Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao các tài xế biết luật vẫn cứ vi phạm? Biết sẽ bị phạt (nóng / nguội) vẫn không sợ?
Lại nhiều người cho rằng mức phạt không đủ răn đe, ...
Thực ra chỉ có một ý kiến xác đáng. Đó là chúng ta không có văn hoá giao thông.
Mở rộng ra là văn hoá nói chung. Bắt đầu từ giáo dục. Nói một đằng làm một nẻo. Nói như rồng leo làm như mèo mửa. Nói hay làm dở.
Trẻ em được giáo dục từ chính hành động của phụ huynh. Ngang nhiên đối lập với những gì tốt đẹp chúng được dạy.
"Văn hoá" coi thường luật bắt đầu chính từ ... luật.
Ví dụ, biển báo giao thông ngàn đời nay "5km/h". Đến xe đạp còn không thể đi chậm đến thế. Nhưng nó vẫn tồn tại, và mặc nhiên chấp nhận tồn tại để ... vi phạm. Vì không thể không vi phạm.
Hay như hồi lâu lắc có vụ thứ trưởng Mai Văn Dâu ăn chặn quota xuất khẩu. Sau khi hắn bị bắt, hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu bị liên đới tội hối lộ. Nhưng nếu không hối lộ, họ đã ... chết từ trước đó lâu rồi.
Hoặc chấp nhận làm sai, hoặc chết.
Phương Tây có triết lý, phàm những luật dù tốt đẹp nhưng không thể chế tài thì chẳng thà bỏ đi. Để luật hay mà phải chấp nhận sự vi phạm thì tác hại còn lớn hơn.
Phương ta thì (cái gọi là) luật luôn chứa "cửa sau" cho các nhà hành pháp "cá kiếm". Tham nhũng, hối lộ là dầu bôi trơn cỗ máy nhà nước vậy.
Nếu mọi cảnh sát giao thông đều trong sạch, liêm chính, thực thi đúng luật pháp, thì ... mọi người nghỉ khoẻ, khỏi đi đâu.
Nói một đất nước không có luật pháp, chính là thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét