Hắn ngốn hết hơn 400 trăm trang Quân khu Nam Đồng chỉ trong 2 ngày về quê. Mà chỉ đọc tranh thủ những lúc rảnh. Lâu rồi không đọc "như ăn cướp" như vậy hihi.
Thực ra thì không phải do quá hấp dẫn. Biết về cuốn sách từ những ngày nó mới ra đời. Lúc đó nghĩ cũng hay hay nhưng chưa đến mức tìm đọc. Mãi tới tháng Tư vừa rồi đi "càn quét" các hiệu sách thì sự tò mò mới quyết định lấy nó về nhà.
Nhận xét đầu tiên là ... bản in rất nhẹ (?!). Chẳng biết người ta sử dụng loại giấy gì mà quyển sách dày cộp nhẹ như hộp xốp. Có phải vì thế chăng, mà nội dung hắn bỗng cũng thấy ... nhẹ hều.
Trong khi, với những người trong cuộc, những năm tháng ấy chắc chắn không "nhẹ" một tý nào.
Công bằng mà nói, đã từng nghĩ hay hay nhưng hắn không cảm thấy quá thu hút vì nghĩ, hẳn trong đó nhiều phần quen thuộc. Và, hơn cả, là, không thích thú gì không gian và thời gian lịch sử ấy.
Rút cục, không quá quen thuộc như hắn nghĩ. Nhưng có lẽ cũng vừa đủ để có thể ... lướt nhanh.
Nhớ lại một chút về những "băng" (vị thành niên) hồi còn đi học, băng cột cờ, xóm chuối, ... Phần nhiều chỉ nghe đồn đại. Trong đó thực ra hắn chỉ luôn là nạn nhân hèn yếu, bị ăn cắp mất bút, lọ mực, bị chấn lột mất mũ, ... (đủ để khiến hắn biết ... nói dối). Rồi nhớ một chút về chuyện kể của anh bạn vong niên, vốn học ở trường dành cho các "dũng sĩ diệt Mỹ". Những cậu bé con có thể lạnh lùng (hay thực tế là nóng đầu) giết người (dù đó là người ... Mỹ!?) thì đâu dễ học tập. Liệu người ta có thể nhân danh những gỉ những gì để biến thế hệ trẻ thành những con người như vậy chăng?
Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét