Hồi lão còn đi học, vẫn gọi nước này là Campuchia. Tự họ cũng gọi họ là Campuchia, và các nước khác gọi họ cũng là Campuchia. Sau này lão nhớ là họ đổi tên thành Cambodia, cái tên này không phải hoàn toàn mới, nhiều nước cũng tôn trọng gọi họ là Cambodia.
Riêng vn thì từ thôn quê tới thủ đô vẫn cứ Campuchia mà gọi.
Nói chuyện tên gọi, chẳng qua vì năm nay nước này đăng cai Seagame, cuộc chơi ao làng với luật chơi kỳ cục chẳng giống ai, thi thể thao mà chẳng cao thượng chút nào. Nên Cambodia cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên vẫn có dăm điều chưa có tiền lệ, như miễn phí một số thứ. Và hôm qua, nhiều người xem lễ khai mạc nói rằng, đẹp hơn hẳn hồi nẳm ở xứ lúa nước.
Lão thích nhất nhận xét của chị Hậu (khảo cổ), rằng nước này chọn biểu tượng Win-Win, dù họ cũng trải qua chiến tranh, cũng huynh đệ tương tàn, thậm chí bên kia còn bị gắn mác diệt chủng. Chứ không như ai kia suốt ngày khoe ta thắng địch thua này nọ, tâm chưa nói đến, miệng đã thấy xấu xa rồi.
Sở dĩ nhìn thấy "tút" của chị Hậu là vì đi tìm lại câu nhận xét thú vị của chị về vấn đề giới tính trong các tác phẩm của DTH. Chị bảo Hành trình ngày thơ ấu là tác phẩm hiếm hoi có các nhân vật nam hầu hết ... tử tế (có lẽ chỉ trừ lão cai Cân và giáo Gia?). Trong khi các nhân vật nữ đều thụ động, trừ nhân vật chính (tôi) và bà hiệu trưởng đối lập nhau nhưng (có lẽ) cứng rắn như nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét