Đầu thế kỷ 19, Nguyễn Ánh "nhất thống giang hồ".
Taylor nhận xét: đứng trước thế cục hầu như đã mười phần ngã ngũ, quân Tây Sơn vẫn chống chọi đến cùng. Một trong các lý do (thậm chí có thể là lý do chính), ông cho rằng sở dĩ như vậy là bắt nguồn từ Nguyễn Nhạc. Nhạc chỉ muốn làm hoàng đế ở đất Bình Định. Lúc mạnh cũng không thèm mở rộng. Lúc yếu vẫn muốn giữ địa phương độc lập. Trong khi em của ông là Huệ, đối thủ của ông là Ánh lại muốn toàn cõi tập trung về một mối. Bảo sao không mâu thuẫn.
Một chuyện khác: vua Gia Long thắng cuộc, chọn đóng đô ở đất Phú Xuân. Nghe thì có vẻ cân bằng giữa Bắc Hà và Gia Định. Nhưng thực ra với giao thông và thông tin liên lạc thời ấy, triều đình nhà Nguyễn trở nên xa cách với cả hai đầu chiến lược Bắc Nam.
Trước đó, Ánh đã rất thành công với chiến lược nuôi quân ở đất phương Nam màu mỡ. Đóng nhiều tàu phát triển mạnh hải quân. Hàng năm lợi dụng gió nam đưa tàu thuyền ra miền trung đánh phá và khi gió bắc nổi lên lại rút về. Cứ như thế lấn dần Diên Khánh, Quy Nhơn rồi Phú Xuân, sông Gianh, cuối cùng chiếm hết dải đất nói tiếng Việt từ biên giới với Thanh triều đến biên giới với Khmer.
Ánh chọn Phú Xuân là chọn quê cha đất tổ, nơi bao đời chúa Nguyễn gầy dựng (trong khi chính các chúa đầu tiên cũng nam tiến dần mới vào đến Phú Xuân). Bỏ "hang ổ" phương Nam. Lơ là luôn thuỷ quân chiến lược (cảng Thuận An quá cạn, Đà Nẵng Hội An lại quá xa).
Sau này Pháp tấn công Đà Nẵng không thành, quay vào chiếm lục tỉnh giàu có phía Nam, dần đẩy nhà Nguyễn vào thế phụ thuộc.
Đọc sử, thấy có vài điều "hủ lậu" dường như ăn sâu vào tâm thức Việt. Cho đến tận ngày nay ...
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét