MẤY LỜI LAN MAN KHI ĐỌC SỬ
Trong khi tìm đọc những tài liệu về bang giao Việt - Trung trong các thế kỷ XVIII - XIX, ngoài các tài liệu của các sứ thần Việt Nam, thì có đọc được một số tài liệu của các sứ thần Triều Tiên và sứ thần các nước Tây phương viết về các chuyến đi sứ của họ tới Trung Hoa dưới thời Thanh. Có mấy nhận xét như sau:
- Sứ thần Triều Tiên ghi chép rất kỹ những gì diễn ra trong suốt hành trình đến Yên Kinh và trở về, đặc biệt là miêu tả các sinh hoạt, lễ nghi trong cung đình Trung Hoa, thậm chí còn vẽ hình minh họa rất chi tiết. Họ coi Trung Hoa là hình mẫu nên ghi chép và chú giải cẩn thận để đem về áp dụng ở Triều Tiên.
- Sứ thần phương Tây thì miêu tả toàn diện xã hội Trung Hoa, chứ không chỉ tập trung vào các sinh hoạt và lễ nghi trong triều đình nhà Thanh. Đặc biệt sứ thần phương Tây quan sát rất kỹ những gì xảy ra bên ngoài cung cấm, ghi chép và đánh giá mọi mặt: từ ăn, mặc, ở cho đến sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng… Không bỏ sót thứ gì.
- Sứ thần Việt Nam thì… làm thơ là chính. Họ rất chịu khó vãn cảnh, nhất là những nơi từng được tao nhân mặc khách Trung Hoa các đời trước viếng thăm. Sau đó thì làm một hai bài thơ tả cảnh nơi ấy và bày tỏ những nỗi niềm riêng.
Vì thế đọc hết cả mớ “sứ trình thi” của các sứ thần Việt Nam thì kiến thức thu lượm về xã hội Trung Hoa đương thời không bằng đọc vài trang hồi ký của sứ thần Triều Tiên hay sứ thần phương Tây.
Nói chung là người Việt ta xưa chỉ có tài làm thơ, còn những việc khác thì lại rất lớt phớt và hời hợt. Thành đi qua xứ người nhiều nhưng cũng chẳng học hỏi được bao nhiêu, trừ Đặng Huy Trứ.
Hình như bây giờ vẫn thế.
NGƯỜI NƯỚC HUỆ (từ Đà thành, Quảng Nam quốc)
Đúng thế, bây giờ vẫn thế.
Không chỉ các "sứ thần", hay khách du lịch, mà cả những quan lại sang xứ người để học tập.
Bằng tiền của nhà nước, đương nhiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét