Mới đây, có vụ việc một chiếc máy bay (của VNA) đáp xuống ... nhầm đường băng (RWY) ở sân bay Cam ranh. Sơ bộ nói rằng phi công có lỗi.
Thử hình dung ở góc độ tổ lái, cả cơ trưởng và cơ phó đều bay đến sân bay này lần đầu tiên. Được dẫn vào hạ cánh, nhìn thấy đường băng ok, họ hạ cánh và ... nhận ra mình vừa đáp xuống một đường băng đầy bụi, rác và không có lối ra. Cũng may là không có những mảnh rác lớn có thể gây nên tai nạn. Hú cmn vía.
Lạ?! Nếu phi công quan sát kỹ, họ có thể nhận thấy trước mắt họ dường như có ... tới 3 đường băng song song nằm gần nhau. Trong đó có một đường lăn (TWY), và ... 2 đường cất hạ cánh (RWY) thực sự. Trớ trêu là, RWY có vẻ xấu hơn mới là cái đang được sử dụng, còn cái đẹp hơn, sơn phủ báo hiệu đầy đủ khiến cho sự nhầm nhọt xảy ra thì ... mới xây dựng xong chưa được đưa vào khai thác.
Người nghe không khỏi thắc mắc, đến đường bộ người ta còn đánh dấu để khỏi nhầm đường, chẳng nhẽ đường không ... Các cơ quan chức năng cho biết, chủ đầu tư là tỉnh Khánh Hoà (tao có tiền thì tao làm thôi!?). Người đáng lẽ phải quản lý là cục hàng không thì không biết ở đâu. Một thành viên của ngành này, cụm cảng (quản lý các sân bay), bảo, chưa bàn giao cho tôi (để khai thác) nên tôi không biết. Ngành này có quy định: nếu đường băng được đưa vào sửa chữa thì phải đánh dấu X để cảnh báo phi công, nhưng, đường băng này không phải là được sửa chữa mà là mới hoàn toàn (!?!).
Đối với kiểm soát viên không lưu, đường băng mới kia hoàn toàn không tồn tại. Nó chưa được thông báo, chưa có văn bản, blah blah blah. Chỉ là nó đàng hoàng nằm nghễu nghện hoành tráng hơn ... ngay cạnh đường băng đang được khai thác mà thôi.
Lại nói chuyện "giá như". Giá như kiểm soát viên không lưu chỉ cần cảnh báo (tất cả) các tàu bay, rằng, êh tụi mày, ở đó có cái runway mới chưa dùng được, coi chừng nhầm nhọt nha. Hoặc giá như, quản lý sân bay nhìn sang công trình và bảo, êh đường chưa dùng, nếu sơn sửa xong xuôi tụi bây cũng phải che chắn lại kẻo người ta nhầm nha. Hoặc giá như cục nọ cục kia có biện pháp yêu cầu đánh dấu công trình chưa đưa vào sử dụng, gửi thông báo cho các bên liên quan (trong đó có các hãng hàng không có tàu bay bay đến sân bay này). Hoặc giá như chủ đầu tư phải được phê duyệt kế hoạch đầu tư cẩn thận (mà chắc chắn có phê duyệt, chỉ không đủ cẩn thận). Hoặc giá như đơn vị thi công có kiến thức và có trách nhiệm ...
Giá như chỉ là chuyện giá như. Giá như phi công quan sát kỹ (kiểu đi qua ngã tư, đèn xanh nhưng vẫn phải dè chừng) và có thể phải hỏi "ngu": êh, hình như tụi mày có tới 2 đường băng cùng tên cùng số lận hah? (và không hề có trong tài liệu). Và lúc đó có thể mọi chuyện sẽ khác, có thể, thằng dưới mặt đất sẽ trả lời thằng trên trời, rằng, tao biết đ. đâu ...
Mọi việc, vẫn đang rất đúng quy trình.
May mắn, ở VN, những chuyện thế này phải được gọi bằng may mắn, rằng, đã không có thiệt hại xảy ra ...
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét