Đọc những gì Trần Dần viết từ những ngày đầu hình thành nền móng cnxh ở miền bắc vn, thấy rõ ông rất khác những người chung quanh ông.
Điều khiến lão thắc mắc là, tại sao ông không bỏ cái xã hội ấy mà đi?
Vì ông tin vào lý tưởng "chung" với những kẻ khác biệt kia? Vì ông tin có thể thuyết phục họ?
Lão ngờ rằng ông thiếu thông tin về những nơi khác, những nơi dù ít dù nhiều vẫn tự do hơn.
Cảm giác như một con người mạnh mẽ đã sa vào một đầm lầy đặc quánh vậy.
4/10
Xem phim Chúc Anh Đài.
Kiểu théâtre filmé.
Tôi muốn bênh vực những người yêu nhau. Lương Sơn Bá tương tư mà chết. Tôi không nói khen hay chê Lương Sơn Bá. Nhưng mà tôi nói rằng tôi rất có thể đồng ý với những người nào đó chết vì tình yêu, miễn là trong cái chết người đó đã suy nghĩ ra sao. [...] Làm sao người ta công nhận một người chết vì nhiệm vụ chính trị chẳng hạn mà lại không thể công nhận một người chết vì nhiệm vụ tình yêu?
Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài chết mà không phải là tiêu cực. Cái chết đó đánh vào tư tưởng hệ của chế độ áp bức. Đó là một cái chết không những cứu riêng Anh Đài và Sơn Bá, mà còn cứu rất nhiều cặp tình nhân, và cứu cái tự do luyến ái của chúng ta. Vì vậy, tôi muốn đoạn sau của câu chuyện, phải để cho Chúc Anh Đài đập đầu vào mộ, vỡ đầu mà chết, hồn em hoá bướm, máu còn rây trên mình trên cánh. Tôi muốn điệu múa của đôi bướm kết cục phim không những tả tình ái thành tựu của hai người, mà còn phải tả sự uất ức còn lại, điệu múa đó cũng còn đánh dấu vào những xã hội và những con người cưỡng ép người ta... [...]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét