Đọc lại Phan Khôi. Những con chữ được viết ra từ đầu những năm 30 của thế kỷ trước.
NHỮNG TIẾNG XƯA DÙNG
MÀ NAY KHÔNG DÙNG NỮA
...
Ngang hồi Nguyễn Trịnh và Tây Sơn, (*) một trăm rưỡi năm nay, bấy giờ những công văn qua lại, Bắc gởi vào Nam, hay Nam gởi ra Bắc, hay dùng chữ Nôm mà đặt bằng thể tứ lục. Trong những bài tứ lục ấy, tác giả hay theo lối chữ Nho mà mở đầu dùng hai chữ “tượng máng”. Nói như vậy, nghĩa là trong những bài chiếu chữ nho hay mở đầu bằng chữ “Cái văn”, mà “tượng máng” tức là “cái văn”.
Chữ “cái” có nghĩa hồ nghi là hình như chớ không chắc; chữ “văn” là nghe. Vậy hai chữ “cái văn” có ý như vầy: “Hình như có nghe”. Nói thế là tỏ ý tự khiêm cho sự nghe của mình là không được đích xác lắm, không dám tự cho là phải.
Trong tiếng ta thật chẳng có tiếng gì để dịch chữ “cái” ấy cho thật đúng, nếu theo tiếng nói của chúng ta ngày nay. Tuy vậy, đời xưa thì lại có, tức là tiếng “tượng” ấy hoặc tiếng “dáng”.
Có một điều rất lạ là có nhiều tiếng ngày xưa, lúc ta giảng sách chữ Nho thì dùng nó mà cắt nghĩa, nhưng đến khi nói chuyện thường hoặc làm văn nôm lại không đem mà dùng. Như tiếng “tượng” và “dáng” nói đây là một vậy.
Trước kia, khi ta cắt nghĩa sách Tàu, gặp chữ “cái” ấy thì cắt nghĩa là “tượng” hay là “dáng”. “Tượng” đây có ý là “mường tượng như”, còn “dáng” có ý là “dáng như” tức là “hình như”, đều là ý không chắc hết, cho nên mới dùng mà dịch chữ “Cái” của Hán văn. Thế mà sao khi nói chuyện thường, chẳng ai hề dùng chữ “tượng” chữ “dáng” ấy mà nói bao giờ. Điều ấy có hơi khó hiểu.
“Máng” là nghe. Sao không nói nghe mà lại nói “máng”? Bởi vì “nghe” thì chắc quá, mà “máng” thì là nghe mang máng, không được chắc, nó hiệp với chữ “cái” mà nó đi theo, cho nên người đời xưa mới dùng chữ “máng” thay vì chữ “nghe”.
Như vậy có phải chữ “tượng máng” là một chữ có ý nghĩa hay không? Song trong văn Quốc ngữ ta bây giờ lại không dùng nó? Vậy bây giờ ta có nên dựng hai chữ “tượng máng” cho nó sống dậy mà dùng nó không? Ấy là điều muốn hỏi nhà làm văn.
...
Bởi vậy, chữ nào đã chết lâu nay mà nay ta cần dùng nó thì tôi muốn dựng ngược nó dậy mà dùng.
Mới đây người ta tổ chức cả một cuộc hội thảo hoành tráng quy mô quốc gia về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Thật nực cười khi có kẻ nghĩ rằng một hội nghị, một giáo sư đầu ngành là có thể lật lại cả một trang sử của dân tộc. Người ta đua nhau kể tội về sự biến mất của những tên đường mang dấu ấn thời đại ấy (!?!).
Có ghi nhận chăng là sự sám hối của một thời lịch sử bị bóp méo. Lịch sử đâu cần ban ơn. Lịch sử đâu có thể viết lại.
Nếu không có tư duy ấy thì chỉ gây rắc rối thêm cho con cháu. Nếu có tư duy ấy thì đâu chỉ nhà Nguyễn.
"Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác."
Và bây giờ chúng ta đã bị buộc lên nòng súng đại bác rồi đây.
Sao cứ trách học sinh dốt sử mà không hỏi liệu thầy cô đã biết nguồn gốc tổ tiên?
Đến đây mình mạnh dạn trả lời cụ Phan. Rằng những chữ ấy không đem ra dùng vì người ta có cần dùng đâu. Sự nghiêm túc thời các Cụ nay đã được thay thế bởi sự hời hợt của trí và sự đồi bại của tâm.
Nhân đọc thấy hai chữ mà nói vậy kể cũng đã dài (!).
Mạnh tử viết: Tận tín thư bất như vô thư.
Thứ Ba, 21 tháng 10, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét