Hôm trước đọc blog bác Thịnh. Thấy bác kể chuyện thế này. Gặp bạn cũ mà không nhớ ra ai. Mới hỏi chở ai đấy. Trả lời: vợ sắp cũ. Hóa ra vợ chồng nhà kia đang chở nhau đến tòa làm thủ tục ly hôn.
Chiều nay đi trực rồi. Bây giờ tranh thủ gõ vài dòng cho năm sắp cũ.
Hôm qua đi Khâm đức. Nhớ ra lần trước mình lên đó là ngày 12 Tết Mậu Tý. Thật là thoi đưa.
Con đường 14 loằng ngoằng như loằng ngoằng hơn. Bởi mặt đường thêm nhiều loang lổ. Bởi xe mới chạy nhanh hơn.
Ghi lại vài tọa độ trên GPS. Tối lục xem trên Google Earth. Định hướng rõ ràng hơn con đường mình đã đi qua.
Ảnh vệ tinh rõ hơn và mới hơn nhiều so với ký ức của mình.
Vậy là ngày cuối cùng, của tháng cuối cùng, của năm nay. Năm cuối cùng của thập kỷ đầu tiên, thế kỷ 21.
Tổng kết. Gọn một chữ: chán.
Chán không chỉ đơn giản ở chỗ công việc đáng chán. Cuộc sống cũng chán. Chán toàn diện trên mọi lĩnh vực. Kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường, tất tần tật.
Tệ hại hơn còn là: hôm nay chán hơn hôm qua. Nghĩa là ngày mai: không dám nghĩ đến.
Chưa hết. Tốc độ tệ hại đi cũng ngày một hơn trước.
Túm lại là thế này. Không những tọa độ âm, sâu dưới không; mà đồ thị theo trục thời gian cũng có hệ số âm, còn chúi xuống nữa; không phải chúi xuống tuyến tính, mà thực sự là một parabol úp xuống. Khi mà chúng ta đi qua đỉnh parabol đã khá lâu ...
Nói cách khác. Chúng ta ngồi trên một con thuyền nan. Thấy nước (thế giới) lên, cứ tưởng bèo nổi mãi. Đáy thuyền là một lỗ thủng lớn, nước tràn vào xé mỗi lúc mỗi to ...
Chỉ một hy vọng mong manh. Cùng tất biến.
Thôi kệ con mịa nó. Tối ngắm trăng xanh đã.
Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009
Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009
Avatar
Mình viết blog đã lâu. Cũng có chút thâm niên chat chít.
Vậy mà nhiều lúc tưng tửng, nghĩ, chữ đó là avatar hay atavar nhỉ? :D
Nhưng hôm nay là nói về phim mới xem hôm qua, Avatar.
Tất nhiên là bản 2D thôi. Còn bản 3D thì ... chưa biết bao giờ mới đến tháng mười.
Nên chưa thể nói gì nhiều về hình ảnh với lại công nghệ. Nhưng có thể nói, lại một siêu phẩm mãn nhãn. Đúng như chiều hướng phim ảnh năm nay vậy.
Thoát khỏi căn cứ trên hành tinh Pandora, nơi đạo diễn Cameron triển lãm kính thưa các loại máy bay máy bò, xe nâng, robot, ... , mình nhìn thấy rừng rậm Amazon lẫn trong vịnh Hạ long. Tất nhiên tê giác khác tê giác, báo khác báo, sói khác sói, mà khủng long bay cũng khác khủng long ...
Rồi mình nhìn thấy bộ lạc người da đỏ, cưỡi (những con không phải) ngựa. Nhớ ngay đến Karl May với tộc Apaches của Winnetou! Và không thể thiếu đồng chí Old Shatterhand, dĩ nhiên.
Người ta nói rằng Karl May viết "Spaghetti Western" khi mà ông không hề rời khỏi nước Đức. Đúng ra thì ông có tới tân lục địa, nhưng sau khi viết các chuyện nổi tiếng trên, và cũng không đi về phía tây xa hơn Buffalo, New York!
Cameron rõ ràng cũng chưa lên Pandora (trời biết hành tinh này ở đâu!?). Nhân vật của ông cứ như Quách Tĩnh với Hoàng Dung. Mang đầy đủ triết lý của Kim Dung tiên sinh. Rằng người ta chỉ có thể đổ (nước - võ công - kiến thức) vào một cái chén rỗng chứ không phải một cái chén đã đầy.
Ta thấy thấp thoáng bóng Lão Đam.
Có vẻ như phim "bom tấn" này không phải dành cho mùa giáng sinh, mà là dành cho hội nghị Copenhagen đang diễn ra những ngày này? Chung sống hài hòa cùng thiên nhiên, chứ không phải thống trị!
Như một lần nữa ta lạc về thế giới Narnia. Nơi chúa sơn lâm Aslan nghe lời kêu gọi của các vị Kings và Queens, đã đem sức mạnh của rừng cây, sông nước quật ngã và nhấn chìm kẻ thù.
Ở Pandora, cuộc sống cũng vô cùng ưu việt. Trên tất cả là connection - kết nối. Xa lộ thông tin đáng để Internet gọi bằng cụ. Kết nối không chỉ người với người mà với cả thiên nhiên, với vạn vật, với tâm linh, với quá khứ. Thế giới ấy hẳn nhiều chiều hơn nhiều, so với một bộ phim 2D hay 3D.
Phan Xi Nê giải thích rất đơn giản bằng cách so sánh với một phim kỹ xảo hoành tráng khác, cũng trong năm nay, 2009, Surrogates. Nhưng trong khi người ta chỉ sử dụng surrogate để tránh nguy hiểm trực tiếp, thì avatar thực sự đồng bộ với con người thật.
Nhân vật chính có lúc như Trang tử với giấc mơ hóa bướm. Tỉnh dậy không biết mình là Trang Chu mơ hóa thành bướm hay thực sự mình là bướm mơ hóa thành Trang?! Không biết đâu là mơ đâu là thực.
Nên kết phim là thực-mơ mơ-thực thành một vậy.
P/S: Viết xong cảm nghĩ của mình, thấy như vừa nấu xong một nồi cháo hổ lốn vậy. Hehe.
Vậy mà nhiều lúc tưng tửng, nghĩ, chữ đó là avatar hay atavar nhỉ? :D
Nhưng hôm nay là nói về phim mới xem hôm qua, Avatar.
Tất nhiên là bản 2D thôi. Còn bản 3D thì ... chưa biết bao giờ mới đến tháng mười.
Nên chưa thể nói gì nhiều về hình ảnh với lại công nghệ. Nhưng có thể nói, lại một siêu phẩm mãn nhãn. Đúng như chiều hướng phim ảnh năm nay vậy.
Thoát khỏi căn cứ trên hành tinh Pandora, nơi đạo diễn Cameron triển lãm kính thưa các loại máy bay máy bò, xe nâng, robot, ... , mình nhìn thấy rừng rậm Amazon lẫn trong vịnh Hạ long. Tất nhiên tê giác khác tê giác, báo khác báo, sói khác sói, mà khủng long bay cũng khác khủng long ...
Rồi mình nhìn thấy bộ lạc người da đỏ, cưỡi (những con không phải) ngựa. Nhớ ngay đến Karl May với tộc Apaches của Winnetou! Và không thể thiếu đồng chí Old Shatterhand, dĩ nhiên.
Người ta nói rằng Karl May viết "Spaghetti Western" khi mà ông không hề rời khỏi nước Đức. Đúng ra thì ông có tới tân lục địa, nhưng sau khi viết các chuyện nổi tiếng trên, và cũng không đi về phía tây xa hơn Buffalo, New York!
Cameron rõ ràng cũng chưa lên Pandora (trời biết hành tinh này ở đâu!?). Nhân vật của ông cứ như Quách Tĩnh với Hoàng Dung. Mang đầy đủ triết lý của Kim Dung tiên sinh. Rằng người ta chỉ có thể đổ (nước - võ công - kiến thức) vào một cái chén rỗng chứ không phải một cái chén đã đầy.
Ta thấy thấp thoáng bóng Lão Đam.
Có vẻ như phim "bom tấn" này không phải dành cho mùa giáng sinh, mà là dành cho hội nghị Copenhagen đang diễn ra những ngày này? Chung sống hài hòa cùng thiên nhiên, chứ không phải thống trị!
Như một lần nữa ta lạc về thế giới Narnia. Nơi chúa sơn lâm Aslan nghe lời kêu gọi của các vị Kings và Queens, đã đem sức mạnh của rừng cây, sông nước quật ngã và nhấn chìm kẻ thù.
Ở Pandora, cuộc sống cũng vô cùng ưu việt. Trên tất cả là connection - kết nối. Xa lộ thông tin đáng để Internet gọi bằng cụ. Kết nối không chỉ người với người mà với cả thiên nhiên, với vạn vật, với tâm linh, với quá khứ. Thế giới ấy hẳn nhiều chiều hơn nhiều, so với một bộ phim 2D hay 3D.
Phan Xi Nê giải thích rất đơn giản bằng cách so sánh với một phim kỹ xảo hoành tráng khác, cũng trong năm nay, 2009, Surrogates. Nhưng trong khi người ta chỉ sử dụng surrogate để tránh nguy hiểm trực tiếp, thì avatar thực sự đồng bộ với con người thật.
Nhân vật chính có lúc như Trang tử với giấc mơ hóa bướm. Tỉnh dậy không biết mình là Trang Chu mơ hóa thành bướm hay thực sự mình là bướm mơ hóa thành Trang?! Không biết đâu là mơ đâu là thực.
Nên kết phim là thực-mơ mơ-thực thành một vậy.
P/S: Viết xong cảm nghĩ của mình, thấy như vừa nấu xong một nồi cháo hổ lốn vậy. Hehe.
Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009
Ngày hôm qua ...
Có vẻ như không mấy người để ý đến tin về cái chết của một cựu thủ tướng Nga.
Cũng phải thôi. Yegor Gaidar chỉ làm thủ tướng trong một thời gian ngắn.
Nhưng cái chết của một chính khách, đột ngột ở tuổi 53, không hẳn đã bình thường.
Chưa kể một thời gian trước đây, ông từng phải nhập viện ở nước ngoài với nghi vấn bị đầu độc. Cùng thời gian cựu điệp viên KGB Litvinenko chết do bị ám sát bằng chất phóng xạ.
Gaidar không được yêu thích. BBC viết về ông như sau:
Giọng nhỏ nhẹ, rộng lượng và luôn tôn trọng người khác, Yegor Gaidar lại là một trong những chính khách bị ghét bỏ nhất thế giới.
Ông được xem là kiến trúc sư của nền kinh tế Nga dưới thời Yeltsin. Hẳn thời gian và các nhà kinh tế sẽ đánh giá công lao của ông.
Dường như liều thuốc của ông quá đắng với con bệnh Nga.
Người ta nói ông đã vực nó qua cơn thập tử nhất sinh, nhưng nó không đủ can đảm để trở thành cường tráng, mà tiếp tục èo uột như hôm nay.
***
Thực ra cá nhân mình để ý đến vị cựu thủ tướng này chỉ ở cái tên.
Tuổi thơ mình từng say sưa với cuốn sách Timua và đồng đội. Của nhà văn Nga Arkady Gaidar, một cựu chỉ huy hồng quân. Nhà văn này khá nổi tiếng, ít ra là ở VN thời mình đi học. Không chỉ trong văn học, mà còn trong nhiều câu chuyện kể.
Nghĩ bụng, chỉ là trùng hợp, một cái tên, Gaidar.
Hóa ra vị cựu thủ tướng lại chính là cháu nội của nhà văn.
Viên chỉ huy hồng quân thời nội chiến sau cách mạng tháng Mười, trở thành nhà văn, rồi hy sinh trong chiến tranh thế giới thứ hai. Tác phẩm nói trên được cho là dựa trên nguyên mẫu con trai nhà văn, Timur Gaidar, sau này là đô đốc hải quân Liên xô, mất năm 1999.
Cựu thủ tướng Nga là con vị đô đốc này. Đô đốc Gaidar từng tham gia chiến đấu ở Cuba, chống lực lượng đổ bộ từ Mỹ lên vịnh Con lợn. Được cho là bạn của Raul Castro.
Một gia đình có truyền thống.
BBC viết về nhà văn Gaidar:
là một chỉ huy Hồng quân nổi danh vì sự dũng cảm và tàn nhẫn, và trong những năm sau này, lại là một nhà văn danh giá.
Bỗng nhiên nghĩ về một cái nhìn phản biện.
Ở xứ mà mọi người quen cắm cúi đi chỉ về một phía, trên chỉ một lề đường. Thường khi liêu xiêu bởi gió bão.
Những bước nhảy, xoay tròn duyên dáng trên phố, đều bị cho là hâm cả ...
Cũng phải thôi. Yegor Gaidar chỉ làm thủ tướng trong một thời gian ngắn.
Nhưng cái chết của một chính khách, đột ngột ở tuổi 53, không hẳn đã bình thường.
Chưa kể một thời gian trước đây, ông từng phải nhập viện ở nước ngoài với nghi vấn bị đầu độc. Cùng thời gian cựu điệp viên KGB Litvinenko chết do bị ám sát bằng chất phóng xạ.
Gaidar không được yêu thích. BBC viết về ông như sau:
Giọng nhỏ nhẹ, rộng lượng và luôn tôn trọng người khác, Yegor Gaidar lại là một trong những chính khách bị ghét bỏ nhất thế giới.
Ông được xem là kiến trúc sư của nền kinh tế Nga dưới thời Yeltsin. Hẳn thời gian và các nhà kinh tế sẽ đánh giá công lao của ông.
Dường như liều thuốc của ông quá đắng với con bệnh Nga.
Người ta nói ông đã vực nó qua cơn thập tử nhất sinh, nhưng nó không đủ can đảm để trở thành cường tráng, mà tiếp tục èo uột như hôm nay.
***
Thực ra cá nhân mình để ý đến vị cựu thủ tướng này chỉ ở cái tên.
Tuổi thơ mình từng say sưa với cuốn sách Timua và đồng đội. Của nhà văn Nga Arkady Gaidar, một cựu chỉ huy hồng quân. Nhà văn này khá nổi tiếng, ít ra là ở VN thời mình đi học. Không chỉ trong văn học, mà còn trong nhiều câu chuyện kể.
Nghĩ bụng, chỉ là trùng hợp, một cái tên, Gaidar.
Hóa ra vị cựu thủ tướng lại chính là cháu nội của nhà văn.
Viên chỉ huy hồng quân thời nội chiến sau cách mạng tháng Mười, trở thành nhà văn, rồi hy sinh trong chiến tranh thế giới thứ hai. Tác phẩm nói trên được cho là dựa trên nguyên mẫu con trai nhà văn, Timur Gaidar, sau này là đô đốc hải quân Liên xô, mất năm 1999.
Cựu thủ tướng Nga là con vị đô đốc này. Đô đốc Gaidar từng tham gia chiến đấu ở Cuba, chống lực lượng đổ bộ từ Mỹ lên vịnh Con lợn. Được cho là bạn của Raul Castro.
Một gia đình có truyền thống.
BBC viết về nhà văn Gaidar:
là một chỉ huy Hồng quân nổi danh vì sự dũng cảm và tàn nhẫn, và trong những năm sau này, lại là một nhà văn danh giá.
Bỗng nhiên nghĩ về một cái nhìn phản biện.
Ở xứ mà mọi người quen cắm cúi đi chỉ về một phía, trên chỉ một lề đường. Thường khi liêu xiêu bởi gió bão.
Những bước nhảy, xoay tròn duyên dáng trên phố, đều bị cho là hâm cả ...
Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009
Bóng đá ... làng
Bóng đá ở đây chính là ... bóng đá, như luôn luôn vẫn vậy.
Còn làng, ở đây là vùng trũng Đông Nam Á. Làng có hội thi thể thao làng, gọi là Seagames. Cái sự ví von này không phải do mình nghĩ ra. Nhưng xét thấy ... xác đáng. Với tất cả tinh thần tôn trọng, không có ý xúc phạm các làng quê ...
1. Trước hết hãy nói về bóng đá.
Chung kết bóng đá nam, Seagames 2009, tại Lào, hôm nay, Việt nam thua Malaysia 0-1. Từ bây giờ và chắc trong cả tháng tới, các bình luận viên tài giỏi xứ ta sẽ tốn không biết bao nhiêu giấy mực cùng nước bọt để nói về thất bại ngày hôm nay. Nhưng thôi, đó là nghề kiếm cơm của họ ...
Xui xẻo một cách tình cờ, trận này mình có xem truyền hình trực tiếp. Theo mình tự đếm thì cả trận đội VN có 02 cơ hội gọi là đáng kể. Tiếc nhất là ở cuối trận, Mai Tiến Thành đệm bóng vọt xà ngang ngay trước cầu môn đội bạn. Tình huống này sẽ tiêu tốn bình luận đây. Người ta sẽ nói về cảm giác bóng, về sức rướn, về kỹ thuật, về vân vân ...
Một tình huống khác cũng là một quả căng ngang từ cánh trái ...
Còn lại thì đội áo trắng (VN) hầu như không vào được vòng cấm địa đối phương. Nên đành sút từ xa. Mà độ chính xác thì ... không buồn nhắc.
Trong khi đó, đối thủ Malaysia, sau hiệp 1 khá thận trọng, đã gây không ít sóng gió ở hiệp 2. Bàn thắng duy nhất của trận đấu không quá bất ngờ.
Thực ra chỉ cần nhìn vào thủ môn hai đội là thấy rõ. Thủ môn đội Malaysia khá nhàn nhã trong khi phía đối diện Tấn Trường chịu bao đau đớn suýt phải thay ra sân.
Quả bóng đá vẫn thế. Tròn.
2. Làng.
Nhiều người đã ngỡ quả bóng ... vuông.
Trước giải họ say sưa nói chỉ có Thái lan và VN là hai đội mạnh. Cơ hội vô địch đã rõ khi đối thủ chính Thái lan không qua nổi vòng bảng. Công bằng mà nói, dù chỉ xem qua Malaysia đá với Thái lan, mình thấy có nhiều đường nét hơn VN. VN hòa Thái lan trong thế hầu như cả trận không lên được bóng.
Tưởng cũng nên nói đôi lời về đội Thái. Hòa VN, thua Malaysia, nhưng đẳng cấp của họ vẫn được thể hiện trên một bậc. Cái thua của họ lần này là sự ... quá tính toán.
Than ôi, đội bóng mạnh nhất làng, ra ao châu lục đã chìm mất hút. Mà châu Á thì chưa là gì so với các lục địa kia. Thảm thương thay xứ ta vẫn loay hoay tìm điểm rơi phong độ. Bao giờ mới dám nói đến hai chữ đẳng cấp?
Tối nay bao người ế. Ế cờ. Ế băng bịt đầu. Ế tem dán mặt. Một cửa hàng xe máy căng băng rôn "Chúc mừng VN vô địch", không biết có ế xe. Cảnh sát giao thông thì ế. Không đủ "phê" để đua xe vậy.
Vô địch tưởng đã chắc sau bao năm mong đợi mỏi mòn.
Mà cái hội thi thể thao làng này, tiêu chí đến buồn cười. Thi ở sân nhà ai thì người đó chọn môn thi. Chẳng hiểu tinh thần thể thao ở đâu? ...
Còn làng, ở đây là vùng trũng Đông Nam Á. Làng có hội thi thể thao làng, gọi là Seagames. Cái sự ví von này không phải do mình nghĩ ra. Nhưng xét thấy ... xác đáng. Với tất cả tinh thần tôn trọng, không có ý xúc phạm các làng quê ...
1. Trước hết hãy nói về bóng đá.
Chung kết bóng đá nam, Seagames 2009, tại Lào, hôm nay, Việt nam thua Malaysia 0-1. Từ bây giờ và chắc trong cả tháng tới, các bình luận viên tài giỏi xứ ta sẽ tốn không biết bao nhiêu giấy mực cùng nước bọt để nói về thất bại ngày hôm nay. Nhưng thôi, đó là nghề kiếm cơm của họ ...
Xui xẻo một cách tình cờ, trận này mình có xem truyền hình trực tiếp. Theo mình tự đếm thì cả trận đội VN có 02 cơ hội gọi là đáng kể. Tiếc nhất là ở cuối trận, Mai Tiến Thành đệm bóng vọt xà ngang ngay trước cầu môn đội bạn. Tình huống này sẽ tiêu tốn bình luận đây. Người ta sẽ nói về cảm giác bóng, về sức rướn, về kỹ thuật, về vân vân ...
Một tình huống khác cũng là một quả căng ngang từ cánh trái ...
Còn lại thì đội áo trắng (VN) hầu như không vào được vòng cấm địa đối phương. Nên đành sút từ xa. Mà độ chính xác thì ... không buồn nhắc.
Trong khi đó, đối thủ Malaysia, sau hiệp 1 khá thận trọng, đã gây không ít sóng gió ở hiệp 2. Bàn thắng duy nhất của trận đấu không quá bất ngờ.
Thực ra chỉ cần nhìn vào thủ môn hai đội là thấy rõ. Thủ môn đội Malaysia khá nhàn nhã trong khi phía đối diện Tấn Trường chịu bao đau đớn suýt phải thay ra sân.
Quả bóng đá vẫn thế. Tròn.
2. Làng.
Nhiều người đã ngỡ quả bóng ... vuông.
Trước giải họ say sưa nói chỉ có Thái lan và VN là hai đội mạnh. Cơ hội vô địch đã rõ khi đối thủ chính Thái lan không qua nổi vòng bảng. Công bằng mà nói, dù chỉ xem qua Malaysia đá với Thái lan, mình thấy có nhiều đường nét hơn VN. VN hòa Thái lan trong thế hầu như cả trận không lên được bóng.
Tưởng cũng nên nói đôi lời về đội Thái. Hòa VN, thua Malaysia, nhưng đẳng cấp của họ vẫn được thể hiện trên một bậc. Cái thua của họ lần này là sự ... quá tính toán.
Than ôi, đội bóng mạnh nhất làng, ra ao châu lục đã chìm mất hút. Mà châu Á thì chưa là gì so với các lục địa kia. Thảm thương thay xứ ta vẫn loay hoay tìm điểm rơi phong độ. Bao giờ mới dám nói đến hai chữ đẳng cấp?
Tối nay bao người ế. Ế cờ. Ế băng bịt đầu. Ế tem dán mặt. Một cửa hàng xe máy căng băng rôn "Chúc mừng VN vô địch", không biết có ế xe. Cảnh sát giao thông thì ế. Không đủ "phê" để đua xe vậy.
Vô địch tưởng đã chắc sau bao năm mong đợi mỏi mòn.
Mà cái hội thi thể thao làng này, tiêu chí đến buồn cười. Thi ở sân nhà ai thì người đó chọn môn thi. Chẳng hiểu tinh thần thể thao ở đâu? ...
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009
Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009
Sỉ
Sáng nay, trên đường đến trường, hơi ngạc nhiên chút vì thấy nhiều công an thế. Qua một chỗ trên đường BĐ, thấy đông hẳn mà ai cũng nhìn vào. Vốn sợ đám đông nên mình tếch thẳng, chẳng buồn nhìn. Cũng không bận tâm lắm. Ôi dào, dân ta vẫn thế. Bình thường như họ đang đào đường ấy mà.
Chiều về lại phần nào cảnh cũ. Đặc biệt đông một đoạn trên đường TP. Thoạt đầu nghĩ, chắc có quan to nào đó thăm thú. Cố thoát đám đông cho chóng.
Đi được một đoạn, chợt nhớ, hình như đó là tòa án. Rồi trí nhớ già nua dần khôi phục, hôm nay xử tướng TVT thì phải. Dù sao chẳng phải chuyện đáng quan tâm.
Bỗng lởn vởn một ý nghĩ: không biết các chiến sĩ kia có cảm xúc gì về giám đốc cũ của họ không nhỉ?
Tự hỏi mình thì sao? Chẳng ấn tượng gì về các giám đốc lẫn tổng giám đốc cũ cũng như mới gì cả! Cũng chỉ chăm chắm danh lợi về mình cả mà thôi.
Nhớ lúc nhỏ chơi cờ tướng, thường cãi nhau: có cho chiếu hậu hay không? Sau lớn lên dần hiểu. Luật có thể không cấm, nhưng người ta không làm vậy.
Ngày nay hai chữ cao thượng biết mất khỏi từ điển rồi ...
Cũng báo lề phải, đưa tin: dân Hà nội đưa chân vào bánh xe để ăn vạ; rồi con nít Huế xin đểu các nữ sinh viên; ...
Chẳng phải kiếm ăn chỉ là để sống cho ra hồn người sao?
Mới biết cụ Nam Cao tài thật. Xây dựng được nhân vật hồn vía Việt đến thế ...
Chiều về lại phần nào cảnh cũ. Đặc biệt đông một đoạn trên đường TP. Thoạt đầu nghĩ, chắc có quan to nào đó thăm thú. Cố thoát đám đông cho chóng.
Đi được một đoạn, chợt nhớ, hình như đó là tòa án. Rồi trí nhớ già nua dần khôi phục, hôm nay xử tướng TVT thì phải. Dù sao chẳng phải chuyện đáng quan tâm.
Bỗng lởn vởn một ý nghĩ: không biết các chiến sĩ kia có cảm xúc gì về giám đốc cũ của họ không nhỉ?
Tự hỏi mình thì sao? Chẳng ấn tượng gì về các giám đốc lẫn tổng giám đốc cũ cũng như mới gì cả! Cũng chỉ chăm chắm danh lợi về mình cả mà thôi.
Nhớ lúc nhỏ chơi cờ tướng, thường cãi nhau: có cho chiếu hậu hay không? Sau lớn lên dần hiểu. Luật có thể không cấm, nhưng người ta không làm vậy.
Ngày nay hai chữ cao thượng biết mất khỏi từ điển rồi ...
Cũng báo lề phải, đưa tin: dân Hà nội đưa chân vào bánh xe để ăn vạ; rồi con nít Huế xin đểu các nữ sinh viên; ...
Chẳng phải kiếm ăn chỉ là để sống cho ra hồn người sao?
Mới biết cụ Nam Cao tài thật. Xây dựng được nhân vật hồn vía Việt đến thế ...
Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009
Lan man ... kẹo kéo
Tình cờ thấy bác THD dẫn link đến bài này: Nỗi niềm ca sĩ kẹo kéo. Không bình luận.
Mình đọc bài và thấy không có gì nổi bật. Có lẽ tại mình quen thuộc với chuyện đó quá chăng?
Hầu hết những lần kéo ghế lai rai với bạn hữu nơi những quán nhậu bình dân, mình đều hân hạnh được nghe sự trình diễn, hay như thường nói, bị tra tấn, bởi những "ca sĩ" kiểu ấy.
Điều đáng nói là nhiều lần cũng gây cho mình không ít thắc mắc (?!).
Nơi quán xá nhậu nhẹt ồn ào, liệu có ai nghe (chứ chưa nói đến thưởng thức)? Mình thì khi bốc lên cũng như lúc còn tỉnh táo, đều không để ý họ hát thế nào. Có chăng là sự bực mình. Bực mình vì âm thanh chọc vào tai. Vì sự quấy rầy chọc vào mắt, đập vào vai.
Mà xưa nay người uống bia rượu có bao giờ hảo đồ ngọt (?). Vậy thì bán được bao nhiêu nơi chốn ấy?
Rồi nghĩ lời lãi bao nhiêu cho bõ công (?). Nào xe máy, nào giàn âm thanh to tổ bố. Chưa kể ắc qui cùng nạp với sạc.
Thế mà nhiều người nói "ca sĩ" cũng phải tập luyện, kể cả luyện "hát nhép" (!?).
Có người nói chủ yếu các ông mua để "hối lộ" con khi về nhà sặc mùi bia rượu (?).
Theo phóng viên thì có vẻ cũng ra tiền (?). Mà chắc phải ra tiền người ta mới hành nghề chứ? Mình thì hoàn toàn thờ ơ với mấy thanh kẹo như những chiếc đũa trắng được bọc trong lớp nilon trong suốt rất cẩn thận.
Nhớ hồi học lớp 5, lớp 6. Cứ đến giờ ra chơi cả lũ lại chạy ra cổng. Ở đó lác đác những người bán hàng rong. Và có một chú bán kẹo kéo. Chú đi xe đạp, phía sau đèo một cục kẹo to. Chú dùng một cái khăn (ngày ấy ít ai để ý chuyện vệ sinh!) vuốt vuốt, kéo kéo, có vẻ khá nặng nhọc, ra một cái vòi kẹo. Bằng một động tác mà lúc đó mình rất thán phục, chú bẻ gãy cái vòi kẹo rất dứt khoát. Thế là có một cái kẹo kéo. Không ai thắc mắc về tên gọi loại kẹo này cả.
Bọc một mẩu giấy bé tí để cầm cho khỏi dính tay, tụi mình nhấm nháp từng mẩu đường, thỉnh thoảng lẫn vài nửa hạt lạc (đậu phụng).
Có lẽ ấn tượng không phải ở ăn kẹo, mà là ở cách bán kẹo (!?).
Ngày nay bản chất nói trên vẫn không đổi (?!?). Nhưng "công nghệ" thì thay đổi nhiều ...
Mình đọc bài và thấy không có gì nổi bật. Có lẽ tại mình quen thuộc với chuyện đó quá chăng?
Hầu hết những lần kéo ghế lai rai với bạn hữu nơi những quán nhậu bình dân, mình đều hân hạnh được nghe sự trình diễn, hay như thường nói, bị tra tấn, bởi những "ca sĩ" kiểu ấy.
Điều đáng nói là nhiều lần cũng gây cho mình không ít thắc mắc (?!).
Nơi quán xá nhậu nhẹt ồn ào, liệu có ai nghe (chứ chưa nói đến thưởng thức)? Mình thì khi bốc lên cũng như lúc còn tỉnh táo, đều không để ý họ hát thế nào. Có chăng là sự bực mình. Bực mình vì âm thanh chọc vào tai. Vì sự quấy rầy chọc vào mắt, đập vào vai.
Mà xưa nay người uống bia rượu có bao giờ hảo đồ ngọt (?). Vậy thì bán được bao nhiêu nơi chốn ấy?
Rồi nghĩ lời lãi bao nhiêu cho bõ công (?). Nào xe máy, nào giàn âm thanh to tổ bố. Chưa kể ắc qui cùng nạp với sạc.
Thế mà nhiều người nói "ca sĩ" cũng phải tập luyện, kể cả luyện "hát nhép" (!?).
Có người nói chủ yếu các ông mua để "hối lộ" con khi về nhà sặc mùi bia rượu (?).
Theo phóng viên thì có vẻ cũng ra tiền (?). Mà chắc phải ra tiền người ta mới hành nghề chứ? Mình thì hoàn toàn thờ ơ với mấy thanh kẹo như những chiếc đũa trắng được bọc trong lớp nilon trong suốt rất cẩn thận.
Nhớ hồi học lớp 5, lớp 6. Cứ đến giờ ra chơi cả lũ lại chạy ra cổng. Ở đó lác đác những người bán hàng rong. Và có một chú bán kẹo kéo. Chú đi xe đạp, phía sau đèo một cục kẹo to. Chú dùng một cái khăn (ngày ấy ít ai để ý chuyện vệ sinh!) vuốt vuốt, kéo kéo, có vẻ khá nặng nhọc, ra một cái vòi kẹo. Bằng một động tác mà lúc đó mình rất thán phục, chú bẻ gãy cái vòi kẹo rất dứt khoát. Thế là có một cái kẹo kéo. Không ai thắc mắc về tên gọi loại kẹo này cả.
Bọc một mẩu giấy bé tí để cầm cho khỏi dính tay, tụi mình nhấm nháp từng mẩu đường, thỉnh thoảng lẫn vài nửa hạt lạc (đậu phụng).
Có lẽ ấn tượng không phải ở ăn kẹo, mà là ở cách bán kẹo (!?).
Quan trọng là kéo chứ không phải kẹo.
Ngày nay bản chất nói trên vẫn không đổi (?!?). Nhưng "công nghệ" thì thay đổi nhiều ...
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009
Đúng - Sai
Phật dạy: Hư Vô.
Ấy là Phật. Chớ người ... khó lắm. Thấy cứ bảo là Không. Không thấy lại cả quyết, rằng Có.
Người khá, như Lão. Nói: Đạo.
Người đời nghe Khổng. Luận Đúng, thuyết Sai.
0 không biết. 1 không biết. Bảo biết 2. Có gọi là Biết?
***
Nay nói: Ba Sương sai rồi. Theo một điều luật nào đó, dĩ nhiên.
Không có nghĩa là những kẻ kia đúng.
Sai mà thuận lòng người. Vậy điều luật kia có đúng?
Lợi dụng luật này để đánh người, những kẻ kia chẳng hóa thậm sai?
Luật để chúng lợi dụng, đúng nữa chăng?
Thường đi đến đâu? Lấy sai trong sai để mong thành đúng?
Người đời bị cuốn vào cách đối xử với một anh hùng. Tù hay không tù.
Người đời quên mất cách đối xử với những người dân bình thường. Mất đất.
Người đời không biết cách đối xử với những kẻ khốn nạn. Vẫn đắc lợi.
Ấy là Phật. Chớ người ... khó lắm. Thấy cứ bảo là Không. Không thấy lại cả quyết, rằng Có.
Người khá, như Lão. Nói: Đạo.
Dân chi khinh tử, dĩ kỳ cầu sinh chi hậu, thị dĩ khinh tử.
Mấy người hiểu.Người đời nghe Khổng. Luận Đúng, thuyết Sai.
0 không biết. 1 không biết. Bảo biết 2. Có gọi là Biết?
***
Nay nói: Ba Sương sai rồi. Theo một điều luật nào đó, dĩ nhiên.
Không có nghĩa là những kẻ kia đúng.
Sai mà thuận lòng người. Vậy điều luật kia có đúng?
Lợi dụng luật này để đánh người, những kẻ kia chẳng hóa thậm sai?
Luật để chúng lợi dụng, đúng nữa chăng?
Thường đi đến đâu? Lấy sai trong sai để mong thành đúng?
Người đời bị cuốn vào cách đối xử với một anh hùng. Tù hay không tù.
Người đời quên mất cách đối xử với những người dân bình thường. Mất đất.
Người đời không biết cách đối xử với những kẻ khốn nạn. Vẫn đắc lợi.
Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009
Cloud computing
Hôm nay cuối tuần. Đi nghe chuyên gia IBM trình bày về điện toán đám mây.
Cũng không có gì quá mới. Chơi chữ đùa rằng: việc của những kẻ ngồi trên mây ...
Tự nghĩ: buồn. Trên mây không phải vì hoang tưởng. Trên mây không phải vì mơ mộng. Trên mây không phải vì sáng tạo vượt thời gian.
Chỉ là khó khả thi ở một xã hội đầy rẫy vô sỉ và tham lam.
Kết một tuần buồn. Buồn cho những con người không còn là người ...
Tự thưởng cho mình một cốc trà và một củ khoai nướng.
Facebook vẫn không vào được. Ngồi gõ những dòng này, bỗng nghĩ đến The world is flat của Thomas Friedman.
Cũng không có gì quá mới. Chơi chữ đùa rằng: việc của những kẻ ngồi trên mây ...
Tự nghĩ: buồn. Trên mây không phải vì hoang tưởng. Trên mây không phải vì mơ mộng. Trên mây không phải vì sáng tạo vượt thời gian.
Chỉ là khó khả thi ở một xã hội đầy rẫy vô sỉ và tham lam.
Kết một tuần buồn. Buồn cho những con người không còn là người ...
Tự thưởng cho mình một cốc trà và một củ khoai nướng.
Facebook vẫn không vào được. Ngồi gõ những dòng này, bỗng nghĩ đến The world is flat của Thomas Friedman.
Thế giới vẫn lắm gập ghềnh, Tom!
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009
Chợ.
Đây là cái gì và dùng để làm gì thì mình không dám múa bàn phím qua mắt các học giả.
Thảng hoặc có vị hét lên, rằng khó hình dung ra dân ta sống thiếu cái chợ.
Ấy là các vị ngoa ngôn thế. Chứ hình dung ra tốt. Khi trẻ em bắt đầu mê fast-foods hơn các kho-nấu-luộc-xào. Khi người lớn rầm rập kéo đến những metro, bigc, walmart. Thì cái chợ của chúng ta dần trở về chiều.
Thực ra thì vẫn chợ đấy. Nhưng nay gọi siêu chợ. Chữ gọi siêu thị. Chẳng qua dịch ra tiếng Tàu từ tiếng Tây super-market. Nhập khẩu từ Tây về. Còn chợ xứ ta xuất khẩu sang Tây thì cũng đang bị tụi Tây cho về chiều luôn.
Cũng nhập khẩu từ Tây, dân ta họp chợ trên mạng. Gọi là blog, rồi mạng xã hội. Như mục đích nguyên thủy của chợ là mua bán, trên mạng người ta buôn chuyện, buôn chữ.
Cái chợ Y360 đang hồi đông vui thì ông chủ đóng cửa. Tuy dân thuộc loại đông vào hàng có số có má, nhưng ta chưa có vẻ gì hứa hẹn một thị trường cho mấy món công nghệ. Chỉ tiềm năng cho hàng bẩn của các chú.
Thế nên mới có chợ mới YPlus dành riêng. Cái này cà rịch cà tang, rác nhiều không kém hàng hóa.
Dân tình tứ tán lung tung. Cũng phải cảm ơn Y360 cho làm quen. Nay rủ nhau sang tám bên multiply, bên facebook.
Chia năm sẻ bảy một lần, thì khó gì thêm vài lần nữa. Nhóm rủ nhau về multi, người vào qua cổng, kẻ phải trèo tường. Chán.
Nay đến lượt facebook. Lắm kẻ mất mặt phải đào tường khoét ngách mới vào được. Nản.
Vô tình hay cố ý, nhớ chuyện xây tháp Babylon.
Rằng chiều sớm sao?
Âu phận lạc loài, ăn nhờ ở đậu.
Chợ ôi! Khóc to ba tiếng. Tiễn biệt. Tiễn biệt.
Thảng hoặc có vị hét lên, rằng khó hình dung ra dân ta sống thiếu cái chợ.
Ấy là các vị ngoa ngôn thế. Chứ hình dung ra tốt. Khi trẻ em bắt đầu mê fast-foods hơn các kho-nấu-luộc-xào. Khi người lớn rầm rập kéo đến những metro, bigc, walmart. Thì cái chợ của chúng ta dần trở về chiều.
Thực ra thì vẫn chợ đấy. Nhưng nay gọi siêu chợ. Chữ gọi siêu thị. Chẳng qua dịch ra tiếng Tàu từ tiếng Tây super-market. Nhập khẩu từ Tây về. Còn chợ xứ ta xuất khẩu sang Tây thì cũng đang bị tụi Tây cho về chiều luôn.
Cũng nhập khẩu từ Tây, dân ta họp chợ trên mạng. Gọi là blog, rồi mạng xã hội. Như mục đích nguyên thủy của chợ là mua bán, trên mạng người ta buôn chuyện, buôn chữ.
Cái chợ Y360 đang hồi đông vui thì ông chủ đóng cửa. Tuy dân thuộc loại đông vào hàng có số có má, nhưng ta chưa có vẻ gì hứa hẹn một thị trường cho mấy món công nghệ. Chỉ tiềm năng cho hàng bẩn của các chú.
Thế nên mới có chợ mới YPlus dành riêng. Cái này cà rịch cà tang, rác nhiều không kém hàng hóa.
Dân tình tứ tán lung tung. Cũng phải cảm ơn Y360 cho làm quen. Nay rủ nhau sang tám bên multiply, bên facebook.
Chia năm sẻ bảy một lần, thì khó gì thêm vài lần nữa. Nhóm rủ nhau về multi, người vào qua cổng, kẻ phải trèo tường. Chán.
Nay đến lượt facebook. Lắm kẻ mất mặt phải đào tường khoét ngách mới vào được. Nản.
Vô tình hay cố ý, nhớ chuyện xây tháp Babylon.
Rằng chiều sớm sao?
Âu phận lạc loài, ăn nhờ ở đậu.
Chợ ôi! Khóc to ba tiếng. Tiễn biệt. Tiễn biệt.
Thị tại môn tiền, náo 閙
Nguyệt lai môn hạ, nhàn. 閒
Nguyệt lai môn hạ, nhàn. 閒
Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009
Sạch
Mới đọc tiêu đề đã thấy buồn cười rồi.
Những chuyện kiểu này ở xứ ta đã là ... chuyện thường ngày ở huyện.
Không còn đếm nổi những BTC (ban tổ chức) cùng những BGK (ban giám khảo) ngậm miệng ăn tiền. Tài biến đen thành trắng, nói có thành không của các (quý) vị đã trên tài David Corperfield.
Nhưng các vị không nhận vậy. Các vị ... nói có sách. Thử xem sách, ví dụ, thế nào là sạch, của các vị:
Dựa trên 12 tiêu chí, như phải có ít nhất 80% số xã, phường, thị trấn tổ chức lễ phát động thi đua năm đô thị sạch, có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị, đạt tỉ lệ nhất định về thu gom rác, đường nội thị được nhựa, bê tông hóa, hè phố lát gạch hoặc bê tông, ...
Ô hô, ai tai!
Chắc hẳn các trường đại học được cấp phép thành lập, các nhà máy thủy điện được cấp phép xây dựng và hoạt động cũng tuân theo không ít tiêu chí?
Rồi còn tiêu chí cho điện hạt nhân tới đây nữa (!?).
Hãy đợi đấy!
Hà Nội là 1 trong 10 đô thị sạch 2009
Vài vị dân biểu có lương tâm đang kỳ họp cũng phải lên tiếng. Rằng không khác mấy giải thưởng "vì cộng đồng" dành cho Thị Ve(dan).Những chuyện kiểu này ở xứ ta đã là ... chuyện thường ngày ở huyện.
Không còn đếm nổi những BTC (ban tổ chức) cùng những BGK (ban giám khảo) ngậm miệng ăn tiền. Tài biến đen thành trắng, nói có thành không của các (quý) vị đã trên tài David Corperfield.
Nhưng các vị không nhận vậy. Các vị ... nói có sách. Thử xem sách, ví dụ, thế nào là sạch, của các vị:
Dựa trên 12 tiêu chí, như phải có ít nhất 80% số xã, phường, thị trấn tổ chức lễ phát động thi đua năm đô thị sạch, có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị, đạt tỉ lệ nhất định về thu gom rác, đường nội thị được nhựa, bê tông hóa, hè phố lát gạch hoặc bê tông, ...
Ô hô, ai tai!
Chắc hẳn các trường đại học được cấp phép thành lập, các nhà máy thủy điện được cấp phép xây dựng và hoạt động cũng tuân theo không ít tiêu chí?
Rồi còn tiêu chí cho điện hạt nhân tới đây nữa (!?).
Hãy đợi đấy!
Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009
Bạn hay Thù?
Đôi khi nghe nói:
Lại thường nghe nói:
Năm nay hai anh bạn Bão và Lụt ghé thăm dân ta hơi bị nhiều.
Ây dzà, nói bạn mà không phải Bạn à nha.
Uh, Bạn làm sao được?
Bạn gì mà phải dè chừng từ xa thiệt xa. Cầu mong sao bạn đừng đến. Tới hồi bạn đến lo chạy trước. Nếu chạy không kịp thì hết trốn tới tránh. Rồi phòng. Rồi chống.
Bạn đi qua thời thất thần, tan nát hết cả. Hội bạn hư hỏng nhậu nhẹt dữ dằn nhất cha la mẹ mắng vợ cằn nhằn cũng không để lại chiến trường cỡ vậy.
Vậy thì Bạn sao được?
Phải là Thù mới đúng?
Nhưng. Thù sao cứ bảo phải chung sống với? Nghe giống phim Mỹ. "Ngủ với kẻ thù"?
Thù sao cũng có người mong? Họ liệt kê sẵn thiệt hại do kẻ thù. Đặng kiếm kha khá từ hảo tâm của những người phương xa cứu trợ.
Lại không ít người ngầm giúp kẻ thù lớn nhanh lớn mạnh. Dọn sạch rừng cho kẻ thù đi mau. Đắp thật nhiều đập thủy điện góp thêm sức mạnh cho kẻ thù tàn phá.
Khó quá. Vậy mấy người này gọi bạn Bão, bạn Lụt?
Mà mấy bạn này cũng xấu chơi nha. Được ít gỗ chặt rừng chưa kịp đem về nhà bạn Lụt đem vứt lung tung hết cả. Làm hỏng cầu cống đê kè của dân nữa chớ. Còn bạn Bão thì ra vô bất thường khiến các đồng chí dự báo mang tiếng quá.
Thiệt là, bạn thù khó phân!
Lại nữa. Vậy chớ bạn của thù có là thù? Thù của bạn có là thù? Rồi thù của thù, phải chăng là bạn?
Đau đầu quá. Không biết người với người là gì?
Sói? Nói vậy phải xin lỗi các bạn Sói nha. Câu đó không phải tui nói.
P/S: Sau khi bạn bão đi qua, mấy bạn đèn đường sơ tán đâu hết cả. Để mặc dân tình ngoi ngóp cùng bạn mưa to trong tiết trời tối sớm. Cũng còn may, bạn đường tuy nhiều cố gắng vẫn chưa bằng ... bạn sông, nên mình vẫn về nhà được.
Không phải Bạn là Thù.
Chà, nói thế e khó sống, nhiều kẻ thù quá!Lại thường nghe nói:
Không phải Thù là Bạn.
Nói vậy đỡ hơn, nhưng ... "ngụy quân tử" thế nào ấy?Năm nay hai anh bạn Bão và Lụt ghé thăm dân ta hơi bị nhiều.
Ây dzà, nói bạn mà không phải Bạn à nha.
Uh, Bạn làm sao được?
Bạn gì mà phải dè chừng từ xa thiệt xa. Cầu mong sao bạn đừng đến. Tới hồi bạn đến lo chạy trước. Nếu chạy không kịp thì hết trốn tới tránh. Rồi phòng. Rồi chống.
Bạn đi qua thời thất thần, tan nát hết cả. Hội bạn hư hỏng nhậu nhẹt dữ dằn nhất cha la mẹ mắng vợ cằn nhằn cũng không để lại chiến trường cỡ vậy.
Vậy thì Bạn sao được?
Phải là Thù mới đúng?
Nhưng. Thù sao cứ bảo phải chung sống với? Nghe giống phim Mỹ. "Ngủ với kẻ thù"?
Thù sao cũng có người mong? Họ liệt kê sẵn thiệt hại do kẻ thù. Đặng kiếm kha khá từ hảo tâm của những người phương xa cứu trợ.
Lại không ít người ngầm giúp kẻ thù lớn nhanh lớn mạnh. Dọn sạch rừng cho kẻ thù đi mau. Đắp thật nhiều đập thủy điện góp thêm sức mạnh cho kẻ thù tàn phá.
Khó quá. Vậy mấy người này gọi bạn Bão, bạn Lụt?
Mà mấy bạn này cũng xấu chơi nha. Được ít gỗ chặt rừng chưa kịp đem về nhà bạn Lụt đem vứt lung tung hết cả. Làm hỏng cầu cống đê kè của dân nữa chớ. Còn bạn Bão thì ra vô bất thường khiến các đồng chí dự báo mang tiếng quá.
Thiệt là, bạn thù khó phân!
Lại nữa. Vậy chớ bạn của thù có là thù? Thù của bạn có là thù? Rồi thù của thù, phải chăng là bạn?
Đau đầu quá. Không biết người với người là gì?
Sói? Nói vậy phải xin lỗi các bạn Sói nha. Câu đó không phải tui nói.
Homo Homini Lupus.
P/S: Sau khi bạn bão đi qua, mấy bạn đèn đường sơ tán đâu hết cả. Để mặc dân tình ngoi ngóp cùng bạn mưa to trong tiết trời tối sớm. Cũng còn may, bạn đường tuy nhiều cố gắng vẫn chưa bằng ... bạn sông, nên mình vẫn về nhà được.
Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009
GOOgle!
Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009
Le Roi est mort, vive le Roi!
Ngày hôm nay, mình được một chút bối rối.
Bắt đầu từ bài viết đang "hot" của bác Phạm Toàn. "NHÀ VUA CHẾT RỒI, HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!".
Nói cho có đầu có đuôi tý.
Chả là gần đây có nhiều ý kiến về nền giáo dục đại học nát như tương của nước nhà. Mình nhiều phần lơ đãng. Biết ở đó nhiều tâm huyết, nhưng chỉ là nước đổ đầu vịt. Nhiều bài có giá trị của các học giả hàng đầu trong nước đều rơi vào khoảng không chán nản.
Lần này có hơi rộn chút. Bác PT phê ông Koblitz. Mà trước đó ông Koblitz lại phê ông Vallely.
Lại phải nói cho có đầu có đuôi.
Thomas J. Vallely và đồng sự Ben Wilkinson thực hiện một bản báo cáo có tựa đề "Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó", trong khuôn khổ Asia Programs của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard. Bài dịch được đăng trên Tuần Việt Nam.
Bỗng nhiên trên website cũng như forum chính thức của Bộ GD&ĐT xuất hiện bài phản biện của Neal Koblitz. Ông này là tiến sĩ toán, từng có công trình có giá trị trong ngành cryptography, hiện là giáo sư của Đại học Washington. (Nói cho rõ, vì ở Mỹ có nhiều đại học mang tên Washington, tuy nhiên tên gọi không hoàn toàn giống nhau, ở đây là University of Washington (UW) tại Seattle. Tình cờ UW chính là đối tác của Đại học bách khoa Đà Nẵng trong Chương trình tiên tiến nên mình mới biết.)
Đã trót ... nên phải đọc các bài liên quan. Theo mình bài của Koblitz chỉ nói được mỗi một điều: Không phải cái gì Mỹ cũng đúng, cũng tốt. Thiết tưởng điều này khá cần cho dân xứ ta. Không thì lại cứ Mỹ cơ mà, Harvard cơ mà (!).
Nhưng đồng chí Koblitz này lại có quan điểm khá là "CNXH", từng có quan hệ tốt với quân ta, và lý luận của đồng chí cũng mang phong thái như ... quân ta. Hẳn không phải ngẫu nhiên mà được Bộ ĐH&ĐT chọn lựa? Được tiếng Mỹ đánh Mỹ nha (!). Và cách viết chuôi chuối của đồng chí là nguyên nhân khiến bài viết của bác PT "nóng rẫy" (hot!). Không biết ông Koblitz này giỏi giang kiểu gì mà lý luận kỳ thiệt.
Tất nhiên đại đa số dân chúng thì cũng khó mà có điều kiện phân định vấn đề. Cũng nên biết ông Vallely là giám đốc Chương trình VN của Harvard, lại tham gia cả Fulbright và VEF. Mình may mắn là kẻ có chui vào chăn nên không thể không thán phục trước những đàn rận mà VEF đã từng khoanh lại giúp ta. Cách làm việc của họ là cực kỳ khoa học, dù rằng với tinh thần biện chứng thì cứ việc nghi ngờ số liệu và lập luận của họ đi! Tất nhiên họ khuyên ta đi theo con đường của họ, ta có thể chọn lựa. Chỉ biết Fulbright và VEF đã từng cấp học bổng (qua sự lựa chọn gắt gao) cho nhiều người VN đủ các trình độ và ngành nghề sang Mỹ học; Và cũng đưa nhiều giáo sư Mỹ sang dạy tại VN. Nhưng họ vẫn khuyến cáo ta phải tự xây dựng những đại học tiên tiến.
Ai có điều kiện, hãy tự đánh giá các điểm Vallely đưa ra, hơn là nghe đánh giá kiểu Koblitz! Thiệt tình, thấy mấy giải pháp Koblitz đề nghị, mình thông cảm vô cùng với bác PT, rằng "có ở trong chăn ...".
Nói chung ... đau đầu. Thôi không nói chuyện đó nữa.
Không biết đầu óc mình dạo này sao cứ ... đần đần (?!). Thực ra là mình không hiểu nổi cái tiêu đề của bác PT. "Nhà vua chết rồi, hoàng đế vạn tuế".
Chữ "vạn tuế", sau này gọi là "muôn năm", cũng thế (!). Nghĩa đen đều là 10 000 năm (thời gian). Nhưng nghĩa bóng thì lâu hơn thế. Vua hay hoàng đế là mấy? Trước nói chết, sau lại bảo dài lâu (???).
Thấy nhiều bạn comment, mỗi người mỗi ý. Đa số cho rằng, ý cũng như "đi vô đi ra cũng thằng cha lúc nãy". Nghĩa là chẳng có gì thay đổi cả!
Nhưng cũng có bạn cho rằng bác PT có ý giễu cợt, vua đã chết rồi, còn bảo dài lâu (?). Có bạn phản bác, chẳng giễu gì đâu, "hoàng đế vạn tuế" là tung hô vua mới thôi.
Lại nữa, bảo thấy chẳng có gì tiếu lâm cả (!).
Thấy câu này xuất xứ không phải từ xứ ta, mới tra từ tiếng Anh "The King is dead, Long live The King!". Hóa ra xuất xứ là từ Pháp: "Le Roi est mort, vive le Roi!". Thời vua Charles VII nối ngôi sau khi vua cha Charles VI chết năm 1422. Chỉ là sự tiếp nối. Nhưng bao gồm ý hài hước, tung hô sống lâu, mà lại chết.
Vậy mình hiểu là "dòng sông vẫn chảy" (?!). Nhưng khi dịch không nên dùng hai chữ khác nhau (vua - hoàng đế) thì mới thấy ý thâm thúy. "Hoàng đế băng hà, hoàng đế vạn tuế". Hay ở dùng chữ chứ không cười cợt.
Có điều mình hiểu thế e không đúng tinh thần phần tranh luận nêu trên?
Lại trót ..., thấy cũng dễ dịch ra tiếng Slovakia nên thử xem. Quả nhiên thành ngữ này có được đưa vào: "Kráľ je mŕtvy, nech žije kráľ". Đọc ba bài có sử dụng đều thấy người Slovakia dụng ý về một sự tiếp nối không ngừng.
Thiệt là rảnh rỗi quá mà. Hết bàn cái này lại bàn đến cái kia. Lắm chuyện! (!!!).
Bắt đầu từ bài viết đang "hot" của bác Phạm Toàn. "NHÀ VUA CHẾT RỒI, HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!".
Nói cho có đầu có đuôi tý.
Chả là gần đây có nhiều ý kiến về nền giáo dục đại học nát như tương của nước nhà. Mình nhiều phần lơ đãng. Biết ở đó nhiều tâm huyết, nhưng chỉ là nước đổ đầu vịt. Nhiều bài có giá trị của các học giả hàng đầu trong nước đều rơi vào khoảng không chán nản.
Lần này có hơi rộn chút. Bác PT phê ông Koblitz. Mà trước đó ông Koblitz lại phê ông Vallely.
Lại phải nói cho có đầu có đuôi.
Thomas J. Vallely và đồng sự Ben Wilkinson thực hiện một bản báo cáo có tựa đề "Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó", trong khuôn khổ Asia Programs của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard. Bài dịch được đăng trên Tuần Việt Nam.
Bỗng nhiên trên website cũng như forum chính thức của Bộ GD&ĐT xuất hiện bài phản biện của Neal Koblitz. Ông này là tiến sĩ toán, từng có công trình có giá trị trong ngành cryptography, hiện là giáo sư của Đại học Washington. (Nói cho rõ, vì ở Mỹ có nhiều đại học mang tên Washington, tuy nhiên tên gọi không hoàn toàn giống nhau, ở đây là University of Washington (UW) tại Seattle. Tình cờ UW chính là đối tác của Đại học bách khoa Đà Nẵng trong Chương trình tiên tiến nên mình mới biết.)
Đã trót ... nên phải đọc các bài liên quan. Theo mình bài của Koblitz chỉ nói được mỗi một điều: Không phải cái gì Mỹ cũng đúng, cũng tốt. Thiết tưởng điều này khá cần cho dân xứ ta. Không thì lại cứ Mỹ cơ mà, Harvard cơ mà (!).
Nhưng đồng chí Koblitz này lại có quan điểm khá là "CNXH", từng có quan hệ tốt với quân ta, và lý luận của đồng chí cũng mang phong thái như ... quân ta. Hẳn không phải ngẫu nhiên mà được Bộ ĐH&ĐT chọn lựa? Được tiếng Mỹ đánh Mỹ nha (!). Và cách viết chuôi chuối của đồng chí là nguyên nhân khiến bài viết của bác PT "nóng rẫy" (hot!). Không biết ông Koblitz này giỏi giang kiểu gì mà lý luận kỳ thiệt.
Tất nhiên đại đa số dân chúng thì cũng khó mà có điều kiện phân định vấn đề. Cũng nên biết ông Vallely là giám đốc Chương trình VN của Harvard, lại tham gia cả Fulbright và VEF. Mình may mắn là kẻ có chui vào chăn nên không thể không thán phục trước những đàn rận mà VEF đã từng khoanh lại giúp ta. Cách làm việc của họ là cực kỳ khoa học, dù rằng với tinh thần biện chứng thì cứ việc nghi ngờ số liệu và lập luận của họ đi! Tất nhiên họ khuyên ta đi theo con đường của họ, ta có thể chọn lựa. Chỉ biết Fulbright và VEF đã từng cấp học bổng (qua sự lựa chọn gắt gao) cho nhiều người VN đủ các trình độ và ngành nghề sang Mỹ học; Và cũng đưa nhiều giáo sư Mỹ sang dạy tại VN. Nhưng họ vẫn khuyến cáo ta phải tự xây dựng những đại học tiên tiến.
Ai có điều kiện, hãy tự đánh giá các điểm Vallely đưa ra, hơn là nghe đánh giá kiểu Koblitz! Thiệt tình, thấy mấy giải pháp Koblitz đề nghị, mình thông cảm vô cùng với bác PT, rằng "có ở trong chăn ...".
Nói chung ... đau đầu. Thôi không nói chuyện đó nữa.
Không biết đầu óc mình dạo này sao cứ ... đần đần (?!). Thực ra là mình không hiểu nổi cái tiêu đề của bác PT. "Nhà vua chết rồi, hoàng đế vạn tuế".
Chữ "vạn tuế", sau này gọi là "muôn năm", cũng thế (!). Nghĩa đen đều là 10 000 năm (thời gian). Nhưng nghĩa bóng thì lâu hơn thế. Vua hay hoàng đế là mấy? Trước nói chết, sau lại bảo dài lâu (???).
Thấy nhiều bạn comment, mỗi người mỗi ý. Đa số cho rằng, ý cũng như "đi vô đi ra cũng thằng cha lúc nãy". Nghĩa là chẳng có gì thay đổi cả!
Nhưng cũng có bạn cho rằng bác PT có ý giễu cợt, vua đã chết rồi, còn bảo dài lâu (?). Có bạn phản bác, chẳng giễu gì đâu, "hoàng đế vạn tuế" là tung hô vua mới thôi.
Lại nữa, bảo thấy chẳng có gì tiếu lâm cả (!).
Thấy câu này xuất xứ không phải từ xứ ta, mới tra từ tiếng Anh "The King is dead, Long live The King!". Hóa ra xuất xứ là từ Pháp: "Le Roi est mort, vive le Roi!". Thời vua Charles VII nối ngôi sau khi vua cha Charles VI chết năm 1422. Chỉ là sự tiếp nối. Nhưng bao gồm ý hài hước, tung hô sống lâu, mà lại chết.
Vậy mình hiểu là "dòng sông vẫn chảy" (?!). Nhưng khi dịch không nên dùng hai chữ khác nhau (vua - hoàng đế) thì mới thấy ý thâm thúy. "Hoàng đế băng hà, hoàng đế vạn tuế". Hay ở dùng chữ chứ không cười cợt.
Có điều mình hiểu thế e không đúng tinh thần phần tranh luận nêu trên?
Lại trót ..., thấy cũng dễ dịch ra tiếng Slovakia nên thử xem. Quả nhiên thành ngữ này có được đưa vào: "Kráľ je mŕtvy, nech žije kráľ". Đọc ba bài có sử dụng đều thấy người Slovakia dụng ý về một sự tiếp nối không ngừng.
Thiệt là rảnh rỗi quá mà. Hết bàn cái này lại bàn đến cái kia. Lắm chuyện! (!!!).
Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009
Xạo
Nhân xem phim Surrogates về, mới nhớ lại nhận xét cũ. Rằng "phim Tây làm như thật; phim Mỹ dựng cảnh xạo cũng như thật; còn phim ta làm cảnh thật mà như xạo". :-)
Entry "G.I.Joe review" của bạn Mất Dép có nói, phim G.I.Joe có thể được so sánh với phim Wanted về mức độ xạo. :-D
Lại nhớ mới tuần trước, tình cờ mình nhìn thấy đĩa DVD phim Shoot 'em up. Đây là loại đĩa chất lượng, nghe nói nhập từ Hongkong về, chứ không phải loại sao chép ở VN. Vốn phim này ra đời từ năm 2007, đã chiếu ở các rạp trong nước. Nhưng năm ngoái mình thấy dân tình yêu điện ảnh trên các forum ta thán, rằng phim bị cắt tới gần 1/3. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên với quan chức kiểm duyệt nhà mình. Thế nên bây giờ mình mới quyết định mua đĩa (ngoại) xem xem sao (!). Trên nhiều forum vẫn thấy các bạn trẻ cười, bình luận rằng phim này xạo quá đáng. Có một ý kiến đáng chú ý cho rằng: "đừng nói xạo hay không xạo, nghệ thuật mà" (?). :-)
Nhớ thời mình học phổ thông, chuyền tay nhau giấu diếm đọc Anh hùng xạ điêu. Không thấy ai bình luận rằng xạo hay không (!). Sau sang Âu học đại học mới xem phim kiếm hiệp đầu tiên. Nhớ đó là một phim của Bắc Hàn, nên mấy cậu bạn Bắc Hàn có vẻ tự hào. Xem xong các bạn các nước khác cứ cười mãi, rằng xạo quá là xạo. :-D
Bắc Hàn là nước có lý tưởng lắm nha, mà thời đó đã biết xạo pà cố, không ngây thơ như xứ mình (?). :-) Ngày nay thì xứ ta chẳng còn thiếu những phim về các cao thủ bay như chim, vung chưởng như thảy lựu đạn nữa. :-D Tất nhiên phim nhập khẩu từ nền văn hóa lớn phía Bắc là chủ yếu. Chẳng thấy mấy ai bảo xạo (?).
Trong khi đó mấy phim tình cảm sướt mướt cây nhà lá vườn vẫn khiến người xem dở khóc dở cười. Rằng xạo không biết đường xạo. :-(
P/S: Chuyện chẳng đâu vào đâu. Nhân nói về xạo hay không. :-)
1. Google lại mấy cái entries của bạn Mất Dép thì tình cờ thấy chuyện tình của bạn này được một báo nhà mình xào lại từ blog bạn ấy mà mình đọc đã lâu. Dẫn cả ảnh khổ chủ. Có cả audio hẳn hoi. Kể chuyện nhân Valentine. Không biết có xin phép hay trả bản quyền gì không? Xưa nay mình đọc bạn ấy vì thấy sắc sảo mà vui. Bài trên báo kia thì chỉ thấy ... sên sến.
2. Hôm nay xem Larry trên Youtube. Thấy buồn cười quá là buồn cười. Mình cũng xỉn nhiều nên rất thú vị. Cái chi tiết cứ đưa tay ra định nắm gì đó rồi lảo đảo lùi về phía sau. :-D Và dù ngã không đứng dậy được vẫn không buông hộp bia. :-))
Entry "G.I.Joe review" của bạn Mất Dép có nói, phim G.I.Joe có thể được so sánh với phim Wanted về mức độ xạo. :-D
Lại nhớ mới tuần trước, tình cờ mình nhìn thấy đĩa DVD phim Shoot 'em up. Đây là loại đĩa chất lượng, nghe nói nhập từ Hongkong về, chứ không phải loại sao chép ở VN. Vốn phim này ra đời từ năm 2007, đã chiếu ở các rạp trong nước. Nhưng năm ngoái mình thấy dân tình yêu điện ảnh trên các forum ta thán, rằng phim bị cắt tới gần 1/3. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên với quan chức kiểm duyệt nhà mình. Thế nên bây giờ mình mới quyết định mua đĩa (ngoại) xem xem sao (!). Trên nhiều forum vẫn thấy các bạn trẻ cười, bình luận rằng phim này xạo quá đáng. Có một ý kiến đáng chú ý cho rằng: "đừng nói xạo hay không xạo, nghệ thuật mà" (?). :-)
Nhớ thời mình học phổ thông, chuyền tay nhau giấu diếm đọc Anh hùng xạ điêu. Không thấy ai bình luận rằng xạo hay không (!). Sau sang Âu học đại học mới xem phim kiếm hiệp đầu tiên. Nhớ đó là một phim của Bắc Hàn, nên mấy cậu bạn Bắc Hàn có vẻ tự hào. Xem xong các bạn các nước khác cứ cười mãi, rằng xạo quá là xạo. :-D
Bắc Hàn là nước có lý tưởng lắm nha, mà thời đó đã biết xạo pà cố, không ngây thơ như xứ mình (?). :-) Ngày nay thì xứ ta chẳng còn thiếu những phim về các cao thủ bay như chim, vung chưởng như thảy lựu đạn nữa. :-D Tất nhiên phim nhập khẩu từ nền văn hóa lớn phía Bắc là chủ yếu. Chẳng thấy mấy ai bảo xạo (?).
Trong khi đó mấy phim tình cảm sướt mướt cây nhà lá vườn vẫn khiến người xem dở khóc dở cười. Rằng xạo không biết đường xạo. :-(
P/S: Chuyện chẳng đâu vào đâu. Nhân nói về xạo hay không. :-)
1. Google lại mấy cái entries của bạn Mất Dép thì tình cờ thấy chuyện tình của bạn này được một báo nhà mình xào lại từ blog bạn ấy mà mình đọc đã lâu. Dẫn cả ảnh khổ chủ. Có cả audio hẳn hoi. Kể chuyện nhân Valentine. Không biết có xin phép hay trả bản quyền gì không? Xưa nay mình đọc bạn ấy vì thấy sắc sảo mà vui. Bài trên báo kia thì chỉ thấy ... sên sến.
2. Hôm nay xem Larry trên Youtube. Thấy buồn cười quá là buồn cười. Mình cũng xỉn nhiều nên rất thú vị. Cái chi tiết cứ đưa tay ra định nắm gì đó rồi lảo đảo lùi về phía sau. :-D Và dù ngã không đứng dậy được vẫn không buông hộp bia. :-))
Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009
Lợi Danh
Hôm nay đọc thấy tin là lạ:
Những thùng hàng cứu trợ vô giá trị.
Quần áo quá cũ rách; giày dép đứt quai không thể sử dụng; các tạp chí chuyên ngành thời trang, chứng khoán... trong một số thùng quà cứu trợ bà con vùng bão lũ khiến Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc tỉnh Quảng Nam chua xót không biết xử lý ra sao.Là sao? ???
Có nhầm lẫn gì ở đây chăng?
Người cho trao nhầm? Hay người vận chuyển lẫn?
Hay có người nghịch chơi? Nghịch dại? Nghịch ác?
Hay ác?
Mà ác chi với những người khốn khổ? Có thể chẳng qua nổi giận vì bị bắt buộc "tự nguyện" nên nhất thời ... ? Chuyện này có thể, và chỉ có thể ở xứ ta.
Hay cố tình? Để làm chi?
Người cứu trợ, trừ trường hợp "tự nguyện bắt buộc" nêu trên (chỉ có ở xứ ta!), thường xuất phát từ Tâm. Cái này chắc phải xuất phát từ Danh. Hám danh.
Nhưng đã là danh thì phải lưu danh. Đầu tiên hy vọng không phải do người đưa tin (dù chuyện này vốn không lạ ở xứ ta). Vì có nêu tên một số quan chức hẳn hoi. Chỉ lạ là nhà báo này (Kiều Mi?) tiếc gì không nói rõ mà cứ ậm ờ "hai người phụ nữ xưng là đại diện của hai tổ chức từ thiện".
Hai người này, hoặc rảnh dữ, hoặc ngu dữ?
Hay họ lợi dụng sự yếu kém kinh niên của bộ máy ... ? Trà trộn đánh lẫn bùn sang ao?
Hay chính bộ máy ... lợi dụng? "Rút ruột công trình"?
Cái này từ chữ Lợi?
Đau đầu quá. Chỉ có ở "văn hóa chợ"?
Xưa có chuyện thế này:
Cụ Mạc Đĩnh Chi đi sứ Tàu. Vua Tàu gây khó dễ: "Ngươi hàng ngày gặp bao nhiêu người trên phố". Rõ không phải câu hỏi toán học. Trả lời: "Hai người". "Chẳng lẽ kinh đô Thiên triều thưa thớt vậy sao?". "Phàm ra đường chỉ có hai người, một vì Danh, một vì Lợi.".
Chuyện này, nói thật thì không chắc thật. Nhưng lẽ đời không quá bao nhiêu đó.
Nhớ thuở nhỏ học rằng:
Mảng vui cơm tấm, ổ rơm
Tuy rằng cũ kỹ mà thơm sạch lòng
Hơn ai gạo tám, lầu hồng
Đem thân luồn cúi vào vòng lợi danh
Tuy rằng cũ kỹ mà thơm sạch lòng
Hơn ai gạo tám, lầu hồng
Đem thân luồn cúi vào vòng lợi danh
Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009
Hệ thống điều khiển
Bài này, nghe qua tiêu đề, đã thấy sặc mùi khoa học kỹ thuật.
Cũng phải thôi, người viết vốn xưa nay vẫn tự xưng là "thuần túy kỹ thuật" mà.
Chả là hắn học một cái ngành, nôm na vẫn tạm dịch là "điều khiển tự động".
Nhớ lại những năm giữa thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước, thiên niên kỷ trước (!?), hắn có làm một cái hệ thống điều khiển nho nhỏ. Điều khiển qui trình nấu bia cho Nhà máy bia Sông Hàn (nay đã không còn nữa, cái nhà máy bia ấy, thiện tai, thiện tai!). Đại loại là dùng hơi nóng đun một cái nồi như nồi cháo. Yêu cầu đun đến nhiệt độ xxx độ C trong t phút. Giữ nhiệt độ ấy trong tt phút. Rồi nâng lên nhiệt độ yyy trong ttt phút. Lại giữ trong tttt phút. Rồi lại nâng lên hạ xuống zzz trong ...
Bài bản, hắn mô hình hóa yêu cầu (modeling) thành các phương trình toán học. Áp dụng những gì học được từ phương xa để giải quyết bài toán. Sau đó hiện thực hóa vào thực tế bằng máy vi tính và PLC.
Buổi đầu đem ra áp dụng xiết bao hồi hộp. Khi nhiệt độ chưa lên đến xxx đã thấy cái van nhiệt bị máy móc điều khiển xoay tít theo chiều đóng lại. Mấy bà chị trong phân xưởng nấu hét: "Ôi, ôi ôi, chưa sôi sao đã đóng rồi?". Hắn phải từ tốn giải thích, đóng dần là vừa chứ ạ, nhiệt đang tăng mà. "Hèn gì xưa nay nấu hay bị cháy! Có khi trừ hao đóng trước thì lại ... sống!". "Vâng, còn tùy hôm, nấu nhiều hay ít. Với lại nhiệt cung cấp cũng hôm mạnh hôm yếu ...". Thế mới cần đến vi tính để tính toán chứ (!!!).
Nói thì dài dòng tinh vi, cái sự điều khiển âu chỉ thế. Ít thì thêm mà nhiều thời bớt. Chứ đã ít còn bớt mà nhiều rồi lại thêm thì ... chỉ có chết.
Ngược thời gian chút nữa, ngày hắn còn học phổ thông. Nước nhà được mở mắt lần đầu tiên với công trình thế kỷ thủy điện Hòa Bình. Do anh cả Liên Xô giúp đỡ. Ngoài việc cung cấp năng lượng điện, công trình còn điều tiết chế ngự con sông Đà hung dữ. Ấy là nói cho văn vẻ thế. Nôm na, khi nước lũ tràn về thì giữ bớt lại trong hồ cho hạ lưu khỏi bị ngập. Mùa khô đến thì xả thêm vào dòng sông cạn cho dân lấy nước cấy cày.
Sau này đi học đại học, hắn biết đó cũng là một hệ thống điều khiển. Mà nghề điều khiển thì lại thế này: điều khiển đúng thì khó chớ điều khiển sai dễ lắm. Ước lượng thiết kế không chính xác thì mùa khô hồ cũng cạn. Không điện dùng, không nước tưới. Ông điện lực, ông nông nghiệp chửi nhau giành nước. Chuyện này đã từng xảy ra không chỉ một lần.
Mùa lũ về, đồng ngập trắng. Nước lên nhanh, dân chạy không kịp. Ông điện lực lại lo vỡ đập, hào phóng xả nước "nâng cao đỉnh lũ". Chuyện này mới xảy ra mấy ngày trước đây. Khi cơn bão số 9 Ketsana tràn qua Quảng Nam. Tại nhà máy thủy điện A Vương.
Vậy là hệ thống điều khiển có vấn đề (?!). "Sao trước lũ nhà máy không lo xả nước đi? Khi lũ về giữ bớt nước cho dân nhờ.". "Thế nhỡ dự báo sai, lũ không về thì nhà máy lấy nước mắt công nhân ra mà phát điện à?"
Một hệ thống điều khiển, control system thì phải stable. Chứ khi thì "lạy trời mưa xuống lấy nước tôi uống", lúc lại góp phần "cao hơn cơn lũ lịch sử". Gọi là unstable system.
There are dual aspects of a control system, controllability and observability. Hệ thống mà mắt mũi kèm nhèm quan sát không xong, đầu óc u mê kiểm soát chẳng được, thì còn điều khiển làm sao?
Bonus thêm mấy hệ số thời gian. Hệ thống điều khiển mà chậm hơn đại lượng cần điều khiển thì giống như một anh chàng to béo chậm chạp cứ đòi đuổi bắt một cậu bé láu lỉnh nhanh như sóc vậy. Con người chăn ấm nệm êm càng thêm chậm chạp. Nước lũ ngày một nhanh bởi cây rừng bao đời giữ nước chậm lại giúp người nay ngày ngày ngả rạp dưới bàn tay của chính con người.
Trong dòng lũ lịch sử ấy, bao xác cây lềnh bềnh, theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Cũng phải thôi, người viết vốn xưa nay vẫn tự xưng là "thuần túy kỹ thuật" mà.
Chả là hắn học một cái ngành, nôm na vẫn tạm dịch là "điều khiển tự động".
Nhớ lại những năm giữa thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước, thiên niên kỷ trước (!?), hắn có làm một cái hệ thống điều khiển nho nhỏ. Điều khiển qui trình nấu bia cho Nhà máy bia Sông Hàn (nay đã không còn nữa, cái nhà máy bia ấy, thiện tai, thiện tai!). Đại loại là dùng hơi nóng đun một cái nồi như nồi cháo. Yêu cầu đun đến nhiệt độ xxx độ C trong t phút. Giữ nhiệt độ ấy trong tt phút. Rồi nâng lên nhiệt độ yyy trong ttt phút. Lại giữ trong tttt phút. Rồi lại nâng lên hạ xuống zzz trong ...
Bài bản, hắn mô hình hóa yêu cầu (modeling) thành các phương trình toán học. Áp dụng những gì học được từ phương xa để giải quyết bài toán. Sau đó hiện thực hóa vào thực tế bằng máy vi tính và PLC.
Buổi đầu đem ra áp dụng xiết bao hồi hộp. Khi nhiệt độ chưa lên đến xxx đã thấy cái van nhiệt bị máy móc điều khiển xoay tít theo chiều đóng lại. Mấy bà chị trong phân xưởng nấu hét: "Ôi, ôi ôi, chưa sôi sao đã đóng rồi?". Hắn phải từ tốn giải thích, đóng dần là vừa chứ ạ, nhiệt đang tăng mà. "Hèn gì xưa nay nấu hay bị cháy! Có khi trừ hao đóng trước thì lại ... sống!". "Vâng, còn tùy hôm, nấu nhiều hay ít. Với lại nhiệt cung cấp cũng hôm mạnh hôm yếu ...". Thế mới cần đến vi tính để tính toán chứ (!!!).
Nói thì dài dòng tinh vi, cái sự điều khiển âu chỉ thế. Ít thì thêm mà nhiều thời bớt. Chứ đã ít còn bớt mà nhiều rồi lại thêm thì ... chỉ có chết.
Ngược thời gian chút nữa, ngày hắn còn học phổ thông. Nước nhà được mở mắt lần đầu tiên với công trình thế kỷ thủy điện Hòa Bình. Do anh cả Liên Xô giúp đỡ. Ngoài việc cung cấp năng lượng điện, công trình còn điều tiết chế ngự con sông Đà hung dữ. Ấy là nói cho văn vẻ thế. Nôm na, khi nước lũ tràn về thì giữ bớt lại trong hồ cho hạ lưu khỏi bị ngập. Mùa khô đến thì xả thêm vào dòng sông cạn cho dân lấy nước cấy cày.
Sau này đi học đại học, hắn biết đó cũng là một hệ thống điều khiển. Mà nghề điều khiển thì lại thế này: điều khiển đúng thì khó chớ điều khiển sai dễ lắm. Ước lượng thiết kế không chính xác thì mùa khô hồ cũng cạn. Không điện dùng, không nước tưới. Ông điện lực, ông nông nghiệp chửi nhau giành nước. Chuyện này đã từng xảy ra không chỉ một lần.
Mùa lũ về, đồng ngập trắng. Nước lên nhanh, dân chạy không kịp. Ông điện lực lại lo vỡ đập, hào phóng xả nước "nâng cao đỉnh lũ". Chuyện này mới xảy ra mấy ngày trước đây. Khi cơn bão số 9 Ketsana tràn qua Quảng Nam. Tại nhà máy thủy điện A Vương.
Vậy là hệ thống điều khiển có vấn đề (?!). "Sao trước lũ nhà máy không lo xả nước đi? Khi lũ về giữ bớt nước cho dân nhờ.". "Thế nhỡ dự báo sai, lũ không về thì nhà máy lấy nước mắt công nhân ra mà phát điện à?"
Một hệ thống điều khiển, control system thì phải stable. Chứ khi thì "lạy trời mưa xuống lấy nước tôi uống", lúc lại góp phần "cao hơn cơn lũ lịch sử". Gọi là unstable system.
There are dual aspects of a control system, controllability and observability. Hệ thống mà mắt mũi kèm nhèm quan sát không xong, đầu óc u mê kiểm soát chẳng được, thì còn điều khiển làm sao?
Bonus thêm mấy hệ số thời gian. Hệ thống điều khiển mà chậm hơn đại lượng cần điều khiển thì giống như một anh chàng to béo chậm chạp cứ đòi đuổi bắt một cậu bé láu lỉnh nhanh như sóc vậy. Con người chăn ấm nệm êm càng thêm chậm chạp. Nước lũ ngày một nhanh bởi cây rừng bao đời giữ nước chậm lại giúp người nay ngày ngày ngả rạp dưới bàn tay của chính con người.
Trong dòng lũ lịch sử ấy, bao xác cây lềnh bềnh, theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009
Bão lụt trong mắt ai
Ngày Đinh Sửu.
Tháng Quý Dậu.
Năm Kỷ Sửu.
Nằm chờ Ketsana.
Nói đúng hơn là nằm tránh Ketsana.
Tiếng Việt quả nhiên rắc rối. Phải nói là nằm chờ Ketsana đi qua.
Nghe nói rằng người đi rừng, nếu gặp bầy thú dữ ắt leo lên cây tránh. Chờ chúng đi qua mới dám xuống.
Lại nói người đi biển, nếu gặp bão tố cũng kiếm nơi kín gió ẩn nấp. Đợi bão tố tan đi mới tiếp tục dong buồm.
Người lữ hành phương xa, giữa sa mạc gặp bão cát hay mùa đông đụng bão tuyết cũng đều tìm nơi tránh.
Có câu: tránh voi chẳng xấu mặt nào.
Mình hôm nay giữa đô thị. Nằm nhà khóa kín cửa. Trên chăn ấm. Dưới nệm êm. Ăn bánh mì, phô mai, xúc xích. Uống nước trong. Đọc sách. Điện cúp. Cứ như trên hoang đảo.
Chiều qua còn đi đám cưới. Tối qua mưa gió ì ầm khiến giấc ngủ chẳng an. Cũng đã biết hôm nay chỉ việc ngủ cho quên mưa gió.
Sáng thấy ngớt gió, xách xe chạy quanh một vòng. Đường phố vắng lặng. Xơ xác toàn lá cây. Đường ngập nước, chắc nghẽn cống. Mưa không lớn. Dân tình nấp trong nhà nhìn ra đường như lén nhìn nhan sắc Ketsana.
Cậu em gọi điện nói dự kiến bão vào giữa Đà Nẵng và Quảng Nam, khoảng giờ Thân (giờ hoàng đạo của ngày hôm nay !?).
Bây giờ mới quá Ngọ.
Gió vẫn rít, chưa quá ào ạt.
Mưa vẫn rơi, chưa quá tầm tã.
Trời vẫn hửng sáng, thỉnh thoảng lại tối sầm.
Ánh sáng qua cửa sổ đọc sách lúc đủ lúc thiếu. Nhân laptop còn pin mới bật lên đọc tài liệu. Và gõ offline những dòng này, cho nó thời sự. Hehe.
***
Giờ này thì cái gì qua đi đã qua đi. Và cái gì còn đó thì vẫn còn đó.
Hôm kia mình kiên nhẫn chờ đến giờ Dậu mới lấy xe đạp ra đường. Lẽ ra hôm đó mình phải viết: Gió vẫn rít, đã bớt ào ạt. Mưa vẫn rơi, không còn tầm tã. Trời dần hửng sáng.
Bây giờ báo chí giật tít: Thảm họa từ chủ quan và dự báo sai. Hôm đó đài phát thanh vẫn "dự báo" bão sẽ vào chiều tối trong khi trưa nó đã tàn phá Quảng Ngãi rồi (!?).
Ba năm trôi qua từ ngày Xangsane ghé Đà Nẵng và cách xây dựng nhà cửa của người dân nơi đây cũng đã thay đổi nhiều. Nên đợt này thiệt hại lớn nhất có lẽ là các công trình công cộng (!).
Tất nhiên đợt này Đà Nẵng chỉ nằm trong vùng ảnh hưởng, dù chẳng nhẹ nhàng gì. Nhưng chủ quan hay không thì đáng thương nhất vẫn là những người dân quê. Những người thậm chí nhà còn chẳng có cửa ngõ tử tế để mà giằng buộc.
Mà đã hết đâu. Bão chưa qua thì lũ lụt đã tới. Hầu như bao giờ cũng vậy. Và hậu quả cũng cứ ... vậy. Giao thông đình trệ. Xóm làng bị cô lập trong tuyệt vọng. Mênh mông nước trắng.
Quê mình Quảng Trị mười mấy năm nay mới lại thấy lại lũ lụt kinh hoàng. Cứ tưởng qua rồi cái thời nước ngập nửa nhà. Có lẽ sẽ có những thống kê đau thương cho những gia đình mà mức sống còn chưa đủ cao để kiên cố hóa nhà cửa.
Và rồi báo chí sẽ kể những câu chuyện đau thương. Chụp những bức ảnh tiêu biểu lẫn không tiêu biểu. Tiền cứu trợ lại đổ không biết về đâu.
Người dân sẽ vuốt nước trên mặt để ngước mắt nhìn trời. Nước mưa và nước mắt.
Để rồi năm lại năm, lại kể chuyện: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Tháng Quý Dậu.
Năm Kỷ Sửu.
Nằm chờ Ketsana.
Nói đúng hơn là nằm tránh Ketsana.
Tiếng Việt quả nhiên rắc rối. Phải nói là nằm chờ Ketsana đi qua.
Nghe nói rằng người đi rừng, nếu gặp bầy thú dữ ắt leo lên cây tránh. Chờ chúng đi qua mới dám xuống.
Lại nói người đi biển, nếu gặp bão tố cũng kiếm nơi kín gió ẩn nấp. Đợi bão tố tan đi mới tiếp tục dong buồm.
Người lữ hành phương xa, giữa sa mạc gặp bão cát hay mùa đông đụng bão tuyết cũng đều tìm nơi tránh.
Có câu: tránh voi chẳng xấu mặt nào.
Mình hôm nay giữa đô thị. Nằm nhà khóa kín cửa. Trên chăn ấm. Dưới nệm êm. Ăn bánh mì, phô mai, xúc xích. Uống nước trong. Đọc sách. Điện cúp. Cứ như trên hoang đảo.
Chiều qua còn đi đám cưới. Tối qua mưa gió ì ầm khiến giấc ngủ chẳng an. Cũng đã biết hôm nay chỉ việc ngủ cho quên mưa gió.
Sáng thấy ngớt gió, xách xe chạy quanh một vòng. Đường phố vắng lặng. Xơ xác toàn lá cây. Đường ngập nước, chắc nghẽn cống. Mưa không lớn. Dân tình nấp trong nhà nhìn ra đường như lén nhìn nhan sắc Ketsana.
Cậu em gọi điện nói dự kiến bão vào giữa Đà Nẵng và Quảng Nam, khoảng giờ Thân (giờ hoàng đạo của ngày hôm nay !?).
Bây giờ mới quá Ngọ.
Gió vẫn rít, chưa quá ào ạt.
Mưa vẫn rơi, chưa quá tầm tã.
Trời vẫn hửng sáng, thỉnh thoảng lại tối sầm.
Ánh sáng qua cửa sổ đọc sách lúc đủ lúc thiếu. Nhân laptop còn pin mới bật lên đọc tài liệu. Và gõ offline những dòng này, cho nó thời sự. Hehe.
***
Giờ này thì cái gì qua đi đã qua đi. Và cái gì còn đó thì vẫn còn đó.
Hôm kia mình kiên nhẫn chờ đến giờ Dậu mới lấy xe đạp ra đường. Lẽ ra hôm đó mình phải viết: Gió vẫn rít, đã bớt ào ạt. Mưa vẫn rơi, không còn tầm tã. Trời dần hửng sáng.
Bây giờ báo chí giật tít: Thảm họa từ chủ quan và dự báo sai. Hôm đó đài phát thanh vẫn "dự báo" bão sẽ vào chiều tối trong khi trưa nó đã tàn phá Quảng Ngãi rồi (!?).
Ba năm trôi qua từ ngày Xangsane ghé Đà Nẵng và cách xây dựng nhà cửa của người dân nơi đây cũng đã thay đổi nhiều. Nên đợt này thiệt hại lớn nhất có lẽ là các công trình công cộng (!).
Tất nhiên đợt này Đà Nẵng chỉ nằm trong vùng ảnh hưởng, dù chẳng nhẹ nhàng gì. Nhưng chủ quan hay không thì đáng thương nhất vẫn là những người dân quê. Những người thậm chí nhà còn chẳng có cửa ngõ tử tế để mà giằng buộc.
Mà đã hết đâu. Bão chưa qua thì lũ lụt đã tới. Hầu như bao giờ cũng vậy. Và hậu quả cũng cứ ... vậy. Giao thông đình trệ. Xóm làng bị cô lập trong tuyệt vọng. Mênh mông nước trắng.
Quê mình Quảng Trị mười mấy năm nay mới lại thấy lại lũ lụt kinh hoàng. Cứ tưởng qua rồi cái thời nước ngập nửa nhà. Có lẽ sẽ có những thống kê đau thương cho những gia đình mà mức sống còn chưa đủ cao để kiên cố hóa nhà cửa.
Và rồi báo chí sẽ kể những câu chuyện đau thương. Chụp những bức ảnh tiêu biểu lẫn không tiêu biểu. Tiền cứu trợ lại đổ không biết về đâu.
Người dân sẽ vuốt nước trên mặt để ngước mắt nhìn trời. Nước mưa và nước mắt.
Để rồi năm lại năm, lại kể chuyện: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009
Lan man bão
Ngồi chờ cô bạn Ketsana ghé thăm.
Mình không biết tiếng Lào. Nghe rằng Ketsana là tên một loại cây hương liệu quý. Mới mơ mộng (liêu trai) về cô bạn yểu điệu mà thơm ngát.
Nhưng thực tế phũ phàng. Người ta đang so sánh cô với anh bạn đồng hương dữ dằn của cô, "con voi lớn" (Xangsane). Trùng hợp hay không? Anh bạn này đã ghé thăm Đà Nẵng cách nay gần đúng 3 năm. Và cho đến bây giờ dân tình bên sông Hàn còn lưu tiếng khiếp.
Cô nàng đỏng đảnh chưa rõ sẽ ghé vào đâu. Khiến một dải từ Quảng Trị vào Đà Nẵng hồi hộp.
Mình ngồi trong nhà lặng gió. Mà nghe mấy cái cây tội nghiệp quanh nhà vật vã. Tiếng rít ù ù như kêu gào. Thử noi Tô học sĩ, gió tám phương tứ hướng mà lòng không động (!?).
Bèn đọc linh tinh.
Mình vốn có đức tốt. Ở chỗ không thèm đọc báo và nhà không sắm tv. Nhưng tu chưa đến nơi nên không ngăn nổi tính thỉnh thoảng liếc ngang liếc dọc. :)
Chuyện là mấy hôm nay mọi người bàn tán về cái-gọi-là cuộc thi hoa hậu quý-bà-thành-đạt. Được truyền trên VTV. Từ những cô cậu bé học sinh bình: hài vãi. Đến những nhà báo uyên thâm thừa nhận: hài thật. VTV đã tìm ra tiết mục thay thế cho những gặp nhau cuối tuần cuối tháng cuối năm rồi chăng?
Nên mình không nén nổi tò mò mà mục sở thị qua vài đoạn video. Giới thiệu rằng từ những quý-bà-22-tuổi (?!) đến tuổi sồn sồn. Thấy ngay mấy quý bà ở-tuổi-khả-kính trang phục áo tắm, cũng "đong đưa" và tự giới thiệu theo phong cách Lậm Văn Sai, hét tướng mấy từ cuối câu. Khiến mình không khỏi liên tưởng cuộc thi dành cho các cháu mẫu giáo, thì lại trang phục hát hò như những kẻ từng trải phong sương.
Còn thành-đạt thì quả là ... khó nói. Nghe có quý-bà từng lái "xe điên", gây tai nạn hàng loạt rồi bỏ chạy. Sau đó chỉ việc rời đồn CA với nụ cười trên môi. Lại còn cô cựu-hoa-hậu gì đó thuở còn chưa là quý-bà (ở cái xứ mà các cuộc thi hoa hậu nhiều hơn lá trên rừng này) "ngạc nhiên" khi bị đánh rớt. Mình có cái xui xẻo đã từng diện kiến cô này và chứng kiến cái sự nhạt hơn nước ốc.
Cư dân mạng cười chán rồi tự hỏi, sao người này người kia thành đạt xinh đẹp nổi tiếng lại không dự thi? Lại tự trả lời, vì họ đâu có rảnh. Hóa ra là vậy. Vậy thì mấy cuộc thi này nọ nọ kia blah blah blah xin thêm vào cuối một từ RẢNH cho nó minh bạch (!!).
Chỉ tội dân ta cứ tưởng lên tv là chính-thức danh-hiệu cao-quý. Nào biết chỉ là cuộc chơi lố lăng của nhà đài.
Thôi thì lại một cơn bão với cái tên dịu dàng nữa vừa qua.
Mình không biết tiếng Lào. Nghe rằng Ketsana là tên một loại cây hương liệu quý. Mới mơ mộng (liêu trai) về cô bạn yểu điệu mà thơm ngát.
Nhưng thực tế phũ phàng. Người ta đang so sánh cô với anh bạn đồng hương dữ dằn của cô, "con voi lớn" (Xangsane). Trùng hợp hay không? Anh bạn này đã ghé thăm Đà Nẵng cách nay gần đúng 3 năm. Và cho đến bây giờ dân tình bên sông Hàn còn lưu tiếng khiếp.
Cô nàng đỏng đảnh chưa rõ sẽ ghé vào đâu. Khiến một dải từ Quảng Trị vào Đà Nẵng hồi hộp.
Mình ngồi trong nhà lặng gió. Mà nghe mấy cái cây tội nghiệp quanh nhà vật vã. Tiếng rít ù ù như kêu gào. Thử noi Tô học sĩ, gió tám phương tứ hướng mà lòng không động (!?).
Bèn đọc linh tinh.
Mình vốn có đức tốt. Ở chỗ không thèm đọc báo và nhà không sắm tv. Nhưng tu chưa đến nơi nên không ngăn nổi tính thỉnh thoảng liếc ngang liếc dọc. :)
Chuyện là mấy hôm nay mọi người bàn tán về cái-gọi-là cuộc thi hoa hậu quý-bà-thành-đạt. Được truyền trên VTV. Từ những cô cậu bé học sinh bình: hài vãi. Đến những nhà báo uyên thâm thừa nhận: hài thật. VTV đã tìm ra tiết mục thay thế cho những gặp nhau cuối tuần cuối tháng cuối năm rồi chăng?
Nên mình không nén nổi tò mò mà mục sở thị qua vài đoạn video. Giới thiệu rằng từ những quý-bà-22-tuổi (?!) đến tuổi sồn sồn. Thấy ngay mấy quý bà ở-tuổi-khả-kính trang phục áo tắm, cũng "đong đưa" và tự giới thiệu theo phong cách Lậm Văn Sai, hét tướng mấy từ cuối câu. Khiến mình không khỏi liên tưởng cuộc thi dành cho các cháu mẫu giáo, thì lại trang phục hát hò như những kẻ từng trải phong sương.
Còn thành-đạt thì quả là ... khó nói. Nghe có quý-bà từng lái "xe điên", gây tai nạn hàng loạt rồi bỏ chạy. Sau đó chỉ việc rời đồn CA với nụ cười trên môi. Lại còn cô cựu-hoa-hậu gì đó thuở còn chưa là quý-bà (ở cái xứ mà các cuộc thi hoa hậu nhiều hơn lá trên rừng này) "ngạc nhiên" khi bị đánh rớt. Mình có cái xui xẻo đã từng diện kiến cô này và chứng kiến cái sự nhạt hơn nước ốc.
Cư dân mạng cười chán rồi tự hỏi, sao người này người kia thành đạt xinh đẹp nổi tiếng lại không dự thi? Lại tự trả lời, vì họ đâu có rảnh. Hóa ra là vậy. Vậy thì mấy cuộc thi này nọ nọ kia blah blah blah xin thêm vào cuối một từ RẢNH cho nó minh bạch (!!).
Chỉ tội dân ta cứ tưởng lên tv là chính-thức danh-hiệu cao-quý. Nào biết chỉ là cuộc chơi lố lăng của nhà đài.
Thôi thì lại một cơn bão với cái tên dịu dàng nữa vừa qua.
Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009
Chuyện thứ ba
Nhớ lại ba câu chuyện tình buồn thật giống nhau. Một chàng trai, một cô thôn nữ. Và khi người chiến binh trở về thì người thương đã không còn.
Hầu như cùng trong một giai đoạn lịch sử.
Nhưng số phận câu chuyện thứ ba mang nhiều trắc trở hơn hai câu chuyện đã kể. Cả với câu chuyện, cả với người kể chuyện.
Ngày còn đi học, mình may mắn lắm mới được biết về câu chuyện. Và cố gắng lắm mới được đọc nó. Lần đầu tiên, trên những trang vở chép tay.
Rồi thời gian dần qua, vẫn chưa cảm nhận được cái hay của câu chuyện. Hơn hết lúc đó là sự thắc mắc. Thắc mắc tại sao nó lại bị cấm.
Phải qua nhiều trải nghiệm, mình mới nhận ra. Khi lịch sử muốn tạo anh hùng, thì con người không có nhiều chọn lựa. Khi ra ngõ gặp chuyện vĩ đại, thì chuyện bình thường trở thành tội lỗi.
Hôm nay, mình chỉ muốn kể lại câu chuyện bình dị mà buồn bã này. Chứ không phải hai câu chuyện trước. Vì không phải các anh hùng, mà chính sự dung dị của cuộc sống mới là bất tử ...
Màu Tím Hoa Sim
Hữu Loan
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi
Người vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh
Bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo.
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê.
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương.
Tôi về không gặp nàng.
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương tàn lạnh vây quanh.
Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần.
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím.
Áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa đèn khuya bóng nhỏ.
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa!…
Một chiều rừng mưa
Ba người anh
Từ chiến trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng.
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí.
Chiều hành quân qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.
Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai tôi hát trong màu hoa
“Áo anh sút chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm
Mẹ già chưa khâu …”
Hầu như cùng trong một giai đoạn lịch sử.
Nhưng số phận câu chuyện thứ ba mang nhiều trắc trở hơn hai câu chuyện đã kể. Cả với câu chuyện, cả với người kể chuyện.
Ngày còn đi học, mình may mắn lắm mới được biết về câu chuyện. Và cố gắng lắm mới được đọc nó. Lần đầu tiên, trên những trang vở chép tay.
Rồi thời gian dần qua, vẫn chưa cảm nhận được cái hay của câu chuyện. Hơn hết lúc đó là sự thắc mắc. Thắc mắc tại sao nó lại bị cấm.
Phải qua nhiều trải nghiệm, mình mới nhận ra. Khi lịch sử muốn tạo anh hùng, thì con người không có nhiều chọn lựa. Khi ra ngõ gặp chuyện vĩ đại, thì chuyện bình thường trở thành tội lỗi.
Hôm nay, mình chỉ muốn kể lại câu chuyện bình dị mà buồn bã này. Chứ không phải hai câu chuyện trước. Vì không phải các anh hùng, mà chính sự dung dị của cuộc sống mới là bất tử ...
Màu Tím Hoa Sim
Hữu Loan
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi
Người vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh
Bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo.
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê.
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương.
Tôi về không gặp nàng.
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương tàn lạnh vây quanh.
Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần.
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím.
Áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa đèn khuya bóng nhỏ.
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa!…
Một chiều rừng mưa
Ba người anh
Từ chiến trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng.
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí.
Chiều hành quân qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.
Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai tôi hát trong màu hoa
“Áo anh sút chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm
Mẹ già chưa khâu …”
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009
Chuyện thứ hai
QUÊ HƯƠNG
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ?
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
Có những buổi trốn học
Ðuổi bướm cạnh cầu ao
Mẹ bắt được
Chưa đánh roi nào đã khóc.
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích.
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi.
Cô bé nhà bên
Có ai ngờ, cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn, thương thương quá đi thôi.
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Ðơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi.
Hòa bình tôi lại trở về đây
Vẫn mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con, khó nói lắm anh ơi!
Tôi nắm bày tay em, nhỏ nhắn, ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng.
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được, dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Ðau xé lòng anh, chết nửa con người
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Giang Nam
Vĩ thanh:
Sau này hóa ra đó là một tin thất thiệt. Người con gái vẫn còn sống. Họ gặp lại nhau và nên duyên chồng vợ. Hai vợ chồng về già sống tại thành phố Nha trang. Có kinh doanh thêm nước mắm để kiếm sống ...
Chỉ nhớ tuổi học trò mình đã từng say mê bài thơ. Thuộc từng câu. Nhưng rồi thời gian cũng dần phôi phai.
Gần đây gặp nhiều bạn trẻ. Họ không hề biết gì về câu chuyện tình ấy.
Trong vài chiếu rượu còn tếu táo rằng: bài thơ sở dĩ lưu danh vì chân lý "xưa yêu quê hương vì có chim có bướm ..."
Vĩ thanh:
Sau này hóa ra đó là một tin thất thiệt. Người con gái vẫn còn sống. Họ gặp lại nhau và nên duyên chồng vợ. Hai vợ chồng về già sống tại thành phố Nha trang. Có kinh doanh thêm nước mắm để kiếm sống ...
Chỉ nhớ tuổi học trò mình đã từng say mê bài thơ. Thuộc từng câu. Nhưng rồi thời gian cũng dần phôi phai.
Gần đây gặp nhiều bạn trẻ. Họ không hề biết gì về câu chuyện tình ấy.
Trong vài chiếu rượu còn tếu táo rằng: bài thơ sở dĩ lưu danh vì chân lý "xưa yêu quê hương vì có chim có bướm ..."
Thứ Ba, 22 tháng 9, 2009
Chuyện thứ nhất
Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai nhánh lúa
Bữa thì em tới bữa anh sang
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai nhánh lúa
Bữa thì em tới bữa anh sang
Câu chuyện của Vũ Cao. Có tên gọi "Núi đôi".
Em vẫn đùa anh sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi
Núi chồng núi vợ đứng song đôi
Cứ như phải thế, họ xa nhau.
Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn
Người con trai ra đi.
Anh vào bộ đội lên Đông Bắc
Bao thương nhớ dồn cho ngày trở về. Nhưng
Mới đến đầu ao tin sét đánh
Giặc giết em rồi, dưới gốc thông
Giặc giết em rồi, dưới gốc thông
Chuyện tình chưa kịp nhen nhóm đã kết buồn. Chàng trai sớm nâng nỗi buồn đau lên "một tầm cao mới". Blah blah blah.
Thực ra ngày ấy nghe chuyện này mình chỉ có cảm giác thinh thích. Cảm giác không quá sâu đậm để sớm nhạt nhòa.
Có lẽ thời đại chỉ mượn câu chuyện ...
Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009
Chuyện cũ kể lại cho rất ít người nghe
- Anh nói gì đi!
- ?!
- Anh kể chuyện gì đi cho vui!
- Uh, đúng rồi, anh kể chuyện cho vui!
- Chuyện vui ah? Tiếu lâm nha?
- Không, kể chuyện cho vui, không phải chuyện vui.
- Chuyện không vui, thì chuyện buồn vậy.
- Anh thật là, hay anh kể chuyện tình yêu đi!
- Uh, đúng rồi, chuyện tình.
- Uh, chuyện tình. Chuyện tình thì đương nhiên là buồn rồi.
- Anh lại thế.
- Được rồi. Anh kể. Mà không phải chỉ một. Những ba chuyện tình. Ba chuyện tình buồn.
Những câu chuyện này nay đã là cổ tích. Với thế hệ anh cũng là cổ tích. Nhưng bọn anh còn bị ám ảnh. Khó lãng quên.
Ba câu chuyện tình khác nhau. Nhưng rất giống nhau. Nghe xong mấy em sẽ thấy chúng giống nhau thế nào. Bạn cùng thời với anh, chỉ nghe một là họ biết ngay hai câu chuyện còn lại.
Anh nhớ cũng không rõ nữa. Có lẽ anh cứ kể theo kiểu của anh. Theo cách chúng ám ảnh trong trí nhớ của anh. Có gì không chính xác thì mong mọi người lượng thứ.
...
- ?!
- Anh kể chuyện gì đi cho vui!
- Uh, đúng rồi, anh kể chuyện cho vui!
- Chuyện vui ah? Tiếu lâm nha?
- Không, kể chuyện cho vui, không phải chuyện vui.
- Chuyện không vui, thì chuyện buồn vậy.
- Anh thật là, hay anh kể chuyện tình yêu đi!
- Uh, đúng rồi, chuyện tình.
- Uh, chuyện tình. Chuyện tình thì đương nhiên là buồn rồi.
- Anh lại thế.
- Được rồi. Anh kể. Mà không phải chỉ một. Những ba chuyện tình. Ba chuyện tình buồn.
Những câu chuyện này nay đã là cổ tích. Với thế hệ anh cũng là cổ tích. Nhưng bọn anh còn bị ám ảnh. Khó lãng quên.
Ba câu chuyện tình khác nhau. Nhưng rất giống nhau. Nghe xong mấy em sẽ thấy chúng giống nhau thế nào. Bạn cùng thời với anh, chỉ nghe một là họ biết ngay hai câu chuyện còn lại.
Anh nhớ cũng không rõ nữa. Có lẽ anh cứ kể theo kiểu của anh. Theo cách chúng ám ảnh trong trí nhớ của anh. Có gì không chính xác thì mong mọi người lượng thứ.
...
Thứ Hai, 14 tháng 9, 2009
Lan man bình thường
Bình thường.
Như bình thường.
Ngày bình thường.
Một ngày bình thường.
Đi trực về. Vào chiếu rượu Quê choa. Đọc Bình thường thôi.
Bình thường thôi.
Báo đăng một hiệu trưởng trong nhiều năm mua trinh hàng chục học sinh. Nhiều người chép miệng: bình thường thôi.
Bình thường thôi.
Xách xe đạp quanh phố, như bình thường. Trừ chiếc xe buýt màu hồng của HTV đậu trên đường Bạch Đằng, còn lại tất cả vẫn bình thường.
Bình thường thôi.
Vẫn những chiếc xe máy hối hả ngược xuôi. Xả khói và còi ầm ĩ. Bình thường thôi.
Vẫn chen chúc nhau chẳng ai nhường ai ở các ngã tư. Bình thường thôi.
Vẫn vượt-đèn-đỏ-thản-nhiên trước mũi mọi người ở các ngã tư khác. Bình thường thôi.
Bình thường thôi.
Vào quán. Vẫn ồn ào í ới. Vẫn xả rác la liệt, xung quanh những-chiếc-giỏ-nhựa-xinh-xắn-gần-như-trống-rỗng. Bình thường thôi.
Bình thường thôi.
Như bình thường.
Ngày bình thường.
Một ngày bình thường.
Đi trực về. Vào chiếu rượu Quê choa. Đọc Bình thường thôi.
Bình thường thôi.
Báo đăng một hiệu trưởng trong nhiều năm mua trinh hàng chục học sinh. Nhiều người chép miệng: bình thường thôi.
Bình thường thôi.
Xách xe đạp quanh phố, như bình thường. Trừ chiếc xe buýt màu hồng của HTV đậu trên đường Bạch Đằng, còn lại tất cả vẫn bình thường.
Bình thường thôi.
Vẫn những chiếc xe máy hối hả ngược xuôi. Xả khói và còi ầm ĩ. Bình thường thôi.
Vẫn chen chúc nhau chẳng ai nhường ai ở các ngã tư. Bình thường thôi.
Vẫn vượt-đèn-đỏ-thản-nhiên trước mũi mọi người ở các ngã tư khác. Bình thường thôi.
Bình thường thôi.
Vào quán. Vẫn ồn ào í ới. Vẫn xả rác la liệt, xung quanh những-chiếc-giỏ-nhựa-xinh-xắn-gần-như-trống-rỗng. Bình thường thôi.
Bình thường thôi.
Bạn ơi hãy đến thăm quê hương chúng tôi ...
Thứ Năm, 10 tháng 9, 2009
?
Cuối cùng thì TASS cũng đã có quyền tuyên bố:
Có chữ ký và dấu đỏ chót. Xác nhận trịnh trọng của chính quyền.
Mình thực sự là người tự do, cho đến phút này, và sẽ, ít nhất trong 6 tháng nữa. Haha.
Xưa người ta mơ ước có mảnh đất cắm dùi (mặc dù mình không hiểu dùi gì và cắm để làm gì, hehe). Lại có kẻ "vô địa khả mai".
Còn mình thì còn có chỗ trồng cây xư.
Mới biết mình cũng còn may mắn vậy.
Có chữ ký và dấu đỏ chót. Xác nhận trịnh trọng của chính quyền.
Mình thực sự là người tự do, cho đến phút này, và sẽ, ít nhất trong 6 tháng nữa. Haha.
Xưa người ta mơ ước có mảnh đất cắm dùi (mặc dù mình không hiểu dùi gì và cắm để làm gì, hehe). Lại có kẻ "vô địa khả mai".
Còn mình thì còn có chỗ trồng cây xư.
Mới biết mình cũng còn may mắn vậy.
Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009
Lan man bánh
Xưa nay nếu có ai chỉ nọ kia mà hỏi mình rằng hoa ấy hoa gì thì mình ... biết chết liền.
Cứ giống có lông có cánh bay được thì là chim. Loài có vây có đuôi bơi được thì là cá. Nếu lại hỏi chim gì cá gì thì mình ... chết liền không kịp biết.
Hôm rồi bạn cho túi bánh. Hình dáng giống nhau, đều gói trong lá chuối. Đến lúc ăn mấy cái rồi mới biết có đến hai loại khác nhau.
Loại thứ nhất làm bằng bột nếp trộn nước lá gai đen, nhân đậu xanh. Là bánh ít (lá gai) đen.
Loại thứ hai cũng nhân đậu xanh vàng ươm, nhưng được bọc trong lớp bột lọc trong suốt xen ít sợi cùi dừa. Quen gọi bánh su sê.
Nhìn lại mới thấy lá chuối gói bánh ít chỉ gập lại, hững hờ mà không cần giằng buộc, phải chăng tại bánh ... ít?
Còn bánh su sê thì gói buộc cẩn thận. Sách chép lại rằng:
Bánh su sê hay còn gọi là bánh phu thê. Tên gọi này gắn liền với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh.
Vậy dây buộc bánh hay ... ?
Người gói bánh hay hữu ý làm thơ?
Cứ giống có lông có cánh bay được thì là chim. Loài có vây có đuôi bơi được thì là cá. Nếu lại hỏi chim gì cá gì thì mình ... chết liền không kịp biết.
Hôm rồi bạn cho túi bánh. Hình dáng giống nhau, đều gói trong lá chuối. Đến lúc ăn mấy cái rồi mới biết có đến hai loại khác nhau.
Loại thứ nhất làm bằng bột nếp trộn nước lá gai đen, nhân đậu xanh. Là bánh ít (lá gai) đen.
Loại thứ hai cũng nhân đậu xanh vàng ươm, nhưng được bọc trong lớp bột lọc trong suốt xen ít sợi cùi dừa. Quen gọi bánh su sê.
Nhìn lại mới thấy lá chuối gói bánh ít chỉ gập lại, hững hờ mà không cần giằng buộc, phải chăng tại bánh ... ít?
Bánh đầy mâm anh rằng bánh ít
Trầu cả chợ chị bảo trầu không
Trầu cả chợ chị bảo trầu không
Còn bánh su sê thì gói buộc cẩn thận. Sách chép lại rằng:
Bánh su sê hay còn gọi là bánh phu thê. Tên gọi này gắn liền với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh.
Vậy dây buộc bánh hay ... ?
Từ ngày chàng bước xuống ghe
Sóng bao nhiêu đợt bánh phu thê rầu bấy nhiêu
Sóng bao nhiêu đợt bánh phu thê rầu bấy nhiêu
Người gói bánh hay hữu ý làm thơ?
Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009
Lan man mưa
Hôm qua chạy xe máy trong mưa dọc tuyến quốc lộ.
Xung quanh là những đông đảo đồng-bào-tập-làm-cảnh-sát-giao-thông. Còi tứ phương tám hướng. Dân ta vẫn vậy. Làm hay không bằng hét to.
Và vội vã đánh cược tính mạng mình cùng nhiều-người-xung-quanh để giành lấy những khoảnh-khắc-thời-gian-có-vẻ-quý-giá-chẳng-để-làm-gì.
Mình e dè đi sau một chiếc ô tô to đùng. Nghĩ, nhanh chẳng để làm gì. Kẻ trước người sau nhanh chậm khác nhau ai-chả-tới-đó (địa ngục!).
Chiếc xe khách loại hai tầng giường nằm. Có chữ to tướng: Ba Đào. Tự dưng nhớ:
Thuở xưa, vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng tên là Ngưu Lang, vì say mê nhan sắc của một tiên nữ tên là Chức Nữ nên bỏ phế việc chăn trâu, để trâu đi nghinh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.
Nhưng về sau, Ngọc Hoàng nghĩ lại, thương tình nên ra ơn cho Ngưu Lang, Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào tháng Bảy. Và khi tiễn nhau, Ngưu Lang Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hoá thành cơn mưa và được dương thế đặt tên là mưa ngâu.
Ngọc Hoàng thật ác quá đi. Bao nhiêu năm vẫn không quên chút lỗi cũ. Để đến nỗi hai ông bà tội nghiệp kia khóc ngập đất trời. Kiểu này cứ năm sau nỗi nhớ nhung lại còn hơn năm trước.
Hay bữa nay số đôi chàng Ngưu nàng Chức tăng lên gấp bội? Khiến cống cống mới xây chảy không hết nước mắt. Đê đê mới đắp ngăn không nổi lệ tràn.
Để vẫn rằng: tháng Bảy mưa ngâu ...
Xung quanh là những đông đảo đồng-bào-tập-làm-cảnh-sát-giao-thông. Còi tứ phương tám hướng. Dân ta vẫn vậy. Làm hay không bằng hét to.
Và vội vã đánh cược tính mạng mình cùng nhiều-người-xung-quanh để giành lấy những khoảnh-khắc-thời-gian-có-vẻ-quý-giá-chẳng-để-làm-gì.
Mình e dè đi sau một chiếc ô tô to đùng. Nghĩ, nhanh chẳng để làm gì. Kẻ trước người sau nhanh chậm khác nhau ai-chả-tới-đó (địa ngục!).
Chiếc xe khách loại hai tầng giường nằm. Có chữ to tướng: Ba Đào. Tự dưng nhớ:
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
Vốn là vế đối của câu:Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách.
Cũng hợp cảnh quá. Mấy hôm nay tầm tã đến thâm cả đất trời.Thuở xưa, vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng tên là Ngưu Lang, vì say mê nhan sắc của một tiên nữ tên là Chức Nữ nên bỏ phế việc chăn trâu, để trâu đi nghinh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.
Nhưng về sau, Ngọc Hoàng nghĩ lại, thương tình nên ra ơn cho Ngưu Lang, Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào tháng Bảy. Và khi tiễn nhau, Ngưu Lang Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hoá thành cơn mưa và được dương thế đặt tên là mưa ngâu.
Ngọc Hoàng thật ác quá đi. Bao nhiêu năm vẫn không quên chút lỗi cũ. Để đến nỗi hai ông bà tội nghiệp kia khóc ngập đất trời. Kiểu này cứ năm sau nỗi nhớ nhung lại còn hơn năm trước.
Hay bữa nay số đôi chàng Ngưu nàng Chức tăng lên gấp bội? Khiến cống cống mới xây chảy không hết nước mắt. Đê đê mới đắp ngăn không nổi lệ tràn.
Để vẫn rằng: tháng Bảy mưa ngâu ...
Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009
Thời gian và ...
Tối qua ĐN có một cơn mưa thật lớn. Có lẽ cơn mưa cũng đã làm đất trời nóng nực phần nào dịu lại. Nhưng có làm mát được tâm hồn? (Và cơn mưa đến ...)
Tối qua mình lại có một cuộc nói chuyện dài với chú. Sau một thời gian dài.
Ôi thời gian!
Không phải là thời gian gần 4 tiếng nói chuyện. Cũng không hẳn là thời gian gần 1 năm không gặp.
Nhưng rõ ràng là thời gian này đo bằng năm bằng tháng. Không phải tính ngày giờ.
Không biết có phải tại chú đã già? Nên những lý lẽ không còn thuyết phục?
Hay tại mình đã già? Nên không còn đủ nhạy bén tiếp thu?
Khoảng cách 12 múi giờ như không được rút ngắn qua Y!M như trước nữa!
Than ôi thời gian!
Vậy mà mình vẫn loay hoay trong lãng phí thời gian. Trong tuyệt vọng ngày mỗi ngày mỗi tăng.
Chú vẫn cố tỏ ra lạc quan như xưa. Liệu có còn thực? Theo chú thì mình còn phải có 30 năm làm việc trước mắt nữa. Muốn nghỉ mà được chăng?
Nhưng đánh giá thực tế thì mình với chú thống nhất cao. Phải chăng lối thoát qua cửa quá hẹp? Mà quan trọng hơn, cái cửa hẹp ấy ở đâu?
Chú lại nói về Nhục nhãn - Thiên nhãn - Tuệ nhãn - Pháp nhãn - Phật nhãn.
Nếu mình tin, thì mình nghĩ đâu chỉ có 5? Mà sẽ là vô cùng nhãn. Nhưng Phật cũng chỉ mới có đến 5, thì ... ?!
Mà có tin được chăng? Khi mà mình loay hoay nào có thấy gì với 2 con nhục nhãn tội nghiệp. Lâu lâu lại còn đau nhức đến oải người.
Nhục nhãn 2 con thấy thế giới 3D. Người tài có thiên nhãn. Nhìn xa hơn chăng? "Trên thông thiên văn dưới tường địa lý"? Thấy được trục thời gian nữa chăng (4D)? "Biết quá khứ đoán định tương lai"?
Chưa nói Pháp nhãn, Phật nhãn, mình cần Tuệ nhãn để truy tìm cánh cửa hẹp. Người biết thì ít lắm, mà không chỉ được. Người tưởng là biết thì nhiều lắm, ích gì? Còn người không biết thật là Hằng hà sa số.
Duyên đốn ngộ ở đâu?
Tối qua mình lại có một cuộc nói chuyện dài với chú. Sau một thời gian dài.
Ôi thời gian!
Không phải là thời gian gần 4 tiếng nói chuyện. Cũng không hẳn là thời gian gần 1 năm không gặp.
Nhưng rõ ràng là thời gian này đo bằng năm bằng tháng. Không phải tính ngày giờ.
Ngày giờ thì trôi chậm nhưng năm tháng lại qua mau.
Không biết có phải tại chú đã già? Nên những lý lẽ không còn thuyết phục?
Hay tại mình đã già? Nên không còn đủ nhạy bén tiếp thu?
Khoảng cách 12 múi giờ như không được rút ngắn qua Y!M như trước nữa!
Than ôi thời gian!
Vậy mà mình vẫn loay hoay trong lãng phí thời gian. Trong tuyệt vọng ngày mỗi ngày mỗi tăng.
Chú vẫn cố tỏ ra lạc quan như xưa. Liệu có còn thực? Theo chú thì mình còn phải có 30 năm làm việc trước mắt nữa. Muốn nghỉ mà được chăng?
Nhưng đánh giá thực tế thì mình với chú thống nhất cao. Phải chăng lối thoát qua cửa quá hẹp? Mà quan trọng hơn, cái cửa hẹp ấy ở đâu?
Chú lại nói về Nhục nhãn - Thiên nhãn - Tuệ nhãn - Pháp nhãn - Phật nhãn.
Nếu mình tin, thì mình nghĩ đâu chỉ có 5? Mà sẽ là vô cùng nhãn. Nhưng Phật cũng chỉ mới có đến 5, thì ... ?!
Mà có tin được chăng? Khi mà mình loay hoay nào có thấy gì với 2 con nhục nhãn tội nghiệp. Lâu lâu lại còn đau nhức đến oải người.
Nhục nhãn 2 con thấy thế giới 3D. Người tài có thiên nhãn. Nhìn xa hơn chăng? "Trên thông thiên văn dưới tường địa lý"? Thấy được trục thời gian nữa chăng (4D)? "Biết quá khứ đoán định tương lai"?
Chưa nói Pháp nhãn, Phật nhãn, mình cần Tuệ nhãn để truy tìm cánh cửa hẹp. Người biết thì ít lắm, mà không chỉ được. Người tưởng là biết thì nhiều lắm, ích gì? Còn người không biết thật là Hằng hà sa số.
Duyên đốn ngộ ở đâu?
Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009
Lan man thời gian
Không có nhiều thời gian, nhưng mình vẫn đạp lòng vòng tý. Gọi là thư giãn, nhân thể bát phố.
Xem cái ngày mỗi ngày. Bên kia bờ sông có một khách sạn cho lắp một cái đồng hồ số to tướng trên đỉnh. Xem chừng cái này hữu dụng gấp mấy những lòe loẹt nhấp nháy to nhỏ quảng cáo. Để dân tình ham vui hay rảnh rang hóng mát, hoặc nhọc nhằn kiếm ăn biết lúc về tổ.
Lại thấy một cột quảng cáo xé rách nội dung. Góc độ kỹ thuật mà nói là kém. Trong khi đã dùng đến cả một board vi xử lý để điều khiển. Rõ ràng thanh đại đao đã băm nát con gà. Nếu nội dung bị xé rách không phải quảng cáo cho các công ty mà mang tính xã hội thì thật không đẹp tý nào.
Ngày mai, lịch sử loài người sẽ qua 70 năm kể từ ngày nổ ra cuộc chiến thế giới sau cùng. Những kẻ thù cũ đã vượt qua mặc cảm để đến với nhau, kẻ thua cuộc đã hàn gắn vết thương, trở thành những cường quốc. Trong khi kẻ mệnh danh thắng cuộc lớn nhất vẫn loay hoay giữa vũng bùn của chính mình. Không hàn gắn nổi vết thương với các láng giềng từng bị ép buộc làm anh em.
Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009
Lan man toilet
Mang tiếng là gã Lan man mà lâu rồi không có lan man.
Cũng chỉ tại đời chán như con gián lan man nên không buồn lan man con gián.
Nhưng hôm nay thì chán quá đỗi con gián. Nên bỗng quyết định lan man cho con gián đỡ chán.
Lần này lan man ... toilet.
Cảm hứng bắt nguồn từ mấy bác viruses, of type A, named H1N1.
Chả là nhờ có mấy bác, toilet trường bữa nay ... thơm phức. Bên cạnh la-va-bô là những cục xà bông hồng hồng be bé và cũng ... thơm phưng phức. Nhớ hồi mình còn bé, mấy thứ này quả là xa xỉ phẩm, mơ ước cũng không có để gội đầu chứ đừng nói đến rửa tay. Nay thì chúng nằm đó, thản nhiên miễn phí.
Tình cờ lại đọc Vương Trí Nhàn. Đề tài cũng là ... toilet.
Hóa ra dân xứ ta rất xa lạ với cái này. Ngày xưa thì mượn chữ Tàu, gọi là "xí". Mà thoạt đầu còn là "hố xí", mãi sau mới tiến bộ lên "nhà xí". Nay thì toàn dùng chữ Tây, WC cùng là toilet. Quả nhiên không phải thành phần văn hóa VN. Văn hóa VN là "nhất đồng nhì sông".
Bác VTN kết luận dân ta cẩu thả. Phải nói rất cẩu thả. Và lười biếng. Việc ngày nào cũng phải làm. Không làm không được. Không ít kẻ còn cho là nỗi thống khoái nữa. Vậy mà cũng chỉ làm lấy được. Qua hàng ngàn năm lịch sử vẫn vậy. Chả trách cho đến tận ngày nay vẫn không làm gì nên chuyện. Làm gì cũng lất phất lơ phơ cho xong chuyện. Chẳng biết hổ nhìn người.
Nên cái phần sót lại là bệnh "tiểu đường" tưởng cũng không lấy gì làm lạ. Lại còn dày mặt đem "xuất khẩu" khắp năm châu. Mà mở miệng thì cũng "nho" nhã lắm, những "đại" cùng "tiểu". Còn mấy động từ chính thống e chỉ có trong văn bọ Lập. Hehe. Mới biết cái xấu giấu đằng miệng vẫn không thoát khỏi đầu dân xứ ta vậy.
Chán chẳng bõ lan man.
Cũng chỉ tại đời chán như con gián lan man nên không buồn lan man con gián.
Nhưng hôm nay thì chán quá đỗi con gián. Nên bỗng quyết định lan man cho con gián đỡ chán.
Lần này lan man ... toilet.
Cảm hứng bắt nguồn từ mấy bác viruses, of type A, named H1N1.
Chả là nhờ có mấy bác, toilet trường bữa nay ... thơm phức. Bên cạnh la-va-bô là những cục xà bông hồng hồng be bé và cũng ... thơm phưng phức. Nhớ hồi mình còn bé, mấy thứ này quả là xa xỉ phẩm, mơ ước cũng không có để gội đầu chứ đừng nói đến rửa tay. Nay thì chúng nằm đó, thản nhiên miễn phí.
Tình cờ lại đọc Vương Trí Nhàn. Đề tài cũng là ... toilet.
Hóa ra dân xứ ta rất xa lạ với cái này. Ngày xưa thì mượn chữ Tàu, gọi là "xí". Mà thoạt đầu còn là "hố xí", mãi sau mới tiến bộ lên "nhà xí". Nay thì toàn dùng chữ Tây, WC cùng là toilet. Quả nhiên không phải thành phần văn hóa VN. Văn hóa VN là "nhất đồng nhì sông".
Bác VTN kết luận dân ta cẩu thả. Phải nói rất cẩu thả. Và lười biếng. Việc ngày nào cũng phải làm. Không làm không được. Không ít kẻ còn cho là nỗi thống khoái nữa. Vậy mà cũng chỉ làm lấy được. Qua hàng ngàn năm lịch sử vẫn vậy. Chả trách cho đến tận ngày nay vẫn không làm gì nên chuyện. Làm gì cũng lất phất lơ phơ cho xong chuyện. Chẳng biết hổ nhìn người.
Nên cái phần sót lại là bệnh "tiểu đường" tưởng cũng không lấy gì làm lạ. Lại còn dày mặt đem "xuất khẩu" khắp năm châu. Mà mở miệng thì cũng "nho" nhã lắm, những "đại" cùng "tiểu". Còn mấy động từ chính thống e chỉ có trong văn bọ Lập. Hehe. Mới biết cái xấu giấu đằng miệng vẫn không thoát khỏi đầu dân xứ ta vậy.
Chán chẳng bõ lan man.
Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009
Bắc Giang 2 0 8
Hôm trước xem phim The taking of Pelham 1 2 3.
Con tàu rời ga Pelham lúc 1 giờ 23 phút bị tấn công, bắt con tin và đòi tiền chuộc.
Một phim thuộc loại hành động. Kiểu cổ điển.
Không phải là một phim xuất sắc.
Kịch tính không quá cao. Kết thúc cũng không hấp dẫn.
Nhưng xem được. Nói chung bình thường.
Điều mình muốn nói lại chính là sự bình thường ấy.
Không anh hùng. Chỉ là câu chuyện của những con-người-của-bổn-phận. Tròn bổn phận. Có lúc mắc lỗi. Lại có lúc làm tốt.
Khái niệm này ở xứ ta nghe chừng xa lạ. Trò lẽ ra đi mua chữ lại mua bằng. Thầy lẽ ra bán hay cho chữ thì lại buôn chữ. Bộ trưởng tranh việc của thanh tra. Blahblahblah.
Vốn không định viết chi về phim này. Nhưng tại cứ nghĩ về tin trên báo hôm nay. Vụ việc tại Bắc Giang ngày hôm qua 20 tháng 8.
Cướp tiệm vàng. Dí dao vào cổ cháu bé 21 tháng tuổi làm con tin. Kết cục con tin bị giết chết. Vì một ai đó manh động.
Giá như ai cũng được giáo dục về bổn phận của mình. Chứ không phải được giáo dục để trở thành (mà không bao giờ thành) anh hùng.
Con tàu rời ga Pelham lúc 1 giờ 23 phút bị tấn công, bắt con tin và đòi tiền chuộc.
Một phim thuộc loại hành động. Kiểu cổ điển.
Không phải là một phim xuất sắc.
Kịch tính không quá cao. Kết thúc cũng không hấp dẫn.
Nhưng xem được. Nói chung bình thường.
Điều mình muốn nói lại chính là sự bình thường ấy.
Không anh hùng. Chỉ là câu chuyện của những con-người-của-bổn-phận. Tròn bổn phận. Có lúc mắc lỗi. Lại có lúc làm tốt.
Khái niệm này ở xứ ta nghe chừng xa lạ. Trò lẽ ra đi mua chữ lại mua bằng. Thầy lẽ ra bán hay cho chữ thì lại buôn chữ. Bộ trưởng tranh việc của thanh tra. Blahblahblah.
Vốn không định viết chi về phim này. Nhưng tại cứ nghĩ về tin trên báo hôm nay. Vụ việc tại Bắc Giang ngày hôm qua 20 tháng 8.
Cướp tiệm vàng. Dí dao vào cổ cháu bé 21 tháng tuổi làm con tin. Kết cục con tin bị giết chết. Vì một ai đó manh động.
Giá như ai cũng được giáo dục về bổn phận của mình. Chứ không phải được giáo dục để trở thành (mà không bao giờ thành) anh hùng.
Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009
Linh tinh ...
Ngồi buồn nói chuyện linh tinh.
Đó là nói theo kiểu Bắc. Còn theo kiểu Nam thì: ngồi rảnh nói nhảm. Hihi.
Chả là như thường lệ, cuối tháng Tám, trường rục rịch vào năm học mới.
Hôm qua thấy một băng rôn đỏ chói, chăng ngang đường, rằng: Chào đón các tân sinh viên khóa vừa học vừa làm năm 2009 - ... (blahblahblah ...). Vừa học vừa làm tức nhiên tại chức (trước đây). Chắc né câu "dốt chuyên tu, ngu tại chức"?!?
Vấn đề là: sao lại chỉ mừng sinh viên vừa học vừa làm thôi?
Hôm nay xuất hiện một quả còn hoành tráng hơn: Cầu vồng hình ống đỏ tươi có quạt thổi vù vù căng phồng vắt ngang đường. Phía trên còn có hai con rồng màu vàng ngắn như hai con giun đất với cặp sừng màu trắng. Giữa hai con rồng là một cục to tròn màu đỏ. Đúng thế "lưỡng long chầu nguyệt". :-D
"Chào mừng sinh viên chính quy liên thông khóa 2009-2011".
Lúc đầu nghĩ, ah, chính quy với liên thông lên tiếng rồi đây. Khiếp đại ca nên cái băng rôn bé nhỏ hôm qua cất đâu mất. :-)
Nhưng trưa đi ăn cơm về nghĩ, lẽ ra phải chính quy, (phẩy) liên thông chứ nhỉ? Nhìn kỹ thì thấy: khóa ngắn năm thế này là chỉ liên thông thôi. Thắc mắc: liên thông chính quy là sao? Còn có liên thông không chính quy nữa a?!!
Nói rằng: liên thông là con đường lấy bằng đại học của những người không thi đỗ đại học. Ây dà, vậy thi cử vất vả làm chi?
Đùa rằng: ngày mai không biết chính quy (sinh viên hệ chính quy) lên tiếng bằng cách nào đây?! Chắc phải treo khinh khí cầu quá?!!!
Không được đâu. Chính quy vốn nghèo. Lại càng không thể là bầu sữa của trường. Gọi là "hữu danh vô thực"?!?!?!
Thôi, linh tinh!
Nhảm quá.
Đó là nói theo kiểu Bắc. Còn theo kiểu Nam thì: ngồi rảnh nói nhảm. Hihi.
Chả là như thường lệ, cuối tháng Tám, trường rục rịch vào năm học mới.
Hôm qua thấy một băng rôn đỏ chói, chăng ngang đường, rằng: Chào đón các tân sinh viên khóa vừa học vừa làm năm 2009 - ... (blahblahblah ...). Vừa học vừa làm tức nhiên tại chức (trước đây). Chắc né câu "dốt chuyên tu, ngu tại chức"?!?
Vấn đề là: sao lại chỉ mừng sinh viên vừa học vừa làm thôi?
Hôm nay xuất hiện một quả còn hoành tráng hơn: Cầu vồng hình ống đỏ tươi có quạt thổi vù vù căng phồng vắt ngang đường. Phía trên còn có hai con rồng màu vàng ngắn như hai con giun đất với cặp sừng màu trắng. Giữa hai con rồng là một cục to tròn màu đỏ. Đúng thế "lưỡng long chầu nguyệt". :-D
"Chào mừng sinh viên chính quy liên thông khóa 2009-2011".
Lúc đầu nghĩ, ah, chính quy với liên thông lên tiếng rồi đây. Khiếp đại ca nên cái băng rôn bé nhỏ hôm qua cất đâu mất. :-)
Nhưng trưa đi ăn cơm về nghĩ, lẽ ra phải chính quy, (phẩy) liên thông chứ nhỉ? Nhìn kỹ thì thấy: khóa ngắn năm thế này là chỉ liên thông thôi. Thắc mắc: liên thông chính quy là sao? Còn có liên thông không chính quy nữa a?!!
Nói rằng: liên thông là con đường lấy bằng đại học của những người không thi đỗ đại học. Ây dà, vậy thi cử vất vả làm chi?
Đùa rằng: ngày mai không biết chính quy (sinh viên hệ chính quy) lên tiếng bằng cách nào đây?! Chắc phải treo khinh khí cầu quá?!!!
Không được đâu. Chính quy vốn nghèo. Lại càng không thể là bầu sữa của trường. Gọi là "hữu danh vô thực"?!?!?!
Thôi, linh tinh!
Nhảm quá.
Thứ Hai, 17 tháng 8, 2009
Một phút bực mình
Một phút dành cho bực mình.
Phút bực mình của ngày hôm nay.
Hôm nay có phút bực mình.
Nguyên do bắt đầu từ một cú điện thoại.
Nói mình bổ sung hồ sơ giấy tờ.
Sâu xa chút nữa tại mình đang đứng tên mua một lô đất.
Trong các thứ giấy tờ vô vàn ở xứ này được yêu cầu, có một thứ gây bực mình.
Giấy chứng nhận độc thân!
May mà mình đã từng biết đến cái giống quái thai này từ trước. Nên không đến nỗi sốc. Bản chất là trọng chứng hơn trọng cung của bộ máy hành là chính. Hệ quả thứ nhất là đá quả bóng sang sân người khác.
Dù sao mình cũng suýt thở dài: biết thế ...
Kịp hãm lại vì hình dung ra cái sự khủng khiếp mà kẻ không độc thân phải gánh.
Thôi thì, tránh vỏ dưa ráng chịu vỏ dừa ...
Nhưng ngày mai mình vẫn bướng mà học đấu pháp của cao nhân El Ingenioso hidalgo Don Quixote de la Mancha.
Nếu thất bại e phải theo lão quái AQ.
Mong không phải dùng đến độc chiêu của sư phụ Chí Phèo. Hìhì.
Phút bực mình của ngày hôm nay.
Hôm nay có phút bực mình.
Nguyên do bắt đầu từ một cú điện thoại.
Nói mình bổ sung hồ sơ giấy tờ.
Sâu xa chút nữa tại mình đang đứng tên mua một lô đất.
Trong các thứ giấy tờ vô vàn ở xứ này được yêu cầu, có một thứ gây bực mình.
Giấy chứng nhận độc thân!
May mà mình đã từng biết đến cái giống quái thai này từ trước. Nên không đến nỗi sốc. Bản chất là trọng chứng hơn trọng cung của bộ máy hành là chính. Hệ quả thứ nhất là đá quả bóng sang sân người khác.
Dù sao mình cũng suýt thở dài: biết thế ...
Kịp hãm lại vì hình dung ra cái sự khủng khiếp mà kẻ không độc thân phải gánh.
Thôi thì, tránh vỏ dưa ráng chịu vỏ dừa ...
Nhưng ngày mai mình vẫn bướng mà học đấu pháp của cao nhân El Ingenioso hidalgo Don Quixote de la Mancha.
Nếu thất bại e phải theo lão quái AQ.
Mong không phải dùng đến độc chiêu của sư phụ Chí Phèo. Hìhì.
Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2009
Thứ Năm, 6 tháng 8, 2009
Sĩ - Nông - Công - Thương
Phi nông bất ổn
Phi công bất phú
Phi trí bất hưng
Phi thương bất hoạt
Phi công bất phú
Phi trí bất hưng
Phi thương bất hoạt
Lê Quý Đôn
Thứ Năm, 16 tháng 7, 2009
Trang Tử
Huệ tử bảo Trang tử:
- Có một cây lớn gọi là cây xư. Thân nó nổi u, chỗ lồi chỗ lõm, không dùng dây mực của thợ mộc mà vạch đường được; cành nhỏ của nó cong queo không dùng cái qui và thước vuông để xẻ được. Nó mọc ở ngay bên đường mà không một người thợ mộc nào thèm ngó tới. Thuyết của ông cũng vậy, rộng lớn mà không dùng được, nên không ai theo.
Trang tử đáp:
- Ông có thấy con li tinh không? Nó nép mình để rình mồi, nó nhảy qua đông qua tây, chẳng kể cao thấp, nhưng có ngày nó cũng chết vì bẫy, vì lưới. Còn con thai ngưu thân lớn như đám mây trên trời mà không bắt nổi một con chuột. Ông có một cây lớn mà lo rằng nó vô dụng. Sao không trồng nó ở chỗ hư vô tịch mịch, trong cánh đồng mênh mông, để những kẻ nhàn rỗi thơ thẩn dạo chung quanh thảnh thơi ngủ dưới bóng mát của nó? Nó không sợ bị búa rìu đốn, hoặc bị ngoại vật làm hại. Nó không dùng được vào việc gì, thì tai họa làm sao mà đến?
Thứ Hai, 13 tháng 7, 2009
Trung thực
Nói rằng: trung thực là một đức tính tốt. Mình chưa thấy ai cãi hết (??).
Tiếc rằng đức tính này ở ta dường như là một thứ xa xỉ phẩm. Xa xỉ phẩm chỉ có người giàu mới dùng được thôi. (Trong trường hợp này là giàu lòng tự trọng á (!)). Mà dân ta thì nghèo. Nghèo lắm.
Lại nói: ngày vui ngắn chẳng tầy gang. Thấy ai cũng chịu là đúng (!!).
Hôm trước nghe cái đề văn mình cũng thấy vui. Vui đến độ cười cười nói nói. Nói rằng mình có cái kết cho bài luận. Kết là: trung thực ngày nay rất khó kiếm ở xứ ta vậy.
Mới hai ngày mà niềm vui nhỏ như cục than đã bị hắt nguyên thùng nước to bự chảng. Tắt ngấm không kịp kêu cái xèo.
Nghĩ: câu nói đó không phải của bác Lincol thì đã sao? Nhầm nhọt là chuyện thường ngày ở huyện. Đặc biệt ở xứ vẫn tự nhận duy tình hơn duy lý này. Mới thấy nói dễ làm khó. Nói như rồng leo làm như mèo mửa. Nói một đằng làm một nẻo.
Chưa biết học sinh làm bài thi thế nào. Chỉ biết thầy cô rớt trước. Quan lại giáo dục thì rớt lâu rồi. Sách báo cũng rớt không gượng lại nổi. Trong cuộc thi về lòng trung thực.
Hay tại cho rằng nếu không phải do người nổi tiếng nói ra thì mọi thứ chỉ đáng ... cục phân?
Ôi trung thực ôi ...
Tiếc rằng đức tính này ở ta dường như là một thứ xa xỉ phẩm. Xa xỉ phẩm chỉ có người giàu mới dùng được thôi. (Trong trường hợp này là giàu lòng tự trọng á (!)). Mà dân ta thì nghèo. Nghèo lắm.
Lại nói: ngày vui ngắn chẳng tầy gang. Thấy ai cũng chịu là đúng (!!).
Hôm trước nghe cái đề văn mình cũng thấy vui. Vui đến độ cười cười nói nói. Nói rằng mình có cái kết cho bài luận. Kết là: trung thực ngày nay rất khó kiếm ở xứ ta vậy.
Mới hai ngày mà niềm vui nhỏ như cục than đã bị hắt nguyên thùng nước to bự chảng. Tắt ngấm không kịp kêu cái xèo.
Nghĩ: câu nói đó không phải của bác Lincol thì đã sao? Nhầm nhọt là chuyện thường ngày ở huyện. Đặc biệt ở xứ vẫn tự nhận duy tình hơn duy lý này. Mới thấy nói dễ làm khó. Nói như rồng leo làm như mèo mửa. Nói một đằng làm một nẻo.
Chưa biết học sinh làm bài thi thế nào. Chỉ biết thầy cô rớt trước. Quan lại giáo dục thì rớt lâu rồi. Sách báo cũng rớt không gượng lại nổi. Trong cuộc thi về lòng trung thực.
Hay tại cho rằng nếu không phải do người nổi tiếng nói ra thì mọi thứ chỉ đáng ... cục phân?
Ôi trung thực ôi ...
Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009
Lan man ... chán n (= J12)
Lâu rồi mình không để ý lắm mấy cái ngày 3 đường sinh học gặp nhau.
Nhưng hôm nay thì lại thấy chán.
Có thể nó bắt đầu bằng cuộc tranh luận khá hăng với H. Chán ở chỗ là càng thấy mình đúng. Về sự kém cỏi của dân tộc này.
Đi trực về trong cái oi ả khó chịu. Về đến nhà thì trời đổ mưa to. Bật laptop lên thì con mắt trái nhức ghê gớm. Dạo này mắt mình hay biểu tình. Có lẽ đã đến lúc lê đuôi trên đường trang trắng. Rũ sạch nợ đời không làm việc nữa.
Mưa tạnh. Xách xe đạp lòng vòng tận hưởng cái mát mẻ sau mưa. Quả nhiên không chỉ trời, mà người cũng mát mẻ. Được mấy phen rửa mắt. Có một cô, mặc một bộ váy liền áo vốn đã không thể ngắn hơn được nữa. Mốt này còn hay ở chỗ, chất liệu cứ như vải xô màu trắng. Thành ra nhìn rõ trên màu đen dưới màu đỏ. Hihi.
Dọc các trục đường lớn người ta "khoe" rằng ngày 19 tới sẽ khánh thành cầu Thuận Phước đồng thời khởi công cầu Rồng. Mình đạp xe ra chỗ viện cổ Chăm, thấy vẫn chưa rục rịch gì. Không biết nay mai khói bụi công trường mình có còn đi ngang đó nữa không.
Thấy một cột quảng cáo trên đường Bạch Đằng, kiểu tấm in lớn được kéo chạy lên chạy xuống bị rách toang. Thoạt nghĩ do mưa gió xé, hóa đến gần thì không phải. Vì cả kính cả hộp đều còn nguyên, chắc kẹt gì đó nên mô tơ kéo rách luôn chăng. Mô tơ vẫn quay, đèn vẫn sáng. Cấu trúc bên trong lộ ra khá quy củ. Không hiểu mấy thứ này nhập ngoại hay sao. Nếu vậy thì thêm buồn dân Việt. Thấy rõ một board điều khiển, không có gì phức tạp nhưng cách làm bài bản không có vẻ do dân ta làm (!?). Mà người làm được chắc không đủ sức đem ra đó đặt (??). Nhìn kỹ một lúc thấy có chữ trên board đó: www.bdxsigns.com. Về nhà tra thử thì quả nhiên: Tung Của. Huhu.
Ngày hôm nay còn là cái ngày mà mình không muốn nhớ tý nào. Nói ra e người trẻ ngạc nhiên, người già mắng cho bất hiếu. Nên mấy lần không trốn được đành gượng cười. Thế mà năm nay cũng không tránh khỏi các lời chúc mừng. Lại còn trên thế giới ảo nữa chứ. Đó là chưa kể từ mấy diễn đàn, hẳn chúc tự động. Tại mình hay khai thật. Rõ không thể làm chiến sĩ cách mạng được.
Nói đến thế giới ảo, tình cờ làm sao, hôm nay cũng là ngày cuối cùng của Y360. Cũng lắm người lưu luyến. Mình thì không thích cái cách đối xử của bác Yahoo. Nhưng chỉ biết buồn cho phận ăn nhờ ở đậu của dân ta mà thôi. Dù sao cũng phải cảm ơn, vì nhờ thế mình có thêm những người bạn. Có người chỉ lâu lâu đưa đẩy đôi dòng mà thấy thật thú vị. Có bạn đã gặp offline, có bạn sẽ gặp. Không để ý gì nhiều nhưng con số pageview ngày kết thúc của mình cũng là con số khá đẹp (!). Và Y ghi nhận mình từ cách đây cũng gần đúng 3 năm, tháng này năm 2006. Vậy là gần chẵn ngàn ngày.
Thực ra mình vốn không có ý định blogging. Ý mình là viết nhật ký để tu tâm dưỡng tánh. Không ngờ tìm được thật nhiều điều thú vị. Nên cũng phải biết ơn Y vậy.
Biết được nhiều người thú vị nữa. Có lẽ một ngày cũng phải viết về những người bạn này. Mình ngại để lại dấu vết vì không dám mời các bạn đến ngôi nhà buồn bã của mình. NN Tư có than viết buồn quá e người đi ngang bảo chùa. Nếu thế e mình ở trong tù mất. Hay tệ hơn nữa, trong mồ.
Nhưng hôm nay thì lại thấy chán.
Có thể nó bắt đầu bằng cuộc tranh luận khá hăng với H. Chán ở chỗ là càng thấy mình đúng. Về sự kém cỏi của dân tộc này.
Đi trực về trong cái oi ả khó chịu. Về đến nhà thì trời đổ mưa to. Bật laptop lên thì con mắt trái nhức ghê gớm. Dạo này mắt mình hay biểu tình. Có lẽ đã đến lúc lê đuôi trên đường trang trắng. Rũ sạch nợ đời không làm việc nữa.
Mưa tạnh. Xách xe đạp lòng vòng tận hưởng cái mát mẻ sau mưa. Quả nhiên không chỉ trời, mà người cũng mát mẻ. Được mấy phen rửa mắt. Có một cô, mặc một bộ váy liền áo vốn đã không thể ngắn hơn được nữa. Mốt này còn hay ở chỗ, chất liệu cứ như vải xô màu trắng. Thành ra nhìn rõ trên màu đen dưới màu đỏ. Hihi.
Dọc các trục đường lớn người ta "khoe" rằng ngày 19 tới sẽ khánh thành cầu Thuận Phước đồng thời khởi công cầu Rồng. Mình đạp xe ra chỗ viện cổ Chăm, thấy vẫn chưa rục rịch gì. Không biết nay mai khói bụi công trường mình có còn đi ngang đó nữa không.
Thấy một cột quảng cáo trên đường Bạch Đằng, kiểu tấm in lớn được kéo chạy lên chạy xuống bị rách toang. Thoạt nghĩ do mưa gió xé, hóa đến gần thì không phải. Vì cả kính cả hộp đều còn nguyên, chắc kẹt gì đó nên mô tơ kéo rách luôn chăng. Mô tơ vẫn quay, đèn vẫn sáng. Cấu trúc bên trong lộ ra khá quy củ. Không hiểu mấy thứ này nhập ngoại hay sao. Nếu vậy thì thêm buồn dân Việt. Thấy rõ một board điều khiển, không có gì phức tạp nhưng cách làm bài bản không có vẻ do dân ta làm (!?). Mà người làm được chắc không đủ sức đem ra đó đặt (??). Nhìn kỹ một lúc thấy có chữ trên board đó: www.bdxsigns.com. Về nhà tra thử thì quả nhiên: Tung Của. Huhu.
Ngày hôm nay còn là cái ngày mà mình không muốn nhớ tý nào. Nói ra e người trẻ ngạc nhiên, người già mắng cho bất hiếu. Nên mấy lần không trốn được đành gượng cười. Thế mà năm nay cũng không tránh khỏi các lời chúc mừng. Lại còn trên thế giới ảo nữa chứ. Đó là chưa kể từ mấy diễn đàn, hẳn chúc tự động. Tại mình hay khai thật. Rõ không thể làm chiến sĩ cách mạng được.
Nói đến thế giới ảo, tình cờ làm sao, hôm nay cũng là ngày cuối cùng của Y360. Cũng lắm người lưu luyến. Mình thì không thích cái cách đối xử của bác Yahoo. Nhưng chỉ biết buồn cho phận ăn nhờ ở đậu của dân ta mà thôi. Dù sao cũng phải cảm ơn, vì nhờ thế mình có thêm những người bạn. Có người chỉ lâu lâu đưa đẩy đôi dòng mà thấy thật thú vị. Có bạn đã gặp offline, có bạn sẽ gặp. Không để ý gì nhiều nhưng con số pageview ngày kết thúc của mình cũng là con số khá đẹp (!). Và Y ghi nhận mình từ cách đây cũng gần đúng 3 năm, tháng này năm 2006. Vậy là gần chẵn ngàn ngày.
Thực ra mình vốn không có ý định blogging. Ý mình là viết nhật ký để tu tâm dưỡng tánh. Không ngờ tìm được thật nhiều điều thú vị. Nên cũng phải biết ơn Y vậy.
Biết được nhiều người thú vị nữa. Có lẽ một ngày cũng phải viết về những người bạn này. Mình ngại để lại dấu vết vì không dám mời các bạn đến ngôi nhà buồn bã của mình. NN Tư có than viết buồn quá e người đi ngang bảo chùa. Nếu thế e mình ở trong tù mất. Hay tệ hơn nữa, trong mồ.
Thứ Tư, 8 tháng 7, 2009
Lòng vòng
Trong cuốn sách khá hay của mình, The Lexus And The Olive Tree, Thomas L. Friedman có đưa ra một câu chuyện mang tính hình tượng:
Hai cha con nghèo khổ ngước nhìn lên đỉnh đồi, nơi có một ngôi biệt thự xinh đẹp của một người giàu có. Người con sẽ nói gì với người cha?
1. Một ngày nào đó, con sẽ giàu như ông ta!
2. Một ngày nào đó, con sẽ giết chết ông ta!
Bạn tôi bỏ công ty này sang làm cho công ty khác. Tôi hỏi bạn công ty mới có gì hay. Bạn trả lời chưa biết. Chỉ là chán công ty cũ quá rồi.
Những người nông dân nghèo đói đã quy kết tội làm cho mình nghèo đói là bởi những địa chủ giỏi làm ăn. Hàng chục năm sau khi đánh đổ địa chủ, nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói.
Thang diệt Kiệt. Con cháu là Trụ nào kém gì. Đâu có nảy ra Nghiêu Thuấn?
Azit Nexin có chuyện nhà văn không thành danh chỉ vì ... ruồi.
Cuộc sống thật khó khăn. Người ta chỉ ra nhiều nguyên nhân lắm. 1001 lý do. Người làm kỹ thuật tôi đây bối rối. Hãy chỉ cho tôi một nguyên nhân thôi. Tôi phải giải quyết cái gốc đã.
Nếu không thì rồi lại ... loanh quanh ... cho đời mỏi mệt thôi.
Công danh không thành, hạnh phúc không đạt là tại phong thủy ư? Vậy chứ phong thủy trong con người bạn ra sao? Nam Bắc Đông Tây trước sau phải trái liệu đã đúng phép?
Một cá nhân đã khó. Cộng đồng khó quá chăng?
Hôm nay buồn mà đọc 7 lá thư của NQT. Đọc xong càng buồn hơn. Buồn cảnh con trâu đi trước cái cày theo sau ngàn năm trên đồng ruộng VN. Rảnh - đọc buồn là nhờ trường đóng cửa cho các sĩ tử cày trên cánh đồng khổ ải. Tiếc cho một xã hội dùng năng lực để kềm chế lẫn nhau hơn là cùng nhau về một phía. Phí hoài năng lượng mong chi khá hơn.
Mới hay có câu ngắn mà không mấy ai biết (chữ của NN Tư) vậy:
Hai cha con nghèo khổ ngước nhìn lên đỉnh đồi, nơi có một ngôi biệt thự xinh đẹp của một người giàu có. Người con sẽ nói gì với người cha?
1. Một ngày nào đó, con sẽ giàu như ông ta!
2. Một ngày nào đó, con sẽ giết chết ông ta!
Bạn tôi bỏ công ty này sang làm cho công ty khác. Tôi hỏi bạn công ty mới có gì hay. Bạn trả lời chưa biết. Chỉ là chán công ty cũ quá rồi.
Những người nông dân nghèo đói đã quy kết tội làm cho mình nghèo đói là bởi những địa chủ giỏi làm ăn. Hàng chục năm sau khi đánh đổ địa chủ, nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói.
Thang diệt Kiệt. Con cháu là Trụ nào kém gì. Đâu có nảy ra Nghiêu Thuấn?
Azit Nexin có chuyện nhà văn không thành danh chỉ vì ... ruồi.
Cuộc sống thật khó khăn. Người ta chỉ ra nhiều nguyên nhân lắm. 1001 lý do. Người làm kỹ thuật tôi đây bối rối. Hãy chỉ cho tôi một nguyên nhân thôi. Tôi phải giải quyết cái gốc đã.
Nếu không thì rồi lại ... loanh quanh ... cho đời mỏi mệt thôi.
Công danh không thành, hạnh phúc không đạt là tại phong thủy ư? Vậy chứ phong thủy trong con người bạn ra sao? Nam Bắc Đông Tây trước sau phải trái liệu đã đúng phép?
Một cá nhân đã khó. Cộng đồng khó quá chăng?
Hôm nay buồn mà đọc 7 lá thư của NQT. Đọc xong càng buồn hơn. Buồn cảnh con trâu đi trước cái cày theo sau ngàn năm trên đồng ruộng VN. Rảnh - đọc buồn là nhờ trường đóng cửa cho các sĩ tử cày trên cánh đồng khổ ải. Tiếc cho một xã hội dùng năng lực để kềm chế lẫn nhau hơn là cùng nhau về một phía. Phí hoài năng lượng mong chi khá hơn.
Mới hay có câu ngắn mà không mấy ai biết (chữ của NN Tư) vậy:
Tiên trách kỷ hậu trách nhân
Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2009
M.J.
VTV dành cả một thời lượng kha khá đưa tin Micheal Jackson qua đời.
Báo chí, mạng miếc viết cũng nhiều.
Rằng gone too soon.
Và về nhiều kỳ quặc của MJ. Những chuyện này thì nhiều lắm. Kể cả cái chết bất ngờ, rồi người ta cũng sẽ còn bàn tán ...
***
Nhớ ngày mình còn học phổ thông. Thời mà âm nhạc chỉ được "nghe nói" chứ chẳng mấy được "nghe".
Nói về những cái tên: ABBA, Money M, Modern Talking. Thêm chút nữa thì có Micheal Jackson, Madonna. Chấm hết. Ah, họa chăng có thêm Beatles.
Nên tình cờ được nghe 2 bài của Modern Talking (You're my heart, you're my soul và You can win if you want) thì giai điệu ấy đóng sâu vào đầu mình. Sau này có đi đâu vẫn thích. Nhiều người chê giai điệu bài nào của nhóm này cũng như nhau.Thì vẫn cứ thích.
Vào đại học. Nhớ mãi hôm xem tv, bài trượt băng nghệ thuật của Katarina Witt. Nữ hoàng trên băng người Đức xinh đẹp, vô địch châu Âu hình như tới 6 lần. Nhớ là mình rất ấn tượng với cả bài nhạc. Mới hỏi tụi bạn thì được biết đó là bài Bad của MJ.
Thôi, bây giờ thì mặc ai nói gì thì nói. Mình nghe Bad đây. Thriller, Billie Jean nữa.
Cả We are the world ...
Báo chí, mạng miếc viết cũng nhiều.
Rằng gone too soon.
Và về nhiều kỳ quặc của MJ. Những chuyện này thì nhiều lắm. Kể cả cái chết bất ngờ, rồi người ta cũng sẽ còn bàn tán ...
***
Nhớ ngày mình còn học phổ thông. Thời mà âm nhạc chỉ được "nghe nói" chứ chẳng mấy được "nghe".
Nói về những cái tên: ABBA, Money M, Modern Talking. Thêm chút nữa thì có Micheal Jackson, Madonna. Chấm hết. Ah, họa chăng có thêm Beatles.
Nên tình cờ được nghe 2 bài của Modern Talking (You're my heart, you're my soul và You can win if you want) thì giai điệu ấy đóng sâu vào đầu mình. Sau này có đi đâu vẫn thích. Nhiều người chê giai điệu bài nào của nhóm này cũng như nhau.Thì vẫn cứ thích.
Vào đại học. Nhớ mãi hôm xem tv, bài trượt băng nghệ thuật của Katarina Witt. Nữ hoàng trên băng người Đức xinh đẹp, vô địch châu Âu hình như tới 6 lần. Nhớ là mình rất ấn tượng với cả bài nhạc. Mới hỏi tụi bạn thì được biết đó là bài Bad của MJ.
Thôi, bây giờ thì mặc ai nói gì thì nói. Mình nghe Bad đây. Thriller, Billie Jean nữa.
Cả We are the world ...
Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2009
?
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn ...
Buồn ở đây là buồn chuyện cái gọi là những áng văn bất hủ của các cô tú cậu tú.
Các báo "lề phải" vẫn chen nhau đăng. Như để cười tập thể. Như đánh hội đồng ai đó.
Cười chưa đủ. Họ đăng thêm: "tôi có thể "yêu" chồng năm lần một ngày", ... Thiện tai, thiện tai. Phóng viên này mà đi thi chắc thêm không ít những áng văn bất hủ?
Mắng mỏ con trẻ. Cùng số, họ đăng chuyện thầy cô bài bạc, gian lận luận văn ... Ô hô, ai tai. Chẳng hóa "oan có đầu, nợ có chủ"?
Có trò ấy, chẳng phải từ những thầy ấy sao?
Một năm chín tháng (dạy, học) thế nào? Để dồn mấy ngày (gọi là thi) như thế?
Buồn ở đây là buồn chuyện cái gọi là những áng văn bất hủ của các cô tú cậu tú.
Các báo "lề phải" vẫn chen nhau đăng. Như để cười tập thể. Như đánh hội đồng ai đó.
Cười chưa đủ. Họ đăng thêm: "tôi có thể "yêu" chồng năm lần một ngày", ... Thiện tai, thiện tai. Phóng viên này mà đi thi chắc thêm không ít những áng văn bất hủ?
Mắng mỏ con trẻ. Cùng số, họ đăng chuyện thầy cô bài bạc, gian lận luận văn ... Ô hô, ai tai. Chẳng hóa "oan có đầu, nợ có chủ"?
Có trò ấy, chẳng phải từ những thầy ấy sao?
Một năm chín tháng (dạy, học) thế nào? Để dồn mấy ngày (gọi là thi) như thế?
Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009
Người (-) Sói
Tại sao lại là Người Sói?
Người - Sói?
1. Giấc mơ cô độc.
Mạnh mẽ.
Loài sói không được xem là loài thú mạnh mẽ nhất (?). Còn có chúa sơn lâm. Còn voi. Còn gấu.
Bản năng.
Phải chăng nó được xem là thú nhất trong các loài thú?
Hay cô độc nhất?
Sói vốn sống theo bầy đàn.
Cô độc giữa đồng loại (!).
2. Giấc mơ yêu thương.
Yếu (không) đuối.
Loài người đầy rẫy những mong ước. Thèm muốn. Khát vọng. Cả ghen tỵ. Cả tham vọng.
Tự ti?
Con người mơ về những năng lực siêu nhiên.
Siêu nhân này đánh nhau cùng siêu nhân khác. Dai dẳng. Bất phân thắng bại.
Lợi thế cho những kẻ yếu nhất (?).
Yếu vì bị lừa lọc. Vì biết yêu thương.
Yếu nhất là mạnh nhất (!?).
Thứ Năm, 28 tháng 5, 2009
Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2009
?
Con người ta
Khi ở trên thì thường áp đặt
Khi ở dưới lại dễ phẫn uất, cực đoan
Chẳng phải bất hạnh đã bắt đầu từ đó rồi sao?
Khi ở trên thì thường áp đặt
Khi ở dưới lại dễ phẫn uất, cực đoan
Chẳng phải bất hạnh đã bắt đầu từ đó rồi sao?
Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2009
?
Một ngày bàng bạc.
Như để kết thúc một tuần bàng bạc.
Cũng bận rộn với công việc. Mà sao cứ nhàn nhạt. Như vô vị.
Nhận những bức email uể oải. Tham dự một hội thảo hoành tráng mà lờ mờ. Một cuộc hẹn bị hủy vào giờ chót.
Tình cờ nghe bài hát này. Tình ca du mục. Không phải bài lạ hay mới. Nghe đã nhiều lần. Nhưng hôm nay cứ ấn tượng với cách trình bày không chuyên ấy.
Không hiểu sao bỗng nhớ đến những ngày đã xa. Thời có vui, có buồn, có chán nản. Nhưng là thời của tích cực. Của cuộc sống có mục đích.
Độc lập thực sự. Cô đơn thực sự. Có lẽ cái thực không bao giờ nhạt nhẽo.
Cộng vào cuối ngày hôm nay là Một thế gian thênh thang của Tư. ...
Như để kết thúc một tuần bàng bạc.
Cũng bận rộn với công việc. Mà sao cứ nhàn nhạt. Như vô vị.
Nhận những bức email uể oải. Tham dự một hội thảo hoành tráng mà lờ mờ. Một cuộc hẹn bị hủy vào giờ chót.
Tình cờ nghe bài hát này. Tình ca du mục. Không phải bài lạ hay mới. Nghe đã nhiều lần. Nhưng hôm nay cứ ấn tượng với cách trình bày không chuyên ấy.
Không hiểu sao bỗng nhớ đến những ngày đã xa. Thời có vui, có buồn, có chán nản. Nhưng là thời của tích cực. Của cuộc sống có mục đích.
Độc lập thực sự. Cô đơn thực sự. Có lẽ cái thực không bao giờ nhạt nhẽo.
Cộng vào cuối ngày hôm nay là Một thế gian thênh thang của Tư. ...
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2009
Tản mạn Quế Sơn
Hôm nay đi Quế Sơn. Lần đầu tiên lên đây.
Lần đầu tiên rẽ vào con đường từ Hương An. Đường xấu tệ. Xóc đến ê người. Mình hơi thắc mắc sao đường bên Thăng Bình, từ Hà Lam lên tốt hơn nhiều. Câu trả lời là, đường này từng là con đường tốt nhất Quảng Nam.
Mới biết tuổi thọ các công trình ở VN chẳng bao nhiêu. Sống gấp chăng? Hay bao biện "cái khó bó cái khôn"? Có câu "chẳng đủ giàu để xài đồ rẻ". Quả nhiên VN giàu và (không chắc có) đẹp. Hệ quả nhãn tiền người dân lúc nào cũng như sống trong đại công trường. Hẳn mất nửa đời người dùng các công trình tạm, đi đường tránh? Công trình chính thức dùng được chẳng bao lâu.
Đích đến của chuyến đi là thủy điện Khe Diên. Qua cầu Nông Sơn nhắc đến cái chết tang thương của các em học sinh năm nào.
Thủy điện Khe Diên công suất 9MW. Sự trúng thầu của nhà thầu TQ được xem như sự tất nhiên (!). Vì quá giàu để xài đồ rẻ? Hay hệ lụy tất yếu của bộ máy giấy tờ? Sự chi phối có (hay không có) định hướng của nhà nước áp lên những kẻ sử dụng vốn nhà nước?
Vốn đầu tư khá cao vào phần hạ tầng, ống dẫn nước. Không biết sự khảo sát địa hình có chuyên nghiệp hay cảm tính (như thường vẫn thế ở xứ ta!).
Mình có cảm giác không yên tâm về chất lượng xây dựng. Không lâu nữa, thảm họa môi trường sẽ đến từ những công trình ăn xổi hôm nay.
Còn máy móc thiết bị thì khỏi nói luôn. Với tất cả sự tôn trọng nước bạn và không có ý định kích động hằn thù. :-) Thật sự không muốn giây vào sự xập xệ đang đến gần dù chỉ mới sắp hết thời hạn bảo hành 2 năm.
Các nhà toàn trị vẫn không thèm để ý số ý kiến phản biện ít ỏi của tầng lớp trí thức èo uột sau bao năm sống trong sợ hãi và đớn hèn.
Điều đáng nói lại đến từ người phiên dịch. Một người đọc sách (nho). Có câu chuyện tưởng vu vơ mà được đúc kết thú vị:
Đường về dừng lại trên Đèo Le nổi tiếng với món gà tre. Thất vọng vì danh bất "như" truyền. Nghe nói những quán bên đường truyền thống đã bị dẹp. Thay vào đó là khu du lịch sinh thái đầy bê tông sang trọng. Xuống hết đèo lại thấy quán "gà đèo Le chính hiệu". :-)
Tản mạn một ngày đường trong cái hôm nay của đất nước ...
Lần đầu tiên rẽ vào con đường từ Hương An. Đường xấu tệ. Xóc đến ê người. Mình hơi thắc mắc sao đường bên Thăng Bình, từ Hà Lam lên tốt hơn nhiều. Câu trả lời là, đường này từng là con đường tốt nhất Quảng Nam.
Mới biết tuổi thọ các công trình ở VN chẳng bao nhiêu. Sống gấp chăng? Hay bao biện "cái khó bó cái khôn"? Có câu "chẳng đủ giàu để xài đồ rẻ". Quả nhiên VN giàu và (không chắc có) đẹp. Hệ quả nhãn tiền người dân lúc nào cũng như sống trong đại công trường. Hẳn mất nửa đời người dùng các công trình tạm, đi đường tránh? Công trình chính thức dùng được chẳng bao lâu.
Đích đến của chuyến đi là thủy điện Khe Diên. Qua cầu Nông Sơn nhắc đến cái chết tang thương của các em học sinh năm nào.
Thủy điện Khe Diên công suất 9MW. Sự trúng thầu của nhà thầu TQ được xem như sự tất nhiên (!). Vì quá giàu để xài đồ rẻ? Hay hệ lụy tất yếu của bộ máy giấy tờ? Sự chi phối có (hay không có) định hướng của nhà nước áp lên những kẻ sử dụng vốn nhà nước?
Vốn đầu tư khá cao vào phần hạ tầng, ống dẫn nước. Không biết sự khảo sát địa hình có chuyên nghiệp hay cảm tính (như thường vẫn thế ở xứ ta!).
Mình có cảm giác không yên tâm về chất lượng xây dựng. Không lâu nữa, thảm họa môi trường sẽ đến từ những công trình ăn xổi hôm nay.
Còn máy móc thiết bị thì khỏi nói luôn. Với tất cả sự tôn trọng nước bạn và không có ý định kích động hằn thù. :-) Thật sự không muốn giây vào sự xập xệ đang đến gần dù chỉ mới sắp hết thời hạn bảo hành 2 năm.
Các nhà toàn trị vẫn không thèm để ý số ý kiến phản biện ít ỏi của tầng lớp trí thức èo uột sau bao năm sống trong sợ hãi và đớn hèn.
Điều đáng nói lại đến từ người phiên dịch. Một người đọc sách (nho). Có câu chuyện tưởng vu vơ mà được đúc kết thú vị:
Mưu bất khả chúng. Lợi bất khả độc.
Mới thấy sự học của nước nhà không bằng người vậy. Kết cục bị chi phối hôm nay tưởng có thể đoán định được.Đường về dừng lại trên Đèo Le nổi tiếng với món gà tre. Thất vọng vì danh bất "như" truyền. Nghe nói những quán bên đường truyền thống đã bị dẹp. Thay vào đó là khu du lịch sinh thái đầy bê tông sang trọng. Xuống hết đèo lại thấy quán "gà đèo Le chính hiệu". :-)
Tản mạn một ngày đường trong cái hôm nay của đất nước ...
Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009
?
Kết thúc một tuần chán hơn con cá rán.
Đọc đủ thứ. Đỏ cả mắt. Nóng nực buồn ngủ. Máy lạnh bí cũng buồn ngủ.
Mà chẳng đọc được cái gì nên hồn.
Chiều nay ra về thấy thầy cô rộn ràng. Cũng mắt xanh mỏ đỏ. Cũng váy áo phấp phới. Hội thi thời trang công sở. :-)
Các khoa tập luyện cả tuần. Nhạc xập xình. Đi tới đi lui.
Trưa nghe nói, có hơn 50 tiết mục :-). Hạn chế không quá 5 phút. Vị chi hơn 4 tiếng. 7h tối bắt đầu. Trao thưởng có phải quá nửa đêm?
Máy ảnh mình hư rồi. Không thì cũng ham vui. Chắc có nhiều cảnh đẹp (!?).
Cuối cùng về nhà ngồi đọc cho nó lành. :-)
Trưa ăn cơm cùng giáo sư người Pháp. Sang dạy CSE cho ECE. Bằng tuổi mình. Mấy đứa cười, nói cả hai đều trông trẻ hơn tuổi. Và (hay vì) đều single. Nhưng khác là ổng có con. :-)
Đúng là nói về đề tài xã hội thì người Pháp hay hơn người Mỹ (!?). Ổng bảo bên đó sống với nhau tự do. Thích thì kết hôn, không thì thôi. Vì có khác gì. Mình hiểu là trách nhiệm mỗi con người không phụ thuộc vào một vài tờ giấy. Điều này ở VN chắc chỉ là giấc mơ.
Đọc Osin. Về vụ chị Hai nào đó của thủ tướng đương nhiệm. Tất nhiên mình chẳng tin gì cả thủ tướng lẫn đám quan chức địa phương. Mặc cho thiên hạ bàn tán, hy vọng. Lại kịch thôi.
Ah, tuần rồi đọc linh tinh về quan quân nhà Nguyễn. Bắt đầu từ vụ báo chí nhà mình đòi ca ngợi Hoàng Kế Viêm. Hóa ra cái thời miền Nam thuộc địa, miền Trung bảo hộ, miền Bắc đánh nhau loạn xạ. Mà toàn Tây với Tàu đánh nhau không. Chứ quan quân nhà ta èo uột. Hai lần Pháp tấn công Hà nội, hai lần thành Hà nội thất thủ chỉ sau vài giờ. Kéo theo hai vị Tổng đốc tiết nghĩa đi cùng: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu. Mà Pháp chỉ khoảng 200 quân thôi. Có vụ 1700 lính nhà Nguyễn đầu hàng 7 chú lính Pháp (?!). Cả hai lần hai chú chỉ huy Pháp sau đó đều tử trận tại Cầu Giấy dưới tay quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Cuối cùng Pháp chiếm Bắc kỳ bằng hòa ước với ... nhà Thanh (!?).
Tất nhiên nhiều chi tiết nhiều bạn học sử cũng biết rồi. Nhưng mới thấy nhà mình viết sử học sử linh tinh cả (cái này cũng không có gì mới !!). Yêu thì tán lên tận mây xanh. Mà ghét thì ném xuống bùn đen còn lấy chân đạp đạp thêm nữa. Tốt tý thì khoe ầm ĩ. Xấu thì giấu biệt.
Thấy bình sử mà công tâm may có cụ Phan Khôi. Thôi thì chép lại hai câu phong dao có phần thú vị ra đây. Bạn nào quan tâm dựa vào đó mà google. Ra nhiều thứ hay phết. Khen, chê, bênh, phê loạn lên cả.
Đọc đủ thứ. Đỏ cả mắt. Nóng nực buồn ngủ. Máy lạnh bí cũng buồn ngủ.
Mà chẳng đọc được cái gì nên hồn.
Chiều nay ra về thấy thầy cô rộn ràng. Cũng mắt xanh mỏ đỏ. Cũng váy áo phấp phới. Hội thi thời trang công sở. :-)
Các khoa tập luyện cả tuần. Nhạc xập xình. Đi tới đi lui.
Trưa nghe nói, có hơn 50 tiết mục :-). Hạn chế không quá 5 phút. Vị chi hơn 4 tiếng. 7h tối bắt đầu. Trao thưởng có phải quá nửa đêm?
Máy ảnh mình hư rồi. Không thì cũng ham vui. Chắc có nhiều cảnh đẹp (!?).
Cuối cùng về nhà ngồi đọc cho nó lành. :-)
Trưa ăn cơm cùng giáo sư người Pháp. Sang dạy CSE cho ECE. Bằng tuổi mình. Mấy đứa cười, nói cả hai đều trông trẻ hơn tuổi. Và (hay vì) đều single. Nhưng khác là ổng có con. :-)
Đúng là nói về đề tài xã hội thì người Pháp hay hơn người Mỹ (!?). Ổng bảo bên đó sống với nhau tự do. Thích thì kết hôn, không thì thôi. Vì có khác gì. Mình hiểu là trách nhiệm mỗi con người không phụ thuộc vào một vài tờ giấy. Điều này ở VN chắc chỉ là giấc mơ.
Đọc Osin. Về vụ chị Hai nào đó của thủ tướng đương nhiệm. Tất nhiên mình chẳng tin gì cả thủ tướng lẫn đám quan chức địa phương. Mặc cho thiên hạ bàn tán, hy vọng. Lại kịch thôi.
Ah, tuần rồi đọc linh tinh về quan quân nhà Nguyễn. Bắt đầu từ vụ báo chí nhà mình đòi ca ngợi Hoàng Kế Viêm. Hóa ra cái thời miền Nam thuộc địa, miền Trung bảo hộ, miền Bắc đánh nhau loạn xạ. Mà toàn Tây với Tàu đánh nhau không. Chứ quan quân nhà ta èo uột. Hai lần Pháp tấn công Hà nội, hai lần thành Hà nội thất thủ chỉ sau vài giờ. Kéo theo hai vị Tổng đốc tiết nghĩa đi cùng: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu. Mà Pháp chỉ khoảng 200 quân thôi. Có vụ 1700 lính nhà Nguyễn đầu hàng 7 chú lính Pháp (?!). Cả hai lần hai chú chỉ huy Pháp sau đó đều tử trận tại Cầu Giấy dưới tay quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Cuối cùng Pháp chiếm Bắc kỳ bằng hòa ước với ... nhà Thanh (!?).
Tất nhiên nhiều chi tiết nhiều bạn học sử cũng biết rồi. Nhưng mới thấy nhà mình viết sử học sử linh tinh cả (cái này cũng không có gì mới !!). Yêu thì tán lên tận mây xanh. Mà ghét thì ném xuống bùn đen còn lấy chân đạp đạp thêm nữa. Tốt tý thì khoe ầm ĩ. Xấu thì giấu biệt.
Thấy bình sử mà công tâm may có cụ Phan Khôi. Thôi thì chép lại hai câu phong dao có phần thú vị ra đây. Bạn nào quan tâm dựa vào đó mà google. Ra nhiều thứ hay phết. Khen, chê, bênh, phê loạn lên cả.
An Nam có bốn anh hùng
Tường gian, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu.
Tường gian, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu.
Thứ Tư, 1 tháng 4, 2009
Murakami Haruki và Trịnh Công Sơn
Ngày hôm nay thì chán thực sự.
Sáng mưa. Chiều mưa. Trưa, lúc mình không phải ra ngoài, thì nắng. Hậu quả mang ủng cả ngày, nóng. Tối lười ghé quán ăn, cởi mặc áo mưa lích kích, thế là về thẳng nhà làm gói mỳ. Ghét mưa.
Không nhớ ai, Miro hay Denisa nhỉ (?), từng nói đùa rằng người sinh tháng Tư tính tình giống thời tiết tháng Tư. Chắc đó là câu nói của người Slovensko, nơi thời tiết tháng Tư khá bất thường, dạng sáng nắng chiều mưa. Mà hôm nay tháng Tư chỉ mới ló vào ngày đầu tiên.
Ngày đầu tiên của tháng Tư. Có vẻ như người VN ai cũng nói về cá tháng Tư. Từ bao giờ ấy nhỉ? Hẳn dân tộc thông minh này dễ hấp thụ mấy thứ ngoại lai, kiểu Valentine hay Halloween? Mà chẳng cần hiểu gì nhiều!
Ám ảnh cảm giác khó chịu sau cuộc tranh luận nhỏ với Tr. Thực ra đây không phải lần đầu. Mà mình luôn thắng thế đấy chứ. Vả lại nhiệm vụ của mình là huấn luyện tụi nó cơ mà? Công bằng mà nói thì phải quý Tr hầu như là người duy nhất thường có ý kiến tranh luận. Điều đáng nói là ở cách suy nghĩ của nó. Buồn.
Tại sao một người có thể bảo vệ ý kiến của mình trong khi chính họ rất mơ hồ? Không bằng chứng. Không phương pháp luận. Cứ như nói về một đức tin (?). Mà không có cơ sở để tin. Hình như chỉ đơn giản là cái đến trước nhất. Không nghi ngờ. Không phản biện. Ngay cả khi thực tế cứ chứng tỏ điều ngược lại (!). Phải chăng là lười suy nghĩ đến độ khó hiểu?
Bỗng nhớ đến nhân viên mới ở trạm ST. Cùng một kiểu lười suy nghĩ và bướng bỉnh. Hậu quả một nền giáo dục chăng? Nhồi nhét. Nói gì nghe nấy.
Thôi quên đi! Như người đời vẫn dễ quên. Ngày cá tháng Tư đưa dần Trịnh nhạc sĩ vào dĩ vãng. Cũng nhanh. Nhớ ngày này năm ngoái đến Hợp Phố nghe nhạc Trịnh. Buồn cười là hôm đó đi với thầy NTH. Người có tới mấy bằng master về âm nhạc chỉ ra cho mình vô khối điểm kém cỏi của dàn nhạc, mà loại tai trâu như mình không để ý. Hay cũng một kiểu lười? Lười quan sát. Lười tư duy.
Năm nay thì thầy lại về, nhưng không dạy mình nữa. Đơn giản chỉ vì không có người học. Người VN mình đã giỏi đến thế chăng? Quả thực học giỏi. Thi giỏi. Chỉ chẳng làm được gì (!).
Mình đọc tác phẩm thứ 3 của Murakami Haruki. Biên niên ký chim vặn dây cót. Sau Rừng Na-uy và Phía nam biên giới phía tây mặt trời. Nhiều người nói ông viết sâu sắc về xã hội Nhật. Mình không biết xã hội Nhật thế nào. Chỉ thấy ông đi vào sâu thẳm mỗi con người. Cả 3 tác phẩm đều có những nhân vật "tôi", với những suy nghĩ nội tâm. Mình thì sao? Mình có tâm sự những lòng mình thế không? Những người khác có ai muốn cởi lòng? Sợ người nghe không nghe chăng? Không hiểu chăng? Hiểu lầm chăng? Đánh giá sai chăng?
Nên mình mới nhớ tới Trịnh nhạc sĩ. Ông này cũng viết về cái tôi. Không đao to búa lớn kiểu VTV, rằng "ai cũng biết rằng", mà mình ngồi nghe lại không biết (?!). Thế mà nhiều người thích nhạc ông. Hẳn cái tôi ấy có trong nhiều người vậy.
Mình tin rằng mỗi người đọc Murakami có thể tìm thấy chính họ trong ấy. Mình bắt đầu đọc Rừng Na-uy cũng chính vì nghĩ, cứ 7 người Nhật có một người đọc, thì phải đại diện được cho một cái gì đó.
Thế đấy. Lười. Có trong laptop rồi mà cứ nhẩn nhơ nhẩn nha. Và đọc cũng nhẩn nha ... nhẩn nha ...
Sáng mưa. Chiều mưa. Trưa, lúc mình không phải ra ngoài, thì nắng. Hậu quả mang ủng cả ngày, nóng. Tối lười ghé quán ăn, cởi mặc áo mưa lích kích, thế là về thẳng nhà làm gói mỳ. Ghét mưa.
Không nhớ ai, Miro hay Denisa nhỉ (?), từng nói đùa rằng người sinh tháng Tư tính tình giống thời tiết tháng Tư. Chắc đó là câu nói của người Slovensko, nơi thời tiết tháng Tư khá bất thường, dạng sáng nắng chiều mưa. Mà hôm nay tháng Tư chỉ mới ló vào ngày đầu tiên.
Ngày đầu tiên của tháng Tư. Có vẻ như người VN ai cũng nói về cá tháng Tư. Từ bao giờ ấy nhỉ? Hẳn dân tộc thông minh này dễ hấp thụ mấy thứ ngoại lai, kiểu Valentine hay Halloween? Mà chẳng cần hiểu gì nhiều!
Ám ảnh cảm giác khó chịu sau cuộc tranh luận nhỏ với Tr. Thực ra đây không phải lần đầu. Mà mình luôn thắng thế đấy chứ. Vả lại nhiệm vụ của mình là huấn luyện tụi nó cơ mà? Công bằng mà nói thì phải quý Tr hầu như là người duy nhất thường có ý kiến tranh luận. Điều đáng nói là ở cách suy nghĩ của nó. Buồn.
Tại sao một người có thể bảo vệ ý kiến của mình trong khi chính họ rất mơ hồ? Không bằng chứng. Không phương pháp luận. Cứ như nói về một đức tin (?). Mà không có cơ sở để tin. Hình như chỉ đơn giản là cái đến trước nhất. Không nghi ngờ. Không phản biện. Ngay cả khi thực tế cứ chứng tỏ điều ngược lại (!). Phải chăng là lười suy nghĩ đến độ khó hiểu?
Bỗng nhớ đến nhân viên mới ở trạm ST. Cùng một kiểu lười suy nghĩ và bướng bỉnh. Hậu quả một nền giáo dục chăng? Nhồi nhét. Nói gì nghe nấy.
Thôi quên đi! Như người đời vẫn dễ quên. Ngày cá tháng Tư đưa dần Trịnh nhạc sĩ vào dĩ vãng. Cũng nhanh. Nhớ ngày này năm ngoái đến Hợp Phố nghe nhạc Trịnh. Buồn cười là hôm đó đi với thầy NTH. Người có tới mấy bằng master về âm nhạc chỉ ra cho mình vô khối điểm kém cỏi của dàn nhạc, mà loại tai trâu như mình không để ý. Hay cũng một kiểu lười? Lười quan sát. Lười tư duy.
Năm nay thì thầy lại về, nhưng không dạy mình nữa. Đơn giản chỉ vì không có người học. Người VN mình đã giỏi đến thế chăng? Quả thực học giỏi. Thi giỏi. Chỉ chẳng làm được gì (!).
Mình đọc tác phẩm thứ 3 của Murakami Haruki. Biên niên ký chim vặn dây cót. Sau Rừng Na-uy và Phía nam biên giới phía tây mặt trời. Nhiều người nói ông viết sâu sắc về xã hội Nhật. Mình không biết xã hội Nhật thế nào. Chỉ thấy ông đi vào sâu thẳm mỗi con người. Cả 3 tác phẩm đều có những nhân vật "tôi", với những suy nghĩ nội tâm. Mình thì sao? Mình có tâm sự những lòng mình thế không? Những người khác có ai muốn cởi lòng? Sợ người nghe không nghe chăng? Không hiểu chăng? Hiểu lầm chăng? Đánh giá sai chăng?
Nên mình mới nhớ tới Trịnh nhạc sĩ. Ông này cũng viết về cái tôi. Không đao to búa lớn kiểu VTV, rằng "ai cũng biết rằng", mà mình ngồi nghe lại không biết (?!). Thế mà nhiều người thích nhạc ông. Hẳn cái tôi ấy có trong nhiều người vậy.
Mình tin rằng mỗi người đọc Murakami có thể tìm thấy chính họ trong ấy. Mình bắt đầu đọc Rừng Na-uy cũng chính vì nghĩ, cứ 7 người Nhật có một người đọc, thì phải đại diện được cho một cái gì đó.
Thế đấy. Lười. Có trong laptop rồi mà cứ nhẩn nhơ nhẩn nha. Và đọc cũng nhẩn nha ... nhẩn nha ...
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2009
Watchmen
Hôm nay lẽ ra mình phải thấy chán. Hoặc chí ít là cảm thấy hơi chan chán. Thế mà không. Trơ rồi chăng?
Hay thực ra vốn dĩ chẳng có chuyện gì?
Chỉ là tại trời mưa. Sáng ra khỏi nhà dưới ánh nắng. Có vài giọt nước nhỏ xuống như vô tình (hình). Rồi trên đường đi ngửi thấy mùi hơi đất. Và những giọt nước nặng thêm chút đỉnh.
Đến trường thì ... cúp điện. Mới thấy thiên hạ thế giới chỉ giỏi hình thức. The Earth hour với chả Giờ trái đất này nọ. Cắp cặp sang VN mà học bác EVN!
Cuối cùng thì mình đến Sen coffee. Mưa chẳng mấy. Ướt cũng chẳng mấy. Chẳng đủ để bực mình. Dù hồi nào tới giờ mình vẫn ghét mưa như vậy. Nhất là mưa mà lại phải ra đường :-(.
Lòng không buồn, không vui. Nghĩ tới bộ phim mới xem: Watchmen.
Đầu tiên là cái tên tiếng Việt khiến mình không nhận ra bộ phim: Anh hùng báo thù. Nghe sặc mùi quen thuộc của cách nói thường xuyên trong ngôn ngữ ngày nay của "dân tộc yêu chuộng hòa bình" này. Đầy rẫy những "ra quân", "phục thù", "rửa hận", ... Nhớ lại bài viết mình mới được đọc về những tên dịch đã đi vào lịch sử, như Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind) hay Bố già (The Godfather).
Mình đọc khá nhiều ý kiến về bộ phim trước khi xem. Trừ chính nội dung. Vì muốn kiểm nghiệm một tý. Tự cho là hiểu. Khi mà khá nhiều người thấy khó hiểu. Vì nó đan xen khá nhiều yếu tố chính trị xã hội. Phim này mà ra ngày trước chắc chắn bị cấm chiếu ở VN :-).
Xem về mình tìm đọc thêm một chút. Hóa ra phim khá trung thành với truyện. Một loại truyện tranh. Làm mình không khỏi liên tưởng những truyện tranh cuốn hút mình thời bé. Những Bóng nhựa cùng Bút thép. Những tên gián điệp Mỹ Cao gầy với Thấp béo. Những truyện tranh đó có liên quan gì đến "giấc mơ Việt"? Mà có có không một Giấc mơ Việt?
Watchmen phần nào là một Giấc mơ Mỹ. Những siêu anh hùng cứu nhân độ thế. Dĩ nhiên thể hiện qua tâm điểm thời đó. Chiến tranh lạnh. Vũ khí hạt nhân. Chiến tranh VN :-). Các siêu anh hùng Mỹ vẫn đủ hỷ nộ ái ố.
Mô típ không mới khiến mình đoán được. Khi sự cố xảy đến cho một nhóm-người-có-quá-khứ thì ắt có sự phản bội. Kẻ thông minh nhất có xu hướng tách bầy đàn. Kẻ quyền năng nhất có xu hướng chán nản. Kẻ hiền lành nhất ngu ngơ. Kẻ không thỏa hiệp lãnh đủ.
Thú vị với nhận xét của bạn Mộng Dép, so sánh Dr Manhattan với Đô-rê-môn :-D. Tiếc là đa số fan của Đô-rê-môn với những Pô-kê-môn không biết gì về Watchmen để bàn luận. Có gì để nói về Giấc mơ Việt ngày nay, hay Giấc mơ Nhật chăng? Hay Hàng VN chất lượng cao made in Japan :-)?
Nên mới có chuyện phim Mỹ loại R ở VN vẫn có những ông bố bà mẹ đưa con nhỏ vào xem. Chưa nói nghe không được, phụ đề đọc không được. Chỉ còn cách chơi đùa với các hàng ghế :-). May mà bố mẹ cũng không khá hơn (trong việc hiểu phim) nên kết cục cả nhà về sớm :-)).
Chắc "bom tấn" của điện ảnh Mỹ ở VN nổ không mấy. Người VN còn không yêu cái kết: "người tốt" phải chết thay cho "kẻ xấu"?!
Linh tinh thế thôi. Buồn cười là cái vật chiếu sáng của ngài Tiến sĩ quyền năng màu xanh trong phim đã bị làm cho blurred mất (only in VN!) :-).
Tại sao trong vi điều khiển có watchdog mà không có watchman (hay watchwoman) nhỉ? :-D
Hay thực ra vốn dĩ chẳng có chuyện gì?
Chỉ là tại trời mưa. Sáng ra khỏi nhà dưới ánh nắng. Có vài giọt nước nhỏ xuống như vô tình (hình). Rồi trên đường đi ngửi thấy mùi hơi đất. Và những giọt nước nặng thêm chút đỉnh.
Đến trường thì ... cúp điện. Mới thấy thiên hạ thế giới chỉ giỏi hình thức. The Earth hour với chả Giờ trái đất này nọ. Cắp cặp sang VN mà học bác EVN!
Cuối cùng thì mình đến Sen coffee. Mưa chẳng mấy. Ướt cũng chẳng mấy. Chẳng đủ để bực mình. Dù hồi nào tới giờ mình vẫn ghét mưa như vậy. Nhất là mưa mà lại phải ra đường :-(.
Lòng không buồn, không vui. Nghĩ tới bộ phim mới xem: Watchmen.
Đầu tiên là cái tên tiếng Việt khiến mình không nhận ra bộ phim: Anh hùng báo thù. Nghe sặc mùi quen thuộc của cách nói thường xuyên trong ngôn ngữ ngày nay của "dân tộc yêu chuộng hòa bình" này. Đầy rẫy những "ra quân", "phục thù", "rửa hận", ... Nhớ lại bài viết mình mới được đọc về những tên dịch đã đi vào lịch sử, như Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind) hay Bố già (The Godfather).
Mình đọc khá nhiều ý kiến về bộ phim trước khi xem. Trừ chính nội dung. Vì muốn kiểm nghiệm một tý. Tự cho là hiểu. Khi mà khá nhiều người thấy khó hiểu. Vì nó đan xen khá nhiều yếu tố chính trị xã hội. Phim này mà ra ngày trước chắc chắn bị cấm chiếu ở VN :-).
Xem về mình tìm đọc thêm một chút. Hóa ra phim khá trung thành với truyện. Một loại truyện tranh. Làm mình không khỏi liên tưởng những truyện tranh cuốn hút mình thời bé. Những Bóng nhựa cùng Bút thép. Những tên gián điệp Mỹ Cao gầy với Thấp béo. Những truyện tranh đó có liên quan gì đến "giấc mơ Việt"? Mà có có không một Giấc mơ Việt?
Watchmen phần nào là một Giấc mơ Mỹ. Những siêu anh hùng cứu nhân độ thế. Dĩ nhiên thể hiện qua tâm điểm thời đó. Chiến tranh lạnh. Vũ khí hạt nhân. Chiến tranh VN :-). Các siêu anh hùng Mỹ vẫn đủ hỷ nộ ái ố.
Mô típ không mới khiến mình đoán được. Khi sự cố xảy đến cho một nhóm-người-có-quá-khứ thì ắt có sự phản bội. Kẻ thông minh nhất có xu hướng tách bầy đàn. Kẻ quyền năng nhất có xu hướng chán nản. Kẻ hiền lành nhất ngu ngơ. Kẻ không thỏa hiệp lãnh đủ.
Thú vị với nhận xét của bạn Mộng Dép, so sánh Dr Manhattan với Đô-rê-môn :-D. Tiếc là đa số fan của Đô-rê-môn với những Pô-kê-môn không biết gì về Watchmen để bàn luận. Có gì để nói về Giấc mơ Việt ngày nay, hay Giấc mơ Nhật chăng? Hay Hàng VN chất lượng cao made in Japan :-)?
Nên mới có chuyện phim Mỹ loại R ở VN vẫn có những ông bố bà mẹ đưa con nhỏ vào xem. Chưa nói nghe không được, phụ đề đọc không được. Chỉ còn cách chơi đùa với các hàng ghế :-). May mà bố mẹ cũng không khá hơn (trong việc hiểu phim) nên kết cục cả nhà về sớm :-)).
Chắc "bom tấn" của điện ảnh Mỹ ở VN nổ không mấy. Người VN còn không yêu cái kết: "người tốt" phải chết thay cho "kẻ xấu"?!
Linh tinh thế thôi. Buồn cười là cái vật chiếu sáng của ngài Tiến sĩ quyền năng màu xanh trong phim đã bị làm cho blurred mất (only in VN!) :-).
Tại sao trong vi điều khiển có watchdog mà không có watchman (hay watchwoman) nhỉ? :-D
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)