thấy nói mua nhiên liệu của ai (Nga?!, bởi đâu phải ai cũng có và ai cũng bán). Và, quan trọng, đổ rác thải đi đâu?!?
Stay hungry. Stay foolish.
Chừng như bình dân vina hơi bị thất vọng về kết quả bầu cử (?!). Còn giới bình luận vina thì vẫn như mọi khi, chẳng khác gì bình luận bóng đá. Trước trận đấu thì lý luận như đúng rồi rằng ai đó chắc thắng. Sau trận đấu hùng hồn không kém ... vì sao mình ... sai, hehe.
Ai đó hỏi hắn có quan tâm bầu cử tổng thống Mỹ không? Trả lời: không. Điều khiến hắn thấy thú vị là sự nổi loạn đã vượt qua thói thường nhàm chán. Tiếc thay, chuyện đó chỉ xảy ra phía bên kia bán cầu.
Bên này cũng lắm lao xao. Tỉ như điện hạt nhân này nọ. Lại các học giả học thiệt trí thức trí ngủ lý luận um xùm. (Trừ mấy ông giáo sư tiến sĩ đang mải đấm nhau vỡ mõm, hihi theo đúng nghĩa đen của từ đấm.)
Điện hạt nhân có lẽ không quá nguy hiểm như người ta đang gào thét. Nhưng ở vina xứ nhẽ lại nguy hiểm hơn nhiều. Ấy nhờ con người vina vậy. Định làm điện hạt nhân mà chưa thấy nói mua nhiên liệu của ai (Nga?!, bởi đâu phải ai cũng có và ai cũng bán). Và, quan trọng, đổ rác thải đi đâu?!?
Stay hungry. Stay foolish.
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016
Hổ thẹn
Hiến vấn sỉ. Tử viết:
Bang hữu đạo, cốc. Bang vô đạo, cốc, sỉ dã.
(Ông Hiến hỏi về sự hổ thẹn. Khổng Tử trả lời:
Nước có đạo lý (thì) ăn bổng lộc. Nước không có đạo lý (mà cũng) ăn bổng lộc, ấy là hổ thẹn vậy.)
Bang hữu đạo, cốc. Bang vô đạo, cốc, sỉ dã.
(Trích Tứ thư chương 14).
(Ông Hiến hỏi về sự hổ thẹn. Khổng Tử trả lời:
Nước có đạo lý (thì) ăn bổng lộc. Nước không có đạo lý (mà cũng) ăn bổng lộc, ấy là hổ thẹn vậy.)
Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016
Mơ
Chẳng nhớ tự khi nào, hắn bắt đầu có những giấc mơ, ngày một dày đặc thêm cho đến khi nhấn chìm các giấc ngủ hàng đêm. Bây giờ, hình như chẳng có đêm nào hắn không mơ.
Những giấc mơ không đầu không cuối xé vụn giấc ngủ khiến hắn thức giấc nhiều lần trong đêm, sáng ra không tránh khỏi mỏi mệt.
Hay tại nay sống không còn được vô tư như xưa? Nhớ thời ngày chỉ biết làm việc đêm ngả mình là ngủ say như chết một giấc một tới sáng chẳng hề mộng mị. Hồi ấy các ông anh quen biết vẫn còn thúc giục hắn lấy vợ, khuyên rằng nên chọn một cô hiền lành biết thông cảm chứ đừng ham sắc đẹp tiền tài danh vọng thông minh tuổi trẻ gì hết. Bảo, vì mày chỉ biết đam mê công việc nên nếu vợ nó không hiểu cho thì khổ lắm.
Giờ thì ngập trong những mộng cùng mị. Người ta nói ngày sống làm sao đêm chiêm bao làm vậy. Lạ là các giấc mơ thường nhật của hắn lại rất lờ mờ chẳng đâu vào đâu, chỉ đến sáng là nhớ mãi đã không ra đêm qua mơ gì.
Đồng hành với công việc mọi mặt đều không ra gì?!
Có chăng là "phong cách" mơ rất "điện ảnh". Tại mê phim quá chăng? Những giấc mơ luôn "chuyển cảnh" rất nhanh.
Như đêm hôm trước. Tự dưng thấy mình đang ở trong một ca trực. Rồi ngồi vào bàn ăn tối. Bỗng nhiên thấy người ngồi cùng không phải là đồng nghiệp cùng ca. Chuyển sang như đang ngồi nhậu ở đâu đó. Trong bàn người quen có người lạ có. Mà người quen cũng lộn xộn, bạn bè lẫn đồng nghiệp lẫn quen biết, không có cớ gì họ lại gặp nhau được.
Lại bỗng thấy mình đang lơ ngơ giữa đám đông. Có người quen lướt qua cũng chỉ cười một cái rồi biến mất. Tự dưng chú ý một cô bé ngồ ngộ, chẳng giống ai hắn từng quen. Cô bé nước da đen nhẻm, gầy như một que củi, mặc bộ váy liền áo, chân tay kều cào như đang tạo dáng chụp ảnh mà chẳng thấy người chụp đâu.
Nghĩ là mình đang đi chơi trong một khu du lịch. Quay quay thấy biển, lại quay quay thấy núi. Thấy cô bé nọ vẫn gầy như thế nhưng dường như trắng hơn, mặc quần bò có dây đeo trùm ra ngoài một cái áo không rõ màu. Cô làm mặt xấu, khuỳnh tay ra hơi khom người như các lực sĩ thể hình biểu diễn nom cực buồn cười.
Tự nhiên thấy như thân quen. Hắn bảo cô: anh đi chơi chán quá, mỗi thấy em làm anh vui. Cô nói em cũng thích anh ... Thế là tỉnh giấc.
Bấm điện thoại thấy 5h35. Cứ hôm nào cần dậy đi đâu đó, nghĩ là sẽ dậy lúc 6h, vệ sinh cá nhân ăn sáng đọc linh tinh và ra khỏi nhà lúc 7h30, thì có để đồng hồ báo thức (6h) hay không cũng cứ thức giấc khoảng 5h3x. Quái!?
Những giấc mơ không đầu không cuối xé vụn giấc ngủ khiến hắn thức giấc nhiều lần trong đêm, sáng ra không tránh khỏi mỏi mệt.
Hay tại nay sống không còn được vô tư như xưa? Nhớ thời ngày chỉ biết làm việc đêm ngả mình là ngủ say như chết một giấc một tới sáng chẳng hề mộng mị. Hồi ấy các ông anh quen biết vẫn còn thúc giục hắn lấy vợ, khuyên rằng nên chọn một cô hiền lành biết thông cảm chứ đừng ham sắc đẹp tiền tài danh vọng thông minh tuổi trẻ gì hết. Bảo, vì mày chỉ biết đam mê công việc nên nếu vợ nó không hiểu cho thì khổ lắm.
Giờ thì ngập trong những mộng cùng mị. Người ta nói ngày sống làm sao đêm chiêm bao làm vậy. Lạ là các giấc mơ thường nhật của hắn lại rất lờ mờ chẳng đâu vào đâu, chỉ đến sáng là nhớ mãi đã không ra đêm qua mơ gì.
Đồng hành với công việc mọi mặt đều không ra gì?!
Có chăng là "phong cách" mơ rất "điện ảnh". Tại mê phim quá chăng? Những giấc mơ luôn "chuyển cảnh" rất nhanh.
Như đêm hôm trước. Tự dưng thấy mình đang ở trong một ca trực. Rồi ngồi vào bàn ăn tối. Bỗng nhiên thấy người ngồi cùng không phải là đồng nghiệp cùng ca. Chuyển sang như đang ngồi nhậu ở đâu đó. Trong bàn người quen có người lạ có. Mà người quen cũng lộn xộn, bạn bè lẫn đồng nghiệp lẫn quen biết, không có cớ gì họ lại gặp nhau được.
Lại bỗng thấy mình đang lơ ngơ giữa đám đông. Có người quen lướt qua cũng chỉ cười một cái rồi biến mất. Tự dưng chú ý một cô bé ngồ ngộ, chẳng giống ai hắn từng quen. Cô bé nước da đen nhẻm, gầy như một que củi, mặc bộ váy liền áo, chân tay kều cào như đang tạo dáng chụp ảnh mà chẳng thấy người chụp đâu.
Nghĩ là mình đang đi chơi trong một khu du lịch. Quay quay thấy biển, lại quay quay thấy núi. Thấy cô bé nọ vẫn gầy như thế nhưng dường như trắng hơn, mặc quần bò có dây đeo trùm ra ngoài một cái áo không rõ màu. Cô làm mặt xấu, khuỳnh tay ra hơi khom người như các lực sĩ thể hình biểu diễn nom cực buồn cười.
Tự nhiên thấy như thân quen. Hắn bảo cô: anh đi chơi chán quá, mỗi thấy em làm anh vui. Cô nói em cũng thích anh ... Thế là tỉnh giấc.
Bấm điện thoại thấy 5h35. Cứ hôm nào cần dậy đi đâu đó, nghĩ là sẽ dậy lúc 6h, vệ sinh cá nhân ăn sáng đọc linh tinh và ra khỏi nhà lúc 7h30, thì có để đồng hồ báo thức (6h) hay không cũng cứ thức giấc khoảng 5h3x. Quái!?
Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016
Luật
Lịch sử Việt Nam, ngày nay phổ biến rộng rãi, hầu như chỉ là lịch sử mảnh đất ven châu thổ sông Hồng. Mở rộng chút vào Thanh Hoá Nghệ Tĩnh.
Phương nam mênh mông vốn được lấn dần qua nhiều triều đại. Nhưng con người không cố định. Có thể nói đến tận thời các chúa Nguyễn, miền Nam mới thực sự định hình. Tâm thế người đi mở cõi, gặp vùng đất hào sảng, lại thêm sự chia cắt nam bắc bởi chiến tranh khiến con người Nam bộ phải tuỳ biến linh hoạt, càng thêm xa rời những luật lệ cổ hủ từ phía bắc. Dĩ nhiên không tránh khỏi nhiều phần tuỳ tiện.
Người ở lại nhà đọc sách, suốt đời không ra khỏi lều tranh, định ra nhiều lễ giáo tiếc thay đa phần vay mượn của người Tàu. Trọng hư hơn thực sao khiến người ta phục được. Thế là xa lại càng xa.
Lối này, nay vẫn vậy.
Phương nam mênh mông vốn được lấn dần qua nhiều triều đại. Nhưng con người không cố định. Có thể nói đến tận thời các chúa Nguyễn, miền Nam mới thực sự định hình. Tâm thế người đi mở cõi, gặp vùng đất hào sảng, lại thêm sự chia cắt nam bắc bởi chiến tranh khiến con người Nam bộ phải tuỳ biến linh hoạt, càng thêm xa rời những luật lệ cổ hủ từ phía bắc. Dĩ nhiên không tránh khỏi nhiều phần tuỳ tiện.
Người ở lại nhà đọc sách, suốt đời không ra khỏi lều tranh, định ra nhiều lễ giáo tiếc thay đa phần vay mượn của người Tàu. Trọng hư hơn thực sao khiến người ta phục được. Thế là xa lại càng xa.
Lối này, nay vẫn vậy.
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016
Đô thị
Chiều nay nhân đưa cháu ra bến xe, lúc về hắn nảy ra ý dạo một vòng qua khu đô thị Tây Bắc. Có lẽ tại đã lâu không tới khu vực này nên thấy sự thay đổi hoành tráng một cách đáng kể.
Tuy nhiên đi đúng giờ cao điểm tan tầm nên xem ra đường sá mới rộng rãi cũng chẳng mấy chốc mà không đáp ứng nổi việc đi lại. Lượng người xe chưa hẳn đã quá đông song nguyên nhân chính hẳn nằm ở "truyền thống" giao thông của người Việt: mạnh ai nấy đi thây kệ kẻ bên cạnh.
Có những ngã tư có cảnh sát giao thông làm đúng chức năng, nghĩa là hướng dẫn phân luồng chứ không phải nhăm nhăm thổi phạt. Thế là đám đông lợi dụng ngay: vẫn tràn sang làn đường đối diện, chiều kia vừa đèn vàng là bên này đèn đang đỏ đã ra tới giữa ngã tư, khiến anh cảnh sát trẻ đổ mồ hôi hột.
Hắn 2 lần suýt gặp tai nạn. Lần 1 một anh đi xe máy kéo theo một xe ba gác dài cồng kềnh phóng nhanh vượt ẩu rồi tấp vô lề theo đúng phong cách xe buýt khiến chị phụ nữ đi trước hắn tý nữa thì té lên lề đường. Lần 2 hai cô bé không hiểu sao bỗng nhiên phanh xe ngay giữa ngã tư không đèn xanh đèn đỏ gì (chắc phát hiện ra đi nhầm đường?!) làm anh đi kế sau đâm luôn vào đít xe. Hắn kịp đạp thắng không ụi đít anh này đồng thời không dừng mà lách sang bên đi tiếp, may tý nữa cũng bị người đi sau thúc đít.
Lắm lúc thấy dân tình phóng vèo vèo nghĩ mà kinh. Chả biết họ vội đi đâu thế nhỉ? Thiên đường xã hội chủ nghĩa thì chắc không tới được, còn địa ngục thì sớm muộn gì không tới mà phải tranh nhau ...
Tuy nhiên đi đúng giờ cao điểm tan tầm nên xem ra đường sá mới rộng rãi cũng chẳng mấy chốc mà không đáp ứng nổi việc đi lại. Lượng người xe chưa hẳn đã quá đông song nguyên nhân chính hẳn nằm ở "truyền thống" giao thông của người Việt: mạnh ai nấy đi thây kệ kẻ bên cạnh.
Có những ngã tư có cảnh sát giao thông làm đúng chức năng, nghĩa là hướng dẫn phân luồng chứ không phải nhăm nhăm thổi phạt. Thế là đám đông lợi dụng ngay: vẫn tràn sang làn đường đối diện, chiều kia vừa đèn vàng là bên này đèn đang đỏ đã ra tới giữa ngã tư, khiến anh cảnh sát trẻ đổ mồ hôi hột.
Hắn 2 lần suýt gặp tai nạn. Lần 1 một anh đi xe máy kéo theo một xe ba gác dài cồng kềnh phóng nhanh vượt ẩu rồi tấp vô lề theo đúng phong cách xe buýt khiến chị phụ nữ đi trước hắn tý nữa thì té lên lề đường. Lần 2 hai cô bé không hiểu sao bỗng nhiên phanh xe ngay giữa ngã tư không đèn xanh đèn đỏ gì (chắc phát hiện ra đi nhầm đường?!) làm anh đi kế sau đâm luôn vào đít xe. Hắn kịp đạp thắng không ụi đít anh này đồng thời không dừng mà lách sang bên đi tiếp, may tý nữa cũng bị người đi sau thúc đít.
Lắm lúc thấy dân tình phóng vèo vèo nghĩ mà kinh. Chả biết họ vội đi đâu thế nhỉ? Thiên đường xã hội chủ nghĩa thì chắc không tới được, còn địa ngục thì sớm muộn gì không tới mà phải tranh nhau ...
Đầu thế kỷ 19
Đầu thế kỷ 19, Nguyễn Ánh "nhất thống giang hồ".
Taylor nhận xét: đứng trước thế cục hầu như đã mười phần ngã ngũ, quân Tây Sơn vẫn chống chọi đến cùng. Một trong các lý do (thậm chí có thể là lý do chính), ông cho rằng sở dĩ như vậy là bắt nguồn từ Nguyễn Nhạc. Nhạc chỉ muốn làm hoàng đế ở đất Bình Định. Lúc mạnh cũng không thèm mở rộng. Lúc yếu vẫn muốn giữ địa phương độc lập. Trong khi em của ông là Huệ, đối thủ của ông là Ánh lại muốn toàn cõi tập trung về một mối. Bảo sao không mâu thuẫn.
Một chuyện khác: vua Gia Long thắng cuộc, chọn đóng đô ở đất Phú Xuân. Nghe thì có vẻ cân bằng giữa Bắc Hà và Gia Định. Nhưng thực ra với giao thông và thông tin liên lạc thời ấy, triều đình nhà Nguyễn trở nên xa cách với cả hai đầu chiến lược Bắc Nam.
Trước đó, Ánh đã rất thành công với chiến lược nuôi quân ở đất phương Nam màu mỡ. Đóng nhiều tàu phát triển mạnh hải quân. Hàng năm lợi dụng gió nam đưa tàu thuyền ra miền trung đánh phá và khi gió bắc nổi lên lại rút về. Cứ như thế lấn dần Diên Khánh, Quy Nhơn rồi Phú Xuân, sông Gianh, cuối cùng chiếm hết dải đất nói tiếng Việt từ biên giới với Thanh triều đến biên giới với Khmer.
Ánh chọn Phú Xuân là chọn quê cha đất tổ, nơi bao đời chúa Nguyễn gầy dựng (trong khi chính các chúa đầu tiên cũng nam tiến dần mới vào đến Phú Xuân). Bỏ "hang ổ" phương Nam. Lơ là luôn thuỷ quân chiến lược (cảng Thuận An quá cạn, Đà Nẵng Hội An lại quá xa).
Sau này Pháp tấn công Đà Nẵng không thành, quay vào chiếm lục tỉnh giàu có phía Nam, dần đẩy nhà Nguyễn vào thế phụ thuộc.
Đọc sử, thấy có vài điều "hủ lậu" dường như ăn sâu vào tâm thức Việt. Cho đến tận ngày nay ...
Taylor nhận xét: đứng trước thế cục hầu như đã mười phần ngã ngũ, quân Tây Sơn vẫn chống chọi đến cùng. Một trong các lý do (thậm chí có thể là lý do chính), ông cho rằng sở dĩ như vậy là bắt nguồn từ Nguyễn Nhạc. Nhạc chỉ muốn làm hoàng đế ở đất Bình Định. Lúc mạnh cũng không thèm mở rộng. Lúc yếu vẫn muốn giữ địa phương độc lập. Trong khi em của ông là Huệ, đối thủ của ông là Ánh lại muốn toàn cõi tập trung về một mối. Bảo sao không mâu thuẫn.
Một chuyện khác: vua Gia Long thắng cuộc, chọn đóng đô ở đất Phú Xuân. Nghe thì có vẻ cân bằng giữa Bắc Hà và Gia Định. Nhưng thực ra với giao thông và thông tin liên lạc thời ấy, triều đình nhà Nguyễn trở nên xa cách với cả hai đầu chiến lược Bắc Nam.
Trước đó, Ánh đã rất thành công với chiến lược nuôi quân ở đất phương Nam màu mỡ. Đóng nhiều tàu phát triển mạnh hải quân. Hàng năm lợi dụng gió nam đưa tàu thuyền ra miền trung đánh phá và khi gió bắc nổi lên lại rút về. Cứ như thế lấn dần Diên Khánh, Quy Nhơn rồi Phú Xuân, sông Gianh, cuối cùng chiếm hết dải đất nói tiếng Việt từ biên giới với Thanh triều đến biên giới với Khmer.
Ánh chọn Phú Xuân là chọn quê cha đất tổ, nơi bao đời chúa Nguyễn gầy dựng (trong khi chính các chúa đầu tiên cũng nam tiến dần mới vào đến Phú Xuân). Bỏ "hang ổ" phương Nam. Lơ là luôn thuỷ quân chiến lược (cảng Thuận An quá cạn, Đà Nẵng Hội An lại quá xa).
Sau này Pháp tấn công Đà Nẵng không thành, quay vào chiếm lục tỉnh giàu có phía Nam, dần đẩy nhà Nguyễn vào thế phụ thuộc.
Đọc sử, thấy có vài điều "hủ lậu" dường như ăn sâu vào tâm thức Việt. Cho đến tận ngày nay ...
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016
Lụt
Mùa lụt nói chuyện lụt.
Thực ra thì bắc miền Trung đang lụt. Lụt chồng lụt. Nhưng không chắc nay có còn cái gọi là mùa lụt nữa hay không (?!).
Nhớ thuở còn thơ, quê hắn mùa khô nắng cháy mùa mưa bão lụt. Mùa khô, trên trời nắng chói chang dưới cát trắng bỏng chân giữa gió Lào thổi. Gió thổi chạm da nghe như muốn bỏng, cây cối héo queo. Sáng sớm dậy nhà nhà thổi cơm, vì trưa cấm nấu ăn. Sợ cháy. Làng xóm nghèo bao đời vách đất mái tranh.
Kịp đến mùa mưa nước ngập triền sông đường sá lầy lội. Con nít ra đường thi nhau vồ ếch, người lớn sang sông năm nào cũng có người chết đuối. Người lớn đố con nít: cái chi to thì vô mà nhỏ lại không vô?
Dòng sông Thạch Hãn chảy đến làng hắn thì chia làm hai nhánh. Năm ấy hàng vạn thanh niên sinh viên (trong đó có chị của hắn) đã được huy động đến đắp nên con mương dẫn nước từ đập tràn trên núi về tưới cho ruộng đồng nhiều xã trong huyện. Đoạn mương chạy qua làng hắn cắt ngang một nhánh sông như một con đê sừng sững.
Từ đó làng hắn năm nào nước lụt cũng vô nhà. Trong khi làng bên kia con mương không chút nước ngập. Rồi một năm con mương-đê đó bị vỡ. Ngay chỗ phía bên kia là nhà ông Thụng Ước. Vườn nhà ổng có cây mít to lắm. Sau thì cả vườn và nhà biến thành một cái ao to sâu hoắm. Bên làng hắn nước rút nhanh đến độ kéo sập nhà cửa. Có 2 bà già kia - 2 chị em bị nước cuốn cố níu vào nhà mà vẫn không thoát chết. Nhà o hắn trôi hết đồ đạc, mấy tuần sau tìm được vali quần áo bị trôi xuống tận xã dưới.
Không biết bao nhiêu năm sau người ta mới làm cái siphon - ống dẫn nước qua sông thay vì lấp cả nhánh sông. Dân quê quen với từ ngoại "xi-phông" và quên dần nước lụt.
Có câu triết lý rằng không bao giờ có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông. Đôi khi con người biến các đận lụt xưa vốn hiền hoà chở nặng phù sa thành những dòng nước hung hãn cuốn phăng bao thứ (thậm chí từ ngày có thuỷ điện phù sa cũng chẳng còn). Nhớ lúc trước bước sang tháng 9 âm lịch là người lớn mới thở phào gạt bớt nỗi lo lụt bão. Nay thì ... ?!?!?!
Bởi vậy bọn Tây lông (tiên sư bọn giãy chết í) cứ suốt ngày lo lắng những gì mà biến đổi khí hậu toàn cầu ...
Xứ thiên đường của hắn vẫn lạc quan bất tận. Ngày chưa có cái siphon, có năm nước vào nhà hắn ngập cửa ra vào. Cái sập trống không nổi lềnh bềnh đồ đạc bên trên không dằn xuống nổi. Ba hắn nhào tới chọn ôm thùng phi đựng lúa nhìn tủ sách đổ ụp xuống nước. Lúc ấy ở trường hắn đang say sưa học bài thuỷ điện vừa cung cấp điện vừa điều tiết nước mùa khô tưới tiêu mùa mưa ngăn lụt.
Bài ấy thế này: hồ thuỷ điện tích nước. Mùa khô sông cạn, hồ xả nước cho bà con nông dân tưới ruộng đồng. Mùa mưa lũ tràn về, hồ giữ nước lại giảm ngập lụt cho hạ lưu ...
Liền sau khi "phong trào" thuỷ điện hình thành, hắn đọc báo Tuổi trẻ cười thấy bức biếm hoạ ông kia quỳ lạy "Lạy trời mưa xuống cho con có ... điện !?!". Các dòng sông hiền hoà làng quê nằm trơ đáy, mà thuỷ điện cũng phải chạy cầm chừng ... chờ nước. Từ ấy, có giọt nước nào thuỷ điện giữ bằng hết (các cụ có chuyện "thượng điền tích thuỷ hạ điền khan" huhu).
Khi mưa lũ tràn về, không ai ước lượng thống kê đo đạc gì được về lưu lượng nước. Thế là mới đầu cứ mạnh ai nấy ghim nước. Đến lúc hoảng hồn sợ vỡ đập thì xả hết tốc lực. Đáng gọi là lũ trong lũ mà lụt trong lụt vậy.
Bài học năm xưa nghe chừng sáng sủa mà sao áp dụng ở xứ lúa nước nó cứ xám xịt mịt mù.
Dân đen chỉ biết kêu trời "chửi ông thuỷ điện". Nào biết thuỷ điện chẳng phải là "ông". Là tâm là tầm của con người thôi vậy ...
P/S: Nói chuyện thuỷ điện, thì chuyện đường giao thông mương thuỷ lợi thành đê ngăn nước, chuyện quy hoạch thành phố cũ nông thôn mới lấn sông lấn biển lấp ao hồ cho đến chuyện phá rừng trồng rừng, tất cả cùng một lối tiến lên chủ nghĩa xã hội như nhau cả. Thế mà ngồi vào mâm vẫn mãi cãi nhau tại anh tại ả chẳng khác gì các Táo trong Gặp nhau cuối năm. Ôi.
Thực ra thì bắc miền Trung đang lụt. Lụt chồng lụt. Nhưng không chắc nay có còn cái gọi là mùa lụt nữa hay không (?!).
Nhớ thuở còn thơ, quê hắn mùa khô nắng cháy mùa mưa bão lụt. Mùa khô, trên trời nắng chói chang dưới cát trắng bỏng chân giữa gió Lào thổi. Gió thổi chạm da nghe như muốn bỏng, cây cối héo queo. Sáng sớm dậy nhà nhà thổi cơm, vì trưa cấm nấu ăn. Sợ cháy. Làng xóm nghèo bao đời vách đất mái tranh.
Kịp đến mùa mưa nước ngập triền sông đường sá lầy lội. Con nít ra đường thi nhau vồ ếch, người lớn sang sông năm nào cũng có người chết đuối. Người lớn đố con nít: cái chi to thì vô mà nhỏ lại không vô?
Dòng sông Thạch Hãn chảy đến làng hắn thì chia làm hai nhánh. Năm ấy hàng vạn thanh niên sinh viên (trong đó có chị của hắn) đã được huy động đến đắp nên con mương dẫn nước từ đập tràn trên núi về tưới cho ruộng đồng nhiều xã trong huyện. Đoạn mương chạy qua làng hắn cắt ngang một nhánh sông như một con đê sừng sững.
Từ đó làng hắn năm nào nước lụt cũng vô nhà. Trong khi làng bên kia con mương không chút nước ngập. Rồi một năm con mương-đê đó bị vỡ. Ngay chỗ phía bên kia là nhà ông Thụng Ước. Vườn nhà ổng có cây mít to lắm. Sau thì cả vườn và nhà biến thành một cái ao to sâu hoắm. Bên làng hắn nước rút nhanh đến độ kéo sập nhà cửa. Có 2 bà già kia - 2 chị em bị nước cuốn cố níu vào nhà mà vẫn không thoát chết. Nhà o hắn trôi hết đồ đạc, mấy tuần sau tìm được vali quần áo bị trôi xuống tận xã dưới.
Không biết bao nhiêu năm sau người ta mới làm cái siphon - ống dẫn nước qua sông thay vì lấp cả nhánh sông. Dân quê quen với từ ngoại "xi-phông" và quên dần nước lụt.
Có câu triết lý rằng không bao giờ có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông. Đôi khi con người biến các đận lụt xưa vốn hiền hoà chở nặng phù sa thành những dòng nước hung hãn cuốn phăng bao thứ (thậm chí từ ngày có thuỷ điện phù sa cũng chẳng còn). Nhớ lúc trước bước sang tháng 9 âm lịch là người lớn mới thở phào gạt bớt nỗi lo lụt bão. Nay thì ... ?!?!?!
Bởi vậy bọn Tây lông (tiên sư bọn giãy chết í) cứ suốt ngày lo lắng những gì mà biến đổi khí hậu toàn cầu ...
Xứ thiên đường của hắn vẫn lạc quan bất tận. Ngày chưa có cái siphon, có năm nước vào nhà hắn ngập cửa ra vào. Cái sập trống không nổi lềnh bềnh đồ đạc bên trên không dằn xuống nổi. Ba hắn nhào tới chọn ôm thùng phi đựng lúa nhìn tủ sách đổ ụp xuống nước. Lúc ấy ở trường hắn đang say sưa học bài thuỷ điện vừa cung cấp điện vừa điều tiết nước mùa khô tưới tiêu mùa mưa ngăn lụt.
Bài ấy thế này: hồ thuỷ điện tích nước. Mùa khô sông cạn, hồ xả nước cho bà con nông dân tưới ruộng đồng. Mùa mưa lũ tràn về, hồ giữ nước lại giảm ngập lụt cho hạ lưu ...
Liền sau khi "phong trào" thuỷ điện hình thành, hắn đọc báo Tuổi trẻ cười thấy bức biếm hoạ ông kia quỳ lạy "Lạy trời mưa xuống cho con có ... điện !?!". Các dòng sông hiền hoà làng quê nằm trơ đáy, mà thuỷ điện cũng phải chạy cầm chừng ... chờ nước. Từ ấy, có giọt nước nào thuỷ điện giữ bằng hết (các cụ có chuyện "thượng điền tích thuỷ hạ điền khan" huhu).
Khi mưa lũ tràn về, không ai ước lượng thống kê đo đạc gì được về lưu lượng nước. Thế là mới đầu cứ mạnh ai nấy ghim nước. Đến lúc hoảng hồn sợ vỡ đập thì xả hết tốc lực. Đáng gọi là lũ trong lũ mà lụt trong lụt vậy.
Bài học năm xưa nghe chừng sáng sủa mà sao áp dụng ở xứ lúa nước nó cứ xám xịt mịt mù.
Dân đen chỉ biết kêu trời "chửi ông thuỷ điện". Nào biết thuỷ điện chẳng phải là "ông". Là tâm là tầm của con người thôi vậy ...
P/S: Nói chuyện thuỷ điện, thì chuyện đường giao thông mương thuỷ lợi thành đê ngăn nước, chuyện quy hoạch thành phố cũ nông thôn mới lấn sông lấn biển lấp ao hồ cho đến chuyện phá rừng trồng rừng, tất cả cùng một lối tiến lên chủ nghĩa xã hội như nhau cả. Thế mà ngồi vào mâm vẫn mãi cãi nhau tại anh tại ả chẳng khác gì các Táo trong Gặp nhau cuối năm. Ôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)