Một kinh nghiệm đơn giản của mình để chọn mua nước mắm đúng là: trong thành phần nước mắm phải KHÔNG CÓ NƯỚC. Vì nước mắm cốt chỉ cần dính nửa giọt nước là bị thối, do vậy nếu pha chế thêm nước vào thì nhất định phải bỏ thêm hóa chất bảo quản, nếu không nó sẽ hư liền. Do vậy khi mua nước mắm, xem thành phần có nước, nhất định nó phải có hóa chất bảo quản. (Nước mắm Thuyền Nan không dính nữa giọt nước, 100% cá và muối).
"Nước phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản cùng một tỷ lệ rất nhỏ nước mắm cốt pha trộn vào nhau để cho ra một loại “nước mắm hảo hạng” giá chỉ 5000 đồng/ lít.
Hiện nay trên thị trường không chỉ có ở Hà Nội, mà một số tỉnh thành khác xuất hiện rất nhiều “đầu nậu” thu gom và buôn bán loại nước mắm rẻ tiền, chỉ có 5.000 đồng/ 1 lít. Nhưng điều đáng nói là những loại nước mắm này lại được quảng cáo là loại thượng hạng với những thương hiệu nổi tiếng như: nước mắm Phú Quốc, Tiền Hải …
Ngoài công thức trên các thương gia còn sử dụng chất bảo quản acid clohydric chỉ dùng khoảng 1g/1lít nước, chất tạo ngọt là đường hóa học Cyclamte, Saccharin thì 1-2 mg/1lít. Phẩm màu công nghiệp cũng được tận dụng vì cho màu sắc rất đẹp, với loại nước mắm rẻ như… nước lã thì hầu hết các cơ sở thường dùng phẩm màu Trung Quốc trong quá trình pha trộn. Để nhận biết loại nước mắm “rởm” này, theo anh Thủy, ngoài nhìn bằng mắt thường, ngửi mùi vị thì người sử dụng phải nếm trực tiếp mới có thể nhận ra đó là hàng thật hay hàng pha trộn.
Khi phóng viên thắc mắc về hạn sử dụng của loại nước mắm này thì được chủ cơ sở cho biết: “Nước mắm này em đem về sử dụng cả năm vẫn ngon. Ăn ngon là được chứ cần gì quan tâm đến nguồn gốc hay hạn sử dụng hả em”.
Người bán đã vậy, người mua cũng tỏ ra thờ ơ, không hề quan tâm đến việc “vô danh” của loại nước mắm siêu rẻ này. Chị Lan Anh, người mua hàng cho biết: “Thực chất thì mình thấy hàng này ăn vừa miệng thì mua thôi, chứ nói về nguồn gốc hay giấy kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng thì mình cũng không biết”."
"Nước phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản cùng một tỷ lệ rất nhỏ nước mắm cốt pha trộn vào nhau để cho ra một loại “nước mắm hảo hạng” giá chỉ 5000 đồng/ lít.
Hiện nay trên thị trường không chỉ có ở Hà Nội, mà một số tỉnh thành khác xuất hiện rất nhiều “đầu nậu” thu gom và buôn bán loại nước mắm rẻ tiền, chỉ có 5.000 đồng/ 1 lít. Nhưng điều đáng nói là những loại nước mắm này lại được quảng cáo là loại thượng hạng với những thương hiệu nổi tiếng như: nước mắm Phú Quốc, Tiền Hải …
Ngoài công thức trên các thương gia còn sử dụng chất bảo quản acid clohydric chỉ dùng khoảng 1g/1lít nước, chất tạo ngọt là đường hóa học Cyclamte, Saccharin thì 1-2 mg/1lít. Phẩm màu công nghiệp cũng được tận dụng vì cho màu sắc rất đẹp, với loại nước mắm rẻ như… nước lã thì hầu hết các cơ sở thường dùng phẩm màu Trung Quốc trong quá trình pha trộn. Để nhận biết loại nước mắm “rởm” này, theo anh Thủy, ngoài nhìn bằng mắt thường, ngửi mùi vị thì người sử dụng phải nếm trực tiếp mới có thể nhận ra đó là hàng thật hay hàng pha trộn.
Khi phóng viên thắc mắc về hạn sử dụng của loại nước mắm này thì được chủ cơ sở cho biết: “Nước mắm này em đem về sử dụng cả năm vẫn ngon. Ăn ngon là được chứ cần gì quan tâm đến nguồn gốc hay hạn sử dụng hả em”.
Người bán đã vậy, người mua cũng tỏ ra thờ ơ, không hề quan tâm đến việc “vô danh” của loại nước mắm siêu rẻ này. Chị Lan Anh, người mua hàng cho biết: “Thực chất thì mình thấy hàng này ăn vừa miệng thì mua thôi, chứ nói về nguồn gốc hay giấy kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng thì mình cũng không biết”."
***
2. Rau sạch:
Chị Tuyết Hằng Ngô: Quan trọng vẫn là cách nhận diện, thực ra có một lượng lớn người tiêu dùng chấp nhận mức giá của rau rạch hay rau hữu cơ. Có lẽ cần một hội chuyên làm cái hoạt động giúp người dùng phân biệt rau nào hữu cơ, rau nào hoá học. Người nông dân thì ko cần học cái này vì họ biết sản phẩm họ làm ra như thế nào, có lần đi công tác ở một vùng trồng rau, được nông dân mời cơm nên mình cũng xách rổ đi kiếm rau phụ làm cơm, mình ra đám rau đang thu hoạch dỡ để bán nhổ một nắm, ai dè chủ nhà can lại lập tức, bảo rau đó dùng để bán thôi, rau ăn là một khoảnh nhỏ sát nhà, thế mới thấy, dân trí thức ở thành phố ko hiểu cách nhận diện nên suốt đời ăn toàn hoá chất. Có lẻ cần một nhóm từ thiện hiểu biết về rau sách đi đến mọi ngõ ngách để làm nhiệm vụ tư vấn này quá, chỉ khi nào người tiêu dùng biết cách phân biệt thì rau rạch rau hữu cơ mới có lối thoát. Chứ còn nếu lòng tin thì chẳng ai dám tin hết. Mình cũng đang đeo đuổi cái nghiệp nông nghiệp sạch. Hi vọng ai có ý tưởng gì hay để phát triển hệ thống tiêu thụ thì chia sẻ.
Anh Bùi Xuân Tiến: Thực tế thì người có nhu cầu sử dụng sản phẩm hữu cơ vẫn ít còn người chấp nhận dùng rau hoá học dù vẫn biết không tốt thì lại rất rất nhiều. Có 2 nguyên nhân để họ chấp nhận ăn rau hoá học: Thứ nhất là họ không tìm được rau hữu cơ và không phân biệt được. Thứ hai là tính chủ quan, họ nghĩ ai cũng ăn như họ (cảm giác được chia sẽ nên an tâm), họ nghĩ ai cũng có lúc phải chết nên quan tâm lắm làm gì cho đau đầu (họ không biết rằng hoá chất không chỉ giết chết mình mà còn giết cả thế hệ sau), có thể ăn ít đi cũng được, bệnh gì có thuốc đấy. Một số bộ phận khác thì không quen dùng sản phẩm hữu cơ vì họ thấy nó hăng quá, đậm mùi quá, ngọt quá không quen, họ chỉ quen với loại rau hoá chất vừa dai vừa chua chua thôi.
Về phần người trồng rau, cũng ít người hiểu đúng nghĩa của rau hữu cơ và rau sạch. Phần lớn họ chỉ nghĩ là không dùng phân hoá học, không phun thuốc và chỉ dùng phân hữu cơ là rau hữu cơ. Thực tế nó cần có thêm vài điều kiện nữa ví dụ phải cách xa đường phố ít nhất 1km, phải cách xa khu vực nghĩa địa tối thiểu 1km, xa khu công nghiệp 3km vv... Nhiều người vẫn trồng rau ngoài đồng trong khi mồ mả xung quanh họ vẫn nghĩ là rau sạch là sai.
Để nhận dạng được rau hữu cơ hay không cũng có một vài điểm như sau:
- Màu lá xanh tự nhiên gần như lá chuối non, nếu rau xanh đậm ngắt là rau dư đạm (sử dụng phân hoá học)
- Lá của rau hữu cơ dày hơn, giòn hơn, thử bẻ gãy sẽ cảm nhận được, thử lấy móng tay bấm vào lá sẽ có cảm giác móng tay lún sâu xuống không giống rau hoá học, sử dụng kích thích sinh trưởng bấm phát rách luôn
- Rau hoá học chứa lượng nước rất nhiều nên khi héo thì cây rau mềm oặt xuống, lá cũng uốn lại và thấy rất mỏng. Rau hữu cơ thì chỉ héo bề mặt lá chứ không héo nguyên cây.
- Cách phân biệt chính xác nhất là ăn, với rau hữu cơ ăn sẽ có mùi đúng của loại rau, vị ngọt hơn, nhai cảm giác giòn sật sật. Rau hoá học nhai chỉ thấy ra nước, có vị hơi chua và xơ. Tuy nhiên để có được cảm giác này thì người dùng phải để ý mới biết, chỉ trừ một số loại như bắp cải thì nó khác biệt rất lớn giữa rau hữu cơ và rau hoá học, kích thích. Nếu có điều kiện người dùng nên thử mua cùng 1 loại rau một bên là hữu cơ, một bên là rau bán thường ở chợ rồi nấu lên ăn thử bảo đảm sẽ nhận ra sự khác biệt.
Về phần người trồng rau, cũng ít người hiểu đúng nghĩa của rau hữu cơ và rau sạch. Phần lớn họ chỉ nghĩ là không dùng phân hoá học, không phun thuốc và chỉ dùng phân hữu cơ là rau hữu cơ. Thực tế nó cần có thêm vài điều kiện nữa ví dụ phải cách xa đường phố ít nhất 1km, phải cách xa khu vực nghĩa địa tối thiểu 1km, xa khu công nghiệp 3km vv... Nhiều người vẫn trồng rau ngoài đồng trong khi mồ mả xung quanh họ vẫn nghĩ là rau sạch là sai.
Để nhận dạng được rau hữu cơ hay không cũng có một vài điểm như sau:
- Màu lá xanh tự nhiên gần như lá chuối non, nếu rau xanh đậm ngắt là rau dư đạm (sử dụng phân hoá học)
- Lá của rau hữu cơ dày hơn, giòn hơn, thử bẻ gãy sẽ cảm nhận được, thử lấy móng tay bấm vào lá sẽ có cảm giác móng tay lún sâu xuống không giống rau hoá học, sử dụng kích thích sinh trưởng bấm phát rách luôn
- Rau hoá học chứa lượng nước rất nhiều nên khi héo thì cây rau mềm oặt xuống, lá cũng uốn lại và thấy rất mỏng. Rau hữu cơ thì chỉ héo bề mặt lá chứ không héo nguyên cây.
- Cách phân biệt chính xác nhất là ăn, với rau hữu cơ ăn sẽ có mùi đúng của loại rau, vị ngọt hơn, nhai cảm giác giòn sật sật. Rau hoá học nhai chỉ thấy ra nước, có vị hơi chua và xơ. Tuy nhiên để có được cảm giác này thì người dùng phải để ý mới biết, chỉ trừ một số loại như bắp cải thì nó khác biệt rất lớn giữa rau hữu cơ và rau hoá học, kích thích. Nếu có điều kiện người dùng nên thử mua cùng 1 loại rau một bên là hữu cơ, một bên là rau bán thường ở chợ rồi nấu lên ăn thử bảo đảm sẽ nhận ra sự khác biệt.
***
3. Thực phẩm biến đổi gen: dễ dàng tìm được nhiều bài viết trên mạng Internet.
***
4. Công ty mình:
Nói: “Nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ kết hợp với đội ngũ kỹ sư nhiệt huyết và sáng tạo để tạo ra sản phẩm có giá trị cao.”
Làm: quick & dirty, và chủ yếu lắp đặt theo thiết kế của người khác với hàm lượng chất xám thấp.
***
Than ôi,
Cái tốt như đỉnh núi cao, đường lên gian nan đòi nghị lực và hiểu biết.
Người ta đa số thường lười nhác và u mê, khác gì nước về chỗ trũng.
Đi về đâu chẳng phải đã rõ rồi sao!
Sao mình vẫn mải bơi theo dòng nước ngược?
2 nhận xét:
Mình đang định mua mắm Thuyền Nan về dùng đây, bạn Thủy Nguyệt dùng rồi thấy thế nào?
Mình không biết gì về ẩm thực nên không dám nhận xét, chỉ tin rằng nó sạch thôi. Theo ý kiến của người thân thì: màu không đẹp lắm, một số người trẻ có thể không thích mùi hơi nặng, còn hầu hết khen ngon. :)
Đăng nhận xét