Solomon Grundy (nursery rhyme)
Solomon Grundy,Born on a Monday,
Christened on Tuesday,
Married on Wednesday,
Took ill on Thursday,
Grew worse on Friday,
Died on Saturday,
Buried on Sunday,
That was the end,
Of Solomon Grundy.
Of Solomon Grundy.
Dăm vụ "cướp" page. Nhiều vụ đổi tên pages.
Có thể, chỉ là trò trẻ trâu của giới "tội phạm mạng" Đông Lào.
Nhưng chắc chắn là vấn đề của Fb.
Hoặc của Meta. Song đó chỉ là vấn đề nhỏ, phải không, trong những ngày này?
Tuyến đường sắt trên cao Cát linh - Hà đông vốn đã từ lâu bốc ra đủ thứ mùi, từ những mùi thối tha nhất cho đến những mùi không thể ngửi nổi.
Nằm trọn giữa thủ đô ngàn năm văn hiến mà chủ đầu tư lại là bộ gtvt, hiển nhiên đây là cái mùi thum thủm của gốc rễ chứ đâu?
Thấy trên vtv có vở tuồng Võ Tam Tư chém cáo.
Người ta nói, có tích mới dịch ra tuồng. Các vở tuồng, cải lương, ... Võ Tam Tư chém cáo, Tiết Giao đoạt ngọc, Hồ Nguyệt cô hoá cáo, đều cùng một tích.
Các nhân vật (có thể) có thật (theo sử Tàu) ở đây là Võ Tam Tư, Tiết Giao. Tiết Giao là hậu duệ may mắn còn sống sót của dòng họ Tiết công thần đời Đường (với những Tiết Nhân Quý, Tiết Đinh San) sau hoạ bị giết cả nhà. Võ Tam Tư là gian thần đời Đường-Chu, vốn là cháu ruột Võ hậu (Võ Tắc Thiên).
Vậy thì Võ Tam Tư làm sao lại đi chém cáo?
Không phải cáo thường, mà là hồ ly. Hồ ly tu luyện ngàn năm, có ngọc quý nên biến thành người tên Hồ Nguyệt cô làm vợ Võ Tam Tư. Bị Tiết Giao đoạt mất ngọc, Hồ Nguyệt cô hoá lại thành cáo và bị Võ Tam Tư chém chết.
Hết chuyện.
Chỉ là, chính sử thì nghiêm túc mà tuồng tích thì hơi buồn cười.
Võ hậu đoạt ngôi của nhà Đường mà lập ra nhà Chu, rồi lại trả lại cho nhà Đường, gây ra cảnh đánh nhau liên miên. Thế nên Tiết Giao mới đánh nhau với Võ Tam Tư.
Vợ Võ Tam Tư là Hồ Nguyệt cô võ công cao cường vì vốn là hồ ly hoá thành người ra đánh nhau với Tiết Giao. Cũng chính vì do là hồ ly hoá thành nên Hồ Nguyệt cô nhiều phần phóng đãng, lại gặp Tiết Giao người đẹp như ngọc. Thế là thay vì đánh nhau, họ giao hoan cả ngày đến độ Tiết Giao mất hết sinh lực.
Đây gọi là tập 1, mỹ (nữ) nhân kế.
May Tiết Giao nhờ có sư phụ cao cường phục hồi sinh lực, lại bày cho thực hiện mỹ nam kế, nên còn có tập 2.
Hai người lại giao hoan cả ngày thay cho đánh nhau. Nhưng lần này Hồ Nguỵệt cô mê muội khoe ngọc, Tiết Giao không những không mất sinh khí lại còn đoạt được ngọc.
Hồ Nguyệt cô mất ngọc dần biến trở lại thành cáo, bị Võ Tam Tư chém chết vì không nhận ra vợ.
Hết tuồng.
Chuyện Hồ Nguyệt cô, xứ lúa nước có vài dị bản than thân trách phận cho người phụ nữ.
Vì thế lão mới tò mò xem tuồng trên vtv. Lần này, y tích cổ (Đào Tấn?).
Thực ra, câu chuyện chiến tranh đượm mùi tình dục này khá ... thâm thuý. Hẳn các cụ cười ruồi cho xung đột Đường-Chu, nhà Đường mất nước bắt đầu từ Võ Tắc Thiên, vốn hết là quý nhân của vua này đến là quý phi của vua khác, sau cùng cướp ngôi rồi lại trả ngôi cho con.
Nay, mấy ai hiểu được ...
Hồi còn là học sinh, thế hệ lão có trò chơi viết bản tự bạch. Bạn thích gì, ghét gì, ... đại loại thế.
Nhớ là gặp trò này lần đầu tiên trong sách Những người con gái của Mác, hình như tên sách là thế, chẳng nhớ nữa.
Những câu hỏi cũng bình thường thôi. Chẳng hạn, bạn thích màu gì nhất?
Anh chàng trong phim Ex Machina trả lời cô người máy Ava, màu đỏ. Cô bảo, nói dối. Anh sửa lại, có lẽ anh không còn là cậu bé 6 tuổi, nên không có một màu yêu thích nhất định. Cô người máy nói, khá hơn rồi đấy.
Hình như lão ghét màu đỏ? Vì cứ thấy mấy cái dấu màu đỏ trong các ứng dụng là ngứa ngáy phải bấm vào đó. Để chúng biến mất.
Kiểu như Fb thông báo, có tin nhắn chưa đọc, có video chưa xem, ...
Thực ra, đây không hẳn là một điều tự nhiên, mà nó là một dạng ... có điều kiện. Lão được học, trong kỹ thuật, người ta dùng các màu nóng để đánh dấu các trạng thái nguy hiểm, lỗi, cảnh báo, ... Màu lạnh là bình thường, là an toàn. Ví dụ, đỏ - lỗi, báo động, vàng - cảnh báo, xanh - an toàn, ...
Các nhà phát triển ứng dụng tất biết những điều này.
Fb đưa lên các tabs mà thực sự lão không bao giờ quan tâm, Watch và Gaming. Nhưng chúng luôn có những dấu đỏ trên đó. Như những vấn đề chưa được giải quyết.
Thậm chí, như Gaming, bấm vào rồi vẫn cứ y nguyên con số trong vòng tròn đỏ.
Quyết định, thử không bấm vào nữa. Mặc kệ, xem chúng tích luỹ đến số bao nhiêu?
Tiên sư Mark!
Nhân dân (được chứng minh) đang phải chuyển đổi thành Công dân (có căn cước).
Trong khi hàng bao nhiêu nơi có kết quả từ lâu thì công ty lão ... tịnh không một tiếng vang.
Hôm nay, đồng nghiệp lên phường làm giấy tờ cho con, phát hiện ra ... CCCD (mới) của mình đang ở đó. 4.0 chuyển đổi số này nọ thật là xuất sắc.
Vấn đề nữa là, người ta cương quyết thu lại CMND (cũ). Chỉ e một mai nắng gió mưa giông, lấy gì đảm bảo công dân này (từng) là nhân dân nọ? Ví dụ ngân hàng, và trời biết những nơi nào nữa ...
Mà cái này cũng rất ... 4.0. Nơi thì mặc kệ, cứ vừa là nhân dân vừa là công dân, nơi thì cắt góc, nơi lại đòi thu. Có nơi còn mất quyền làm nhân dân từ khi chưa trở thành công dân.
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh ... huhuhu ...
Báo chí đưa tin, SG sẵn sàng chia sẻ vắc-xin cho TT-H. Nghe qua thì có vẻ bình thường, và cao đẹp.
Chính xác thì đó là lời "lãnh đạo" 2 bên, chứ nhân dân 2 tỉnh, thành phố thì ... biết gì.
Vắc-xin vốn chỉ có 1 nguồn, do bộ y tế phân bổ. Nơi thừa nơi thiếu chăng? (Trừ phi SG tự có nguồn riêng? mà cho đến nay chỉ nghe về lô 5tr liều vero cell đầy tai tiếng đang đi vào ... quên lãng.).
Nói cho vui, chứ cái trò "lấy của làng làm lệnh" này đâu còn lạ gì ở xứ lúa nước.
Trong những diễn biến khác, lô vắc-xin tiêm trong 2 ngày vẫn cần 2 tuần để "phân bổ". Trẻ em đang được tiêm cùng một thứ như người lớn (thí điểm?). (Nhớ lại buổi ban đầu khám sàng lọc loại hàng bao nhiêu người không được tiêm!). Ở nhiều tỉnh thành dân đen vẫn chưa được nghe được biết vắc-xin là gì. ...
Hôm qua, các đài các báo rầm rộ đưa tin Sài gòn sẽ có mưa to vào chiều và tối, đề phòng úng ngập.
Có ông nhà văn kia cá độ trên Fb rằng trời sẽ không mưa. Lý do ổng nêu là mấy lần trước đều dự báo trật lất cả.
(Mà đúng thật, năm nay dự báo toàn sai. Mưa bão được dự báo không sớm thì cũng muộn, thường lệch độ 1, 2 ngày.).
Lão không ở Sài gòn, sáng nay thấy báo đăng, vì sao dự báo SG mưa to nhưng lại không mưa.
Hahaha.
Mấy nay có nhiều người nói chuyện đường sắt cao tốc ở Lào. Giọng điệu thì có vẻ khen Lào, song ý là gì chắc ai cũng hiểu.
Bây giờ các thanh niên trung niên nghiêm túc lại phân tích cái hại cho Lào. Chuyện hầu như ai cũng biết. Bàn tay dơ bẩn của Trung cộng đứng sau.
Chỉ ít ai nói toạc ra rằng, lòng vả cũng như lòng sung. Lòng Đông Lào chẳng khác gì Lào vậy. Chẳng qua kém hơn, hay tham tàn tham hại hơn mà thôi.
Chẳng lẽ tự an ủi, đành rằng cũng tệ, nhưng nhờ dốt, nên đỡ tệ hơn?
Theo chân những Sài gòn, Hà nội, Đà nẵng, ... Quảng ngãi cũng vinh dự gia nhập danh sách các ... thành phố ngập.
Đất nước không ngừng "đi lên" nhưng não trạng các quan vẫn ở nguyên chốn cũ. Vẫn tại ... mưa to quá thoát nước không kịp.
Phải, không kịp, đâu chỉ chuyện thoát nước ...
Bài học cuối cùng, 21/21, đã giúp tác giả vượt qua để viết nên các cuốn sách không hề dễ "nuốt". Hy vọng, nó cũng giúp độc giả "nuốt" trôi những vấn đề khó khăn này.
Thiền, theo tác giả, là để dõi theo tâm trí mình. Theo dõi những cảm xúc của mình, dù tiêu cực như giận dữ, buồn bã, hay tích cực như yêu thương, vui vẻ. Chúng vào từ đâu, lan truyền trong cơ thể như thế nào, đến não bộ ra sao? Chúng sẽ tan vào đâu đấy, hay thoát ra ngoài ...
P/S. Lão già lười nơi núi nọ đọc xong thì cười lớn. Ta quá lười để có thể dõi theo cái gì đó một cách tỉ mỉ như thế. Ta thà để mặc chúng nó muốn đi đâu thì đi, muốn đến đâu thì đến hahaha.
Ý nghĩa cuộc đời bạn là gì?
Chọn làm bài học số 20/21, Yuval Noah Harari bảo rằng, cuộc đời bạn không phải là một câu chuyện.
Giật mình, hoá ra, lâu nay, chúng ta vẫn tin vào những câu chuyện.
Những câu chuyện được YNH dẫn ra là những câu chuyện vĩ đại, của dân tộc Do thái, của đạo Hồi, của Ba lan, của Miến điện, ...
Lão có một đồng nghiệp lớn tuổi hơn. Anh có 2 cô con gái giỏi giang xinh đẹp. Ngày trước, anh vẫn thường ao ước có một đứa con trai.
Thực ra, đó là câu chuyện của người Việt. Khi chết đi, một ngV sẽ trở thành ma đói nếu không ai thờ cúng. Đã nghèo còn làm eo, trong câu chuyện này, đàn bà không được phép thờ cúng.
Ngày nay, nếu con gái làm mâm cúng, ngV trong câu chuyện trên có về "hưởng" chăng? Chưa kể, đời sống sung túc, người ta còn cúng những 2, 3 mâm, có mâm cho "cô bác", không ai thờ cúng tưởng cũng không đến nỗi "đói" vậy.
Nói với anh, anh những cười xoà.
Nhóm bạn của lão nói chuyện trên Zalo. Có bạn nói nhiều, hăng hái nhưng ít người đáp lại. Lão để ý bạn đó nói nhiều nghe ít.
Nói những câu chuyện thông kim bác cổ, nhưng rút ra toàn ... tiêu cực (kiểu, khoa học thì tinh vi, song chỉ phục vụ mưu đồ tầm thường). Lão hỏi, vậy còn nói làm gì? Bạn bảo, đời đâu chỉ tranh đấu.
Té ra, bạn nghĩ những chuyện tầm phào các bạn khác cười cợt chơi là có ý ... đấu tranh (cũng tại những chuyện thường ngày ngày nay đều ... xấu xa cả).
Đó là câu chuyện của những người cộng sản. Thế giới phát triển nhờ mâu thuẫn và tranh đấu giữa các giai cấp, đúc kết thành hạnh phúc là đấu tranh.
Bạn, chắc chẳng nhuần đến thế đâu, nhưng trải qua quá nửa đời người, sao tránh khỏi có phần thấm.
Những câu chuyện của lão thật chẳng ra gì. Dù sao, ý nghĩa cuộc đời đâu có nằm trong các câu chuyện ...
Nổ, quăng lựu đạn, giám đốc kho bom, nhẹ hơn thì chém (gió), là những mỹ từ được dân tình đặt cho các bài phát biểu của các "sếp" thời nay. (Đa số gốc bắc kỳ giàu lý luận).
Xu hướng các sếp càng về sau này, càng lên cao thì nổ càng ác. Nổ dài, nổ dai, nổ dại. Mặc kệ cái đám ngồi nghe có cười mỉa mai ra mặt hay cười thầm trong bụng.
Xưa Nguyễn Hữu Chỉnh (giữa thế kỷ 18), tài kiêm văn võ, hận đời giữa đám sĩ phu Bắc hà mà đành theo Nguyễn Huệ từ Nam ra, rút cục cũng bị Huệ giết. Nghe nói Chỉnh lúc trẻ đã đúc kết ra:
Kêu lắm lại càng tan tác lắm
Thế nào cũng một tiếng mà thôi
Mới thấy, bom đạn nay không bằng tép pháo xưa. Nổ, cũng không biết đường nổ ...
Giáo dục được Yuval Noah Harari xếp làm bài học số 19/21 trong thế kỷ 21.
Thế hệ già hiện nay được sinh ra ở nửa đầu thế kỷ 20. Lúc đó người vn còn chạy chân đất hàng cây số để xem một chiếc máy bay. Nay thấy đứa cháu điều khiển drone chơi, bay ngang bay dọc.
Những đứa trẻ sinh ra hôm nay, nếu may mắn, có thể đón thế kỷ 22. Trưởng thành trong nửa cuối thế kỷ này, chúng sẽ sống ra sao, hầu như phụ thuộc điều bây giờ chúng học được.
Giáo dục được nói đến không phải là cái thứ đang được dạy trong những cái gọi là nhà trường, được ra lệnh bởi cái thứ được gọi là bộ dục.
Giáo dục đáng được bàn đến là chúng ta nên khuyên con cháu chúng ta học cái gì.
Tiếng Anh? Có thể chỉ dăm năm nữa, ai cũng có thể nghe nói như gió bất cứ ngoại ngữ nào, với sự hỗ trợ của một chiếc máy phiên dịch cầm tay, hoặc bằng chính chiếc điện thoại thông minh của mình.
Lập trình? Con cháu chúng ta liệu có đủ giỏi để làm trong vài ngày xong công việc mà một chiếc máy vi tính (AI) có thể thực hiện trong vài phút, thậm chí vài giây?
Kể cả, khi chọn được một thứ khả dĩ để bắt đầu học ngày hôm nay, không muốn AI làm giúp ta việc ấy, thì, vẫn có nguy cơ bị AI qua mặt, nếu không nhanh chân.
Muốn nhanh, YNH khuyên chúng ta nên bỏ bớt hành lý. Những thứ nặng nề không giúp chúng ta đi nhanh, những thứ như ảo tưởng, hay sự lười biếng thậm chí khi nghĩ về tự do cá nhân của chính mình.
"Định luật bảo toàn" nổi tiếng nói rằng, tiền bạc không tự sinh ra cũng không tự mất đi, chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác.
Nói thì vui mà nghĩ thì thật. Xã hội văn minh thì túi ai cũng lóc xóc như nhau. Xã hội man rợ thì giàu với nghèo như trời với vực.
Nên bọn tư bản giãy chết mới lo khoảng cách giàu nghèo. Ấy chúng sợ không đủ văn minh vậy.
Nên bọn đế quốc dã man mới lo viện trợ vắc-xin cho mấy xứ thiên đường tươi đẹp. Ấy tại thiên đường thừa man rợ vậy.
Đã dịch dã ốm đau chết chóc thì chớ, lại bị nhốt không được làm ăn, người nghèo may sống sót thì chỉ còn trên răng dưới dái. Hỏi của cải chạy đi đâu? Vài viên chức bộ y giàu lên tưởng có gì là lạ?
Trời càng cao mà vực càng sâu, cứ nhìn chuyện vay nặng lãi với xiết nợ thì rõ.
Trước có chuyện đi vay thế chấp bằng thông tin cá nhân trên điện thoại di động. Thông tin ấy điện thoại kia giá trị không bằng cái móng tay của khoản nợ. Chẳng qua đưa cái yết hầu ra cho chủ nợ xiết mong bán ngày mai mua ngày hôm nay.
Nay lại có chuyện thế chấp "tác phẩm nghệ thuật" (tự quay tự chụp cảnh nhạy cảm của chính mình). Tức là bán danh dự nuôi thân vậy.
Thế chấp như thế đủ biết vực thêm sâu mà trời thêm cao, leo bao giờ cho tới? Thế chấp ấy gọi thế chấp mà thực là răn đe. Nếu có ngày đem chuyện răn đe, chẳng phải cả mảng xã hội rơi xuống vực thẳm?
Mai kia thế nào không có người nghĩ ra thế chấp linh hồn. Rồi xã hội sụp luôn vực thẳm nào chỉ một mảng ...
(P/S. ca bắt bớ chỉ là lượm cái bát chứ nước đổ rồi hốt lại sao nên?).
Khi cả loài người thực sự thích được bị lừa dối, thì có lẽ không nên gọi đó là dối lừa nữa. Nên gọi là ảo tưởng.
Chính trong ảo tưởng này, loài người vẫn luôn tưởng tượng là mình đang vùng vẫy để thoát ra. Thoát ra, thực chất là sa vào một ảo tưởng khác.
Dù chưa hẳn đã là thực tế, nhưng có thể nói thực tế hơn, là chỉ đập tan ảo tưởng. Để xem, còn lại là cái gì. Nhưng mới thế đã khó, vì, phải đập tan chính mình cái đã ...
Hậu-sự-thật? Chẳng có kỷ nguyên hậu sự thật nào cả.
Hay nói một cách khác, chúng ta đã đang sống trong cái kỷ nguyên hậu sự thật ấy rồi.
Chẳng có sự thật nào cả. Hay nói một cách khác, nếu có, chúng đã qua đi từ lâu, rất, rất rất lâu rồi.
Chỉ có kỷ nguyên dối trá. Không, dùng từ thế là không ổn, kỷ nguyên hư cấu.
Đã từng ví von, loài người tự hào hơn cầm thú, chỉ ở chút bèo nhèo trong hộp sọ. Chút đó dùng để làm gì? Để hư cấu.
Không nhanh hơn, không mạnh hơn, không thông minh hơn. Chỉ dối trá hơn. Đó là lý do. Cũng phải có lý do chứ, vì sao có thể thống trị?
Không kẻ nói dối tài ba nào có thể lừa dối, nếu người nghe không thích những dối trá đó. Loài người luôn thích những điều dối trá. Đó là bản chất.
1 người, 10 người, 100 người có thể bị lừa dối. Nhưng, 1 tỷ người không thể bị lừa dối. 1 tỷ người chỉ có thể có niềm tin.
Con người, hầu như ai cũng đòi công lý. Nhưng không ai dám chắc, họ hiểu rõ công lý là gì.
Mặc dù, ai cũng cho rằng, điều mình làm là đúng ... công lý. Cho rằng, những gì mình nhận được là xứng đáng và công bằng.
Nhưng, không mấy ai dám chắc, miếng ăn mà mình vừa nuốt khỏi cổ ... đến từ đâu. Có trải qua, có nhuốm màu chém giết hay không. Chứ chưa nói đến quần áo, vật dụng, hay một thứ thiết thực nhưng trừu tượng hơn, lương hưu.
Có lẽ, đã đến lúc nên tò mò về "hậu-sự-thật" ...
Ngu dốt là nguy cơ số 15/21.
Chúng ta ngu dốt hơn chúng ta tưởng.
Mặc dù luôn có vẻ chúng ta đang hiểu biết nhiều hơn tiền nhân. Nhưng vì kiến thức ngày mỗi nhiều nên % chúng ta biết được thật ít ỏi. Quan trọng hơn, chúng ta không thực sự hiểu biết như chúng ta nghĩ. Nhiều kiến thức (tưởng là) của chúng ta chỉ là ảo, chúng ta chỉ vay mượn của người khác mà thôi.
Tai hại hơn, chúng ta khó phát hiện ra điều này. Những cuộc nói chuyện giữa các nhóm bạn thân dễ mang lại cảm giác chúng ta đang thống nhất, hiểu đúng và hiểu đủ.
Điều này được gọi là suy nghĩ nhóm. Khiến cho mỗi cá nhân càng ngu dốt hơn.
Khá tai hại cho cộng đồng, khi quyền lực đang thể hiện như một lỗ đen. Nghĩa là những ai, những gì đang ở trên đỉnh cao quyền lực lại càng bị méo mó hơn bao giờ hết.
Lần đầu tiên biết đến chủ nghĩa thế tục. Secularism.
Thực ra tư tưởng này có đã từ lâu. Từ trước khi nó được định nghĩa, hay được đặt tên.
Nhưng đến tận ngày nay, nó vẫn không quá quen thuộc. Có lẽ, nó phổ biến hơn ở phương Tây, nơi các tôn giáo thực sự thịnh hành.
Với bản chất tách rời tôn giáo, nó khiến suy nghĩ của con người phải khoa học hơn (không có thượng đế nào), tấm lòng phải trắc ẩn hơn (không có điều răn nào), và hành động phải trách nhiệm hơn (không có giáo lý nào).
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là nó tránh khỏi được mọi vấn đề mà các tôn giáo phải trải qua.
Chưa kể, một số "chủ nghĩa" khác từng khiến người ta hoài nghi, phải chăng cũng là thế tục. Mà, ở góc độ xã hội, lại có người bảo, chẳng khác gì một tôn giáo.
Vậy thì, đối lập? hay tương đồng?
Ngày virus Wuhan mới bắt đầu lây lan ra khắp thế giới, nhiều người ngạc nhiên, tại sao phương Tây văn minh hiện đại là thế mà để cho dịch lây lan tùm lum người chết tè le.
Nhiều người khác hiểu biết thì lên tiếng phỏng đoán, nào là sống chung với virus, nào là miễn dịch cộng đồng, nào là phát triển kinh tế, ...?
Xứ lúa nước một lòng một dạ noi theo gã láng giềng phía bắc, cũng là nơi phát sinh ra virus, quyết chặn đường virus bằng mọi giá.
Ngày ấy lão đã ngờ rằng, ừ thì cứ cho là chặn được, nhưng rồi ... thì sao? Chẳng lẽ cứ thế chui vào hang trốn mãi hay sao? Mà chỉ cần sơ ý một tí là cái chính sách mong manh như thuỷ tinh mỏng ấy vỡ tan vỡ tành ngay.
Thế mà, không biết nhìn xa, lại còn vênh vang ta khôn hết phần thiên hạ, sau vài may mắn ban đầu. May học người học không xong, chứ nhỡ được, thì giờ này vẫn còn loay hoay trong hang không biết nên vào hay nên ra.
Song, mặc dù ném chuột không trúng, bình cũng đã tan tành, nói gì chính sách thuỷ tinh nọ. Bây giờ nền kinh tế đã bị kéo lùi chừng hơn 40 năm. Trở lại thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ, cản trở phân phối lưu thông.
Nếu hiểu về chi phí, đủ biết, sản xuất đàng hoàng sao chen nổi hàng lậu, khi đi trên đường không lậu cũng như lậu?
Công an đứng đầu, thì tốt nhất là ngồi im. Y tế chỉ huy, thì không gì hơn trốn trong nhà đóng cửa.
Đừng hỏi ngày mai ...
Mới ngày nào còn thường thấy những ầm ĩ trên đường phố. Các cửa hàng mặt phố đối diện nhau, rồi loa nhạc, rồi hot girls, rồi các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, ...
Ganh đua lẫn nhau. Giữa FPT và TGDĐ. Bán lẻ điện thoại di động.
Ít ai nhận thấy cuộc cạnh tranh tương tự giữa Long châu và An khang.
Các nhà thuốc. Cũng vẫn FPT và TGDĐ.
Tuy hèn hèn, vì không sản xuất được gì, nhưng xứ lúa nước cũng có những Bigtech và Bigpharm của mình haha.
Thật kỳ cục, hay kỳ lạ, khi đọc đến bài học về Chúa, thì tv cũng vừa chiếu phim về Moses.
Từ góc nhìn khoa học, có lẽ, Chúa, trong khoa học gọi là tiên đề.
Trong nhiều năm, nhiều thế kỷ, nhiều nhà khoa học vẫn tìm cách chứng minh các tiên đề. Hoặc phát biểu các tiên đề thay thế.
Nhiều nhà khoa học vẫn tin vào Chúa, trên hết thảy mọi niềm tin.
Nhiều người, nhiều dân tộc vẫn tin vào nhiều vị Chúa khác nhau.
Rõ ràng, các vị Chúa đó không hề đánh nhau. Nhưng con người thì vẫn đánh giết nhau liên miên.
Mệnh danh những niềm tin khác nhau?
Rốt cuộc, Moses dẫn dân Do thái ra đi, băng qua Hồng hải.
Chấp nhận những sự chia cắt. Không có hồi kết ...
Có lẽ vì tác giả sách 21 bài học cho thế kỷ 21 là người Do thái nên ông dẫn nhiều nhược điểm của người Do thái trong bài học số 12/21, nói về sự khiêm nhường.
Không biết có phải vì lão là người vn hay không mà lão thấy bài học này cần nhất cho xứ lúa nước quá nhiều tự hào.
Khổ nỗi, dù đúng dù sai thì người Do thái có nhiều điều để nói, chứ xứ tự hào luôn luôn kia thì có gì ngoài huênh hoang sáo rỗng?
Người ta vẫn nói, đừng có đánh giá thấp sự ngu xuẩn của con người.
Có lẽ, khi nói thế, là nghĩ đến các cuộc chiến tranh?
Ngày nay, chiến tranh đã trở thành những thanh đao rỉ. Có vẻ dữ dằn, nhưng không còn được việc.
Dường như, kẻ thua đắc lợi nhiều hơn người thắng?
Vậy thì, chiến tranh còn để làm gì? Nếu như, không phải là điều xuẩn ngốc ...
Mục đích của khủng bố không phải là gây thiệt hại (cho dù đó là tài sản hay tính mạng con người).
Mục đích của khủng bố là đe doạ. Là gieo rắc sự sợ hãi.
Đôi khi lại đạt được sự phá hoại. (Con ruồi phá tiệm đồ sứ bằng cách vo ve gây bực tức cho ... con bò.).
Khủng bố là hành động của kẻ yếu. Bài xấu, ép các chính phủ chia lại bài, kiểu gì cũng có lợi.
Vì thế, khủng bố không phải là cướp giết hiếp. Khủng bố là sân khấu.
Vận dụng "thùng rỗng kêu to".
Lần đầu tiên họ gặp nhau, anh không biết cô là ai, nhưng cô biết về anh khá rõ.
Không phải vì cô có năng lực gì đặc biệt. Mà chính là anh.
Anh chưa bao giờ gặp cô, nhưng cô đã gặp anh nhiều lần. Khi cô còn nhỏ hơn và ... anh già hơn. Anh du hành thời gian về gặp cô, từ tương lai về quá khứ.
Vì thế cô biết anh, dù thấy anh trẻ hơn cô biết. Còn anh, chưa kịp biết cô, dù sau này, anh sẽ gặp cô từ lúc cô còn là một cô bé.
Nói năng hơi lủng củng, nhưng đây là một trong không nhiều những bộ phim mà lão xem đi xem lại hoài không biết chán ...
Đương đại, vn không có nền nghệ thuật. Cũng không có nền y học.
Chỉ có Sơn đông mãi võ.
(Buồn thay, cái này gốc Tàu!).
Nhập cư là vấn đề đau đầu. Đối với các nước phát triển. Đích đến mơ ước của nhiều người. Từ các nước "đang" phát triển.
Đau đầu. Ủng hộ và phản đối. Hoà nhập và không hoà nhập.
Đông Lào chưa bao giờ là đích đến. Đông Lào là điểm đáng rời bỏ. Đầu chưa bao giờ đau về vấn đề hoà nhập. Vấn đề là lựa chọn.
Từ một góc nhìn khác. Góc nhìn ít có trong những cuốn sách. Góc nhìn không phải của đích đến. Không phải của những ủng hộ và phản đối. Của chính người nhập cư.
Có quyền lựa chọn? Lựa chọn điều gì? Kinh tế? Chính trị? Văn hoá?
Lựa chọn mang theo những gì? Sẽ chấp nhận những gì? Sẽ đánh mất những gì?
Trớ trêu là, thường khi, những người nhập cư cố gìn giữ những điều sẽ sớm mai một ở chính nơi chúng được sinh ra. Bởi, nếu không, họ đâu phải ra đi?
Ra đi, mang theo một viện bảo tàng ...
(Nếu không mang theo, họ dễ dàng được chấp nhận.).
Chủ nghĩa dân tộc, hiển nhiên là một thứ ma tuý mạnh. Nó đem lại những khoảnh khắc lâng lâng và để lại những di chứng lâu dài.
Trong những khoảnh khắc "phê thuốc", người ta từ chối các loại thuốc khác, quên đi mọi loại bệnh khác.
Và, dĩ nhiên, kẻ hưởng lợi nhiều nhất bao giờ cũng là những kẻ buôn thuốc.
Thế vận hội là biểu hiện của một nền văn minh rực rỡ.
Một nền văn minh là biểu hiện của một sự thống nhất. Dù người ta tranh đấu lẫn nhau, vì chính sự thống nhất ấy.
Còn một khi đã thờ ơ, đó mới là những nền văn minh khác nhau.
Một nền văn minh là một nhát cắt thời gian. Không phải là một dòng thời gian.
Cộng đồng trực tuyến (online) hình thành cạnh cộng đồng ngoại tuyến (offline).
Vấn đề là, nó hỗ trợ, mở rộng hay loại trừ, thay thế? Hay tồn tại song song, trong trường hợp đó, ngày một xích lại gần nhau hay ngày mỗi xa?
Cộng đồng online thực sự lớn hơn? Hay cuối cùng lại nhỏ hơn?
Người ta nói rằng, dù sao, con người vẫn có thân thể.
Và khả năng nhận biết cũng như tốc độ nhận biết bị giới hạn. Không kịp, và không đủ, cho một cộng đồng quá rộng lớn.
Tiềm năng quá lớn của online trở thành một nguy cơ. Nguy cơ 5/21.
Hỗn loạn. Trong đó con người chỉ là nô lệ, của AI, không hơn.
Tự do là nguy cơ thứ 3/21 trong thế kỷ 21. Chính xác hơn là mất tự do.
Mất tự do trong thế kỷ 21, đơn giản, bởi vì có AI (đó) làm chính bạn tốt hơn ... chính bạn. Mất tự do, vì bạn trở thành ... vô dụng.
Nguy cơ thứ 4/21 là bình đẳng. Nghĩa là mất/bất bình đẳng.
Người ta nói của cải (từng) làm cho mất bình đẳng. Xảy ra sau cuộc cách mạng nông nghiệp. Người ta trồng trọt, chăn nuôi được nhiều hơn so với hái lượm, săn bắn và tích luỹ được cải. Kẻ nhiều người ít, bất bình đẳng.
Người ta lại nói, cuộc cách mạng công nghiệp làm bớt đi tình trạng bất bình đẳng. Người ta cần nhau hơn. Sức lao động, công binh lính là những tài sản đáng giá.
AI (trí tuệ nhân tạo) đem mất bình đẳng quay trở lại. Dữ liệu là của cải (dạng mới). Sức người bị thay bởi thuật toán.
Vô dụng là quá nhẹ để có thể đưa lên một phía của cán cân bình đẳng.
Tự do và bình đẳng đều bị đe doạ bởi vô dụng ...
Vừa xem phim vừa ghi chú.
2 sinh viên cùng 24 tuổi. (Người Đức? vì phim nói tiếng Đức).
Jan học ngành xã hội. 17 tuổi, anh mới biết người bố nuôi anh lớn lên là bố dượng. Với sự giúp đỡ của mẹ, anh liên lạc được với bố đẻ và muốn đến thăm ông ở Bilbao (Tây ban nha). Từ Berlin, anh đi bằng cách xin đi nhờ xe.
Jule học ngành tự nhiên. Cô vừa thi trượt một môn học khó. Mẹ cô khuyên cô phá bỏ cái thai, nhưng cô muốn nói chuyện với bạn trai trước khi quyết định. Nói trực tiếp, không qua điện thoại (offline not online). Vì thế cô lái chiếc RV (Mercedes Hymer 303) từ Berlin đi Bồ đào nha, nơi bạn trai cô đang học.
Jule cho (sau đó là mời) Jan đi nhờ. Bộ phim trở nên thú vị vì câu chuyện giữa 2 bạn trẻ. Chắc chẳng có 2 người vn nào nói chuyện như họ?
Khởi đầu bằng một mâu thuẫn. June có quá khứ đau thương về đề tài mà Jan khá cứng rắn cho rằng những người tự tử quá ích kỷ (chỉ giải quyết được vấn đề của cá nhân!).
Một đề tài khác là tỉ lệ kết hôn thấp do ... chủ nghĩa tiêu dùng? Hai người độc thân xài 2 tv, 2 tủ lạnh, 2 máy giặt, ... thay vì 1.
Dẫn đến nói về chủ nghĩa tư bản. Con người vốn sinh ra có xu hướng cạnh tranh lẫn nhau (2 đứa trẻ chơi với nhau sẽ rủ chạy thi). Darwin nói, kẻ thắng là kẻ mạnh? hay là kẻ thích ứng tốt hơn? (Xem ra ông này được cnxh tôn thờ vì thuyết tiến hoá phù hợp với duy vật biện chứng, nhưng được ứng dụng tốt hơn trong cntb?).
Quan điểm ngược lại chính là ... cnxh (hay cncs). Con người biết hợp tác tốt hơn cạnh tranh, bằng chứng là tiến hoá lên từ Cro-Magnons thay vì từ Neanderthals. (Chưa nghe triết học xhcn nói chuyện này?, nhẽ vì kiến thức kém?). Trớ trêu là, lịch sử loài người (homo sapiens) vẫn đầy rẫy chiến tranh. Cá thể nào cũng giành miếng bánh to hơn.
Di truyền rất quan trọng trong việc hình thành hệ miễn dịch. Các cặp đôi nguyên thuỷ tìm nhau theo "mùi" DNA. Nụ hôn chính là "gene check". (Lý do dường như ngày nay hệ miễn dịch của loài người yếu đi? HIV, SARS, ...).
Rút cục, mọi cuộc tiếp xúc giữa 2 cá thể đều là những cuộc tranh luận. Trong mọi cuộc tranh luận, các bên đều dựng lên những hàng rào tự bảo vệ. Tiếp xúc tiến triển hay không, tuỳ thuộc vào sự tồn tại, hay cũng chính là sự sụp đổ của các hàng rào này. Một cách tự nguyện, hay bị đối phương đánh đổ. Chỉ một bên hay cả 2 phía. Hoặc chúng tồn tại mãi. Thậm chí không bên nào muốn dỡ bỏ rào chắn.
Hiển nhiên đây chỉ mới là những chi tiết phụ của bộ phim ...
Ngồi buồn buồn thấy Box Hits chiếu Batman & Robin (1997). Mặc dù phim cũ rích và lão chưa bao giờ thích ông Dơi, hơi hơi tò mò chút vì sau này không bao giờ thấy Robin nữa, dù Batman vẫn tái xuất luôn luôn.
Một điều lạ nữa là ngay lập tức nhận ra Arnold Schwarzenegger, dù được hoá trang khá quái dị, không hề khoe cơ bắp, cũng như nhận ra George Clooney trong vai Batman. Gần đây trí nhớ tệ đến mức hầu như chỉ thấy quen quen chứ không nhìn ra được diễn viên quen thuộc nào.
Ngoài ra, nghĩ, sao mấy diễn viên nổi tiếng như vậy lại đi đóng một phim thật vớ vẩn. Kiểm tra xem sao thì phì cả cười, 3.8/10 IMDb haha.
Tình hình thất nghiệp (ở USA, not vn) có diễn biến mới. Tăng, nhưng chủ yếu do người lao động chủ động xin nghỉ việc. Mất cân bằng, chế độ đãi ngộ và thái độ người sử dụng lao động được cho là những nguyên nhân chính.
Còn nói chuyện thất nghiệp ở xứ lúa nước thì có khác gì mò mẫm đi trong sương mù.
Nhớ ngày trước, còn khối xhcn, thì vẫn tự hào tỉ lệ thất nghiệp bằng ... 0. Ngoài bộ máy nhà nước, các nhà trẻ trung ương, thì xem ra thái độ của người lao động cũng không bằng người vậy.
Lại nói chuyện dịch. Mọi người đang thở phào ngỡ dịch đã qua đi. Gần đây có con số người từ vùng dịch trở về quê dương tính khá nhiều.
Thực ra, sau buổi vênh vang "nhất thế giới" loại trừ covid về zero, bị tan tác phía nam, nay đang hồi bối rối. Cương nữa thì chẳng biết lấy gì ăn. Nói bệnh dịch giảm là để mà nói, chứ không đột nhiên mà giảm ngay được. Chẳng qua bớt xét nghiệm truy lùng cho dễ ăn dễ nói mà thôi.
Mỗi tội, trên nói "sống chung" lơ ngơ, dưới chẳng hiểu chẳng nghe ngủng ngoẳng ...
Sách Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện thời Hán mạt chuyển sang tam quốc.
Hán triều chỉ còn hư danh. Các quan khắp nơi, danh là quan lại nhà Hán, thực là đánh lộn lẫn nhau tranh quyền giành lợi.
Mặc dù ngoài miệng ai cũng xưng Hán chính danh. Thường thì lo ăn chơi kiếm lợi. Khi có giặc có dịch thì mỗi kẻ một phách.
(Như lời Nễ Hành mắng Hoàng Tổ, chẳng khác thần trong miếu, hưởng đồ cúng song chẳng linh gì.).
Ngẫm ra, mạt triều nào cũng vậy. Chỉ giỏi dựng miếu khắp nơi.
Sáng dậy sớm, thấy có vẻ trời sẽ không mưa nhưng cũng không nắng. Âm u lúc hửng lúc thâm.
Mặt trời chưa lên, khói mây lãng đãng. Hơi ngạc nhiên thấy chẳng lẽ mây xuống thấp đến chen với mấy toà nhà cao tầng?
Một lúc sau sáng hơn mới thấy chỗ kia có ống khói nhả ra như rồng cuộn.
Ô nhiễm chăng?
Nguy cơ đầu tiên trong 21 nguy cơ của thế kỷ 21 là vỡ mộng.
Tuy vậy, đã mấy người biết lo, vì ít ai có mộng để mà vỡ.
Nhưng nguy cơ thứ hai, mất việc, thì doạ được nhiều người hơn.
Mất việc, ở đây là mất về tay AI (trí tuệ nhân tạo).
Vốn từ thời cách mạng công nghiệp, nhiều công nhân đã cho rằng công việc của mình bị máy móc chiếm hết. Song xem ra nguy cơ ngày ấy chưa đủ lớn, vì đặc trưng của máy móc là nhanh, mạnh, cạnh tranh với cầm thú hơn là với người.
Người, chẳng có gì hơn cầm thú. Không nhanh, không mạnh, chẳng thông minh hơn. Thế mà tự hào xưng sapiens, là dựa vào chút bèo nhèo trong hộp sọ. Nay AI làm được tương tự, nếu không nói tốt hơn, người sợ là phải.
Song, đáng sợ hơn cả, có lẽ ở chỗ, AI toàn cầu liên kết với nhau, không mỗi cá thể một phách như loài người.
"Bưởi hay chanh, khoẻ tươi xanh mới đẹp".
Mới nghe qua cứ tưởng là slogan của chương trình nào đó của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Hoá ra, nó lại là của ... bộ y tế. Trời ạ.
Thật không ngờ bộ này bữa nay ... teen làm vậy. Chả trách người ta gọi hot boy (boyte).
Hahaha.
Loài người, hầu như luôn loay hoay với mô hình xã hội, trong suốt thời gian tồn tại của mình. Nhưng hiếm khi lắm mới tìm ra được một cái gì đó mới. Còn thì chỉ biết tự lặp lại chính mình.
Ngày nay cũng thế, vật lộn giữa tự do với toàn trị, dọc theo các biên giới cổ xưa mà một thời tưởng như đã bị xoá nhoà.
Người ta cho rằng, "khá khẩm" nhất vẫn là mô hình "dân chủ", theo "cuộc bỏ phiếu bằng chân" (Humans vote with their feet - xu hướng di cư). Nhưng dù có là mô hình nào thì loài người cũng đang nhận 2 cú đấm chí mạng. Hệ sinh thái sụp đổ và công nghệ đứt gãy (technological disruption). Gây ra bời chính sự tham lam và ngu ngốc của con người.
Tưởng rằng tiềm lực mạnh có thể sửa chữa mọi thứ? Không biết rằng càng tăng trưởng càng làm sụp đổ hệ sinh thái.
Càng tăng trưởng càng thúc đẩy công nghệ. Mà công nghệ đang theo kỹ thuật số, đúng nghĩa. Đứt gãy, rời rạc, không liên tục ...
"Anh có thể lừa tất cả mọi người vào một lúc nào đó và một số người vào mọi lúc, nhưng anh không thể lừa tất cả mọi người vào mọi lúc được."
“You can fool all the people some of the time and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.”
Abraham Lincoln
Một cách khoa học, người tự tin thì ít hoài nghi. Dễ tiếp nhận thông tin và quyết đoán trong phát ngôn cũng như hành động.
Người học nhiều thì trái lại, hay hoài nghi nên kém tự tin. Vì biết bể kiến thức vốn mênh mông.
Không lạm bàn về tài sắc của một nữ tiến sĩ, nhưng cách bà cả quyết tin tưởng một số kiến thức dường như không tương xứng với "danh" của bà?
(Nói chuyện thâm nho nhọ đít của văn sĩ Tàu hihi.).
Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi gặp nhau, uống chầu rượu chưa kịp say đã kéo nhau ra vườn đào, kết nghĩa làm anh em. Thề rằng, tuy sinh không cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng nguyện chết cùng năm cùng tháng cùng ngày.
(Chưa kịp biết nhau, thề thế liều quá chăng?).
Thâm ý ở chỗ, không nệ quá khứ, trọng ở chỗ quyết cùng tương lai.
(Điều này, ở xứ lúa nước dường ngược lại, thường biết nhau mới tin nhau, rốt cuộc chẳng đi đến đâu vì không cùng chí hướng.).
Ánh Viên xin nghỉ thi đấu. Hiển nhiên cô có lý do của mình.
Lý do ấy không được nói ra, hẳn có chỗ ... khó nói?
Các "chuyên gia" thi nhau nói về chuyện này. Cùng một giọng, cứ như một cuộc "hội đồng" để ép AV không được nghỉ.
"Ít ra là đến sau Seagames 31!". WTF?
Phải cống hiến? Vì những tấm huy chương?
Thêm một vài tấm huy chương ở một cuộc chơi "bẩn bẩn" như seagames quan trọng với các vị đến thế ư?
Theo vtv, mặc dù chính phủ đã có yêu cầu dẹp bỏ các chốt chặn, nhiều chốt chặn vẫn chưa thể dẹp bỏ do ... chưa có chỉ đạo (!?).
Tự nhiên thấy ... ngu ngu hết cả người. Cần chỉ đạo gì nữa? Không biết cách dọn dẹp và đi về nhà ư? Hay chính phủ không biết chỉ đạo? Hay phải có chỉ đạo từ một cấp khác, "to" hơn chính phủ?
Cũng theo vtv, gà lợn đang bị dư thừa, không tiêu thụ được.
Lại thấy ... người ngu ngu. Vì covid, người ta ăn ít hơn hay sao? Hay chết nhiều quá, thiếu người ăn?
Truyền thông nhà nước đang ầm ĩ với vụ tiêm vắc-xin cho trẻ em. Động lực có thể được nhìn thấy khá rõ ràng, ai cũng sợ trách nhiệm khi ... các trường học hoạt động trở lại.
Nhiều bác sĩ cho rằng, trẻ em, nếu nhiễm virus, ho sốt một hai ngày là hết. Xong là ... miễn dịch.
Có lẽ nên có con số, về tỉ lệ trẻ em bị nhiễm, tỉ lệ nặng, tỉ lệ tử vong. Tất nhiên, mỗi gia đình đều có thể lo ngại, nhỡ con em mình là trường hợp ... xui xẻo, thì sao? Nhưng từ góc độ xã hội, phải căn cứ trên các con số.
Từ góc độ xã hội, dĩ nhiên cũng phải tính đến sự lây nhiễm trong giới học sinh về cho ... cha mẹ ông bà chúng.
Thực tế cho thấy rằng, chúng ta đang chịu di chứng nhiều hơn từ việc phản kháng quá mức, so với hậu quả đến từ chính bệnh dịch.
Tương đồng, đây cũng chính là nguyên nhân người lớn đối diện nguy cơ lớn hơn trẻ em (cơ thể phản ứng quá mức). Không phải lúc nào trong và ngoài, y học và xã hội cũng thống nhất như vậy.
Y học chỉ ra, nguy cơ cao ở trẻ em béo phì. Lành mạnh hơn, là chống béo phì, hay dung dưỡng thói hư tật xấu bằng ... vắc-xin?
Chuyện giấy tờ được hoàn thành trong 30 giây chưa đầy nửa phút.
Nhưng cảm giác đi ra đường thì cứ ... bồng bềnh bồng bềnh.
Đường NTT cứ một chốc lại gặp 1 lô-cốt, chiếm gần hết chiều đường, chỉ chừa lại non một làn. Xe máy vượt qua khỏi 1 lô-cốt, nếu chạy sang làn đường phía trong thì lại phải nhanh chóng quay lại làn ngoài cùng để vượt lô-cốt tiếp theo. Nếu những chiếc xe ô-tô đang chạy trên làn đường ngoài cùng không cẩn thận thì rất dễ xảy ra va chạm. May mà lượng xe chưa mấy. Và dường như ai cũng ... chập chững.
Đường về, quyết định chạy theo QL1A để xem tình hình hồi phục sau Covid-19 (4?). Không còn cảnh vắng xe, nhưng hiển nhiên còn lâu mới bằng trước. Đa số xe cộ mải miết đi, 2 bên mặt tiền có mở cửa song không hề tấp nập. Cá biệt có trạm xăng to đùng giăng dây đìu hiu. Dễ hiểu thôi, lưu thông còn khó khăn đến thế.
Với nền truyền thông không phải để đưa thông tin thì chúng ta đành phải cảm nhận thế giới buồn thảm qua các giác quan của chính mình vậy.
Suýt tí nữa thì bữa trưa đã không thể xảy ra theo đúng ý định.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi, bật bếp điện lên thì ... lỗi E2.
Cũng may, bạn Gúc cho biết đó là lỗi can nhiệt. Tạm thời khắc phục bằng phương pháp "lụi", đấu tắt. Cách này chỉ cho phép nấu trong khoảng vài phút trước khi lỗi lặp lại, và phải tắt rồi bật bếp. Đủ để hehe nấu món dự định.
Vậy là chiều nay phải nhấc cái thân lười ra khỏi nhà.
Thực ra, đã có ý định chiều nay đi làm giấy tờ. Trời đã nắng sau mấy ngày mưa bão.
Có thể, ông HLV người Hàn đã phạm sai lầm.
Có thể, sai lầm của ông ấy là đã sử dụng một "phương pháp cũ".
Nhưng, với chừng ấy, để kết luận rằng ông ấy "bảo thủ", thì có lẽ, hơi ngu ngốc.
Hoặc, có thể, chỉ là vấn đề của ... tiếng Việt, qua miệng các nhà báo?
Triều đình đang nỗ lực dẹp loạn 12 sứ quân.
Chưa kịp vui mừng vì những quy định ngặt nghèo của thành phố đáng sống đang dần được dỡ bỏ, nhất là về việc ra vào thành phố, thì đã xuất hiện quy định của công ty.
Gần như bê nguyên những quy định vừa mới được bỏ đi của thành phố về áp vào cho công ty. Nghĩa là lại cách ly 7/14 ngày, xét nghiệm âm tính, cam đoan này nọ nếu nhân viên có đi lại ngoại tỉnh muốn đến làm việc tại công ty.
Cái hàng rào giữa các biên giới địa hành chính mà người ta đang nỗ lực phá dỡ, nay đã được đưa về dựng ngay trước cổng công ty.
Không thể không nhớ lại lời một đồng nghiệp nói, đã hơn 15 năm trước, rằng, công ty lão là một trong những tàn dư cuối cùng còn sót lại của thời bao cấp.
Kiểm tra cái ống nhòm đã lâu không sử dụng, bỗng phát hiện một nhóm công nhân có vẻ như bắt đầu đóng một cái giếng đóng giữa khu đất hoang.
Thực ra, đó là một khu "đất vàng" nằm giữa lòng thành phố. Một vị trí đắc địa được rào chắn che kín mít đã nhiều năm. Không rõ vì lý do gì, dòng vốn đầu tư trục trặc hay thị trường thay đổi? Cũng không rõ sẽ là cái gì trong dự án ban đầu, hay sẽ là cái gì khi thực sự được xây dựng?
Nếu được tái khởi công, chỗ đó sẽ nhộn nhịp hơn, sẽ sầm uất hơn. Có thể sẽ thú vị hơn miếng đất "vàng" nằm dưới thảm cỏ hoang cao quá đầu người. Chắc chắn sẽ ồn ào hơn, bụi bặm hơn trong một khoảng thời gian.
Còn sau đó? Hên xui, còn tuỳ thuộc "nó" sẽ là cái gì.
Có câu truyện (cười) rằng, khi Nixon đến TQ năm 1972, mở màn cho sự bắt tay của 2 cường quốc đối đầu trong chiến tranh lạnh, Mao nói với tổng thống Mỹ, tôi đã ra lệnh cho báo chí TQ nói tốt về ông, ông cũng nên làm thế (lệnh cho báo chí Mỹ không được nói xấu TQ). Nixon cả cười, nếu báo chí Mỹ nói xấu về tôi, tôi còn không làm gì được.
Tự nhiên nhớ lại câu chuyện này khi nghe vtv đưa tin thủ tướng vn phát biểu trong hội nghị quốc tế gì đó (online).
Và cũng hiểu cách chống dịch Covid-19 của nhà nước vn qua thông báo phòng chống ... bão, như bây giờ đang là cơn bão số 8. Chỉ thị neo đậu, cấm tàu thuyền ra khơi.
Một lối một!
Góc nhìn khác về Covid-19, có quá nhiều điều đáng nói. Tuy nhiên, nếu cần nói ngắn gọn, thì ... nói gì?
Có thể, corona virus thật sự đang tồn tại ở ngoài kia. Đang lây lan.
Nhưng, thì sao?
Có chắc là nó không tồn tại từ trước, thậm chí từ rất lâu rồi? Cho đến khi loài người (tưởng là) "phát hiện" ra ... "châu Mỹ".
Có thể, nó có liên quan, một cách nào đó, đến cái chết của nhiều người. Nhưng đổ cho nó chính là "kẻ thảm sát hàng loạt" thì, có xấu tính quá chăng?
Loài người vẫn chết, như suốt hàng ngàn hàng triệu năm nay. Nếu có nhiều hơn, thì thử nghĩ xem, chẳng phải có quá nhiều thứ đang trở nên xấu hơn sao?
Môi trường, thời tiết khí hậu, cách ăn cách mặc, ... Cả cách chúng ta đối xử với nhau. Ngày một tệ.
Không ngoại trừ, corona, chỉ là anh chàng xuất hiện đúng lúc. Không đúng chỗ.
Và thế là, lãnh đủ.
Không ngờ, có ngày lão lại ... đọc báo Nhân dân.
Thật ra thì không đến mức phải "ăn năn" như thế. Chỉ là một cái link, truyện ngắn Đợi của Nguyễn Ngọc Tư.
Đọc, nhưng không hoàn toàn dẹp sang một bên nỗi hoài nghi. Liệu gã Nhân dân ấy có thay đổi đi một vài chữ, cắt đi một vài đoạn? Biết làm sao được, khi vào nhà một gã nói láo thâm niên.
Lão thích đọc Tư, nhưng đã lâu không đọc. Chính xác hơn, không chỉ Tư, mà đã lâu không hề đọc được cái gì nên hồn. Dịch dã, cứ nằm dài thở dài sườn sượt.
Người giới thiệu link nói, không còn là Tư. Ý, không còn là Tư của Cánh đồng bất tận.
Chứ chẳng lẽ cứ bắt Tư ở mãi ngoài đồng?
Có lẽ, Tư đã già đi? Mà rút cục, lão vẫn không chắc, bối cảnh của Đợi ở đâu? Có vẻ như đó là một viện dưỡng lão. Nếu thế, đúng là già?
Một người con đối thoại với hồn ma của bố mình, hiển nhiên đó phải là một câu chuyện hư cấu, làm sao có thể khác được.
Ông bố (từng) là bác sĩ phẫu thuật, con trai là nhạc công piano. Tất nhiên, độ thú vị của những cuộc nói chuyện hẳn không phải do học thức của họ, mặc dù trông có vẻ vậy, mà rõ ràng nhờ ... học thức của nhà văn, người-hư-cấu.
Dù sao, lão rất thích những mẩu hội thoại tinh tế, đầy thú vị giữa họ. Khi đọc câu chuyện.
Có thể không liên quan, nhưng có một ý khá hay, về chuyện sau khi chết, mong muốn được rải tro (ra đâu đó, biển chẳng hạn, rất đúng với mong muốn của chính lão) thể hiện khát vọng tự do. Ít ra là, còn hơn bị nhốt trong một cái bình, dù có sơn son dát vàng, hay thậm chí tệ hơn, trong một cái hòm vùi sâu dưới ba thước đất ...
Vụ tiêu huỷ chó mèo ở Cà mau và vụ (được coi là) "cắt ghép" lời gđca An giang cho thấy đang có những chỉ thị vô nhân tính xuất phát từ trong các phòng máy lạnh.
Thực ra, nhiều vụ trước đó cũng đã thể hiện điều này, như phá cửa nhà người ta bắt đi xét nghiệm hay đi cách ly, hoặc rào, khoá cửa nhà dân, ... ở nhiều nơi.
Không phải ngẫu nhiên mà người dân "chửi" những người ở các chốt chặn là ... robot. Một phần do sự vô cảm của họ, một phần do các trẻ trâu hồng vệ binh ăn chưa no lo chưa tới, nhưng chứng tỏ người dân hiểu rất rõ về những quyết định phi nhân được áp xuống từ đâu đó trên cao ...
Không muốn dùng những lời lẽ nặng nề kiểu "anh hùng bàn phím" hay "vô cảm", nhưng cũng phải nói là nhiều người (vn) ... vô cảm thật.
Có lẽ thói quen xem tv, đọc báo, uống trà bàn chuyện thời sự chính trị thế giới đã biến con người thành những "tham mưu con xa-lông" thực sự.
Họ dễ dàng tán đồng "tiêu huỷ" thứ gì đó mà chắc không tưởng tượng ra thực việc là phải giết chết những con vật không chỉ biết ngoe nguẩy, không chỉ biết kêu than mà còn là những con vật thân thiết, dễ thương luôn sống cùng con người.
Dân đen đã thế, chả trách quan lại ngôi cao sao biết đến nỗi khốn cùng của dân chúng ...
Obluda, Gúc dịch ra tA là monster, tV gọi là yêu quái hay quái vật. Cynická, là cynical, hoài nghi, giễu cợt. Như vậy, cynická obluda là quái vật hoài nghi, mà chắc là hoài nghi theo lối giễu cợt?
Hình như trang này được tạo ra bởi 2 nhà báo người Slovakia? Chuyên kể các chuyện cười (mang tính giễu cợt?). Tự xưng là những kẻ xấu ở đúng chỗ (nhại the right man in the right place (at the right time?)).
Lão đến với trang này từ câu chuyện, rằng (ông) Zeman trên giấy tờ là tổng thống CH Séc, nhưng đã từ lâu, ông không còn nói gì khác hơn những chỉ thị từ Moskva. Lời giễu cợt đến từ tuyên bố của văn phòng tổng thống CH Séc, rằng tổng thống ở trong bệnh viện nhưng chưa rõ sức khoẻ thế nào.
Những người hiểu ý giễu cợt này phải biết một chút về "truyền thống" của chính quyền ở Moskva (đặc biệt thời Xô-viết), thường xem vấn đề sức khoẻ (đặc biệt thời điểm sống chết) của các yếu nhân là ... bí mật quốc gia.
Có độc giả còn comment rằng, có thể (ổng) đã chết nhưng sẽ chỉ có tuyên bố chính thức sau ít nhất 10 ngày.
Sự giễu cợt có thể khá cay đắng, nhưng nó thể hiện rất rõ quan điểm của người dân về sự thiếu minh bạch, và cả thái độ đối với nhân vật được nhắc đến (yêu mến hay khinh ghét).
Người vn đọc những điều này không thể không thấy ... quen quen ...
Đọc Phạm Quỳnh viết về Đề-Các (Descartes).
Ở đời, tư tưởng một điều gì là chân lý thì phải xác nhiên.
Mới nói đến đây đã thấy ngày nay đầy rẫy "thuyết âm mưu", cứ nghĩ ra là nói lấy được. Mà khối người tin. Xã hội đã bình dân hoá cao độ. Không ai để ý học thuật nữa. Cũng không trách được, chủ nghĩa xã hội mà.
Xác nhiên không phải đơn giản. Lầm lẫn nhiều mà nguỵ biện cũng lắm. Nên, phải có trí, và phải có chí. Và trên hết, phải có tự do. Không gì có thể gây áp lực.
Cuối cùng, phải trung thực, ngay thẳng. Chỉ có đạo đức mới có thể đạt đến cõi xác nhiên.
Xem ra, đã xem CNXH là "khoa học", thì chân lý trong xã hội này là chuyện "không tưởng" vậy.
Buông, kiểu nhà Phật, khó. Buông, kiểu người đời, dễ.
Buông kiểu nhà Phật khó, vì buông rồi là bỏ luôn, không nhớ đến nữa.
Buông kiểu người đời dễ, vì buông để ... bỏ chạy, rồi tìm cách ... lấy lại.
Nên, người đời, buông thì dễ mà lấy lại ... thời khó.
Không chỉ một lần, lão bắt gặp những khuôn mặt già nua khắc khổ, đứng ngồi bên đường với vẻ tuyệt vọng, trong tay cầm điện thoại "cục gạch", trước những trạm chốt chặn.
Người ta vẫn ngợi ca thành phố đáng sống, năng động tin học hoá, với những khai báo app này app nọ. Rồi thì cả nước với một rừng app. Không biết liệu người ta có nhớ rằng, những ông bà già kia cũng đóng thuế nuôi cái nhà nước này?
Nhưng thôi, đó là một chuyện. Hiện đại dần, thuận tiện cho một bộ phận người dân (dù mới chỉ được một bộ phận) cũng tạm đáng khen.
Thử nhìn tiếp về hướng hiện đại này xem sao.
Mới đây, chính phủ Nhật, nối tiếp nhiều chính phủ Âu Mỹ, đã xem xét việc, liệu các hệ điều hành phổ biến trên các thiết bị di động như iOS hay Android có vi phạm độc quyền hay không? Nghĩa là họ có lợi dụng sự phổ biến của mình để ép các nhà phát triển ứng dụng (app)?
VN, nói thẳng, đang tư duy ngược lại. May mắn cho họ là chỉ có 2 hệ điều hành phổ biến, để họ có thể viết app chỉ cho 2 HĐH này, và ... ép người dân phải sử dụng (nếu không cài không khai, khỏi đi lại khỏi chích ngừa, ...).
Nghe qua là biết ... 2 xã hội khác nhau, có phải không?
Hôm qua nói chuyện người dân sợ ... chính quyền. Chính quyền, chẳng những không lo được cho dân, mà lúc nào cũng chỉ những đe cùng doạ, những bắt cùng nhốt. Sợ là phải.
Thực ra cũng phải thông cảm cho chính quyền. Dân sợ chính quyền, chính quyền sợ gì? Sợ trách nhiệm.
Thế trách nhiệm sợ gì? Covid chăng?
Ai cũng sợ covid. Mà nên thế. Người xưa chẳng đã bảo, biết sợ mới sống lâu đó sao.
Chỉ là, sống lâu để làm gì? Người dân, vì nỗi sợ chính quyền quá lớn mà át đi nỗi sợ covid đó thôi.
Chuyện đi máy bay về, bị cách ly 7 ngày tập trung (HN) hay 14 ngày tại gia (ĐN), chuyện tiêu huỷ (giết) 15, 16 con chó, ... đều là chuyện ... sợ covid cả.
Hiển nhiên đó là cái sợ của chính quyền. Song, dân ủng hộ hay không, là tuỳ có có chung nỗi sợ.
Lúc trước, bạn lão ở nước Huệ vẫn ủng hộ chính quyền ngăn cấm không cho đồng hương đồng bào của bạn ấy về nhà, để "chống dịch".
Nói cho cùng, không nên chê bai ... nỗi sợ của người khác. Chỉ là, nỗi sợ "trung bình cộng" của cộng đồng thể hiện văn minh văn hoá của chính cộng đồng đó mà thôi.
Sách Súng, vi trùng và thép có nói, từ xưa, khi người ngoại quốc đến một miền đất lạ, họ mang theo đâu chỉ súng, mà cả (dù thường khi vô tình) ... vi trùng. Có những nơi mở cửa, lại có những nơi bế quan toả cảng. Tạo nên số phận của con cháu họ sau này ...
Giỡn, rằng doanh nghiệp đóng cửa, công nhân "tự phát" về quê bằng "phương tiện cá nhân", thì giám đốc cũng đành về quê khi được phép bay.
Phương tiện có "oách" hơn, nhưng cũng chia sẻ gian nan. Lẽ ra khởi hành từ TSN trong buổi sáng thì hết bị "doạ" (ĐNẵng không tiếp nhận) tới bị "xoay", cuối cùng chiều cũng bay được đến thành phố đáng sống. Nhưng thoạt đầu có nguy cơ chỉ "đáng sống" ở sân bay thôi, hay ở khu cách ly gì đó ...
Sau khi bị "xoay" tiếp ở nơi đến thì cuối cùng cũng ... thở phào với hạn cách ly 14 ngày ở nhà, dù có "2 mũi" với chả "âm tính" đi nữa ...
Một trong những đặc trưng vô cùng vớ vẩn (shit) của nhà nước này là ... cam kết.
Cứ lờ mờ không "quản" được (chủ yếu do quy định ngu, do không có luật) là bắt thằng dân cam kết. Ý nghĩa:
Đối với quan: có gì là lỗi của mày đếu phải của tao.
Đối với dân: tốn thời gian, hao thần kinh.
Chung: lãng phí giấy mực.
Nhà nước toàn trị đã thất bại với việc làm kinh tế, chết danh bao cấp.
Cho đến tận bây giờ, các DNNN dù độc quyền, vốn lớn vẫn cực kỳ kém hiệu quả.
Không chỉ kinh tế, mà văn hoá, giáo dục, y tế cũng chỉ khởi sắc nhờ dân doanh, nhờ "xã hội hoá".
Từ thiện không ngoại lệ. Người hảo tâm từ lâu mất lòng tin với chính quyền, với cả các tờ báo lớn đứng ra làm đầu mối.
Nên, những người "nổi tiếng" thực ra chỉ là những cái cọc giữa dòng nước xiết.
Dân doanh, không phải không có vấn đề. Nhưng, từ thiện phải quay lại nhờ chính quyền ... xác nhận thì có gì đó ... ngược ngược ...
Việc dân nghèo tìm cách thoát khỏi "giam lỏng" tìm đường về quê bằng phương tiện cá nhân đã ngập tràn mxh.
Họ được giúp đỡ "thiết yếu" bởi những đồng bào thiện tâm trên đường đi qua, cũng là chuyện đã được nói nhiều.
Nhưng, chuyện họ từ chối vào những chỗ nghỉ do chính chủ tịch tp Quảng ngãi đứng ra mời, thì thật đau lòng.
Vì sợ 2 chữ "cách ly". Vì sợ những "quy định" mơ hồ có thể lại "nhốt" họ. ...
Và, những người giúp đỡ tiền bạc cũng buộc phải xin chữ ký người nhận tiền ...
Đất nước của những nỗi lo sợ ...
Mà còn sợ ai? sợ cái gì?
Cau ở đây chính là cau trong trầu cau. Nhưng không phải truyện cổ tích mà là chuyện đời thực.
Đời thực không còn mấy người ăn trầu. Nhưng năm nay từ Quảng nam ra đến Huế, cau được thu mua với giá khá cao. Những người trèo cau vào tận từng nhà năn nỉ. Thậm chí, những nhà tỏ ý không cần bán thì ... sáng hôm sau phát hiện ra ... đã bị hái trộm.
Dường như không ai để ý những buồng cau đi về đâu? Mọi ngón tay chỉ biết trỏ về thằng cha láng giềng phương bắc, gian manh và xấu bụng.
Đơn giản chỉ copy về để đấy ...
<<Kỳ họp Quốc hội tháng 9/2021, ban hành Nghị quyết 129/2020/QH14 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021, xác định rõ tỷ lệ phần trăm được giữ lại của 63 tỉnh thành. Cụ thể,16 địa phương có tỷ lệ điều tiết chỉ được giữ lại gồm:
Tp.HCM (18%),
Hà Nội (35%),
Bình Dương (36%),
Đồng Nai (47%),
Vĩnh Phúc (53%),
Bà Rịa-Vũng Tàu (64%),
Quảng Ninh (65%),
Đà Nẵng (68%),
Khánh Hoà (72%),
Hải Phòng (78%),
Bắc Ninh (83%),
Quảng Ngãi (88%),
Quảng Nam (90%),
Cần Thơ (91%),
Hưng Yên (93%),
Hải Dương (98%).
47 tỉnh còn lại được giữ 100%
>> (Thông tin này đăng trên báo VnEconomy).
Nói theo kiểu văn thơ là mấy ngày rồi mới thấy ánh mặt trời.
Lâu lắm rồi mới lại phải kéo rèm. Vì mới lại ở nhà trong một ngày nắng. Khi người không ở nhà, nắng tha hồ sấy khô mọi thứ. Nhờ thế mới không ẩm mốc. Đó là điều đáng yêu đến từ ban-công phía đông.
Kéo rèm, cho thêm một ngày không đi ra đến cửa. Không phải vì mưa nữa. Cũng không phải do bị phong toả nữa.
Xoáy bão đã vào đảo Hải nam. Có vẻ miền Trung sẽ có vài ngày nắng. Ít ra là cho đến khi cơn bão mới (nhìn có vẻ lớn) đi vào biển Đông. Có vẻ nó sẽ lại vào đảo Hải nam. Hoàn lưu rộng, không biết miền Trung có tránh được mưa?
Tự kỷ, tình cờ lại xem Jobs. Người ta nói, khi đã trưởng thành (hay ít ra là tưởng mình đã trưởng thành), con người cho rằng thế giới ở đó như nó vốn phải thế. Không thể thay đổi. Không muốn thay đổi.
Không chắc đã trưởng thành hay chưa, nhưng, đáng buồn, lão không phải là Steve Jobs.
Hơi ngạc nhiên thấy vtv nói người dân ở một vài tỉnh phía nam dùng mã QR được tạo ra bởi ứng dụng PC-Covid để đi đường. Nói như vậy là ... chính thức rồi ư?
Cái mã đẹp đẽ có hình quốc huy ở giữa của lão vẫn không thể truy cập dữ liệu tiêm chủng. Nghe đồn nay đã được mã hoá, lúc trước lão quét thử thì không có số CMND và ngày sinh là Jan 1, đúng tên, năm sinh, số đt và số thẻ BHYT. Có lẽ do nó được nâng cấp lên từ BlueZone, ở đó lúc trước lão chỉ khai báo chừng ấy?
Có phải vì thông tin không đủ và thiếu chính xác nên không truy cập được csdl tiêm chủng? Nhưng nếu muốn sửa hay bổ sung thì ... chẳng có chỗ nào trong app cho phép làm chuyện đó.
Giả dụ bị bắt buộc dùng cái đó để đi đường thì liệu ... có đi được hay không?
Trong một diễn biến khác, nghe nói thông tin của gần 25 triệu người vn đã tiêm vắc-xin dễ dàng bị lộ bởi các lỗ hổng bảo mật. Chưa kể các loại khai báo bắt buộc ở mọi xó xỉnh khác.
4.0, là đây sao?
Nhiều người, thấy tình cảnh thảm thương của những người dân đang cố sống cố chết lao đầu về quê, thắc mắc, chính quyền đang ở đâu? tại sao người dân không cầu xin sự giúp đỡ?
Chính quyền đang ở phía đối diện.
Chính sách vẫn là, ai ở đâu ở yên đấy. Bất chấp rằng, không thể yên.
Sống chung, chỉ là nói để mà nói. Mục tiêu kép, là cái đích bất khả.
Mọi chuyện, dường như vẫn chỉ trông đợi ở ... ông trời.
Và ở ... sự "xé rào" của người dân (bao gồm doanh nghiệp).
Vụ xét nghiệm (đo) lượng kháng thể (sau tiêm vắc-xin) chắc không nhằm mục đích khoa học gì nhiều (làm được gì đâu mà đo?), nhưng có thể gây nguy cơ ... chính trị.
Thực ra toàn bộ vụ cúm Tàu này, ở Đông Lào, giống giặc hơn là dịch.
Những cơn bão, áp thấp, áp thấp nhiệt đới năm nay có vẻ hơi hơi kỳ lạ. Băng qua biển Đông, chúng lao nhanh về phía dải đất miền Trung cứ như muốn mau chóng ăn tươi nuốt sống các miền quê nghèo khó ở đó. Nhưng gần đến nơi, chúng bỗng lưỡng lự, có vẻ trước mắt chỉ còn lại khúc xương không đáng gặm. Không, đúng hơn là khúc gân, có thể là gân gà. Bỏ đi cũng dở, ăn thì không xong. Chúng quần tới, quần lui. Gây mưa xối xả. Gây gió vừa vừa.
Điểm may mắn là những cơn mưa ven biển gây ít tác hại hơn, so với việc chúng, dẫu có yếu hơn nhưng đi sâu vào miền thượng nguồn. Bớt lũ, bớt lụt.
Có liên quan không, với những chuyển động cũng ... ngược ngược, trên miền đất ấy?
Những đồng tiền khốn khó không được làm ra. Những đồng tiền rách nát được chi một cách khó khăn cho nhu cầu "thiết yếu". Thực sự thiết yếu, chỉ là rau và thịt.
Và, những dòng người tuyệt vọng chỉ mong được về nhà. Ngược về từ miền đất hứa.
Trạm lão, hồi còn hay đi nhậu, vẫn có câu chuyện làm mồi không bao giờ cạn, là ... cách đưa tiền lương cho vợ.
Tất nhiên cũng có bịa đặt, hài hước, nhưng thực sự dựa trên người thực việc thực. Vì trạm toàn đàn ông, hầu như có gia đình, và mỗi người đều có cách "nộp" tiền riêng, nghĩa là cách giữ lại "quỹ đen quỹ đỏ" khác nhau.
Song, yếu tố quyết định để có thể hình thành nên chuyện ấy, là cách tính lương của công ty lão. Cực kỳ phức tạp và dẫn đến không tháng nào giống tháng nào, không năm nào giống năm nào dù cùng một cơ chế tính lương. Chưa kể cơ chế ấy còn thay đổi xoành xoạch.
Nếu được hỏi, không ai có thể nói chính xác thu nhập của mình là bao nhiêu.
Vì thế, thật đáng ngạc nhiên, khi lần đầu tiên, sau hơn 27 năm đi làm, số tiền lão nhận được tháng này bằng y số tiền nhận được tháng trước. Chính xác đến từng đồng.
Lý do là tiền lương năng suất, tất cả các khoản phụ cấp (làm đêm, ăn ca, độc hại, ...), bù lương, thưởng, ... đều bằng 0. Chỉ còn duy nhất lương cơ bản, trừ đi các khoản bảo hiểm bắt buộc, lệ phí công đoàn và tạm ứng thuế TNCN.
VTV, không hiểu có thâm ý gì, nói về chủ đề xé rào.
Trong đó ca ngợi những người đã từng xé rào. Với những mỹ từ khá cao đẹp.
Trớ trêu là vẫn làm lơ số đông những kẻ dựng rào. Những kẻ, dĩ nhiên, vinh thân phì gia.
Và con cháu chúng, cho đến nay, vẫn tiếp tục dựng rào.
Đà nẵng mưa tầm tã.
Vũ vô kiềm toả năng lưu khách.
Không những lưu khách mà nhốt cả chủ luôn.
Chẳng khác bị ... cách ly.
Nhưng, vẫn có những người dân, nghèo, kiệt sức, kiệt lực, đói khát trên đường về quê. Họ đã bị nhốt qua những 15, 16, rồi +, ++, ... thì mưa này mưa nữa có sá chi.
Người xưa chẳng đã nói, hành chính hà khắc ác hơn hổ dữ đó sao?
Lại nói chuyện thế giặc Vy như nước vỡ bờ, triều đình lo sợ đóng cổng thành cố thủ, bỏ mặc các xứ tự lo lấy thân.
Thế cục nhanh chóng hình thành loạn 12 sứ quân. Xứ nào cũng học phép của triều đình, lập quan đắp ải, coi láng giềng như vương quốc thù địch.
Nay thế giặc tạm lui, không những dân chạy loạn muốn trở về nhà, mà triều đình cũng muốn thông thương, thì đồn ải khó qua.
Muốn biết loạn sứ quân sẽ bị dẹp thế nào, cuộc sống dân chúng sẽ ra sao, phải đợi hồi sau mới rõ.
Nhân đọc một bình luận cũ trên Lá cải, rằng thứ gì cũng của ... (của ai thì ai cũng biết rồi đấy), chỉ có tên nước là ... vn.
Mới nhớ lại chuyện ... sử, rằng thời ấy các lạc dân sống trong các lạc ấp, được cai quản bởi các lạc tướng, chỉ trên cùng không phải lạc vương mà (ngày nay) được gọi là ... Hùng vương.
Người ta cũng bàn về mặt ngôn ngữ, rằng dân v trồng lúa nước, âm cổ của chữ lúa là ló, tiếng Hán không phát âm được nên ghi thành chữ lạc. Có người cho rằng, chữ lạc không ... oai bằng chữ ... hùng.
Có phải vì lý do phát âm này không, mà có chữ đọc được viết được hẳn hoi, dân xứ lúa nước lại cứ viết và đọc là ... lạ?
Bữa trước nói, chính sách ngăn sông cấm chợ kéo nền kinh tế thụt lùi hơn 40 năm.
Nay, tư duy bế quan toả cảng đẩy xã hội lui chừng 2 thế kỷ.
Phải nói, chống dịch bằng trăm lần chống giặc, còn chưa ăn thua ...
Chính trị và doanh nghiệp. Tham nhũng và tham lam. Nền chính trị nào cũng tham nhũng. Doanh nghiệp nào cũng vì lợi nhuận.
Chính trị dựa vào doanh nghiệp (sân sau) để tham nhũng. Doanh nghiệp dựa vào chính trị (ô dù) để kiếm tiền.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là giá trị bất di bất dịch. Quyền lực của chính trị không bao giờ cố định. Nó phụ thuộc cách chính trị lừa mị người dân.
Nên, hình thức tham cũng tuỳ thế tuỳ thời ...
Nhớ ngày còn trẻ, lão đã từng muốn vứt bỏ tất cả những gì mình đang có để ... vào SG. Nhà cửa, và công việc khá tốt (thu nhập không đến nỗi nào).
Chỉ xác định một mong muốn, đến một môi trường năng động hơn, làm việc hứng thú hơn.
Những ý kiến phản đối, đương nhiên, là nói về (công việc) ổn định, gần nhà (chính xác là người thân).
Dần dần, cùng với tuổi tác, lão xác định sẽ không nam tiến nữa. Lý do rõ ràng, công việc không còn là tất cả.
Con người, dĩ nhiên, luôn cần chút bình yên, không xô bồ, không kẹt xe, ít ô nhiễm.
Về mặt này, xem ra lão không mấy khác người? Có lẽ dân ngoại tỉnh vào SG làm việc cũng nghĩ như vậy?
Nếu không chắc chắn về công việc, cái gì có thể níu kéo họ ở lại SG?
Trong trường hợp này, khác người là những người ở đâu đó trên cao? Hoặc, không phải là người ...
Thay đổi lớn nhất ở trạm là bên cạnh những gốc hoa già xuất hiện nhiều ngọn mùng tơi xanh non.
Kinh nghiệm đã được rút ra sau những đợt trực chốt lịch sử, cơm áo không đùa với khách thơ haha.
Giở lịch. Một lần mà những 3 tờ. Đang tháng 7, giở đến tháng 10.
Có cuộc đời nào đó bỗng nhiên bị "mất" 2 tháng không?
Đi khám sức khoẻ. Cùng một công ty, nhưng ai cũng khẩu trang kín mít. Vài người quen nhận ra nhau, song cũng chẳng nói chuyện gì nhiều hơn một câu chào. Bình thường mới?
Khai báo từ trước. QR code. Người duy nhất đứng ngoài đường để khai báo, sau đó chính là người ồn ào nhất. Một cách rất bình thường ... cũ.
Tự nhiên, nghĩ tới cảnh những đoàn người bất chấp gian khổ để về quê, khi nạn phong toả bắt đầu, và cả bây giờ, khi nạn phong toả đang lăm le kết thúc. Có bình thường không? Và mới?
Ngay từ đầu, đã thấy BlueZone bốc mùi thum thủm. Kiểu một doanh nghiệp sân sau núp bóng một cơ quan công quyền.
Đã thế lại còn là doanh nghiệp siêu "nổ" bkav mượn danh bộ y dốt nát.
Rồi thì việc đi lại bị gây khó khăn ở xứ thiên đường bắt buộc nhiều người phải cài "nó".
Nay nó tự động biến tướng (qua cơ chế update) thành PC-Covid. Nghe nói sẽ là "duy nhất" (đúng bản chất bkav made in nhà nước). Thật là "bạch cốt tinh" ba lần bị đánh không chết, bộ xương khô có tài biến hoá.
Chỉ mỗi việc đọc từ cơ sở dữ liệu ra để hiển thị còn không xong.
Màu mè một cái code có hình quốc huy chính giữa (gớm chết). Nhiều bạn trẻ vội vàng khoe lên mạng.
Đã bị "bóc phốt" là thông tin thậm chí còn không mã hoá. Lộ ngay số CMND, tên, ngày tháng năm sinh và số điện thoại.
Haizz.
Cuối cùng thì cũng về đến nhà. Sau đúng 75 ngày xa cách.
Nhà sạch sẽ. Không bốc mùi, không phủ bụi, không có kiến, không mất mạng, tv ... như chờ đợi. Thật thoải mái.
Qua chốt khá suôn sẻ, nhờ đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Không quá đông nhưng thành hơi hơi đông, vì mọi người đứng ... khai báo. Có người không có xét nghiệm âm tính. Xếp hàng một chút, đến được gần mới bảo bạn trẻ áo xanh tình nguyện, mọi người đang khai báo, có thể quét mã trước cho chú được không? Trong vòng 3 nốt nhạc, trình nốt giấy xét nghiệm, đóng "dấu heo" lên tay.
Đường phố ĐNẵng đã mang sắc thái bình thường. Tuy hầu hết các nhà mặt phố đều đóng cửa, nhưng việc không còn các rào chắn và dây giăng đã khiến mắt đỡ nhức tim đỡ đau hơn nhiều.
Chiều đi khám sức khoẻ. Mai lên ca sau đợt nghỉ 76 ngày "lịch sử".
Tự nhiên thấy hơi hơi buồn cười vì báo chí xứ hèn cũng đưa được tin tức về Đài loan mà không có kèm theo mở ngoặc đóng ngoặc Trung quốc.
Bởi nếu viết, Trung quốc đưa máy bay áp sát Đài loan (Trung quốc), thì thấy hơi ngu ngu.
Việc người ta, ở xa như SG, gần như ĐNẵng - QNam, đều đổ xô về quê ngay sau khi xả chốt, đang chứng tỏ một chân lý đơn giản, con người sống không chỉ ở cái ăn cái mặc.
Tiếc rằng những kẻ ngồi sa-lông ra chính sách không thiếu thốn như mọi người. Họ có quyền nên tự cho mình không phải cách ly. Hẳn rằng cũng tiêm vắc-xin trước hết thảy.
Như người ta nói rằng, xây dựng một xã hội bình đẳng, song có một số người bình đẳng hơn những người khác.
Hoặc, có một số không còn là người ...
Người ta nói về những bigtech cùng bigpharm. Những con quái vật hút máu con người.
Nghĩ, chuyện ở đâu đâu. Xứ người, những tỷ phú hàng đầu làm trong các ngành công nghệ. Xứ ta, toàn các nhà buôn đất, thứ tài sản còn không được gọi là tài sản!
Hoá ra, dẫu chỉ là những bigtech baby, thì, cũng đã hút máu phàm ăn không kém.
Apps quản lý covid-19 nở ra như bầy sâu. Có mỗi lượng dữ liệu chưa quá vài excel sheets mà lỗi lên lỗi xuống. Tại con nào cũng đòi làm sâu chúa.
Còn tống vào đầu bộ dục cái ý nghĩ ngu ngốc mọi thứ đều có thể online. Thế hệ trẻ lớn lên, nhìn đời qua cái khung hình còn bé hơn cửa sổ buồng giam chứ chưa được một phần của miệng giếng.
ĐNẵng quả nhiên không hổ danh ... được khen. Chuẩn bị đi khám sức khoẻ. Lại khai báo trước. Lại QR code.
Ông cha nói, không khảo mà xưng.
Các chiến sĩ cách mạng, thà chết không khai.
Nay, khai tuốt luốt rồi, phơi bày hết rồi, chẳng còn gì bí mật nữa. Vẫn tiếp tục bị tra tấn huhu.
Ngụ ngôn kể rằng, chó nhà rủ rê chó sói, về sống với người sẽ vô cùng sung sướng, được ăn no ngủ ấm. Chợt chó sói nhìn thấy vết chai nơi cổ chó nhà, bèn hỏi thì được biết đó là nơi đeo cái vòng xích cổ. Thế là sói tếch thẳng vào rừng, dù đói lạnh không ngoái đầu lại.
Thiên hạ, có những người thích nhân quyền phương Tây. Giữa đại dịch vẫn phản đối đeo khẩu trang, vẫn từ chối tiêm vắc-xin. Dù sống chết cận kề.
Nhân gian, lại có những kẻ ưa kiểm soát kiểu Tàu. Thán phục chỉ số đánh giá công dân, hâm mộ camera theo dõi. Xã hội như một cỗ máy.
Xứ kia, báo đăng, người đọc ngợi khen, rằng thì là nước Nẵng kiểm soát tốt. Nhưng ai đó thử làm người dân nước ấy, ngập trong những app cùng giấy phép, khai báo này nọ một ngày thử xem.
Nhẽ cùm bạch kim, gông bằng vàng, áo tù đính kim cương thì người đeo tự hào lắm ru?
Nhớ thời còn đi viết phần mềm dạo kiếm ăn, có nói với khách hàng rằng, nếu anh muốn có nhiều số liệu để phân tích thì việc nhập dữ liệu sẽ hơi vất vả. Ngược lại, để công việc đơn giản thì phải chấp nhận thiếu một số thứ. Việc lựa chọn cũng như người đi trên dây, lúc nghiêng bên này, lúc ngả bên nọ để giữ thăng bằng.
Nay người dân không phải đi trên dây nữa mà đi trên mép vực. Một bên hành chính chất cao như núi, bên kia vực thẳm tối tăm. Thôi cũng đành trèo, dẫu biết lên trời là khó ...