tt đương nhiệm, đương nhiên cũng chỉ là sản phẩm của cơ chế hiện hành. có ý kiến cho rằng ông là nhà kỹ trị. cũng có thể, vì có vẻ thế lực của ông này không mạnh (kiểu, không có sức thì phải dùng mưu hehe).
câu phát biểu của tt về quy hoạch đô thị dẫn một trường hợp cụ thể nhanh chóng bị "báo chí" "làm mờ" đi cho bớt cụ thể. vì cụ thể là đụng chạm đến một/nhiều đại gia thuộc dạng giàu nhất nhì vina. trường hợp "kỹ trị" hiếm hoi của chính trị vina quả nhiên chứng tỏ tính phe nhóm đang làm rệu rã dân tộc (nếu vẫn còn có thể gọi là một dân tộc huhu).
"elite" đã vậy, thì, với những kẻ đang chen nhau vượt đèn đỏ ngoài đường, năm 2016, cũng chẳng hơn mấy năm trước, mà, năm tới nữa, vị tất đã khác gì ...
Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016
Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016
Tên đẹp
Tên gọi của mỗi người hầu hết đều mang ước vọng của ... bố mẹ họ. Một số trường hợp là của ông bà hay ai đó khác.
Những người bất mãn với suy nghĩ của đấng đặt tên cho họ thì đã đành, đa số hài lòng với tên đẹp chưa hẳn đã hiểu ý nghĩa tên mình. Và càng ít để ý tên những người chung quanh (trừ vài ba trường hợp bàn tán gì đó có liên quan).
Khen cho Hoài Linh đã nói về Mỹ Tâm một cách thật ngắn gọn, khi cô có hành động đúng như cái tên cô đang mang ...
Những người bất mãn với suy nghĩ của đấng đặt tên cho họ thì đã đành, đa số hài lòng với tên đẹp chưa hẳn đã hiểu ý nghĩa tên mình. Và càng ít để ý tên những người chung quanh (trừ vài ba trường hợp bàn tán gì đó có liên quan).
Khen cho Hoài Linh đã nói về Mỹ Tâm một cách thật ngắn gọn, khi cô có hành động đúng như cái tên cô đang mang ...
Allied
Câu chuyện về những người hoạt động tình báo hồi đệ nhị thế chiến.
Lúc còn nhỏ, hắn từng mê mẩn những câu chuyện như thế này. Tất nhiên thời đó phần nhiều là chuyện Nga Xô. Hắn khâm phục những con người can đảm, thông minh, luôn biết cách thoát khỏi các tình huống hiểm nghèo, và sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng.
Cùng với thời gian, tình cảm phai nhạt dần. Hắn không còn hâm mộ những người phải sống lá mặt lá trái, và hành động lén lén lút lút.
Bộ phim mới năm 2016 không hề xây dựng các nhân vật của nó theo kiểu cũ như vậy nữa ...
Btw, ai đó dịch tên phim sang tiếng Việt thật là quá tệ.
Lúc còn nhỏ, hắn từng mê mẩn những câu chuyện như thế này. Tất nhiên thời đó phần nhiều là chuyện Nga Xô. Hắn khâm phục những con người can đảm, thông minh, luôn biết cách thoát khỏi các tình huống hiểm nghèo, và sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng.
Cùng với thời gian, tình cảm phai nhạt dần. Hắn không còn hâm mộ những người phải sống lá mặt lá trái, và hành động lén lén lút lút.
Bộ phim mới năm 2016 không hề xây dựng các nhân vật của nó theo kiểu cũ như vậy nữa ...
Btw, ai đó dịch tên phim sang tiếng Việt thật là quá tệ.
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016
Chẳng có chuyện gì
Định bụng bắt chuyến xe 17h vô ĐN. Chả là hãng xe HH không có chuyến trưa. Nhưng hai cô em gái bảo trời mưa lạnh vô chi trễ. Cũng không có việc gì nên 14h lên quốc lộ đón xe vậy.
Cùng đứng đợi xe có o kia quảng cáo luôn, nói đang đợi xe BT, rất tốt. Thế là bỏ qua mấy chuyến mời chào, cùng đợi, hihi.
Không quá tốt như kỳ vọng, song rồi cuối cùng cũng ổn. Được cái nhà xe nhiệt tình. Bánh ăn nước uống phim xem. Thế là bỗng xem hết Tèo em.
Vốn xưa nay cứ nghe nói đến phim Việt là nhớ câu "Ngồi buồn cởi cúc ..." hehe. Tại là tín đồ xi-nê, tuy đến rạp toàn xem phim Mỹ nhưng cũng được thấy quảng cáo ít nhiều. Mới đây đọc bài của bạn kia chê Vệ sĩ Sài Gòn dở nhưng may được cứu lại nhờ tài năng của Thái Hoà.
Không hâm mộ tí nào, nhưng xem Tèo em thấy đúng là tài năng thiệt. Với lại giải trí cũng hay hay. Có lẽ vấn đề ở chỗ không thích xem hài nhảm.
Mà phim Việt dạo này lên ngôi toàn hài nhảm. Không phải lỗi Thái Hoà. Thậm chí cũng không phải lỗi của đạo diễn hay nhà làm phim nào. Vì xứ này còn biết làm phim gì?
Bỏ một đống tiền ra làm phim, nhỡ bị cấm thì khổ. Bởi luôn có những kẻ, trình độ thì không biết tới đâu, nhưng lại có quyền làm cha thiên hạ.
Xứ mà tài năng bị soi mói bởi quyền lực tầm thường. Phim nước ngoài cũng bị cắt xén không thương tiếc. Có phim mất tới 1/3 thời lượng. Nhân danh này nọ. Bởi những kẻ còn không biết tôn trọng người xem bình thường, nói chi tới hiểu tài năng.
Ấy là trong lĩnh vực được gọi là ... văn hoá. Còn thì ... cũng toàn thế cả.
Cùng đứng đợi xe có o kia quảng cáo luôn, nói đang đợi xe BT, rất tốt. Thế là bỏ qua mấy chuyến mời chào, cùng đợi, hihi.
Không quá tốt như kỳ vọng, song rồi cuối cùng cũng ổn. Được cái nhà xe nhiệt tình. Bánh ăn nước uống phim xem. Thế là bỗng xem hết Tèo em.
Vốn xưa nay cứ nghe nói đến phim Việt là nhớ câu "Ngồi buồn cởi cúc ..." hehe. Tại là tín đồ xi-nê, tuy đến rạp toàn xem phim Mỹ nhưng cũng được thấy quảng cáo ít nhiều. Mới đây đọc bài của bạn kia chê Vệ sĩ Sài Gòn dở nhưng may được cứu lại nhờ tài năng của Thái Hoà.
Không hâm mộ tí nào, nhưng xem Tèo em thấy đúng là tài năng thiệt. Với lại giải trí cũng hay hay. Có lẽ vấn đề ở chỗ không thích xem hài nhảm.
Mà phim Việt dạo này lên ngôi toàn hài nhảm. Không phải lỗi Thái Hoà. Thậm chí cũng không phải lỗi của đạo diễn hay nhà làm phim nào. Vì xứ này còn biết làm phim gì?
Bỏ một đống tiền ra làm phim, nhỡ bị cấm thì khổ. Bởi luôn có những kẻ, trình độ thì không biết tới đâu, nhưng lại có quyền làm cha thiên hạ.
Xứ mà tài năng bị soi mói bởi quyền lực tầm thường. Phim nước ngoài cũng bị cắt xén không thương tiếc. Có phim mất tới 1/3 thời lượng. Nhân danh này nọ. Bởi những kẻ còn không biết tôn trọng người xem bình thường, nói chi tới hiểu tài năng.
Ấy là trong lĩnh vực được gọi là ... văn hoá. Còn thì ... cũng toàn thế cả.
Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016
Chuyện nước mắm
Đột nhiên, báo chí ầm ĩ lên mà rằng: trong nước mắm có quá nhiều thạch tín.
Tên tây (arsen) thì chẳng mấy ai hay, chứ thạch tín thì nhiều người biết. Lúc trước vẫn được sử dụng làm bả chó bả chuột. (Không biết lão Hạc có dùng loại này?).
Vậy là hoảng.
Thoạt tiên hắn hơi thắc mắc: lại có nhà sản xuất nào pha thạch tín vào nước mắm nhằm mục đích gì đó chăng? Sau hoá ra nó có sẵn trong đó bao đời nay. Nghĩa là các cụ xưa vẫn xơi đều, cháu con nay mới sợ.
Nói như các báo thì chả khác gì bảo: thôi thôi đừng măm măm thứ truyền thống đó nữa.
Nhưng phi truyền thống thì okie. Tức nhiên có thể thay bằng nước mắm công nghiệp. Thứ này, vốn đã lâu nay cũng chẳng lạ lùng gì. Nó giải quyết được thói quen khó bỏ của người Việt. Giống tên giống màu giống mùi giống vị và có thể giống cả một thông số đo được nữa gọi là độ đạm. Còn ngoài ra có gì giống nữa không? Trời biết đất biết người không (thèm) biết. Nay khoe rằng có khác ở chỗ không thạch tín.
May có người chỉ ra rằng: thạch tín trong nước mắm là thạch tín hữu cơ. Chỉ giống thạch tín vô cơ trong mấy thứ bả độc kia mỗi cái ... tên.
Xem ra nghề của các nhà báo là "câu" câu chữ chứ không cần bản chất. Hậu quả là xin lỗi, là bị xử phạt, là vân vân và vân vân.
Song cái sự vân vân lại có vẻ dài ra khi người ta biết được báo viết vì có ngậm tiền chứ không phải vô tư vô tình trung thực trong sáng. Sự này ở xứ vina vốn xưa như trái đất. Báo chí và doanh nghiệp bắt tay nhau thế này: biết tao dở mày vẫn phải nói tốt, biết đối thủ tao tốt mày vẫn phải nói dở.
Thế là người ta ào ào xem thử thằng trả tiền báo nọ là thằng nào. Nghi án có ngay: hưởng lợi vụ này chỉ có mấy nhà sản xuất nước mắm công nghiệp. Tạm thời để đó, vì đại gia này thế lực không nhỏ, hồi sau mới rõ.
Trước mắt kẻ đưa đầu (chịu báng) đứng ra làm khảo sát đặng có thứ cho báo đăng là cái được gọi là "hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng". Xứ này toàn những mỹ từ tên đẹp, còn trong thế nào ai cũng biết mà không ai nói ra. Hội ấy khai: có nhà tài trợ (cho tiền) làm khảo sát.
Hắn nghĩ ai đấy bỏ tiền nếu không âm mưu đen tối thì cũng cực dốt. Mà chắc chắn dốt khi chọn cái hội kia thực hiện.
Sự dốt ấy nay bổ về một công ty chuyên về ... quảng cáo. Thôi thì chuyện đời đen trắng. Điều hắn nghĩ là về gã đứng đầu công ty đó.
Cách nay chưa lâu, có cô bạn quen ca ngợi gã nọ. Chỉ là chuyện trong bàn nhậu nói về Facebook. Kể rằng gã nọ dạy về xử lý khủng hoảng truyền thông. Giá 2 tỷ đồng một giờ một ngày một khoá chi đó. Hắn cười, như công ty em có học với giá đó không?
Thực ra hắn biết về gã nhiều hơn cô bạn. Bắt đầu từ chiếu rượu Quê choa của bọ Lập. Ngày ấy gã nổi lên như một nhà phê bình văn học (tay trái). Rồi đình đám với đám cưới với một nữ diễn viên điện ảnh (hắn khá yêu mến cô này). Rồi hắn biết gã từng học ở Nga cùng một người bạn của hắn. Rồi hắn biết gã có quan hệ bà con với một người bạn khác của hắn. Rồi hắn biết gã gây không ít thị phi.
Đã là chuyện thị phi thì không nên bàn tới. Cũng không nói chuyện một cá nhân. Chỉ là, nhân đây cứ nghĩ về những thế hệ du học sinh ở Nga (và Đông Âu nói chung).
Học sinh tuyển. Thầy giỏi. Trường lớp tốt. Mà sao sản sinh không ít thị phi?
Tại trời ư tại đất ư ...
Tên tây (arsen) thì chẳng mấy ai hay, chứ thạch tín thì nhiều người biết. Lúc trước vẫn được sử dụng làm bả chó bả chuột. (Không biết lão Hạc có dùng loại này?).
Vậy là hoảng.
Thoạt tiên hắn hơi thắc mắc: lại có nhà sản xuất nào pha thạch tín vào nước mắm nhằm mục đích gì đó chăng? Sau hoá ra nó có sẵn trong đó bao đời nay. Nghĩa là các cụ xưa vẫn xơi đều, cháu con nay mới sợ.
Nói như các báo thì chả khác gì bảo: thôi thôi đừng măm măm thứ truyền thống đó nữa.
Nhưng phi truyền thống thì okie. Tức nhiên có thể thay bằng nước mắm công nghiệp. Thứ này, vốn đã lâu nay cũng chẳng lạ lùng gì. Nó giải quyết được thói quen khó bỏ của người Việt. Giống tên giống màu giống mùi giống vị và có thể giống cả một thông số đo được nữa gọi là độ đạm. Còn ngoài ra có gì giống nữa không? Trời biết đất biết người không (thèm) biết. Nay khoe rằng có khác ở chỗ không thạch tín.
May có người chỉ ra rằng: thạch tín trong nước mắm là thạch tín hữu cơ. Chỉ giống thạch tín vô cơ trong mấy thứ bả độc kia mỗi cái ... tên.
Xem ra nghề của các nhà báo là "câu" câu chữ chứ không cần bản chất. Hậu quả là xin lỗi, là bị xử phạt, là vân vân và vân vân.
Song cái sự vân vân lại có vẻ dài ra khi người ta biết được báo viết vì có ngậm tiền chứ không phải vô tư vô tình trung thực trong sáng. Sự này ở xứ vina vốn xưa như trái đất. Báo chí và doanh nghiệp bắt tay nhau thế này: biết tao dở mày vẫn phải nói tốt, biết đối thủ tao tốt mày vẫn phải nói dở.
Thế là người ta ào ào xem thử thằng trả tiền báo nọ là thằng nào. Nghi án có ngay: hưởng lợi vụ này chỉ có mấy nhà sản xuất nước mắm công nghiệp. Tạm thời để đó, vì đại gia này thế lực không nhỏ, hồi sau mới rõ.
Trước mắt kẻ đưa đầu (chịu báng) đứng ra làm khảo sát đặng có thứ cho báo đăng là cái được gọi là "hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng". Xứ này toàn những mỹ từ tên đẹp, còn trong thế nào ai cũng biết mà không ai nói ra. Hội ấy khai: có nhà tài trợ (cho tiền) làm khảo sát.
Hắn nghĩ ai đấy bỏ tiền nếu không âm mưu đen tối thì cũng cực dốt. Mà chắc chắn dốt khi chọn cái hội kia thực hiện.
Sự dốt ấy nay bổ về một công ty chuyên về ... quảng cáo. Thôi thì chuyện đời đen trắng. Điều hắn nghĩ là về gã đứng đầu công ty đó.
Cách nay chưa lâu, có cô bạn quen ca ngợi gã nọ. Chỉ là chuyện trong bàn nhậu nói về Facebook. Kể rằng gã nọ dạy về xử lý khủng hoảng truyền thông. Giá 2 tỷ đồng một giờ một ngày một khoá chi đó. Hắn cười, như công ty em có học với giá đó không?
Thực ra hắn biết về gã nhiều hơn cô bạn. Bắt đầu từ chiếu rượu Quê choa của bọ Lập. Ngày ấy gã nổi lên như một nhà phê bình văn học (tay trái). Rồi đình đám với đám cưới với một nữ diễn viên điện ảnh (hắn khá yêu mến cô này). Rồi hắn biết gã từng học ở Nga cùng một người bạn của hắn. Rồi hắn biết gã có quan hệ bà con với một người bạn khác của hắn. Rồi hắn biết gã gây không ít thị phi.
Đã là chuyện thị phi thì không nên bàn tới. Cũng không nói chuyện một cá nhân. Chỉ là, nhân đây cứ nghĩ về những thế hệ du học sinh ở Nga (và Đông Âu nói chung).
Học sinh tuyển. Thầy giỏi. Trường lớp tốt. Mà sao sản sinh không ít thị phi?
Tại trời ư tại đất ư ...
Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016
Việc làng
Nhà văn Ngô Tất Tố từng viết tập phóng sự đặt tên là "Việc làng". Được cho là phê phán những hủ tục ở làng quê xưa.
Thuở đi học hắn được dạy rằng ấy "dòng văn học hiện thực phê phán". Hiện thực, và phê phán, xã hội trước 1945. Sau này, không còn hiện thực nữa, hoặc giả còn, nhưng không được phê phán?!?
Hắn đọc đã lâu, không còn nhớ nhiều. Có những vụ việc như mua danh, hơi khác mua quan bán tước. Chẳng hạn, bỏ tiền ra mua chức "lý cựu". Lý cựu, tức nhiên là "cựu"lý trưởng. Lý trưởng, hết nhiệm kỳ thành lý cựu. Người mua chức lý cựu, dĩ nhiên chưa từng làm lý trưởng. Nhưng nhờ có tiền, nghiễm nhiên được tôn làm lý cựu. Một thứ hư danh. Song cũng có chút "thực". Ấy là những lúc có "việc làng" thì được ngồi chiếu trên. Mâm "các cụ". Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp.
Ngô tiên sinh không viết, chức lý cựu (mua) này liệu có bị "cách" được chăng? Còn lý cựu "thật", nghĩa là lý trưởng hết chức, liệu có thể "cách"? Chức lý trưởng đã làm rồi, cũng đã làm xong rồi, thì, phải là lý cựu. Giờ muốn "cách" cái chức lý cựu, thì, biết cách làm sao?!
Đám nhà văn nhà báo hậu sinh ngày nay xem ra không có ai đáng so với một nửa cái móng chân của cụ Tố. Nhưng có những kẻ không viết văn làm báo lại đang nhăm nhe nhằm nhè lưu danh với lối kế tục kể chuyện "việc làng". Họ hằm hè nói chuyện cách chức lý cựu lý nguyên nguyên lý (trưởng).
Lão già lười nơi núi kia cười hỏi, cái "cựu" cái "nguyên" ngày nay không phải là mua rồi, vì đúng đã từng là "lý", nhưng cái lý ấy có được mua chăng? Lại hỏi, việc ở cái "làng" to to nay, có là "hiện thực" có là "phê phán"?
Thuở đi học hắn được dạy rằng ấy "dòng văn học hiện thực phê phán". Hiện thực, và phê phán, xã hội trước 1945. Sau này, không còn hiện thực nữa, hoặc giả còn, nhưng không được phê phán?!?
Hắn đọc đã lâu, không còn nhớ nhiều. Có những vụ việc như mua danh, hơi khác mua quan bán tước. Chẳng hạn, bỏ tiền ra mua chức "lý cựu". Lý cựu, tức nhiên là "cựu"lý trưởng. Lý trưởng, hết nhiệm kỳ thành lý cựu. Người mua chức lý cựu, dĩ nhiên chưa từng làm lý trưởng. Nhưng nhờ có tiền, nghiễm nhiên được tôn làm lý cựu. Một thứ hư danh. Song cũng có chút "thực". Ấy là những lúc có "việc làng" thì được ngồi chiếu trên. Mâm "các cụ". Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp.
Ngô tiên sinh không viết, chức lý cựu (mua) này liệu có bị "cách" được chăng? Còn lý cựu "thật", nghĩa là lý trưởng hết chức, liệu có thể "cách"? Chức lý trưởng đã làm rồi, cũng đã làm xong rồi, thì, phải là lý cựu. Giờ muốn "cách" cái chức lý cựu, thì, biết cách làm sao?!
Đám nhà văn nhà báo hậu sinh ngày nay xem ra không có ai đáng so với một nửa cái móng chân của cụ Tố. Nhưng có những kẻ không viết văn làm báo lại đang nhăm nhe nhằm nhè lưu danh với lối kế tục kể chuyện "việc làng". Họ hằm hè nói chuyện cách chức lý cựu lý nguyên nguyên lý (trưởng).
Lão già lười nơi núi kia cười hỏi, cái "cựu" cái "nguyên" ngày nay không phải là mua rồi, vì đúng đã từng là "lý", nhưng cái lý ấy có được mua chăng? Lại hỏi, việc ở cái "làng" to to nay, có là "hiện thực" có là "phê phán"?
Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016
Số lượng và chất lượng
Phàm thống kê cái gì đó, người ta đếm số lượng những đối tượng đạt chất lượng. Còn không đạt chất lượng thì loại ra, đếm làm gì, có phỏng?
Tư duy lạ của bệnh thành tích, họ đếm đủ số lượng, rồi có phần lúng búng rằng trong đó có những ... chưa đạt chất lượng. Chưa đạt cũng đếm thì muốn đủ có khó gì, phỏng? Dân gian gọi vơ bèo vạt tép.
P/S: đây không nói về bèo bọt tôm tép, mà nói về ... tiến sĩ (theo bộ học vina xứ) ...
Tư duy lạ của bệnh thành tích, họ đếm đủ số lượng, rồi có phần lúng búng rằng trong đó có những ... chưa đạt chất lượng. Chưa đạt cũng đếm thì muốn đủ có khó gì, phỏng? Dân gian gọi vơ bèo vạt tép.
P/S: đây không nói về bèo bọt tôm tép, mà nói về ... tiến sĩ (theo bộ học vina xứ) ...
Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016
Fidel
Hắn từng hâm mộ ông khi còn bé thơ. Sự hâm mộ mang tính mơ hồ như thần tượng nhiều vĩ nhân khác. Đặc biệt trong những xã hội nặng tính tuyên truyền như môi trường ngày đó. Hắn say sưa nghe và hăng hái phát tán những câu chuyện đa phần thêu dệt về ông. Lớn lên chút, hắn biết cảm nhận tài hùng biện của ông. Nói vo không cần giấy tờ trong hàng tiếng đồng hồ. Trong khi các chính trị gia xứ hắn hầu như cắm mặt vào những tờ giấy viết sẵn. Ngoài ra ... ngày ấy hắn chưa hiểu được ông nói cái gì.
Khi đi học đại học, hắn dần biết những điều ông làm, tuy chứng tỏ tài năng phi thường của ông, thực sự không có gì đáng ca ngợi. Ông giỏi, nhưng ông áp đặt người dân nước ông một lối sống nghèo nàn. Lý tưởng lại phải bắt buộc sao?! Chưa kể, chính ông hưởng thụ một lối khác. Hắn cứ nhớ mãi bức tranh châm biếm trên một tờ báo khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, vẽ một cái cây "cộng sản" khô héo trơ cành trụi lá, chỉ còn độc một quả khô lủng lẳng cuối cùng, Fidel.
Nay, quả cuối cùng cuối cùng cũng đã rụng. RIP.
Đất nước quả cam ai người đem bán
NHỜI NÓI NGƯỜI BÁN CAM
Ở Hàng Châu có người bán các thứ quả, khéo để dành cam, lâu mà không ủng, vỏ vẫn đỏ hồng, trông đẹp như vàng, như ngọc, đem ra chợ bán, giá đắt, mà người ta tranh nhau mua. Ta cũng mua một quả. Đem về, bóc ra, hơi xông lên mũi, múi xác như bông nát. Ta liền đem ra chợ, hỏi người bán cam:
"Anh bán cam cho người ta để làm của cúng lễ, đãi tân khách hay là chỉ làm cho choáng bề ngoài để đánh lừa người ta? Tệ thật! Anh giả dối lắm!”
Người bán cam cười nói:
“Tôi làm nghề này đã lâu năm để kiếm tiền nuôi thân. Tôi bán, người ta mua, chẳng ai nói gì, chỉ có ông kêu ca! Thiên hạ giả dối nhiều chẳng phải gì một mình tôi? Ông thật không chịu nghĩ đến nơi ... Này thử xem, người đeo hổ phù, ngồi da hổ, hùng dũng trông ra dáng quan võ lắm kỳ thực không biết có giỏi được như Tôn Tẫn, Ngô Khởi không? - Người đội mũ cao, đóng đai dài, đường hoàng trông ra dáng quan văn lắm, kỳ thực không biết có giỏi được như Y Doãn, Cao Dao không? Giặc nổi không biết dẹp, dân khổ không biết cứu, quan lại gian tham không biết trừng trị, pháp độ hỏng nát không biết sửa đổi, ngồi không, ăn lương, không biết xấu hổ. Thế mà lúc ngồi công đường, đi xe ngựa, uống rượu ngon, ăn của quí, oai vệ, hách dịch vô cùng! ... Đó bề ngoài chẳng như vàng, như ngọc mà bề trong chăng như bông nát là gì? Ông không chịu xét những hạng người ấy mà đi xét quả cam của tôi!"
Ta nghe nói, nín lặng, không giả nhời được ra làm sao. Ta nghĩ người ấy nói có giọng khôi hài. Dễ chừng người ấy ghét kẻ gian tà, giận phường thế tạc mới thác ra truyện bán cam để dạy người đời chăng?
LƯU CƠ
(Theo Cổ học tinh hoa)
Hổ thẹn
Hổ thẹn, lại thấy Khổng Khâu nhắc đến trong Luận ngữ:
"Thiên hạ hữu đạo tắc kiến, vô đạo tắc ẩn.
Bang hữu đạo, bần thả tiện yên, sỉ dã.
Bang vô đạo, phú thả quý yên, sỉ dã."
Thiên hạ có đạo lý (thì) ra làm quan, không có đạo lý (thì) lui về ở ẩn.
Nước có đạo lý (mà mình) nghèo hèn (thì) đáng hổ thẹn.
Nước không có đạo lý (mà mình) giàu có (cũng) là hổ thẹn vậy.
"Thiên hạ hữu đạo tắc kiến, vô đạo tắc ẩn.
Bang hữu đạo, bần thả tiện yên, sỉ dã.
Bang vô đạo, phú thả quý yên, sỉ dã."
Thiên hạ có đạo lý (thì) ra làm quan, không có đạo lý (thì) lui về ở ẩn.
Nước có đạo lý (mà mình) nghèo hèn (thì) đáng hổ thẹn.
Nước không có đạo lý (mà mình) giàu có (cũng) là hổ thẹn vậy.
Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016
Chiến tranh và hoà bình
... và sai lầm.
Ai đó từng nói rằng: Chiến tranh có kẻ thắng người thua còn nhân dân luôn bại.
Người thua thua vì sai lầm.
Sai lầm của nhân dân là cứ tưởng mình thuộc một trong hai bên thua thắng.
Kẻ thắng sẽ trải qua hoà bình với tất cả những xấu xa mình đã chọn làm đồng minh để thắng cuộc.
Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016
Chuyện mắm
Nhà sản xuất nước mắm công nghiệp tài trợ cho cuộc khảo sát chất lượng ... nước mắm truyền thống.
Công ty xổ số kiến thiết tố cáo sai phạm của ... xổ số điện toán.
VTV với chiến dịch ... phê phán Fb. Vì điều đó họ sẵn sàng ... làm mắm cả một bà tiến sĩ già.
Công ty xổ số kiến thiết tố cáo sai phạm của ... xổ số điện toán.
VTV với chiến dịch ... phê phán Fb. Vì điều đó họ sẵn sàng ... làm mắm cả một bà tiến sĩ già.
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016
Mắng một kẻ có học
Bảo rằng thượng thư bộ học mà vô học chỉn e hơi quá, nhưng nói có học thấy cũng không xong.
Nhẽ một ngày kia hết quan hoàn dân mới lại mở miệng thốt ra những lời có cánh.
Và khi nằm gọn trong săng chắc sẽ có người khóc khen nào trí nào nhân.
Vòng luẩn quẩn xứ vina vậy.
Nhẽ một ngày kia hết quan hoàn dân mới lại mở miệng thốt ra những lời có cánh.
Và khi nằm gọn trong săng chắc sẽ có người khóc khen nào trí nào nhân.
Vòng luẩn quẩn xứ vina vậy.
Cảnh nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(NBK)
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016
Chết
Tối qua giấc ngủ đến với hắn thật chậm. Dù đã tắt đèn và lên giường. Trằn trọc không dứt được suy nghĩ về cách diy một cái mini drill press, và về chi tiết từng bước sẽ lắp đặt hệ thống UPS mới sao cho tối ưu.
Khi cuối cùng giấc ngủ đến, hắn đã mơ về cái chết. Vẫn phong cách ... xi-nê, hắn thấy mình là một gã cao bồi. Mâu thuẫn với quá đông những kẻ quyền thế (dù chẳng rõ mâu thuẫn về cái gì), hắn phải trốn ra giữa sa mạc. Có những người bạn đến giúp hắn. Chẳng hề rõ mặt những người bạn cũng như các kẻ thù. Không phải là những người quen biết trong đời thực. Cũng không phải bất cứ một nhân vật nào trong phim hay truyện.
Kẻ thù đã đột kích bất ngờ và nhanh chóng chiếm toàn bộ vũ khí (súng ống). Hắn ăn đạn và chết ngay từ đầu. Sau đó hắn thấy (chết rồi mà vẫn thấy?!) các bạn mình lần lượt ngã xuống. Người sống sót cuối cùng (cảm giác cứ như đó là hắn!) chửi mắng kẻ thù, rằng hãy xem lại cách sống của chúng mày đi. Dường như tập trung vào một kẻ yếu nhất. Rồi thấy chính hắn là kẻ đó, nghe sỉ vả. Và đó là kẻ duy nhất nhìn rõ mặt. Một gã đàn ông nhỏ thó gầy gò mặc quần bò (dĩ nhiên, cowboy mà) áo ca-rô đội mũ cao bồi. Gương mặt như thanh niên nhưng có một bộ ria đã bạc ... Vẫn chẳng giống ai.
Khi cuối cùng giấc ngủ đến, hắn đã mơ về cái chết. Vẫn phong cách ... xi-nê, hắn thấy mình là một gã cao bồi. Mâu thuẫn với quá đông những kẻ quyền thế (dù chẳng rõ mâu thuẫn về cái gì), hắn phải trốn ra giữa sa mạc. Có những người bạn đến giúp hắn. Chẳng hề rõ mặt những người bạn cũng như các kẻ thù. Không phải là những người quen biết trong đời thực. Cũng không phải bất cứ một nhân vật nào trong phim hay truyện.
Kẻ thù đã đột kích bất ngờ và nhanh chóng chiếm toàn bộ vũ khí (súng ống). Hắn ăn đạn và chết ngay từ đầu. Sau đó hắn thấy (chết rồi mà vẫn thấy?!) các bạn mình lần lượt ngã xuống. Người sống sót cuối cùng (cảm giác cứ như đó là hắn!) chửi mắng kẻ thù, rằng hãy xem lại cách sống của chúng mày đi. Dường như tập trung vào một kẻ yếu nhất. Rồi thấy chính hắn là kẻ đó, nghe sỉ vả. Và đó là kẻ duy nhất nhìn rõ mặt. Một gã đàn ông nhỏ thó gầy gò mặc quần bò (dĩ nhiên, cowboy mà) áo ca-rô đội mũ cao bồi. Gương mặt như thanh niên nhưng có một bộ ria đã bạc ... Vẫn chẳng giống ai.
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016
Tổng thống
Cứ như Fb và báo chí vina thì xứ vina quan tâm bầu cử tổng thống US hơi bị nhiều. Có kẻ nói đùa vina như một bang của US vậy.
Chừng như bình dân vina hơi bị thất vọng về kết quả bầu cử (?!). Còn giới bình luận vina thì vẫn như mọi khi, chẳng khác gì bình luận bóng đá. Trước trận đấu thì lý luận như đúng rồi rằng ai đó chắc thắng. Sau trận đấu hùng hồn không kém ... vì sao mình ... sai, hehe.
Ai đó hỏi hắn có quan tâm bầu cử tổng thống Mỹ không? Trả lời: không. Điều khiến hắn thấy thú vị là sự nổi loạn đã vượt qua thói thường nhàm chán. Tiếc thay, chuyện đó chỉ xảy ra phía bên kia bán cầu.
Bên này cũng lắm lao xao. Tỉ như điện hạt nhân này nọ. Lại các học giả học thiệt trí thức trí ngủ lý luận um xùm. (Trừ mấy ông giáo sư tiến sĩ đang mải đấm nhau vỡ mõm, hihi theo đúng nghĩa đen của từ đấm.)
Điện hạt nhân có lẽ không quá nguy hiểm như người ta đang gào thét. Nhưng ở vina xứ nhẽ lại nguy hiểm hơn nhiều. Ấy nhờ con người vina vậy. Định làm điện hạt nhân mà chưa thấy nói mua nhiên liệu của ai (Nga?!, bởi đâu phải ai cũng có và ai cũng bán). Và, quan trọng, đổ rác thải đi đâu?!?
Stay hungry. Stay foolish.
Chừng như bình dân vina hơi bị thất vọng về kết quả bầu cử (?!). Còn giới bình luận vina thì vẫn như mọi khi, chẳng khác gì bình luận bóng đá. Trước trận đấu thì lý luận như đúng rồi rằng ai đó chắc thắng. Sau trận đấu hùng hồn không kém ... vì sao mình ... sai, hehe.
Ai đó hỏi hắn có quan tâm bầu cử tổng thống Mỹ không? Trả lời: không. Điều khiến hắn thấy thú vị là sự nổi loạn đã vượt qua thói thường nhàm chán. Tiếc thay, chuyện đó chỉ xảy ra phía bên kia bán cầu.
Bên này cũng lắm lao xao. Tỉ như điện hạt nhân này nọ. Lại các học giả học thiệt trí thức trí ngủ lý luận um xùm. (Trừ mấy ông giáo sư tiến sĩ đang mải đấm nhau vỡ mõm, hihi theo đúng nghĩa đen của từ đấm.)
Điện hạt nhân có lẽ không quá nguy hiểm như người ta đang gào thét. Nhưng ở vina xứ nhẽ lại nguy hiểm hơn nhiều. Ấy nhờ con người vina vậy. Định làm điện hạt nhân mà chưa thấy nói mua nhiên liệu của ai (Nga?!, bởi đâu phải ai cũng có và ai cũng bán). Và, quan trọng, đổ rác thải đi đâu?!?
Stay hungry. Stay foolish.
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016
Hổ thẹn
Hiến vấn sỉ. Tử viết:
Bang hữu đạo, cốc. Bang vô đạo, cốc, sỉ dã.
(Ông Hiến hỏi về sự hổ thẹn. Khổng Tử trả lời:
Nước có đạo lý (thì) ăn bổng lộc. Nước không có đạo lý (mà cũng) ăn bổng lộc, ấy là hổ thẹn vậy.)
Bang hữu đạo, cốc. Bang vô đạo, cốc, sỉ dã.
(Trích Tứ thư chương 14).
(Ông Hiến hỏi về sự hổ thẹn. Khổng Tử trả lời:
Nước có đạo lý (thì) ăn bổng lộc. Nước không có đạo lý (mà cũng) ăn bổng lộc, ấy là hổ thẹn vậy.)
Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016
Mơ
Chẳng nhớ tự khi nào, hắn bắt đầu có những giấc mơ, ngày một dày đặc thêm cho đến khi nhấn chìm các giấc ngủ hàng đêm. Bây giờ, hình như chẳng có đêm nào hắn không mơ.
Những giấc mơ không đầu không cuối xé vụn giấc ngủ khiến hắn thức giấc nhiều lần trong đêm, sáng ra không tránh khỏi mỏi mệt.
Hay tại nay sống không còn được vô tư như xưa? Nhớ thời ngày chỉ biết làm việc đêm ngả mình là ngủ say như chết một giấc một tới sáng chẳng hề mộng mị. Hồi ấy các ông anh quen biết vẫn còn thúc giục hắn lấy vợ, khuyên rằng nên chọn một cô hiền lành biết thông cảm chứ đừng ham sắc đẹp tiền tài danh vọng thông minh tuổi trẻ gì hết. Bảo, vì mày chỉ biết đam mê công việc nên nếu vợ nó không hiểu cho thì khổ lắm.
Giờ thì ngập trong những mộng cùng mị. Người ta nói ngày sống làm sao đêm chiêm bao làm vậy. Lạ là các giấc mơ thường nhật của hắn lại rất lờ mờ chẳng đâu vào đâu, chỉ đến sáng là nhớ mãi đã không ra đêm qua mơ gì.
Đồng hành với công việc mọi mặt đều không ra gì?!
Có chăng là "phong cách" mơ rất "điện ảnh". Tại mê phim quá chăng? Những giấc mơ luôn "chuyển cảnh" rất nhanh.
Như đêm hôm trước. Tự dưng thấy mình đang ở trong một ca trực. Rồi ngồi vào bàn ăn tối. Bỗng nhiên thấy người ngồi cùng không phải là đồng nghiệp cùng ca. Chuyển sang như đang ngồi nhậu ở đâu đó. Trong bàn người quen có người lạ có. Mà người quen cũng lộn xộn, bạn bè lẫn đồng nghiệp lẫn quen biết, không có cớ gì họ lại gặp nhau được.
Lại bỗng thấy mình đang lơ ngơ giữa đám đông. Có người quen lướt qua cũng chỉ cười một cái rồi biến mất. Tự dưng chú ý một cô bé ngồ ngộ, chẳng giống ai hắn từng quen. Cô bé nước da đen nhẻm, gầy như một que củi, mặc bộ váy liền áo, chân tay kều cào như đang tạo dáng chụp ảnh mà chẳng thấy người chụp đâu.
Nghĩ là mình đang đi chơi trong một khu du lịch. Quay quay thấy biển, lại quay quay thấy núi. Thấy cô bé nọ vẫn gầy như thế nhưng dường như trắng hơn, mặc quần bò có dây đeo trùm ra ngoài một cái áo không rõ màu. Cô làm mặt xấu, khuỳnh tay ra hơi khom người như các lực sĩ thể hình biểu diễn nom cực buồn cười.
Tự nhiên thấy như thân quen. Hắn bảo cô: anh đi chơi chán quá, mỗi thấy em làm anh vui. Cô nói em cũng thích anh ... Thế là tỉnh giấc.
Bấm điện thoại thấy 5h35. Cứ hôm nào cần dậy đi đâu đó, nghĩ là sẽ dậy lúc 6h, vệ sinh cá nhân ăn sáng đọc linh tinh và ra khỏi nhà lúc 7h30, thì có để đồng hồ báo thức (6h) hay không cũng cứ thức giấc khoảng 5h3x. Quái!?
Những giấc mơ không đầu không cuối xé vụn giấc ngủ khiến hắn thức giấc nhiều lần trong đêm, sáng ra không tránh khỏi mỏi mệt.
Hay tại nay sống không còn được vô tư như xưa? Nhớ thời ngày chỉ biết làm việc đêm ngả mình là ngủ say như chết một giấc một tới sáng chẳng hề mộng mị. Hồi ấy các ông anh quen biết vẫn còn thúc giục hắn lấy vợ, khuyên rằng nên chọn một cô hiền lành biết thông cảm chứ đừng ham sắc đẹp tiền tài danh vọng thông minh tuổi trẻ gì hết. Bảo, vì mày chỉ biết đam mê công việc nên nếu vợ nó không hiểu cho thì khổ lắm.
Giờ thì ngập trong những mộng cùng mị. Người ta nói ngày sống làm sao đêm chiêm bao làm vậy. Lạ là các giấc mơ thường nhật của hắn lại rất lờ mờ chẳng đâu vào đâu, chỉ đến sáng là nhớ mãi đã không ra đêm qua mơ gì.
Đồng hành với công việc mọi mặt đều không ra gì?!
Có chăng là "phong cách" mơ rất "điện ảnh". Tại mê phim quá chăng? Những giấc mơ luôn "chuyển cảnh" rất nhanh.
Như đêm hôm trước. Tự dưng thấy mình đang ở trong một ca trực. Rồi ngồi vào bàn ăn tối. Bỗng nhiên thấy người ngồi cùng không phải là đồng nghiệp cùng ca. Chuyển sang như đang ngồi nhậu ở đâu đó. Trong bàn người quen có người lạ có. Mà người quen cũng lộn xộn, bạn bè lẫn đồng nghiệp lẫn quen biết, không có cớ gì họ lại gặp nhau được.
Lại bỗng thấy mình đang lơ ngơ giữa đám đông. Có người quen lướt qua cũng chỉ cười một cái rồi biến mất. Tự dưng chú ý một cô bé ngồ ngộ, chẳng giống ai hắn từng quen. Cô bé nước da đen nhẻm, gầy như một que củi, mặc bộ váy liền áo, chân tay kều cào như đang tạo dáng chụp ảnh mà chẳng thấy người chụp đâu.
Nghĩ là mình đang đi chơi trong một khu du lịch. Quay quay thấy biển, lại quay quay thấy núi. Thấy cô bé nọ vẫn gầy như thế nhưng dường như trắng hơn, mặc quần bò có dây đeo trùm ra ngoài một cái áo không rõ màu. Cô làm mặt xấu, khuỳnh tay ra hơi khom người như các lực sĩ thể hình biểu diễn nom cực buồn cười.
Tự nhiên thấy như thân quen. Hắn bảo cô: anh đi chơi chán quá, mỗi thấy em làm anh vui. Cô nói em cũng thích anh ... Thế là tỉnh giấc.
Bấm điện thoại thấy 5h35. Cứ hôm nào cần dậy đi đâu đó, nghĩ là sẽ dậy lúc 6h, vệ sinh cá nhân ăn sáng đọc linh tinh và ra khỏi nhà lúc 7h30, thì có để đồng hồ báo thức (6h) hay không cũng cứ thức giấc khoảng 5h3x. Quái!?
Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016
Luật
Lịch sử Việt Nam, ngày nay phổ biến rộng rãi, hầu như chỉ là lịch sử mảnh đất ven châu thổ sông Hồng. Mở rộng chút vào Thanh Hoá Nghệ Tĩnh.
Phương nam mênh mông vốn được lấn dần qua nhiều triều đại. Nhưng con người không cố định. Có thể nói đến tận thời các chúa Nguyễn, miền Nam mới thực sự định hình. Tâm thế người đi mở cõi, gặp vùng đất hào sảng, lại thêm sự chia cắt nam bắc bởi chiến tranh khiến con người Nam bộ phải tuỳ biến linh hoạt, càng thêm xa rời những luật lệ cổ hủ từ phía bắc. Dĩ nhiên không tránh khỏi nhiều phần tuỳ tiện.
Người ở lại nhà đọc sách, suốt đời không ra khỏi lều tranh, định ra nhiều lễ giáo tiếc thay đa phần vay mượn của người Tàu. Trọng hư hơn thực sao khiến người ta phục được. Thế là xa lại càng xa.
Lối này, nay vẫn vậy.
Phương nam mênh mông vốn được lấn dần qua nhiều triều đại. Nhưng con người không cố định. Có thể nói đến tận thời các chúa Nguyễn, miền Nam mới thực sự định hình. Tâm thế người đi mở cõi, gặp vùng đất hào sảng, lại thêm sự chia cắt nam bắc bởi chiến tranh khiến con người Nam bộ phải tuỳ biến linh hoạt, càng thêm xa rời những luật lệ cổ hủ từ phía bắc. Dĩ nhiên không tránh khỏi nhiều phần tuỳ tiện.
Người ở lại nhà đọc sách, suốt đời không ra khỏi lều tranh, định ra nhiều lễ giáo tiếc thay đa phần vay mượn của người Tàu. Trọng hư hơn thực sao khiến người ta phục được. Thế là xa lại càng xa.
Lối này, nay vẫn vậy.
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016
Đô thị
Chiều nay nhân đưa cháu ra bến xe, lúc về hắn nảy ra ý dạo một vòng qua khu đô thị Tây Bắc. Có lẽ tại đã lâu không tới khu vực này nên thấy sự thay đổi hoành tráng một cách đáng kể.
Tuy nhiên đi đúng giờ cao điểm tan tầm nên xem ra đường sá mới rộng rãi cũng chẳng mấy chốc mà không đáp ứng nổi việc đi lại. Lượng người xe chưa hẳn đã quá đông song nguyên nhân chính hẳn nằm ở "truyền thống" giao thông của người Việt: mạnh ai nấy đi thây kệ kẻ bên cạnh.
Có những ngã tư có cảnh sát giao thông làm đúng chức năng, nghĩa là hướng dẫn phân luồng chứ không phải nhăm nhăm thổi phạt. Thế là đám đông lợi dụng ngay: vẫn tràn sang làn đường đối diện, chiều kia vừa đèn vàng là bên này đèn đang đỏ đã ra tới giữa ngã tư, khiến anh cảnh sát trẻ đổ mồ hôi hột.
Hắn 2 lần suýt gặp tai nạn. Lần 1 một anh đi xe máy kéo theo một xe ba gác dài cồng kềnh phóng nhanh vượt ẩu rồi tấp vô lề theo đúng phong cách xe buýt khiến chị phụ nữ đi trước hắn tý nữa thì té lên lề đường. Lần 2 hai cô bé không hiểu sao bỗng nhiên phanh xe ngay giữa ngã tư không đèn xanh đèn đỏ gì (chắc phát hiện ra đi nhầm đường?!) làm anh đi kế sau đâm luôn vào đít xe. Hắn kịp đạp thắng không ụi đít anh này đồng thời không dừng mà lách sang bên đi tiếp, may tý nữa cũng bị người đi sau thúc đít.
Lắm lúc thấy dân tình phóng vèo vèo nghĩ mà kinh. Chả biết họ vội đi đâu thế nhỉ? Thiên đường xã hội chủ nghĩa thì chắc không tới được, còn địa ngục thì sớm muộn gì không tới mà phải tranh nhau ...
Tuy nhiên đi đúng giờ cao điểm tan tầm nên xem ra đường sá mới rộng rãi cũng chẳng mấy chốc mà không đáp ứng nổi việc đi lại. Lượng người xe chưa hẳn đã quá đông song nguyên nhân chính hẳn nằm ở "truyền thống" giao thông của người Việt: mạnh ai nấy đi thây kệ kẻ bên cạnh.
Có những ngã tư có cảnh sát giao thông làm đúng chức năng, nghĩa là hướng dẫn phân luồng chứ không phải nhăm nhăm thổi phạt. Thế là đám đông lợi dụng ngay: vẫn tràn sang làn đường đối diện, chiều kia vừa đèn vàng là bên này đèn đang đỏ đã ra tới giữa ngã tư, khiến anh cảnh sát trẻ đổ mồ hôi hột.
Hắn 2 lần suýt gặp tai nạn. Lần 1 một anh đi xe máy kéo theo một xe ba gác dài cồng kềnh phóng nhanh vượt ẩu rồi tấp vô lề theo đúng phong cách xe buýt khiến chị phụ nữ đi trước hắn tý nữa thì té lên lề đường. Lần 2 hai cô bé không hiểu sao bỗng nhiên phanh xe ngay giữa ngã tư không đèn xanh đèn đỏ gì (chắc phát hiện ra đi nhầm đường?!) làm anh đi kế sau đâm luôn vào đít xe. Hắn kịp đạp thắng không ụi đít anh này đồng thời không dừng mà lách sang bên đi tiếp, may tý nữa cũng bị người đi sau thúc đít.
Lắm lúc thấy dân tình phóng vèo vèo nghĩ mà kinh. Chả biết họ vội đi đâu thế nhỉ? Thiên đường xã hội chủ nghĩa thì chắc không tới được, còn địa ngục thì sớm muộn gì không tới mà phải tranh nhau ...
Đầu thế kỷ 19
Đầu thế kỷ 19, Nguyễn Ánh "nhất thống giang hồ".
Taylor nhận xét: đứng trước thế cục hầu như đã mười phần ngã ngũ, quân Tây Sơn vẫn chống chọi đến cùng. Một trong các lý do (thậm chí có thể là lý do chính), ông cho rằng sở dĩ như vậy là bắt nguồn từ Nguyễn Nhạc. Nhạc chỉ muốn làm hoàng đế ở đất Bình Định. Lúc mạnh cũng không thèm mở rộng. Lúc yếu vẫn muốn giữ địa phương độc lập. Trong khi em của ông là Huệ, đối thủ của ông là Ánh lại muốn toàn cõi tập trung về một mối. Bảo sao không mâu thuẫn.
Một chuyện khác: vua Gia Long thắng cuộc, chọn đóng đô ở đất Phú Xuân. Nghe thì có vẻ cân bằng giữa Bắc Hà và Gia Định. Nhưng thực ra với giao thông và thông tin liên lạc thời ấy, triều đình nhà Nguyễn trở nên xa cách với cả hai đầu chiến lược Bắc Nam.
Trước đó, Ánh đã rất thành công với chiến lược nuôi quân ở đất phương Nam màu mỡ. Đóng nhiều tàu phát triển mạnh hải quân. Hàng năm lợi dụng gió nam đưa tàu thuyền ra miền trung đánh phá và khi gió bắc nổi lên lại rút về. Cứ như thế lấn dần Diên Khánh, Quy Nhơn rồi Phú Xuân, sông Gianh, cuối cùng chiếm hết dải đất nói tiếng Việt từ biên giới với Thanh triều đến biên giới với Khmer.
Ánh chọn Phú Xuân là chọn quê cha đất tổ, nơi bao đời chúa Nguyễn gầy dựng (trong khi chính các chúa đầu tiên cũng nam tiến dần mới vào đến Phú Xuân). Bỏ "hang ổ" phương Nam. Lơ là luôn thuỷ quân chiến lược (cảng Thuận An quá cạn, Đà Nẵng Hội An lại quá xa).
Sau này Pháp tấn công Đà Nẵng không thành, quay vào chiếm lục tỉnh giàu có phía Nam, dần đẩy nhà Nguyễn vào thế phụ thuộc.
Đọc sử, thấy có vài điều "hủ lậu" dường như ăn sâu vào tâm thức Việt. Cho đến tận ngày nay ...
Taylor nhận xét: đứng trước thế cục hầu như đã mười phần ngã ngũ, quân Tây Sơn vẫn chống chọi đến cùng. Một trong các lý do (thậm chí có thể là lý do chính), ông cho rằng sở dĩ như vậy là bắt nguồn từ Nguyễn Nhạc. Nhạc chỉ muốn làm hoàng đế ở đất Bình Định. Lúc mạnh cũng không thèm mở rộng. Lúc yếu vẫn muốn giữ địa phương độc lập. Trong khi em của ông là Huệ, đối thủ của ông là Ánh lại muốn toàn cõi tập trung về một mối. Bảo sao không mâu thuẫn.
Một chuyện khác: vua Gia Long thắng cuộc, chọn đóng đô ở đất Phú Xuân. Nghe thì có vẻ cân bằng giữa Bắc Hà và Gia Định. Nhưng thực ra với giao thông và thông tin liên lạc thời ấy, triều đình nhà Nguyễn trở nên xa cách với cả hai đầu chiến lược Bắc Nam.
Trước đó, Ánh đã rất thành công với chiến lược nuôi quân ở đất phương Nam màu mỡ. Đóng nhiều tàu phát triển mạnh hải quân. Hàng năm lợi dụng gió nam đưa tàu thuyền ra miền trung đánh phá và khi gió bắc nổi lên lại rút về. Cứ như thế lấn dần Diên Khánh, Quy Nhơn rồi Phú Xuân, sông Gianh, cuối cùng chiếm hết dải đất nói tiếng Việt từ biên giới với Thanh triều đến biên giới với Khmer.
Ánh chọn Phú Xuân là chọn quê cha đất tổ, nơi bao đời chúa Nguyễn gầy dựng (trong khi chính các chúa đầu tiên cũng nam tiến dần mới vào đến Phú Xuân). Bỏ "hang ổ" phương Nam. Lơ là luôn thuỷ quân chiến lược (cảng Thuận An quá cạn, Đà Nẵng Hội An lại quá xa).
Sau này Pháp tấn công Đà Nẵng không thành, quay vào chiếm lục tỉnh giàu có phía Nam, dần đẩy nhà Nguyễn vào thế phụ thuộc.
Đọc sử, thấy có vài điều "hủ lậu" dường như ăn sâu vào tâm thức Việt. Cho đến tận ngày nay ...
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016
Lụt
Mùa lụt nói chuyện lụt.
Thực ra thì bắc miền Trung đang lụt. Lụt chồng lụt. Nhưng không chắc nay có còn cái gọi là mùa lụt nữa hay không (?!).
Nhớ thuở còn thơ, quê hắn mùa khô nắng cháy mùa mưa bão lụt. Mùa khô, trên trời nắng chói chang dưới cát trắng bỏng chân giữa gió Lào thổi. Gió thổi chạm da nghe như muốn bỏng, cây cối héo queo. Sáng sớm dậy nhà nhà thổi cơm, vì trưa cấm nấu ăn. Sợ cháy. Làng xóm nghèo bao đời vách đất mái tranh.
Kịp đến mùa mưa nước ngập triền sông đường sá lầy lội. Con nít ra đường thi nhau vồ ếch, người lớn sang sông năm nào cũng có người chết đuối. Người lớn đố con nít: cái chi to thì vô mà nhỏ lại không vô?
Dòng sông Thạch Hãn chảy đến làng hắn thì chia làm hai nhánh. Năm ấy hàng vạn thanh niên sinh viên (trong đó có chị của hắn) đã được huy động đến đắp nên con mương dẫn nước từ đập tràn trên núi về tưới cho ruộng đồng nhiều xã trong huyện. Đoạn mương chạy qua làng hắn cắt ngang một nhánh sông như một con đê sừng sững.
Từ đó làng hắn năm nào nước lụt cũng vô nhà. Trong khi làng bên kia con mương không chút nước ngập. Rồi một năm con mương-đê đó bị vỡ. Ngay chỗ phía bên kia là nhà ông Thụng Ước. Vườn nhà ổng có cây mít to lắm. Sau thì cả vườn và nhà biến thành một cái ao to sâu hoắm. Bên làng hắn nước rút nhanh đến độ kéo sập nhà cửa. Có 2 bà già kia - 2 chị em bị nước cuốn cố níu vào nhà mà vẫn không thoát chết. Nhà o hắn trôi hết đồ đạc, mấy tuần sau tìm được vali quần áo bị trôi xuống tận xã dưới.
Không biết bao nhiêu năm sau người ta mới làm cái siphon - ống dẫn nước qua sông thay vì lấp cả nhánh sông. Dân quê quen với từ ngoại "xi-phông" và quên dần nước lụt.
Có câu triết lý rằng không bao giờ có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông. Đôi khi con người biến các đận lụt xưa vốn hiền hoà chở nặng phù sa thành những dòng nước hung hãn cuốn phăng bao thứ (thậm chí từ ngày có thuỷ điện phù sa cũng chẳng còn). Nhớ lúc trước bước sang tháng 9 âm lịch là người lớn mới thở phào gạt bớt nỗi lo lụt bão. Nay thì ... ?!?!?!
Bởi vậy bọn Tây lông (tiên sư bọn giãy chết í) cứ suốt ngày lo lắng những gì mà biến đổi khí hậu toàn cầu ...
Xứ thiên đường của hắn vẫn lạc quan bất tận. Ngày chưa có cái siphon, có năm nước vào nhà hắn ngập cửa ra vào. Cái sập trống không nổi lềnh bềnh đồ đạc bên trên không dằn xuống nổi. Ba hắn nhào tới chọn ôm thùng phi đựng lúa nhìn tủ sách đổ ụp xuống nước. Lúc ấy ở trường hắn đang say sưa học bài thuỷ điện vừa cung cấp điện vừa điều tiết nước mùa khô tưới tiêu mùa mưa ngăn lụt.
Bài ấy thế này: hồ thuỷ điện tích nước. Mùa khô sông cạn, hồ xả nước cho bà con nông dân tưới ruộng đồng. Mùa mưa lũ tràn về, hồ giữ nước lại giảm ngập lụt cho hạ lưu ...
Liền sau khi "phong trào" thuỷ điện hình thành, hắn đọc báo Tuổi trẻ cười thấy bức biếm hoạ ông kia quỳ lạy "Lạy trời mưa xuống cho con có ... điện !?!". Các dòng sông hiền hoà làng quê nằm trơ đáy, mà thuỷ điện cũng phải chạy cầm chừng ... chờ nước. Từ ấy, có giọt nước nào thuỷ điện giữ bằng hết (các cụ có chuyện "thượng điền tích thuỷ hạ điền khan" huhu).
Khi mưa lũ tràn về, không ai ước lượng thống kê đo đạc gì được về lưu lượng nước. Thế là mới đầu cứ mạnh ai nấy ghim nước. Đến lúc hoảng hồn sợ vỡ đập thì xả hết tốc lực. Đáng gọi là lũ trong lũ mà lụt trong lụt vậy.
Bài học năm xưa nghe chừng sáng sủa mà sao áp dụng ở xứ lúa nước nó cứ xám xịt mịt mù.
Dân đen chỉ biết kêu trời "chửi ông thuỷ điện". Nào biết thuỷ điện chẳng phải là "ông". Là tâm là tầm của con người thôi vậy ...
P/S: Nói chuyện thuỷ điện, thì chuyện đường giao thông mương thuỷ lợi thành đê ngăn nước, chuyện quy hoạch thành phố cũ nông thôn mới lấn sông lấn biển lấp ao hồ cho đến chuyện phá rừng trồng rừng, tất cả cùng một lối tiến lên chủ nghĩa xã hội như nhau cả. Thế mà ngồi vào mâm vẫn mãi cãi nhau tại anh tại ả chẳng khác gì các Táo trong Gặp nhau cuối năm. Ôi.
Thực ra thì bắc miền Trung đang lụt. Lụt chồng lụt. Nhưng không chắc nay có còn cái gọi là mùa lụt nữa hay không (?!).
Nhớ thuở còn thơ, quê hắn mùa khô nắng cháy mùa mưa bão lụt. Mùa khô, trên trời nắng chói chang dưới cát trắng bỏng chân giữa gió Lào thổi. Gió thổi chạm da nghe như muốn bỏng, cây cối héo queo. Sáng sớm dậy nhà nhà thổi cơm, vì trưa cấm nấu ăn. Sợ cháy. Làng xóm nghèo bao đời vách đất mái tranh.
Kịp đến mùa mưa nước ngập triền sông đường sá lầy lội. Con nít ra đường thi nhau vồ ếch, người lớn sang sông năm nào cũng có người chết đuối. Người lớn đố con nít: cái chi to thì vô mà nhỏ lại không vô?
Dòng sông Thạch Hãn chảy đến làng hắn thì chia làm hai nhánh. Năm ấy hàng vạn thanh niên sinh viên (trong đó có chị của hắn) đã được huy động đến đắp nên con mương dẫn nước từ đập tràn trên núi về tưới cho ruộng đồng nhiều xã trong huyện. Đoạn mương chạy qua làng hắn cắt ngang một nhánh sông như một con đê sừng sững.
Từ đó làng hắn năm nào nước lụt cũng vô nhà. Trong khi làng bên kia con mương không chút nước ngập. Rồi một năm con mương-đê đó bị vỡ. Ngay chỗ phía bên kia là nhà ông Thụng Ước. Vườn nhà ổng có cây mít to lắm. Sau thì cả vườn và nhà biến thành một cái ao to sâu hoắm. Bên làng hắn nước rút nhanh đến độ kéo sập nhà cửa. Có 2 bà già kia - 2 chị em bị nước cuốn cố níu vào nhà mà vẫn không thoát chết. Nhà o hắn trôi hết đồ đạc, mấy tuần sau tìm được vali quần áo bị trôi xuống tận xã dưới.
Không biết bao nhiêu năm sau người ta mới làm cái siphon - ống dẫn nước qua sông thay vì lấp cả nhánh sông. Dân quê quen với từ ngoại "xi-phông" và quên dần nước lụt.
Có câu triết lý rằng không bao giờ có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông. Đôi khi con người biến các đận lụt xưa vốn hiền hoà chở nặng phù sa thành những dòng nước hung hãn cuốn phăng bao thứ (thậm chí từ ngày có thuỷ điện phù sa cũng chẳng còn). Nhớ lúc trước bước sang tháng 9 âm lịch là người lớn mới thở phào gạt bớt nỗi lo lụt bão. Nay thì ... ?!?!?!
Bởi vậy bọn Tây lông (tiên sư bọn giãy chết í) cứ suốt ngày lo lắng những gì mà biến đổi khí hậu toàn cầu ...
Xứ thiên đường của hắn vẫn lạc quan bất tận. Ngày chưa có cái siphon, có năm nước vào nhà hắn ngập cửa ra vào. Cái sập trống không nổi lềnh bềnh đồ đạc bên trên không dằn xuống nổi. Ba hắn nhào tới chọn ôm thùng phi đựng lúa nhìn tủ sách đổ ụp xuống nước. Lúc ấy ở trường hắn đang say sưa học bài thuỷ điện vừa cung cấp điện vừa điều tiết nước mùa khô tưới tiêu mùa mưa ngăn lụt.
Bài ấy thế này: hồ thuỷ điện tích nước. Mùa khô sông cạn, hồ xả nước cho bà con nông dân tưới ruộng đồng. Mùa mưa lũ tràn về, hồ giữ nước lại giảm ngập lụt cho hạ lưu ...
Liền sau khi "phong trào" thuỷ điện hình thành, hắn đọc báo Tuổi trẻ cười thấy bức biếm hoạ ông kia quỳ lạy "Lạy trời mưa xuống cho con có ... điện !?!". Các dòng sông hiền hoà làng quê nằm trơ đáy, mà thuỷ điện cũng phải chạy cầm chừng ... chờ nước. Từ ấy, có giọt nước nào thuỷ điện giữ bằng hết (các cụ có chuyện "thượng điền tích thuỷ hạ điền khan" huhu).
Khi mưa lũ tràn về, không ai ước lượng thống kê đo đạc gì được về lưu lượng nước. Thế là mới đầu cứ mạnh ai nấy ghim nước. Đến lúc hoảng hồn sợ vỡ đập thì xả hết tốc lực. Đáng gọi là lũ trong lũ mà lụt trong lụt vậy.
Bài học năm xưa nghe chừng sáng sủa mà sao áp dụng ở xứ lúa nước nó cứ xám xịt mịt mù.
Dân đen chỉ biết kêu trời "chửi ông thuỷ điện". Nào biết thuỷ điện chẳng phải là "ông". Là tâm là tầm của con người thôi vậy ...
P/S: Nói chuyện thuỷ điện, thì chuyện đường giao thông mương thuỷ lợi thành đê ngăn nước, chuyện quy hoạch thành phố cũ nông thôn mới lấn sông lấn biển lấp ao hồ cho đến chuyện phá rừng trồng rừng, tất cả cùng một lối tiến lên chủ nghĩa xã hội như nhau cả. Thế mà ngồi vào mâm vẫn mãi cãi nhau tại anh tại ả chẳng khác gì các Táo trong Gặp nhau cuối năm. Ôi.
Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016
Lo lắng
Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền. Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra trị. Nhậm bắt được Chỉnh đem giết.
Nhậm lo toan dẹp các phe cánh Bắc Hà. Xung đột với Ngô Văn Sở. Sở ngầm báo Huệ nói Nhậm âm mưu làm phản.
Huệ đang mâu thuẫn với Nhạc. Suýt đánh nhau to. Huệ không tin Nhậm vì Nhậm là con rể Nhạc.
Huệ hành binh thần tốc ra Bắc. Cho bắt Nhậm. Nhậm kêu oan. Huệ nói:
"Ta không biết ngươi có tội hay không. Nhưng ngươi khiến ta lo lắng. Ấy là tội của ngươi rồi."
Huệ giết Nhậm rồi lui về Phú Xuân, giao cho Sở coi Bắc Hà ...
Nhậm lo toan dẹp các phe cánh Bắc Hà. Xung đột với Ngô Văn Sở. Sở ngầm báo Huệ nói Nhậm âm mưu làm phản.
Huệ đang mâu thuẫn với Nhạc. Suýt đánh nhau to. Huệ không tin Nhậm vì Nhậm là con rể Nhạc.
Huệ hành binh thần tốc ra Bắc. Cho bắt Nhậm. Nhậm kêu oan. Huệ nói:
"Ta không biết ngươi có tội hay không. Nhưng ngươi khiến ta lo lắng. Ấy là tội của ngươi rồi."
Huệ giết Nhậm rồi lui về Phú Xuân, giao cho Sở coi Bắc Hà ...
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016
Cáp điện
Từ ngày có quyết định trở thành khu du lịch, đường lên núi có thêm hàng cột đèn ven đường.
Lên xuống thường xuyên nên hắn chứng kiến quá trình thi công. Dọc theo lề đường người ta chôn sẵn ống luồn cáp điện đến chân từng cột đèn. Xong xuôi nhìn cũng đẹp lắm.
Vina xứ có câu: tốt khoe xấu che ... Thường khắp nơi nhìn đẹp vậy chưa chắc bên trong thế nào. Là dân kỹ thuật hắn không thích lối ấy, vì công năng bất tiện.
Được một thời gian thấy xuất hiện các sợi dây cáp điện lòng thòng đánh đu từ cột đèn này sang cột đèn khác. Đằng sau sự che đậy đẹp đẽ kia, khi bị hư hỏng, rất khó sửa chữa. Cuối cùng, cái xấu, dù bị cố gắng che đi, vẫn thắng.
Chỉ tại vì, xấu thực mà đẹp hư ...
Hôm nay, bọn hắn phải hoãn một buổi tự huấn luyện. Vì phải tập trung may đo đồng phục.
Lên xuống thường xuyên nên hắn chứng kiến quá trình thi công. Dọc theo lề đường người ta chôn sẵn ống luồn cáp điện đến chân từng cột đèn. Xong xuôi nhìn cũng đẹp lắm.
Vina xứ có câu: tốt khoe xấu che ... Thường khắp nơi nhìn đẹp vậy chưa chắc bên trong thế nào. Là dân kỹ thuật hắn không thích lối ấy, vì công năng bất tiện.
Được một thời gian thấy xuất hiện các sợi dây cáp điện lòng thòng đánh đu từ cột đèn này sang cột đèn khác. Đằng sau sự che đậy đẹp đẽ kia, khi bị hư hỏng, rất khó sửa chữa. Cuối cùng, cái xấu, dù bị cố gắng che đi, vẫn thắng.
Chỉ tại vì, xấu thực mà đẹp hư ...
Hôm nay, bọn hắn phải hoãn một buổi tự huấn luyện. Vì phải tập trung may đo đồng phục.
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016
Thói quen
Hắn rất thích câu: hành động tạo thói quen, thói quen tạo tính cách, tính cách tạo số phận.
Lại cũng có câu: giang sơn dễ đổi bản tính khó dời.
Nhớ đâu đó từ lâu lắm rồi, có người kể chuyện công ty nọ khi tuyển nhân viên mới yêu cầu: phải quên hết những gì học được từ trước đến nay.
Gần đây nghe câu chuyện tương tự trên báo vina, rằng thì là cần 2 năm để "tẩy não" chi chi đó. Thấy tranh cãi về một lối nói thậm xưng thật là vô duyên.
Song nói lên một sự thật là tính ì quá cao. Và nền giáo dục đại học mà thiếu tư duy trầm trọng.
Klq, tự nhiên nghĩ đến tt đương nhiệm của Philippines. Không bình luận về chính sách với lại phát ngôn của ổng đúng sai tốt xấu có lợi cho ổng cho dân tộc ổng hay không. Chỉ là giết nhiều người và nói linh tinh thì không nhân bản tí nào. Không nhân bản tất không có kết cục gì tốt đẹp. Hoặc giả đạt vài thành công trước mắt thời cái giá phải trả về sau thế nào ...
Lại cũng có câu: giang sơn dễ đổi bản tính khó dời.
Nhớ đâu đó từ lâu lắm rồi, có người kể chuyện công ty nọ khi tuyển nhân viên mới yêu cầu: phải quên hết những gì học được từ trước đến nay.
Gần đây nghe câu chuyện tương tự trên báo vina, rằng thì là cần 2 năm để "tẩy não" chi chi đó. Thấy tranh cãi về một lối nói thậm xưng thật là vô duyên.
Song nói lên một sự thật là tính ì quá cao. Và nền giáo dục đại học mà thiếu tư duy trầm trọng.
Klq, tự nhiên nghĩ đến tt đương nhiệm của Philippines. Không bình luận về chính sách với lại phát ngôn của ổng đúng sai tốt xấu có lợi cho ổng cho dân tộc ổng hay không. Chỉ là giết nhiều người và nói linh tinh thì không nhân bản tí nào. Không nhân bản tất không có kết cục gì tốt đẹp. Hoặc giả đạt vài thành công trước mắt thời cái giá phải trả về sau thế nào ...
Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016
Jackson Pollock
Trong phim The Accountant (2016) có một bức tranh của Jackson Pollock.
Dĩ nhiên hiểu được chết liền. Cũng không biết tên. Mà cũng không nhớ nổi.
Hôm nay lại gặp trong Ex Machina (2015) ... Jackson Pollock. Huhu.
Dĩ nhiên hiểu được chết liền. Cũng không biết tên. Mà cũng không nhớ nổi.
Hôm nay lại gặp trong Ex Machina (2015) ... Jackson Pollock. Huhu.
The Accountant (2016)
Trước đây hắn không nghĩ rằng Ben Afleck là một ngôi sao phim hành động. Nhưng sau trận chiến của Batman với Superman, và bây giờ là The Accountant, hắn thực sự mong những nhân vật này tiếp tục tái ngộ khán giả, hihi.
Một cậu bé bị tự kỷ nặng đã được bố huấn luyện khá khắc nghiệt, vì con khác biệt thì phải chuẩn bị cho một cuộc sống khác biệt.
Năng lực tính toán thiên tài có được một phần do sự tập trung cao độ. Mặt trái là sự trầm cảm khủng khiếp khi công việc không được hoàn thành.
Phải chăng thế giới này cần được tự kỷ như vậy ...
Một cậu bé bị tự kỷ nặng đã được bố huấn luyện khá khắc nghiệt, vì con khác biệt thì phải chuẩn bị cho một cuộc sống khác biệt.
Năng lực tính toán thiên tài có được một phần do sự tập trung cao độ. Mặt trái là sự trầm cảm khủng khiếp khi công việc không được hoàn thành.
Phải chăng thế giới này cần được tự kỷ như vậy ...
Bẩn
Cuối cùng có vẻ như chẳng có nước mắm nào (truyền thống hay công nghiệp) là bẩn cả.
Nhưng chắc chắn có truyền thông (báo chí) bẩn.
Và cái hiệp hội nào đó (vinastas) hẳn quá bẩn?
Nhưng chắc chắn có truyền thông (báo chí) bẩn.
Và cái hiệp hội nào đó (vinastas) hẳn quá bẩn?
Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016
Chi phí
Hắn đi xe buýt từ Đà Nẵng vào Hội An.
Có anh kia hỏi trạm dừng xuống bệnh viện 600 giường. Phụ xe hướng dẫn và thu tiền vé. Hành khách chung quanh nhất loạt cũng đưa tiền khiến phụ xe phải kêu lên: bà con từ từ thôi, để thu cho mấy người đi gần xuống xe đã.
Cô bé con phía sau hỏi gì đó hắn nghe không rõ. Người đàn ông ngồi cạnh cười lớn: thu tiền làm gì à? để đổ xăng, nộp phạt, đưa cho công an, trả lương lái xe.
Hắn không khỏi phì cười. Có thể ông khách không biết đến khấu hao với chi phí quản lý, nhưng những chi phí ông kể ra thật tiêu biểu. Và dường cũng đúng thứ tự, hihi.
Có anh kia hỏi trạm dừng xuống bệnh viện 600 giường. Phụ xe hướng dẫn và thu tiền vé. Hành khách chung quanh nhất loạt cũng đưa tiền khiến phụ xe phải kêu lên: bà con từ từ thôi, để thu cho mấy người đi gần xuống xe đã.
Cô bé con phía sau hỏi gì đó hắn nghe không rõ. Người đàn ông ngồi cạnh cười lớn: thu tiền làm gì à? để đổ xăng, nộp phạt, đưa cho công an, trả lương lái xe.
Hắn không khỏi phì cười. Có thể ông khách không biết đến khấu hao với chi phí quản lý, nhưng những chi phí ông kể ra thật tiêu biểu. Và dường cũng đúng thứ tự, hihi.
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016
(Vô đề)
Hắn từng nhiều lần nhận xét rằng, cuộc đời một người Việt chỉ được đánh giá cao qua các kỳ thi, giải thưởng này nọ. Còn thực sự có làm được gì hữu ích cho đời hay không thì chẳng mấy ai để ý.
Gọi là trọng hư khinh thực vậy.
Mà không chỉ ngày nay suy đồi mới thế. Vốn lối ấy đã có tự ngàn xưa.
Bảng vàng ghi danh chả thiếu gì tiến sĩ trạng nguyên thám hoa bảng nhãn. Rút cục dân tộc không quá mấy chữ "luôn phụ thuộc người".
Hắn đọc sách sử thấy các danh nhân danh tiếng lẫy lừng học vấn uyên thâm cũng không hẳn được như những gì những kẻ thích tung hô xưng tụng.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép: vua quở trách Lương Thế Vinh về việc học hành không tấn tới. Ông này chắc sau khi thi đỗ chỉ hưởng lương bổng để vui chơi?
Trường hợp Lê Quý Đôn thì hắn để ý có lưu lại vài tác phẩm, đối với sự học nghèo nàn của nước nhà ấy là điều quý. Cũng có hơi thắc mắc ông sống vào thời chúa Trịnh chèn ép vua Lê sao không lên tiếng? Song tự biện hộ ờ thì là nhà khoa học mà thôi. Nay đọc Taylor mới biết hoá ra Lê Quý Đôn rất giỏi "làm kinh tế". Nhiều lần được chúa Trịnh tin cậy giao phó mảng khai thác tài nguyên. Và không khác gì quan lại ngày nay, ông ta cũng giỏi câu kết với những kẻ quyền thế, tham nhũng không ít.
Việc đặt tên các trường học ngày nay vốn đã bị áp đảo bởi mục đích chính trị tầm thường, chỉ còn lại vài cái tên để học sinh khả dĩ học tập thì hoá ra lại cũng không được sáng. (Nhưng nói ra là thành "xét lại" đây, biết lấy gì đặng còn bấu víu huhu).
Nên, chớ vội trách học sinh không biết về danh nhân trường mình mang tên. Vì thầy cô của chúng liệu đã ...
Gọi là trọng hư khinh thực vậy.
Mà không chỉ ngày nay suy đồi mới thế. Vốn lối ấy đã có tự ngàn xưa.
Bảng vàng ghi danh chả thiếu gì tiến sĩ trạng nguyên thám hoa bảng nhãn. Rút cục dân tộc không quá mấy chữ "luôn phụ thuộc người".
Hắn đọc sách sử thấy các danh nhân danh tiếng lẫy lừng học vấn uyên thâm cũng không hẳn được như những gì những kẻ thích tung hô xưng tụng.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép: vua quở trách Lương Thế Vinh về việc học hành không tấn tới. Ông này chắc sau khi thi đỗ chỉ hưởng lương bổng để vui chơi?
Trường hợp Lê Quý Đôn thì hắn để ý có lưu lại vài tác phẩm, đối với sự học nghèo nàn của nước nhà ấy là điều quý. Cũng có hơi thắc mắc ông sống vào thời chúa Trịnh chèn ép vua Lê sao không lên tiếng? Song tự biện hộ ờ thì là nhà khoa học mà thôi. Nay đọc Taylor mới biết hoá ra Lê Quý Đôn rất giỏi "làm kinh tế". Nhiều lần được chúa Trịnh tin cậy giao phó mảng khai thác tài nguyên. Và không khác gì quan lại ngày nay, ông ta cũng giỏi câu kết với những kẻ quyền thế, tham nhũng không ít.
Việc đặt tên các trường học ngày nay vốn đã bị áp đảo bởi mục đích chính trị tầm thường, chỉ còn lại vài cái tên để học sinh khả dĩ học tập thì hoá ra lại cũng không được sáng. (Nhưng nói ra là thành "xét lại" đây, biết lấy gì đặng còn bấu víu huhu).
Nên, chớ vội trách học sinh không biết về danh nhân trường mình mang tên. Vì thầy cô của chúng liệu đã ...
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016
Cô
Trên đường giao ca sáng nay tình cờ thấy 2 cảnh cô đơn não nùng.
Đầu tiên là một bông hoa mua to và đẹp lạ thường. Đó là lúc xe đã đến gần. Hắn thấy đốm tím sáng bừng một đoạn đường ấy từ xa.
Hai bên đường quãng ấy vốn nhiều mua và sim. Nhưng sáng nay, dường như chỉ có một bông hoa duy nhất?! Duy nhất trên cây và duy nhất một khoảng rừng.
Hay tại các bông hoa khác bị chìm vào màu xám ảm đạm của những lùm cây dưới cơn mưa và làn sương mù giăng phủ?
Cũng có thể vì chỉ có một đôi mắt dõi theo vệt rừng mưa buồn bên ngoài cửa xe bám đầy những giọt nước mưa to tướng.
Qua một khúc cua lại đập vào mắt hắn hình ảnh thứ 2. Con khỉ xám to (hắn tưởng tượng là rất già?!) ngồi bên vệ đường chỉ đưa mắt nhìn mà không thèm nhúc nhích khi xe chạy ngang.
Có lẽ có những khoảnh khắc như thế, thời gian ngừng chảy mây ngừng trôi ...
Đầu tiên là một bông hoa mua to và đẹp lạ thường. Đó là lúc xe đã đến gần. Hắn thấy đốm tím sáng bừng một đoạn đường ấy từ xa.
Hai bên đường quãng ấy vốn nhiều mua và sim. Nhưng sáng nay, dường như chỉ có một bông hoa duy nhất?! Duy nhất trên cây và duy nhất một khoảng rừng.
Hay tại các bông hoa khác bị chìm vào màu xám ảm đạm của những lùm cây dưới cơn mưa và làn sương mù giăng phủ?
Cũng có thể vì chỉ có một đôi mắt dõi theo vệt rừng mưa buồn bên ngoài cửa xe bám đầy những giọt nước mưa to tướng.
Qua một khúc cua lại đập vào mắt hắn hình ảnh thứ 2. Con khỉ xám to (hắn tưởng tượng là rất già?!) ngồi bên vệ đường chỉ đưa mắt nhìn mà không thèm nhúc nhích khi xe chạy ngang.
Có lẽ có những khoảnh khắc như thế, thời gian ngừng chảy mây ngừng trôi ...
Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016
Đầu tư
Công ty (tổng công ty) hắn là một công ty nhà nước điển hình. Mà nhà nước ở đây lại là một nhà nước đang cố cưỡng lại quy luật tự nhiên. Vì thế thật không sai khi nói rằng, công ty hắn là một trong những tàn dư cuối cùng của CNXH.
Dễ hiểu khi trong một công ty như thế sẽ không có khái niệm đầu tư. Dù cho 2 chữ này nằm thường xuyên trên cửa miệng các cấp quản lý. Một kiểu đầu môi chót lưỡi đúng nghĩa.
Người ta hí hửng khoe "đầu tư" được một hệ thống rẻ hơn hệ thống cũ. Và im lặng khi chỉ sau 1 năm sử dụng cộng chi phí đã đội lên thành đắt hơn. Sau 10 năm thì tìm cách thay thế trong khi hệ thống cũ hơn 20 năm vẫn chạy tốt. Tất cả đều đúng quy trình.
Nhớ lại hồi hắn tham gia giai đoạn cuối một công trình được công ty "đầu tư". Hắn có hỏi sao không áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng? Câu trả lời không chính thức, nhưng tưởng không thể rõ ràng hơn. Ban quản lý dự án chỉ chịu trách nhiệm tổng số vốn "đầu tư" sao cho rẻ, còn việc quản lý khai thác sẽ chuyển giao cho một công ty con (cũng của tổng công ty). Lúc đó chi phí tốn kém thế nào không còn là trách nhiệm của những nhà "đầu tư" nữa.
Những con số xuất hiện sau nhiều năm sử dụng dĩ nhiên luôn có ở đâu đó. Nhưng không bao giờ được công khai, không bao giờ được phân tích. Trong khi những "đầu tư" mới vẫn tiếp tục ...
Ngồi bên ấm trà, anh trưởng ban tài chính khề khà. Biết rằng trâu của các chú mua rẻ, cày khoẻ, ăn ít cỏ. Nhưng ...
Dễ hiểu khi trong một công ty như thế sẽ không có khái niệm đầu tư. Dù cho 2 chữ này nằm thường xuyên trên cửa miệng các cấp quản lý. Một kiểu đầu môi chót lưỡi đúng nghĩa.
Người ta hí hửng khoe "đầu tư" được một hệ thống rẻ hơn hệ thống cũ. Và im lặng khi chỉ sau 1 năm sử dụng cộng chi phí đã đội lên thành đắt hơn. Sau 10 năm thì tìm cách thay thế trong khi hệ thống cũ hơn 20 năm vẫn chạy tốt. Tất cả đều đúng quy trình.
Nhớ lại hồi hắn tham gia giai đoạn cuối một công trình được công ty "đầu tư". Hắn có hỏi sao không áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng? Câu trả lời không chính thức, nhưng tưởng không thể rõ ràng hơn. Ban quản lý dự án chỉ chịu trách nhiệm tổng số vốn "đầu tư" sao cho rẻ, còn việc quản lý khai thác sẽ chuyển giao cho một công ty con (cũng của tổng công ty). Lúc đó chi phí tốn kém thế nào không còn là trách nhiệm của những nhà "đầu tư" nữa.
Những con số xuất hiện sau nhiều năm sử dụng dĩ nhiên luôn có ở đâu đó. Nhưng không bao giờ được công khai, không bao giờ được phân tích. Trong khi những "đầu tư" mới vẫn tiếp tục ...
Ngồi bên ấm trà, anh trưởng ban tài chính khề khà. Biết rằng trâu của các chú mua rẻ, cày khoẻ, ăn ít cỏ. Nhưng ...
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016
Ngon
Nghe về cháo mắng bún chửi của xứ kinh kỳ đã lâu nhưng hắn không để tâm lắm. Nay có phải tại mấy ông tây lắm chuyện ở CNN mà đại danh lại dậy sóng như cồn chăng?
Cá nhân hắn cho rằng đó chỉ là chuyện "có gì đâu mà rộn". Nói theo kiểu thời thượng đương đại thì là "chẳng việc gì phải xoắn".
Ông cha có câu "nhà sạch thì mát bát sạch ngon cơm". Nay cháu con ở bẩn nhưng lắp máy lạnh, chén bát nhôm nhoam vẫn khen ngon nhồm nhoàm thì âu cũng là tự do cá nhân thôi vậy.
Chả như món có nguy cơ mất vệ sinh cao là tiết canh vẫn được cho là ăn ngon nhất phải ngồi chồm hổm vỉa hè đấy thôi. (Mà chắc vỉa hè phải đầy bụi rác có cống rãnh chảy ngay cạnh thì mới được gọi là đúng kiểu?).
Nên, có người bảo: bún chửi đông khách vì nó ngon (cho dù có không thích bị chửi lắm!?).
Hắn chịu. Ngon dở của hắn không vượt quá rau muống luộc và thịt kho. Nhớ ngày chị hắn còn, những lúc rảnh rỗi lại thích tụ tập nấu nướng. Hắn, chẳng thà khuất mắt thì thôi, cứ chứng kiến nấu càng cầu kỳ là thấy miệng càng nhạt. Thôi thì tật mình thế biết làm sao.
Có lần (một lần duy nhất), thím hắn nhất định mời ăn cho được phở (hiệu gì đó chả nhớ) mệnh danh ngon nhất Hà Nội. Đến bây giờ mùi vị phở đó như thế nào hắn vẫn chịu, nhưng nhớ không thể nào quên cảnh thím hắn tả xung hữu đột tìm được chỗ ngồi giữa chốn chen chúc. Và trong khi đang húp phở thì có mấy anh chị cô bác bưng tô phở nóng đứng sau lưng chờ hắn ăn xong đặng có chỗ an toạ. Nếu không vì nể công nhiệt tình vất vả của bà thím thì hắn thà không đụng đũa mà trả tiền đi về còn cảm thấy ngon hơn.
Nay thì chỉ cần nghe phải ra xứ ngàn năm văn vật là hắn đã rùng hết cả mình chứ chưa nói đến chuyện ẩm thực ngoài đó. (Ấy là hắn rất hợp khẩu vị ăn uống bình dân xứ bắc kỳ cơ đấy!).
Nói gần nói xa chẳng qua thắc mắc thế nào là ngon?
Con người ta có lục giác quan nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý (mắt-tai-mũi-lưỡi-da-ý, nếu ai cãi chỉ ngũ giác quan thôi thì bỏ cái cuối đi). Nhận biết được sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp (nôm na mắt thấy-tai nghe- mũi-ngửi-lưỡi nếm-da sờ-ý nghĩ).
Rút cục món ăn đạt bao nhiêu trên 6 thì gọi là ngon? Bao nhiêu trên 6 thậm chí âm (ngược lại) mà vẫn ... ngon? Hẳn tuỳ người vậy.
Hắn đọc sách bày uống rượu vang, để lạnh ra sao, rót ra cốc như thế nào. Ngắm màu rượu, cụng ly một tiếng keng, lắc nhẹ ly đưa lên mũi ngửi, khẽ nếm vị trước khi nuốt, thế là có sắc thanh hương vị. Tưởng cũng hơi cầu kỳ?!
Vậy người lại khác người ư? Khác chăng, một chữ nhã ...
Cá nhân hắn cho rằng đó chỉ là chuyện "có gì đâu mà rộn". Nói theo kiểu thời thượng đương đại thì là "chẳng việc gì phải xoắn".
Ông cha có câu "nhà sạch thì mát bát sạch ngon cơm". Nay cháu con ở bẩn nhưng lắp máy lạnh, chén bát nhôm nhoam vẫn khen ngon nhồm nhoàm thì âu cũng là tự do cá nhân thôi vậy.
Chả như món có nguy cơ mất vệ sinh cao là tiết canh vẫn được cho là ăn ngon nhất phải ngồi chồm hổm vỉa hè đấy thôi. (Mà chắc vỉa hè phải đầy bụi rác có cống rãnh chảy ngay cạnh thì mới được gọi là đúng kiểu?).
Nên, có người bảo: bún chửi đông khách vì nó ngon (cho dù có không thích bị chửi lắm!?).
Hắn chịu. Ngon dở của hắn không vượt quá rau muống luộc và thịt kho. Nhớ ngày chị hắn còn, những lúc rảnh rỗi lại thích tụ tập nấu nướng. Hắn, chẳng thà khuất mắt thì thôi, cứ chứng kiến nấu càng cầu kỳ là thấy miệng càng nhạt. Thôi thì tật mình thế biết làm sao.
Có lần (một lần duy nhất), thím hắn nhất định mời ăn cho được phở (hiệu gì đó chả nhớ) mệnh danh ngon nhất Hà Nội. Đến bây giờ mùi vị phở đó như thế nào hắn vẫn chịu, nhưng nhớ không thể nào quên cảnh thím hắn tả xung hữu đột tìm được chỗ ngồi giữa chốn chen chúc. Và trong khi đang húp phở thì có mấy anh chị cô bác bưng tô phở nóng đứng sau lưng chờ hắn ăn xong đặng có chỗ an toạ. Nếu không vì nể công nhiệt tình vất vả của bà thím thì hắn thà không đụng đũa mà trả tiền đi về còn cảm thấy ngon hơn.
Nay thì chỉ cần nghe phải ra xứ ngàn năm văn vật là hắn đã rùng hết cả mình chứ chưa nói đến chuyện ẩm thực ngoài đó. (Ấy là hắn rất hợp khẩu vị ăn uống bình dân xứ bắc kỳ cơ đấy!).
Nói gần nói xa chẳng qua thắc mắc thế nào là ngon?
Con người ta có lục giác quan nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý (mắt-tai-mũi-lưỡi-da-ý, nếu ai cãi chỉ ngũ giác quan thôi thì bỏ cái cuối đi). Nhận biết được sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp (nôm na mắt thấy-tai nghe- mũi-ngửi-lưỡi nếm-da sờ-ý nghĩ).
Rút cục món ăn đạt bao nhiêu trên 6 thì gọi là ngon? Bao nhiêu trên 6 thậm chí âm (ngược lại) mà vẫn ... ngon? Hẳn tuỳ người vậy.
Hắn đọc sách bày uống rượu vang, để lạnh ra sao, rót ra cốc như thế nào. Ngắm màu rượu, cụng ly một tiếng keng, lắc nhẹ ly đưa lên mũi ngửi, khẽ nếm vị trước khi nuốt, thế là có sắc thanh hương vị. Tưởng cũng hơi cầu kỳ?!
Vậy người lại khác người ư? Khác chăng, một chữ nhã ...
Lộ
Các báo đều viết: ... phó giám đốc bị kỷ luật vì để lộ clip sex với nữ kế toán ...
Vậy, lý do bị kỷ luật là vì để lộ?
Vậy, lý do bị kỷ luật là vì để lộ?
Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016
Nước mắm
Than ôi Bách Việt giang san
Văn minh đã sẵn khôn ngoan có thừa
...
Bánh chưng chăng? Maybe, vì không biết có dân tộc nào ăn nữa không? Đến ta còn chỉ ăn chủ yếu dăm ngày lễ tết đã ngán thấy bà. Mà gói nấu mất cả ngày, lại chẳng bỏ công bóc ...
Nước mắm chăng? Có thể à nha, dân ta ưa các thức để chua lên men (dưa, mắm, ...) hơn tươi sống. Hoặc giả do nghèo quá có miếng ăn muốn để lâu (tủ lạnh thì chắc chắn không nghĩ ra rồi huhu). Chắc các dân khác học mình không chừng, có đâu ăn nhiều như mình đâu ...
Hôm nay đọc được bài này. Thôi thế thì thôi chán ơi là chán ...
Tượng đài
Nhân ồn ào chuyện ngành truyền tải điện muốn xây dựng tượng đài vinh danh những người xây dựng đường dây 500kV (108 tỷ vnđ), nhớ lại chuyện cũ:
Ngành hắn cũng từng tưng bừng kỷ niệm 10 năm (15 năm, 20 năm) ngày giành lại FIR này nọ (chắc khối vnđ). Hắn cười mỉa. Sếp bảo: mày không nên tiêu cực thế, dù gì cũng là thành tích đạt được. Vâng, đạt được, nhưng với giá như thế nào? Hiệu quả chăng?
Chuyện ngoài lề, có người nói, đi giám sát đổ móng bê tông một trụ 500kV hồi đó về mua được chiếc xe máy. Nghe đó biết đó.
Chuyện ai cũng biết nữa, là sau đó bộ trưởng đã phải đi tù.
Ờ, thì chuyện tượng đài, xứ này, đại loại thế cả ...
Ngành hắn cũng từng tưng bừng kỷ niệm 10 năm (15 năm, 20 năm) ngày giành lại FIR này nọ (chắc khối vnđ). Hắn cười mỉa. Sếp bảo: mày không nên tiêu cực thế, dù gì cũng là thành tích đạt được. Vâng, đạt được, nhưng với giá như thế nào? Hiệu quả chăng?
Chuyện ngoài lề, có người nói, đi giám sát đổ móng bê tông một trụ 500kV hồi đó về mua được chiếc xe máy. Nghe đó biết đó.
Chuyện ai cũng biết nữa, là sau đó bộ trưởng đã phải đi tù.
Ờ, thì chuyện tượng đài, xứ này, đại loại thế cả ...
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016
Đất
Hôm qua hắn mới đọc truyện ngắn mới của Tư. Đất.
Hắn không ngờ mất nhiều thời gian đến thế khi lặn ngụp trong những dòng chữ ngồn ngộn của Tư, dường như quá dài để có thể gọi là truyện ngắn.
Hay không thực sự quá dài, nhưng những ngổn ngang cuồn cuộn cuốn chảy đổ vào một mảnh đất khiến người đọc thấy ngợp?
Mảnh đất đã thành một tấm gương in dấu bao đời người. Cố cược nó với số phận. Nội tưới đẫm nước mắt mồ hôi. Con cháu đổ vào đó cơ man những máu.
Hoặc không phải là một tấm gương. Vì không sáng và trong cho người đời soi vào dễ thấy. Đất lặng lẽ thấm đỏ những máu. Không, những máu ấy cũng đã bầm đen.
Bây giờ đất đen bị nhốt trong ngục tù thiên đường cao ngất. Đến ngày cũng bị cắt ngắn đầu chặt bớt đuôi. Ánh nắng cũng bị bắt đem đi nơi khác.
Những tấm thân phụ nữ trần truồng ôm lấy đất, những cái đầu vỡ toác vì lao vào xe ủi đã không thể ngăn được mồ mả xương cốt mồ hôi nước mắt máu mủ ruột rà bị lũ cướp ngày đoạt mất hôm nay ...
Hắn không ngờ mất nhiều thời gian đến thế khi lặn ngụp trong những dòng chữ ngồn ngộn của Tư, dường như quá dài để có thể gọi là truyện ngắn.
Hay không thực sự quá dài, nhưng những ngổn ngang cuồn cuộn cuốn chảy đổ vào một mảnh đất khiến người đọc thấy ngợp?
Mảnh đất đã thành một tấm gương in dấu bao đời người. Cố cược nó với số phận. Nội tưới đẫm nước mắt mồ hôi. Con cháu đổ vào đó cơ man những máu.
Hoặc không phải là một tấm gương. Vì không sáng và trong cho người đời soi vào dễ thấy. Đất lặng lẽ thấm đỏ những máu. Không, những máu ấy cũng đã bầm đen.
Bây giờ đất đen bị nhốt trong ngục tù thiên đường cao ngất. Đến ngày cũng bị cắt ngắn đầu chặt bớt đuôi. Ánh nắng cũng bị bắt đem đi nơi khác.
Những tấm thân phụ nữ trần truồng ôm lấy đất, những cái đầu vỡ toác vì lao vào xe ủi đã không thể ngăn được mồ mả xương cốt mồ hôi nước mắt máu mủ ruột rà bị lũ cướp ngày đoạt mất hôm nay ...
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016
Một câu chuyện không nhất thiết phải không có thật ...
Gã nhảy xuống xe, xốc lại ba-lô, kéo cái mũ như muốn đội chặt hơn và cả quyết lách qua đám đông sải bước về hướng một con phố nhỏ. Bỏ lại sau lưng những lời chèo kéo, những cái níu tay như tuyệt vọng của các bác xe ôm trong những bộ đồ xanh phảng phất dấu hiệu đồng phục. Vòng vây bên ngoài thưa hơn, của những bộ đồng phục thực sự sơ mi trắng cà vạt vàng. Quê gã đã có những hãng tắc-xi. Một vài bác xe đạp thồ rụt rè đứng xa hơn, đưa ánh mắt mời chào với vẻ cam chịu.
Nắng chiều vừa nhạt. Đường về nhà không gần không xa. Chỉ là bỗng nhiên gã muốn đi bộ. Quá gầy để có nhu cầu tiêu mỡ bụng. Chẳng có gì vội vàng. Mẹ gã vẫn bảo, những kẻ có bàn chân nhỏ như gã là giỏi đi bộ lắm. Ba của gã, ngày trước, bàn chân có nhỏ đâu. Mà thời đó biết đi bằng gì nếu không đi bộ. Gã nhớ cái cảnh phải chạy gằn theo những bước chân dài của ông để tránh như bị nắm tay lôi đi trên phố. Có điều, những dịp như thế cũng thực sự hiếm hoi.
Con phố cũng không có gì hấp dẫn. Chẳng có gì để ngắm nhìn, dù cả năm trời gã mới qua một lần, mà thường là vèo xe máy. Mặt đường nay đã trải nhựa, không lo giẫm giày vào bùn đất như xưa nhưng hầm hập hơi nóng. Nhà cửa nhỏ to đã san sát kín hai bên, không còn nhìn thấy những thửa ruộng hay bãi cỏ nữa.
Nói rằng phố thật cũ kỹ chán nhàm, song khó tìm ra dấu vết gì có thể gợi cho gã nhớ những ngày xưa ấy. Đã 40 năm. Mấy đứa trẻ tuổi 9, 10 lếch thếch đi bộ dọc con đường nắng bụi mưa bùn sang xã bên học toán nay chẳng còn ai ở quê. Cái thời đi bộ mà bụng đói gối mỏi chân đau. Cái thời đi bộ mà thèm muốn được người lớn đèo trên một chiếc xe đạp. Được ngồi sau yên một chiếc Honda ngỡ hầu chỉ là giấc mơ ...
Mẹ gã đang ngồi trên chiếc ghế nhựa thấp nhìn ra cổng. Bằng cách nào đó mẹ đã biết gã về dù gã không hề báo. Vừa vào nhà, gã nghe mẹ lẩm bẩm nói một mình, để hâm lại nồi canh cho nóng. Bữa cơm tối chỉ hai mẹ con trôi qua hầu như trong im lặng. Đường đời không dạy cho gã biết nói nhiều, lại quá sợ những điều lời nói gió bay đem lại ...
- Đám tang cô Huê chắc đông lắm?
Mẹ gã như hỏi như nói bâng quơ. Mẹ biết gã về làm gì. Cậu học sinh giỏi toán xưa ít khi làm gì đi đâu mà không có lý do. (còn tiếp)
Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016
Hơn thua
Dạo này trên xe giao ca các bác tài hay mở đài tiếng nói vn.
Bữa trước nghe trúng chương trình thiếu nhi. Đồng nghiệp cùng tuổi bảo răng vẫn giống y như ngày xưa ri. Hắn cười, may mà tụi nhỏ không thèm nghe ...
Hôm nay nghe mấy nhà văn (trẻ?!) ba hoa, nào những gì là không hề thua kém thế giới.
Câu ấy ở xứ này cũng xưa không kém gì quả đất.
Ngành nghề nào lĩnh vực gì cũng tự thấy không thua kém ai. Nhưng trong khi người ta làm ra để lại hàng bao nhiêu thứ thì dân tộc mình cứ một số không tròn trĩnh.
Haizzz ...
Bữa trước nghe trúng chương trình thiếu nhi. Đồng nghiệp cùng tuổi bảo răng vẫn giống y như ngày xưa ri. Hắn cười, may mà tụi nhỏ không thèm nghe ...
Hôm nay nghe mấy nhà văn (trẻ?!) ba hoa, nào những gì là không hề thua kém thế giới.
Câu ấy ở xứ này cũng xưa không kém gì quả đất.
Ngành nghề nào lĩnh vực gì cũng tự thấy không thua kém ai. Nhưng trong khi người ta làm ra để lại hàng bao nhiêu thứ thì dân tộc mình cứ một số không tròn trĩnh.
Haizzz ...
Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016
Mới & Cũ
Tối hôm ấy Sài gòn thất thủ thì chiều hôm ấy hắn rời Đà nẵng mưa bay ra Quảng trị nắng gió.
Lần đầu tiên ra bến xe đúng giờ (chính xác hơn là có giờ để mà đúng). Chọn xe Hoàng Hải. Một dạng xe buýt chạy đúng tuyến đúng giờ đã trở thành cái "mới" (!?). Thôi thì cũ người mới ta, củng cố chút niềm tin không phải cái gì mới ... cũng tệ (!!).
Quê hương vẫn đó, dường như không thể cũ hơn nữa. Với những điệp khúc ... chỉ biết gượng cười.
Có chủ đích tìm gặp một người bạn cũ. Học chung cấp 2, đã 33 năm có lẻ. Thực ra khoảng giữa có một lần gặp nhau, cuộc gặp lờ mờ trong men và trong nghèo khó.
Bạn vẫn ở quê bạn, nét quê không quá mới nhưng đã khác xa ngày xưa. Nên cuộc nhậu cũng khác, tiếc là chưa được nói chuyện nhiều hơn. Mừng thấy sắc khí bạn nhiều phần trở lại.
Ngày ấy bạn nổi danh giỏi (toán) nhất huyện. Khác trường, gặp nhau trong không khí "gà chọi" của một thời. Từ gườm gườm nhau của 2 trường năm ấy mạnh nhất huyện đến cùng đứng chung trong 1 đội tuyển để "chọi" các huyện khác.
Chỉ là, có lẽ hắn đã may mắn hơn ... Thêm một bạn cũng từ cái thời mông muội ấy, huyện khác. Nay giữa ba người bạn là mồi và bia. Mấy cái "trường gà" xưa như đã lùi xa ... xa lắm ...
Lần đầu tiên ra bến xe đúng giờ (chính xác hơn là có giờ để mà đúng). Chọn xe Hoàng Hải. Một dạng xe buýt chạy đúng tuyến đúng giờ đã trở thành cái "mới" (!?). Thôi thì cũ người mới ta, củng cố chút niềm tin không phải cái gì mới ... cũng tệ (!!).
Quê hương vẫn đó, dường như không thể cũ hơn nữa. Với những điệp khúc ... chỉ biết gượng cười.
Có chủ đích tìm gặp một người bạn cũ. Học chung cấp 2, đã 33 năm có lẻ. Thực ra khoảng giữa có một lần gặp nhau, cuộc gặp lờ mờ trong men và trong nghèo khó.
Bạn vẫn ở quê bạn, nét quê không quá mới nhưng đã khác xa ngày xưa. Nên cuộc nhậu cũng khác, tiếc là chưa được nói chuyện nhiều hơn. Mừng thấy sắc khí bạn nhiều phần trở lại.
Ngày ấy bạn nổi danh giỏi (toán) nhất huyện. Khác trường, gặp nhau trong không khí "gà chọi" của một thời. Từ gườm gườm nhau của 2 trường năm ấy mạnh nhất huyện đến cùng đứng chung trong 1 đội tuyển để "chọi" các huyện khác.
Chỉ là, có lẽ hắn đã may mắn hơn ... Thêm một bạn cũng từ cái thời mông muội ấy, huyện khác. Nay giữa ba người bạn là mồi và bia. Mấy cái "trường gà" xưa như đã lùi xa ... xa lắm ...
Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016
Thí điểm
Thí điểm, chả biết có phải là từ "Hán Việt" gì gì đó hay không, nhưng nôm na bằng cha mách qué, thì chẳng qua nói sổ toẹt ra là thử.
Chuyện này, trong công việc của hắn, quá quen thuộc. Cần làm việc gì đó, không chắc phải thực hiện như thế nào, bèn thử. Thử, sai thì tháo ra làm lại (ăn gian không được thì bỏ, hehe).
Song phải nói thẳng, thợ giỏi là người biết tính toán, lường trước các tình huống, sao cho kết quả tốt mà ít phải thử nhất. Các kỹ sư ngày nay cũng vậy. Chỉ những kỹ sư kém mới đụng gì cũng thử, do thiếu kiến thức cơ bản và lười suy luận. Mà, thói đời, đã vậy thì thường sai nhiều hơn đúng.
Nhưng ở một xứ kia, có một loại kỹ sư quanh năm thử, í quên, họ tự gọi văn hoa là "thí điểm". Và họ cũng văn hoa tự gọi mình là "kỹ sư tâm hồn".
Thông thường, một lần thử cái gì đó mà sai, thì sẽ gây tốn kém và thương tổn. Dường như, trừ "tâm hồn" (?!!!).
Thực ra, nói chung chung cũng lắm kẻ oan. Chỉ vì, họ chịu sự "lãnh đạo sáng suốt" của một tổ chức được gọi là bộ học, hay như ngày nay, tên ấy dài ra, dân gian bèn gọi tắt là (giáo) dục. Tương ứng với sự kính trọng (khinh bỉ) đáng được nhận, dân gọi là thằng, thằng dục.
Chuyện này, trong công việc của hắn, quá quen thuộc. Cần làm việc gì đó, không chắc phải thực hiện như thế nào, bèn thử. Thử, sai thì tháo ra làm lại (ăn gian không được thì bỏ, hehe).
Song phải nói thẳng, thợ giỏi là người biết tính toán, lường trước các tình huống, sao cho kết quả tốt mà ít phải thử nhất. Các kỹ sư ngày nay cũng vậy. Chỉ những kỹ sư kém mới đụng gì cũng thử, do thiếu kiến thức cơ bản và lười suy luận. Mà, thói đời, đã vậy thì thường sai nhiều hơn đúng.
Nhưng ở một xứ kia, có một loại kỹ sư quanh năm thử, í quên, họ tự gọi văn hoa là "thí điểm". Và họ cũng văn hoa tự gọi mình là "kỹ sư tâm hồn".
Thông thường, một lần thử cái gì đó mà sai, thì sẽ gây tốn kém và thương tổn. Dường như, trừ "tâm hồn" (?!!!).
Thực ra, nói chung chung cũng lắm kẻ oan. Chỉ vì, họ chịu sự "lãnh đạo sáng suốt" của một tổ chức được gọi là bộ học, hay như ngày nay, tên ấy dài ra, dân gian bèn gọi tắt là (giáo) dục. Tương ứng với sự kính trọng (khinh bỉ) đáng được nhận, dân gọi là thằng, thằng dục.
dục ơi bố phải lạy mày
Cứ yên một tý lại bày trò ra
...
Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016
Mưa bão
Dạo ni thờ ơ với ngoại cảnh, hihi. Mưa bão đến bên nhà mà cứ bình chân như vại.
Sáng xuống ca đạp xe về nhà trong mưa. Chẳng buồn tránh. Về đến nhà vứt bộ đồ ướt vào chậu giặt.
Chiều vừa định đi có việc thì nước mưa tràn đầy nhà. Thản nhiên quét lau chùi. Tháo mồ hôi.
Mặc áo mưa dắt xe máy ra thì phát hiện lốp trước xẹp lép. Bơm không lên. Dép lê lẹp kẹp đẩy ra tiệm vá, thay luôn ruột (65K).
Đạp mãi xe mới nổ. Đi giữa đường máy chết lên chết xuống. Cuối cùng cũng đi đến nơi về đến chốn. Vứt thêm bộ đồ vô chậu giặt.
Tối định viết vài dòng thì cúp điện. Tranh thủ không có mạng soạn vài đoạn chương trình cho Logo!8.
Chuẩn bị đi ngủ. Điện sáng. Ok, không sao.
Áp thấp thành bão và đi nhanh hơn. Trưa dự kiến tối mai vào, tối lại bảo khả năng sáng mai tới.
Anyway, ngoài kia mưa bão, ngồi trên giường thấy thật bình yên.
Sáng xuống ca đạp xe về nhà trong mưa. Chẳng buồn tránh. Về đến nhà vứt bộ đồ ướt vào chậu giặt.
Chiều vừa định đi có việc thì nước mưa tràn đầy nhà. Thản nhiên quét lau chùi. Tháo mồ hôi.
Mặc áo mưa dắt xe máy ra thì phát hiện lốp trước xẹp lép. Bơm không lên. Dép lê lẹp kẹp đẩy ra tiệm vá, thay luôn ruột (65K).
Đạp mãi xe mới nổ. Đi giữa đường máy chết lên chết xuống. Cuối cùng cũng đi đến nơi về đến chốn. Vứt thêm bộ đồ vô chậu giặt.
Tối định viết vài dòng thì cúp điện. Tranh thủ không có mạng soạn vài đoạn chương trình cho Logo!8.
Chuẩn bị đi ngủ. Điện sáng. Ok, không sao.
Áp thấp thành bão và đi nhanh hơn. Trưa dự kiến tối mai vào, tối lại bảo khả năng sáng mai tới.
Anyway, ngoài kia mưa bão, ngồi trên giường thấy thật bình yên.
Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016
Social network
Mấy ngày nay, báo chí (và không chỉ báo chí) vina ầm ĩ lên với nào là anh hùng nào là vô-lăng vàng. Sự khao khát dựng lên một anh hùng càng khiến họ trở nên nhỏ bé tội nghiệp.
Sự việc vốn đáng trân trọng, khi con người biết giúp đỡ con người, và đáng mừng, khi tránh được một tai nạn có thể thảm khốc, lại dường như đang bị bôi bẩn bởi những toan tính tầm thường.
Không lạ cho những kẻ ra rả "tự hào vn" ké theo những tấm huy chương vàng của các anh Vinh, anh Công nhưng không thấy "nhục nhã vn" trước những đồng bào trộm cắp còn vn hơn cả vn.
***
Thực ra, hắn muốn nói về một chuyện hoàn toàn khác, xảy ra ở một nơi xa xôi hơn, song lại rất gần. Tiếc là dẫu gần nhưng không được dân vina xứ lưu ý cho lắm, có lẽ bởi nó ở một tầm khác.
Lẽ gần thứ nhất là liên quan đến bức ảnh cô bé napalm. Việc bức ảnh bị Facebook kiểm duyệt đã và đang gây ra một sự bất bình ở xứ Nauy.
Lẽ gần thứ hai là liên quan đến ... Facebook. Hắn hơi ngạc nhiên với sự kiên quyết đến cứng rắn của Fb, gỡ hàng loạt kể cả status của thủ tướng Nauy, thậm chí còn khoá tài khoản của nhà báo lên án.
Biểu hiện của Mark có vẻ không khác gì một kẻ độc tài chính cống (bất chấp, chuyên quyền, và ... ngu dốt, vì đối tượng là một bức ảnh đã thành danh). Hắn thốt nhiên giật mình, độc tài là phải, đó chẳng là vương quốc của cậu ta ư? (Cộng thêm chuyện nghe đâu cậu ta khăng khăng Fb là công ty công nghệ, phủ nhận trách nhiệm nội dung).
Nhẽ cũng đến ngày nên từ bỏ "quốc tịch" của "vương quốc" ấy thôi.
Sự việc vốn đáng trân trọng, khi con người biết giúp đỡ con người, và đáng mừng, khi tránh được một tai nạn có thể thảm khốc, lại dường như đang bị bôi bẩn bởi những toan tính tầm thường.
Không lạ cho những kẻ ra rả "tự hào vn" ké theo những tấm huy chương vàng của các anh Vinh, anh Công nhưng không thấy "nhục nhã vn" trước những đồng bào trộm cắp còn vn hơn cả vn.
***
Thực ra, hắn muốn nói về một chuyện hoàn toàn khác, xảy ra ở một nơi xa xôi hơn, song lại rất gần. Tiếc là dẫu gần nhưng không được dân vina xứ lưu ý cho lắm, có lẽ bởi nó ở một tầm khác.
Lẽ gần thứ nhất là liên quan đến bức ảnh cô bé napalm. Việc bức ảnh bị Facebook kiểm duyệt đã và đang gây ra một sự bất bình ở xứ Nauy.
Lẽ gần thứ hai là liên quan đến ... Facebook. Hắn hơi ngạc nhiên với sự kiên quyết đến cứng rắn của Fb, gỡ hàng loạt kể cả status của thủ tướng Nauy, thậm chí còn khoá tài khoản của nhà báo lên án.
Biểu hiện của Mark có vẻ không khác gì một kẻ độc tài chính cống (bất chấp, chuyên quyền, và ... ngu dốt, vì đối tượng là một bức ảnh đã thành danh). Hắn thốt nhiên giật mình, độc tài là phải, đó chẳng là vương quốc của cậu ta ư? (Cộng thêm chuyện nghe đâu cậu ta khăng khăng Fb là công ty công nghệ, phủ nhận trách nhiệm nội dung).
Nhẽ cũng đến ngày nên từ bỏ "quốc tịch" của "vương quốc" ấy thôi.
Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016
VNEN
- Không rõ lắm VNEN bao gồm những gì, nhưng có vẻ nó không/chưa thích hợp với dân vina. Nghe nói VNEN đề cao tính độc lập, tự chủ, sự thảo luận của học sinh.
- Được UNESCO khuyến khích, bộ học vina "thí điểm" (bộ này vẫn được mệnh danh là ngành có nhiều thỏ thí nghiệm nhất.
- Những địa phương thực hiện thí điểm được cho là nhân rộng quá nhanh và bây giờ phải ngừng lại, quay về với "truyền thống".
- Nhiều học sinh thích phương pháp học này. Nhưng cũng nhiều học sinh tỏ ra không theo kịp cách học mới, đặc biệt trong thảo luận.
- Đại đa số phụ huynh phản đối, thậm chí một cách rất gay gắt. Họ tự kiểm tra và cho rằng VNEN làm con em họ kém đi.
- Nhiều giáo viên cũng không theo kịp phương pháp dạy mới.
- Một số lý do khác: cơ sở vật chất không đáp ứng.
Haizzzzzzzzzz!
- Được UNESCO khuyến khích, bộ học vina "thí điểm" (bộ này vẫn được mệnh danh là ngành có nhiều thỏ thí nghiệm nhất.
- Những địa phương thực hiện thí điểm được cho là nhân rộng quá nhanh và bây giờ phải ngừng lại, quay về với "truyền thống".
- Nhiều học sinh thích phương pháp học này. Nhưng cũng nhiều học sinh tỏ ra không theo kịp cách học mới, đặc biệt trong thảo luận.
- Đại đa số phụ huynh phản đối, thậm chí một cách rất gay gắt. Họ tự kiểm tra và cho rằng VNEN làm con em họ kém đi.
- Nhiều giáo viên cũng không theo kịp phương pháp dạy mới.
- Một số lý do khác: cơ sở vật chất không đáp ứng.
Haizzzzzzzzzz!
Lòng tin
Hình như chuyện này, hắn nói đến không phải lần đầu tiên. Và, có lẽ cũng còn xa mới là lần cuối cùng.
Lý do là hôm rồi tham gia huấn luyện cho trạm mới. Kế hoạch nhanh chóng bị phá sản khi biến thành cuộc thảo luận về những tồn tại và cách xử lý.
Triết lý "đơn giản" của hắn không tồn tại ở đây. Người ta, chừng như hào nhoáng xây dựng một hệ thống ra vẻ hiện đại, song với tư duy hết sức "nông dân" (thành thật xin lỗi các bác nông dân). Kiểu "nhỡ hỏng thì sao?". Thế là thay vì cần dùng một biến thành mua sắm hai, ba. Chính sự rối rắm ấy lại là nguy cơ lớn của "nhỡ ..." thì không ai nhắc đến.
Đồng bộ với tư duy thiết kế đó là gánh nặng đè lên suy nghĩ của nhân viên khai thác. Cũng "nhỡ ... thì sao?". Thực ra giá như đơn giản thì câu trả lời cũng nhẹ nhõm hơn nhiều.
Cách đây nhiều năm hắn từng tham gia thiết kế nhiều hệ thống lớn nhỏ, luôn phải đối phó với câu hỏi "nhỡ ..." đó. Trả lời: nếu độ tin cậy đạt 95% thì cứ 100 ngày chỉ có nguy cơ sự cố khoảng 5 ngày, thử tính xem thiệt hại trong 5 ngày đó có đáng để đầu tư một đống tiền? Chưa kể đống tiền đó còn khiến cho sự cố có nguy cơ nhiều hơn 5 ngày.
Tóm lại, khi các kỹ sư không tự tin về kiến thức của chính mình ...
Lý do là hôm rồi tham gia huấn luyện cho trạm mới. Kế hoạch nhanh chóng bị phá sản khi biến thành cuộc thảo luận về những tồn tại và cách xử lý.
Triết lý "đơn giản" của hắn không tồn tại ở đây. Người ta, chừng như hào nhoáng xây dựng một hệ thống ra vẻ hiện đại, song với tư duy hết sức "nông dân" (thành thật xin lỗi các bác nông dân). Kiểu "nhỡ hỏng thì sao?". Thế là thay vì cần dùng một biến thành mua sắm hai, ba. Chính sự rối rắm ấy lại là nguy cơ lớn của "nhỡ ..." thì không ai nhắc đến.
Đồng bộ với tư duy thiết kế đó là gánh nặng đè lên suy nghĩ của nhân viên khai thác. Cũng "nhỡ ... thì sao?". Thực ra giá như đơn giản thì câu trả lời cũng nhẹ nhõm hơn nhiều.
Cách đây nhiều năm hắn từng tham gia thiết kế nhiều hệ thống lớn nhỏ, luôn phải đối phó với câu hỏi "nhỡ ..." đó. Trả lời: nếu độ tin cậy đạt 95% thì cứ 100 ngày chỉ có nguy cơ sự cố khoảng 5 ngày, thử tính xem thiệt hại trong 5 ngày đó có đáng để đầu tư một đống tiền? Chưa kể đống tiền đó còn khiến cho sự cố có nguy cơ nhiều hơn 5 ngày.
Tóm lại, khi các kỹ sư không tự tin về kiến thức của chính mình ...
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016
Khách
Ca trực có khách. Như thường lệ, hắn không ra mặt tiếp loại khách này. Nên cũng không rõ những ai trong đoàn tuỳ tùng đông đảo đi theo. Một gã thứ trưởng nào đó.
Có một điểm cộng là gói quà to tướng để lại, hihi. Rượu trà bánh kẹo.
Ngày mai kế hoạch huấn luyện bị hoãn. Không có xe. Do bận đưa đón khách.
Dường như công ty quản lý bay đang trở thành một công ty tổ chức sự kiện (!?).
Nguyên nhân hay hệ quả (?), của việc "không bị/được cổ phần hoá". Lỗ thủng của cái bị ngân sách đây ...
Có một điểm cộng là gói quà to tướng để lại, hihi. Rượu trà bánh kẹo.
Ngày mai kế hoạch huấn luyện bị hoãn. Không có xe. Do bận đưa đón khách.
Dường như công ty quản lý bay đang trở thành một công ty tổ chức sự kiện (!?).
Nguyên nhân hay hệ quả (?), của việc "không bị/được cổ phần hoá". Lỗ thủng của cái bị ngân sách đây ...
Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016
Lo sợ
Theo Cổ học tinh hoa:
QUÍ NHỜI NÓI
Vua nước Tấn đi chơi thuyền. Các quan theo hầu đông đủ cả.
Vua hỏi: "Loan Doanh ta đã cấm cố một nơi, con là Loan Phường trốn chạy ra ngoại quốc. Có ai biết Loan Phường giờ ở đâu không?"
Các quan yên lặng không ai giả nhời.
Người lái thuyền tên là Thanh Quyên buông tay chèo, đứng dậy, thưa rằng:
"Nhà vua hỏi Loan Phường làm gì?"
Vua nói: "Từ khi ta đánh được họ Loan đến nay, nghe họ Loan người già chưa chết hết, người trẻ đã nhớn lên. Ta lo họ phục thù, cho nên ta mới hỏi."
Thanh Quyên nói: "Nếu nhà vua khéo sửa sang chính sách nước Tấn, trong được lòng quan, ngoài được lòng dân, thì dù cho còn con nhà họ Loan mà làm gì được nhà vua. Nhưng nếu nhà vua không sửa sang chính sách nước Tấn, trong mất lòng quan, ngoài mất lòng dân, thì ngay những người ngồi trong thuyền này, ai cũng là con nhà họ Loan cả."
Vua khen: "Ngươi nói phải lắm."
(Rồi sáng hôm sau cho đòi Thanh Quyên đến, ban cho một vạn mẫu ruộng.
Thanh Quyên từ không nhận.
Vua nói: "Lấy một vạn mẫu ruộng ấy đổi lấy một nhời nói kia, kể ra nhà ngươi còn thiệt mà quả nhân còn lợi nhiều, nhà ngươi cứ lấy."
Ấy người đời cổ quí nhời nói như thế đấy.)
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016
Nghiệp
2 quan đầu tỉnh bị bắn chết. Nhiều người hả hê.
Lại nhiều người phê phán những kẻ hả hê. Rằng tự bao giờ người ta vui mừng trước cái chết của đồng loại?
Đáng sợ? Nhưng bây giờ mới sợ e rằng quá muộn.
Có bạn trẻ nói rất đúng rằng, chính những hành động ấy đang tạo nghiệp. Song, có thể bạn ấy chưa biết rằng, đó cũng đã là nghiệp rồi.
Lại nhiều người phê phán những kẻ hả hê. Rằng tự bao giờ người ta vui mừng trước cái chết của đồng loại?
Đáng sợ? Nhưng bây giờ mới sợ e rằng quá muộn.
Có bạn trẻ nói rất đúng rằng, chính những hành động ấy đang tạo nghiệp. Song, có thể bạn ấy chưa biết rằng, đó cũng đã là nghiệp rồi.
Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016
Học đại
Cháu vào đại học. Mừng cho nó.
Nhớ lại một thời thi đỗ đại học được xem là thành tích lớn lao. Không lạ, truyền thống rồi. Xem sử xưa thường thấy chép ông nọ ông kia thi đỗ trạng nguyên bảng nhãn thám hoa nhân tài tuyệt học. Rồi sau đó làm gì thì không thấy chép (?!).
Nhưng xưa vẫn còn đỡ, vì chính những người có học đó được bổ làm quan, lo việc cho dân cho nước. Nay thì khác, tốt nghiệp đại học thất nghiệp nhan nhản ngoài đường. Thế mà vẫn sống chết cố chen cho được một tấm bằng, thường khi có bằng chưa hẳn có kiến thức. Không hổ danh dân tộc hiếu học vậy (!?).
Bộ học mở ra không biết bao nhiêu trường, tự tổ chức kỳ thi xếp hạng con dân, thật biết tự cung tự dưỡng (!). Con dân lĩnh điểm xếp hạng, răm rắp chọn trường chọn lớp vừa tài vừa (túi) tiền. Nào đâu ước mơ đam mê sở thích (?).
Con nhà trung lưu được ba mẹ cuống cuồng lo kiếm phòng trọ tiện nghi. Giá như chúng biết chút tự lập tự kiếm lấy. Giá như chúng biết chọn cơ hội sống cùng bè bạn nâng cao kỹ năng sống cộng đồng. Bảo sao kỹ sư cử nhân đến cả giữ vệ sinh chung cũng còn không biết, nói chi tới biết nhường nhịn học hỏi lẫn nhau.
Dân tộc đi về đâu, tưởng không cần phiền đến Trạng Trình nữa ...
Nhớ lại một thời thi đỗ đại học được xem là thành tích lớn lao. Không lạ, truyền thống rồi. Xem sử xưa thường thấy chép ông nọ ông kia thi đỗ trạng nguyên bảng nhãn thám hoa nhân tài tuyệt học. Rồi sau đó làm gì thì không thấy chép (?!).
Nhưng xưa vẫn còn đỡ, vì chính những người có học đó được bổ làm quan, lo việc cho dân cho nước. Nay thì khác, tốt nghiệp đại học thất nghiệp nhan nhản ngoài đường. Thế mà vẫn sống chết cố chen cho được một tấm bằng, thường khi có bằng chưa hẳn có kiến thức. Không hổ danh dân tộc hiếu học vậy (!?).
Bộ học mở ra không biết bao nhiêu trường, tự tổ chức kỳ thi xếp hạng con dân, thật biết tự cung tự dưỡng (!). Con dân lĩnh điểm xếp hạng, răm rắp chọn trường chọn lớp vừa tài vừa (túi) tiền. Nào đâu ước mơ đam mê sở thích (?).
Con nhà trung lưu được ba mẹ cuống cuồng lo kiếm phòng trọ tiện nghi. Giá như chúng biết chút tự lập tự kiếm lấy. Giá như chúng biết chọn cơ hội sống cùng bè bạn nâng cao kỹ năng sống cộng đồng. Bảo sao kỹ sư cử nhân đến cả giữ vệ sinh chung cũng còn không biết, nói chi tới biết nhường nhịn học hỏi lẫn nhau.
Dân tộc đi về đâu, tưởng không cần phiền đến Trạng Trình nữa ...
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016
Cũ mới
Hôm nay đội cúng rằm tháng Bảy. Đã thành thông lệ hàng năm từ lâu lắm rồi.
Năm nay có cái mới. Hai mâm cho hai trạm.
Và mới nữa là các nhân viên tập sự. Đặc điểm đầu tiên: toàn giàn giáo ngon lành. Trẻ, khoẻ, cao, to. Uống tốt, hihi.
Năm nay có cái mới. Hai mâm cho hai trạm.
Và mới nữa là các nhân viên tập sự. Đặc điểm đầu tiên: toàn giàn giáo ngon lành. Trẻ, khoẻ, cao, to. Uống tốt, hihi.
Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016
Chí ...
Đầu tiên cứ phải chửi phát: đ.m. mấy thằng tàu!
Mấy thằng tàu đáng ăn chửi ở đây là mấy thằng hắc-cơ rảnh rỗi sinh nông nổi đi "hắc" vào hệ thống máy vi tính nào đó của ngành hàng không xứ thiên đường. Phải mà chúng có hắc vũ khí hạt nhân ở đâu đó làm chết nhiều vạn người đi nữa thì dân xứ vina cũng kệ mẹ chúng. Hoặc, dân vina xứ sẽ vô cùng quan ngại ... bàn cãi văng nước bọt bên ly cà phê sáng hay trong quán nhậu chiều. Rứa rồi cũng xong rồi thôi. Cơ mà tức. Tại chúng nó mà hắn bị cắt in-tẹc-nét hết mấy ca trực liền.
Mí lại, gì thì gì, cũng phải cất tiếng lảnh lót chửi dăm câu cho nó sướng cái mồm, và xứng cháu con cụ Chí. Thoạt đầu cụ chửi trời, rồi cụ chửi đời, rồi cụ chửi ... Thôi nói nữa e phạm huý hehe.
Mà, chửi như cụ Chí mới thật là chửi. Vì, chắc gì thủ phạm đã là mấy thằng tàu? Mà, có là thằng tàu thằng thuyền nào đó gây ra đi nữa, thì, ta cũng phải có làm sao chúng nó mới dám chiêm bao làm vậy?
Túm lại, tiên sư mấy anh tàu, chửi thêm phát nữa.
Tại, mấy anh í còn bẩu những gì gì mà tiên trách kỷ hậu trách nhân ...
Mấy thằng tàu đáng ăn chửi ở đây là mấy thằng hắc-cơ rảnh rỗi sinh nông nổi đi "hắc" vào hệ thống máy vi tính nào đó của ngành hàng không xứ thiên đường. Phải mà chúng có hắc vũ khí hạt nhân ở đâu đó làm chết nhiều vạn người đi nữa thì dân xứ vina cũng kệ mẹ chúng. Hoặc, dân vina xứ sẽ vô cùng quan ngại ... bàn cãi văng nước bọt bên ly cà phê sáng hay trong quán nhậu chiều. Rứa rồi cũng xong rồi thôi. Cơ mà tức. Tại chúng nó mà hắn bị cắt in-tẹc-nét hết mấy ca trực liền.
Mí lại, gì thì gì, cũng phải cất tiếng lảnh lót chửi dăm câu cho nó sướng cái mồm, và xứng cháu con cụ Chí. Thoạt đầu cụ chửi trời, rồi cụ chửi đời, rồi cụ chửi ... Thôi nói nữa e phạm huý hehe.
Mà, chửi như cụ Chí mới thật là chửi. Vì, chắc gì thủ phạm đã là mấy thằng tàu? Mà, có là thằng tàu thằng thuyền nào đó gây ra đi nữa, thì, ta cũng phải có làm sao chúng nó mới dám chiêm bao làm vậy?
Túm lại, tiên sư mấy anh tàu, chửi thêm phát nữa.
Tại, mấy anh í còn bẩu những gì gì mà tiên trách kỷ hậu trách nhân ...
Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016
Tản mạn đầu tháng Tám
Hay nói đầu tháng Bảy cũng được, vì ngày mai đã là mùng Một tháng cô hồn.
Mấy ngày qua công ty hắn có 02 sự kiện ớn, à quên, lớn.
Ngày 31/7: lễ khánh thành trạm RD ST 2. Đúng kiểu rình rang kinh điển quan khách dập dìu. Hắn cười: làm nhà hết 3 ăn mừng tân gia hết 7. Và cũng đúng kinh điển: người thực làm không mấy ai được dự cuộc náo nhiệt (trừ việc dọn vệ sinh ban đầu và dọn đống rác để lại).
Ngày 1/8: hội nghị kỹ thuật tổng công ty. Tưởng cũng "kinh điển": những người thực sự làm kỹ thuật không mấy ai được tham gia. Sáng nay giao ca tình cờ gặp nguyên đám lên thăm quan trạm mới: hoá ra hắn làm kỹ thuật hơn 20 năm, nay gặp gần 100 yếu nhân kỹ thuật mà ... không thấy ai quen mặt. Xem chừng những kẻ cùng thời cũng đã ngán ngao. Hắn đùa mấy đồng nghiệp trẻ có năng lực: nếu tụi mày phải trình bày tham luận trước những gương mặt kia thì liệu có hứng thú để nói chăng?
Không liên quan gì các sự kiện kể trên song hắn cũng cảm thấy xấu hổ, chỉ biết tự trách mình đã thờ ơ để lũ sâu tràn lên miếng bánh. Ngày hè dường thêm nóng giữa những tháng mang tên các chiến binh La mã nổi danh.
***
Nhận được email của Hội, đề nghị hắn tham gia nhiều hơn, sợ rằng sẽ gặp các dự án khó. Liếc thấy title được đề nghị, senior vice president gì gì đó. Thêm ngao ngán với mấy cái big name này. Trả lời nhẹ nhàng: em cứ lập team theo kế hoạch (câu này hơi đểu vì biết chẳng có kế hoạch nào cả), để anh ra ngoài (không giải thích dài dòng, nếu H hiểu thì lý do chính là câu đá đểu phía trước). Hơi áy náy nên thêm chút, nếu có dự án nào được specified rõ ràng thì anh có thể cân nhắc tham gia.
***
Đang phóng nhanh con ngựa sắt xích nhão với tốc độ cỡ 5km/h trên đại lộ NVL thì vội dừng lại không mấy khó khăn do thấy đèn vàng. Xung quanh vang lên tiếng phanh xe ken két, có người vượt vạch rồi vẫn dừng. May là chưa có ai húc đít ai. Phương trình "vàng = đỏ" của lãnh đạo sáng suốt xem chừng có tính răn đe cao?!?!
Món võ "quyền vina" phát huy uy lực nhất là mấy cú đấm dưới thắt lưng. Cứ nhắm chỗ dân đen lận mấy đồng bạc còm kiếm được mà nhè ...
Mấy ngày qua công ty hắn có 02 sự kiện ớn, à quên, lớn.
Ngày 31/7: lễ khánh thành trạm RD ST 2. Đúng kiểu rình rang kinh điển quan khách dập dìu. Hắn cười: làm nhà hết 3 ăn mừng tân gia hết 7. Và cũng đúng kinh điển: người thực làm không mấy ai được dự cuộc náo nhiệt (trừ việc dọn vệ sinh ban đầu và dọn đống rác để lại).
Ngày 1/8: hội nghị kỹ thuật tổng công ty. Tưởng cũng "kinh điển": những người thực sự làm kỹ thuật không mấy ai được tham gia. Sáng nay giao ca tình cờ gặp nguyên đám lên thăm quan trạm mới: hoá ra hắn làm kỹ thuật hơn 20 năm, nay gặp gần 100 yếu nhân kỹ thuật mà ... không thấy ai quen mặt. Xem chừng những kẻ cùng thời cũng đã ngán ngao. Hắn đùa mấy đồng nghiệp trẻ có năng lực: nếu tụi mày phải trình bày tham luận trước những gương mặt kia thì liệu có hứng thú để nói chăng?
Không liên quan gì các sự kiện kể trên song hắn cũng cảm thấy xấu hổ, chỉ biết tự trách mình đã thờ ơ để lũ sâu tràn lên miếng bánh. Ngày hè dường thêm nóng giữa những tháng mang tên các chiến binh La mã nổi danh.
***
Nhận được email của Hội, đề nghị hắn tham gia nhiều hơn, sợ rằng sẽ gặp các dự án khó. Liếc thấy title được đề nghị, senior vice president gì gì đó. Thêm ngao ngán với mấy cái big name này. Trả lời nhẹ nhàng: em cứ lập team theo kế hoạch (câu này hơi đểu vì biết chẳng có kế hoạch nào cả), để anh ra ngoài (không giải thích dài dòng, nếu H hiểu thì lý do chính là câu đá đểu phía trước). Hơi áy náy nên thêm chút, nếu có dự án nào được specified rõ ràng thì anh có thể cân nhắc tham gia.
***
Đang phóng nhanh con ngựa sắt xích nhão với tốc độ cỡ 5km/h trên đại lộ NVL thì vội dừng lại không mấy khó khăn do thấy đèn vàng. Xung quanh vang lên tiếng phanh xe ken két, có người vượt vạch rồi vẫn dừng. May là chưa có ai húc đít ai. Phương trình "vàng = đỏ" của lãnh đạo sáng suốt xem chừng có tính răn đe cao?!?!
Món võ "quyền vina" phát huy uy lực nhất là mấy cú đấm dưới thắt lưng. Cứ nhắm chỗ dân đen lận mấy đồng bạc còm kiếm được mà nhè ...
Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016
Dễ & Khó
Người Việt, nhiều khi rất "dễ tính". Kiểu: có thể ngồi ăn một món ngon ngay cạnh đống rác.
Hắn, là một người Việt "khó tính". Kiểu: rất ghét những người vượt đèn đỏ, dù trưa nắng đường vắng chẳng có ai.
Nhưng, thường, thì hắn trông cũng giống ... người Việt. Kiểu: ăn đại một số thứ dù có thể có nguy cơ nhiễm độc (hầu hết các thứ ăn được ở vina xứ), hay: rất ghét phải đến bác sĩ (trừ khi đau không chịu nổi). (Thực ra là tại nghĩ: sống, cũng chẳng có gì hay ho ...).
Tuy nhiên, đôi khi ... lại chẳng giống người Việt tý nào. Ví dụ: rất thích đi chơi nhưng rất ít đi chơi. Vì, đơn giản đi chơi là để cảm thấy thoải mái, nhưng thường phải gặp nhiều chuyện chẳng thoải mái tý nào.
Có lẽ, tại quá "khó" thoải mái. Mà, nói cho cùng, việc gì phải chịu khó chịu đựng hàng bao nhiêu rắc rối chỉ để mong tìm kiếm một phút sảng khoái. Nghe, giống như đánh bạc. Nếu, đã thế, thà tìm đường sang Tây Trúc ...
Hắn, là một người Việt "khó tính". Kiểu: rất ghét những người vượt đèn đỏ, dù trưa nắng đường vắng chẳng có ai.
Nhưng, thường, thì hắn trông cũng giống ... người Việt. Kiểu: ăn đại một số thứ dù có thể có nguy cơ nhiễm độc (hầu hết các thứ ăn được ở vina xứ), hay: rất ghét phải đến bác sĩ (trừ khi đau không chịu nổi). (Thực ra là tại nghĩ: sống, cũng chẳng có gì hay ho ...).
Tuy nhiên, đôi khi ... lại chẳng giống người Việt tý nào. Ví dụ: rất thích đi chơi nhưng rất ít đi chơi. Vì, đơn giản đi chơi là để cảm thấy thoải mái, nhưng thường phải gặp nhiều chuyện chẳng thoải mái tý nào.
Có lẽ, tại quá "khó" thoải mái. Mà, nói cho cùng, việc gì phải chịu khó chịu đựng hàng bao nhiêu rắc rối chỉ để mong tìm kiếm một phút sảng khoái. Nghe, giống như đánh bạc. Nếu, đã thế, thà tìm đường sang Tây Trúc ...
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016
Du du
Chiều hè ra cửa gió mát rười rượi.
Bước ra sân ngẩng nhìn mây trắng trời xanh.
Tự nhiên nhớ câu: Bạch vân thiên tải không du du ...
Ngẫm nghĩ hai chữ du du, lại nhớ:
Thế sự du du nại lão hà ...
:-)
Buồn cười. Tự nhiên rơi vào tình huống "kinh điển": bạn mượn tiền.
Mà lạ. Bạn ở Sài Gòn đất rộng người đông tiền xe như nước. Lạ nữa, tuy nói là có biết về nhau nhưng dễ cả chục năm không thấy mặt nhau không hề liên hệ. Số điện thoại thấy lạ hoắc, giọng cũng nhận không ra.
Nghĩ số tiền không nhiều bèn đồng ý. Xong ngồi suy nghĩ một chút.
Số điện thoại tuy lạ nhưng so với số cũ cũng giống đến 5 số cuối, vậy là logic có thể hiểu được, hihi.
Tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng đứng đúng tên, cũng đỡ hơn, hehe.
Hổng lẽ bạn mình mất điện thoại, trong có thông tin tài khoản, rồi mất cả thẻ ATM? Định gọi cho bạn khác kiểm tra xem, song lại thấy không hay lắm.
Tặc lưỡi, hên xui. Vốn không bao giờ chơi các trò cá cược, cũng không bao giờ mua vé số. Nhưng chẳng phải sống ở xứ vina đã là một sự hên xui lớn đó sao?
Mà lạ. Bạn ở Sài Gòn đất rộng người đông tiền xe như nước. Lạ nữa, tuy nói là có biết về nhau nhưng dễ cả chục năm không thấy mặt nhau không hề liên hệ. Số điện thoại thấy lạ hoắc, giọng cũng nhận không ra.
Nghĩ số tiền không nhiều bèn đồng ý. Xong ngồi suy nghĩ một chút.
Số điện thoại tuy lạ nhưng so với số cũ cũng giống đến 5 số cuối, vậy là logic có thể hiểu được, hihi.
Tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng đứng đúng tên, cũng đỡ hơn, hehe.
Hổng lẽ bạn mình mất điện thoại, trong có thông tin tài khoản, rồi mất cả thẻ ATM? Định gọi cho bạn khác kiểm tra xem, song lại thấy không hay lắm.
Tặc lưỡi, hên xui. Vốn không bao giờ chơi các trò cá cược, cũng không bao giờ mua vé số. Nhưng chẳng phải sống ở xứ vina đã là một sự hên xui lớn đó sao?
Vật? Nhân?
Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán. (Tục ngữ?).
Mấy nay nghe câu này hơi bị nhiều. Là người vina nói về người Campuchia (đúng ra phải viết Cambodia?).
Nghĩ, nếu muốn gia ơn để đổi lấy sự trung thành, nhẽ chỉ nên nuôi một con chó.
Nói biết ơn này nọ, kiểu "cung kính không bằng tuân mệnh", con cháu nghe được chẳng tội nghiệp cho chúng nó lắm sao? Tại sao cứ phải buộc vào thay vì nâng một cánh chim?
Huống hồ là một dân tộc. Thử hỏi tâm thế nô lệ là cái chi chi.
Haiz.
Mấy nay nghe câu này hơi bị nhiều. Là người vina nói về người Campuchia (đúng ra phải viết Cambodia?).
Nghĩ, nếu muốn gia ơn để đổi lấy sự trung thành, nhẽ chỉ nên nuôi một con chó.
Nói biết ơn này nọ, kiểu "cung kính không bằng tuân mệnh", con cháu nghe được chẳng tội nghiệp cho chúng nó lắm sao? Tại sao cứ phải buộc vào thay vì nâng một cánh chim?
Huống hồ là một dân tộc. Thử hỏi tâm thế nô lệ là cái chi chi.
Haiz.
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016
Tặc?
Ăn mày là ai ăn mày là ta
Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày
(Thơ nay)
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan
(Ca dao xưa)
Hàng bao nhiêu năm nay, vẫn con voi ấy ngồi chễm chệ và cười lớn trong phòng khách đấy thôi.
Xưa nay nghe nói đã nhiều về lâm tặc. Chữ tặc vốn là giặc. Sử xưa thường viết: năm ấy đói kém, giặc giã nổi lên như ong. Giặc ấy chính là người dân nghèo cùng đường vậy.
Làm giặc, nay, tưởng cũng không dễ. Nào phải cứ dân nghèo vác búa vào rừng chặt cây bộp bộp là thành được ngay lâm tặc.
Hắn nhớ câu chuyện này, nói thật thì chưa chắc đã là thật, nhưng chỉ ra một sự thật chẳng ảo chút nào. Rằng Cường đô-la từng nói: tài sản của tôi chỉ bằng cái móng tay của bầu Đức, mà tài sản của bầu Đức thì chỉ bằng cái móng tay của bí thư tỉnh uỷ Gia Lai.
Đêm đêm, không biết rừng có thì thào, chứ ngày thì còn đâu rừng nữa ...
Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016
Buồn
Tình cờ thấy trên Fb Miên Thảo mô tả công việc ở FabLab.
Bỗng nhớ tới câu "ngạn ngữ" nghe hồi còn học đại học bên Tiệp: Kdo to umí, ten to dělá. Kdo to neumí, ten to učí. (Sau này đọc được trên mạng, hình như câu đó là của Bernard Shaw: He who can, does. He who can not, teaches.)
Thốt nhiên thấy buồn. Buồn lắm ...
Bỗng nhớ tới câu "ngạn ngữ" nghe hồi còn học đại học bên Tiệp: Kdo to umí, ten to dělá. Kdo to neumí, ten to učí. (Sau này đọc được trên mạng, hình như câu đó là của Bernard Shaw: He who can, does. He who can not, teaches.)
Thốt nhiên thấy buồn. Buồn lắm ...
Một cơn ... hành tỏi
Hắn, cứ hễ có việc gì phải làm liên quan đến chính quyền, là cảm thấy vô cùng khó chịu, kiểu co thắt bao tử, buồn nôn. Có lẽ do thần kinh thì yếu mà trải nghiệm thì quá mạnh?
Bởi thế, thường khi chấp nhận nhiều thiệt thòi, còn hơn là phải tiếp xúc bộ máy hành (là) chính. Nhưng, "cây muốn lặng gió chẳng đừng".
Hôm trước đi trực về thì nhận được thông báo (qua đường bưu điện) của chi cục thuế quận Thanh Khê về việc phải nộp một khoản tiền. Cả một trang giấy A4 đầy chữ không giải thích được lý do là gì, chỉ biết nó có thể là tiền nợ thuế, tiền phạt hay tiền chậm nộp. ?!?
Bèn vận dụng kiến thức toán học ra loại suy, thì nghĩ, liên quan, chỉ có thể là thuế thu nhập cá nhân. Nhẽ khai thiếu gì đó chăng?
Kiểm tra lại thì thấy không thiếu gì. May quá cô bé kế toán (vốn vẫn làm việc với chi cục thuế) nói để em hỏi hộ cho. Kết quả: đó là tiền phạt nộp chậm, do thuế năm 2012 đáng lẽ phải nộp từ 2013 mà đến 2014 mới nộp, cùng lúc với nộp năm 2013.
Lờ mờ thấy vô lý. Hắn năm nào nộp năm đó, có chậm thì làm gì đến mức những 1 năm. May là giấy tờ còn lưu lại đó, để chỗ dễ tìm. Phát hiện đợt đi nộp thuế năm đó có 2 điểm bất thường: một là khi đi nộp tiền thì tại ngân hàng không có mẫu "Giấy nộp tiền vào NSNN" nên ngân hàng sử dụng mẫu "Uỷ nhiệm chi". Hai là hồ sơ ban đầu được nộp vào chi cục thuế quận TK (chính là cái nơi đang gửi thông báo đòi tiền), sau 1 tuần họ thông báo phải nộp lên cục thuế thành phố (mặc dù năm trước đó thì cũng như vậy nhưng không có gì xảy ra!?), nên hắn phải cất công chạy thêm 1 vòng nữa. May mắn cục thuế thành phố nhận hồ sơ, song le bị chậm mất gần 1 tuần so với thời hạn.
Tuy nhiên vẫn chưa thực rõ nguyên nhân do đâu, mà mãi tới năm nay, khi ngành thuế bắt đầu kiểm tra bằng máy vi tính (!?!), hắn lại bị lôi về quá khứ như vậy? Chỉ biết câu trả lời cuối cùng là: nhầm lẫn ... và sorry.
Nếu đây là một bài văn thì phải có phần kết luận. Kết luận là (dĩ nhiên không chỉ dựa trên một trường hợp đơn lẻ này), chưa kể đến sự tiêu cực tham nhũng và nạn con ông cháu cha chạy ghế chạy chức, thì bộ máy nhà nước vina đã là quá cồng kềnh, và quá yếu kém. Nó bắt đầu từ duy ý chí muốn xây dựng cái gọi là CNXH, đến giờ vẫn chẳng ai biết là cái gì, trong khi hàng loạt nước từ bỏ thì vina xứ vẫn tham lam cái gì cũng muốn quản. Dẫn đến bộ máy quan nhiều hơn dân, lại theo kiểu "hồng hơn chuyên" nên toàn hạng sáng cắp ô đi chiều cắp ô về là chính.
Chợt nhớ thời Hồng Đức, khi phát hiện ra ngân khố thâm hụt, vua Lê Thánh Tông lập tức cho tinh giảm bộ máy hành chính, sa thải bớt những kẻ yếu năng lực hoặc tham nhũng. Không như ngày nay thiếu tiền người ta tìm cách tăng thu, tăng phạt, vay nợ nước ngoài, thậm chí đòi huy động vàng của dân, ...
Ờ thì thời thịnh trị khác thời mạt pháp ...
Bởi thế, thường khi chấp nhận nhiều thiệt thòi, còn hơn là phải tiếp xúc bộ máy hành (là) chính. Nhưng, "cây muốn lặng gió chẳng đừng".
Hôm trước đi trực về thì nhận được thông báo (qua đường bưu điện) của chi cục thuế quận Thanh Khê về việc phải nộp một khoản tiền. Cả một trang giấy A4 đầy chữ không giải thích được lý do là gì, chỉ biết nó có thể là tiền nợ thuế, tiền phạt hay tiền chậm nộp. ?!?
Bèn vận dụng kiến thức toán học ra loại suy, thì nghĩ, liên quan, chỉ có thể là thuế thu nhập cá nhân. Nhẽ khai thiếu gì đó chăng?
Kiểm tra lại thì thấy không thiếu gì. May quá cô bé kế toán (vốn vẫn làm việc với chi cục thuế) nói để em hỏi hộ cho. Kết quả: đó là tiền phạt nộp chậm, do thuế năm 2012 đáng lẽ phải nộp từ 2013 mà đến 2014 mới nộp, cùng lúc với nộp năm 2013.
Lờ mờ thấy vô lý. Hắn năm nào nộp năm đó, có chậm thì làm gì đến mức những 1 năm. May là giấy tờ còn lưu lại đó, để chỗ dễ tìm. Phát hiện đợt đi nộp thuế năm đó có 2 điểm bất thường: một là khi đi nộp tiền thì tại ngân hàng không có mẫu "Giấy nộp tiền vào NSNN" nên ngân hàng sử dụng mẫu "Uỷ nhiệm chi". Hai là hồ sơ ban đầu được nộp vào chi cục thuế quận TK (chính là cái nơi đang gửi thông báo đòi tiền), sau 1 tuần họ thông báo phải nộp lên cục thuế thành phố (mặc dù năm trước đó thì cũng như vậy nhưng không có gì xảy ra!?), nên hắn phải cất công chạy thêm 1 vòng nữa. May mắn cục thuế thành phố nhận hồ sơ, song le bị chậm mất gần 1 tuần so với thời hạn.
Tuy nhiên vẫn chưa thực rõ nguyên nhân do đâu, mà mãi tới năm nay, khi ngành thuế bắt đầu kiểm tra bằng máy vi tính (!?!), hắn lại bị lôi về quá khứ như vậy? Chỉ biết câu trả lời cuối cùng là: nhầm lẫn ... và sorry.
Nếu đây là một bài văn thì phải có phần kết luận. Kết luận là (dĩ nhiên không chỉ dựa trên một trường hợp đơn lẻ này), chưa kể đến sự tiêu cực tham nhũng và nạn con ông cháu cha chạy ghế chạy chức, thì bộ máy nhà nước vina đã là quá cồng kềnh, và quá yếu kém. Nó bắt đầu từ duy ý chí muốn xây dựng cái gọi là CNXH, đến giờ vẫn chẳng ai biết là cái gì, trong khi hàng loạt nước từ bỏ thì vina xứ vẫn tham lam cái gì cũng muốn quản. Dẫn đến bộ máy quan nhiều hơn dân, lại theo kiểu "hồng hơn chuyên" nên toàn hạng sáng cắp ô đi chiều cắp ô về là chính.
Chợt nhớ thời Hồng Đức, khi phát hiện ra ngân khố thâm hụt, vua Lê Thánh Tông lập tức cho tinh giảm bộ máy hành chính, sa thải bớt những kẻ yếu năng lực hoặc tham nhũng. Không như ngày nay thiếu tiền người ta tìm cách tăng thu, tăng phạt, vay nợ nước ngoài, thậm chí đòi huy động vàng của dân, ...
Ờ thì thời thịnh trị khác thời mạt pháp ...
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016
VTV
Hắn không xem phóng sự về Syria của cô (được gọi là phóng viên) LB, dù có thấy quảng cáo ì xèo trên VTV trước đó. Vì qua một vài vụ um xùm, hắn đơn giản không trọng cái nhân cách của cô ta. Một kiểu chú trọng đánh bóng tên tuổi hơn là thực việc.
Sau khi xem phóng sự, quả nhiên có rất nhiều người cũng nhận xét như vậy. Dường như đó không phải là phóng sự về một cuộc chiến mà chỉ là về cảm xúc của LB trước những gì cô ta thấy. Còn cô ta thấy được cái gì, và cảm xúc có chân thật không, hắn không xem nên miễn bàn.
Mà, thực ra phong cách ấy của LB không có gì lạ. Nó chính là phong cách của VTV. Từ nội dung đến hình thức, nếu thống kê thời lượng phát sóng, sẽ thấy VTV "chúng tôi nói về chúng tôi" hơi bị nhiều ...
Sau khi xem phóng sự, quả nhiên có rất nhiều người cũng nhận xét như vậy. Dường như đó không phải là phóng sự về một cuộc chiến mà chỉ là về cảm xúc của LB trước những gì cô ta thấy. Còn cô ta thấy được cái gì, và cảm xúc có chân thật không, hắn không xem nên miễn bàn.
Mà, thực ra phong cách ấy của LB không có gì lạ. Nó chính là phong cách của VTV. Từ nội dung đến hình thức, nếu thống kê thời lượng phát sóng, sẽ thấy VTV "chúng tôi nói về chúng tôi" hơi bị nhiều ...
Ngu?
Chuyện xảy ra đại khái thế này: anh A đậu xe trên đường trước cửa nhà anh B, anh B tức quá mới dán chữ lên xe anh A, rằng thì là "đậu ngu", hehe.
Nhân ồn ào trên mạng, hắn mới nghiệm ra rằng, cái logic của xứ vina càng nói ... càng sai.
Thoạt đầu, ngẫm, anh B không sai. Đậu xe chắn lối không cho người khác đi thì quả cũng có ... ngu thật. Cơ mà anh A cũng đâu có sai. Ảnh đậu xe trên đường công cộng, nơi không cấm đậu.
Vina xứ có nhiều anh A' đậu sai, nơi có biển báo cấm đậu xe, mà còn chưa ai xử. Lại có những anh A" "đậu ngu" ngay ngã ba ngã tư chắn tầm nhìn gây tai nạn nhưng "không trước cửa nhà ai", nên không bị ai dán chữ phong danh hiệu ("ngu", hihi).
Lại có những chị B' bán hàng bên đường, đường không của gì chị í, nhưng ai mà đậu xe ở đó là bị chị í cảnh cáo ngay như cảnh sát giao thông. Nặng hơn còn có nhiều chị B" sẵn sàng gây sự chứ không nhẹ nhàng "phong danh hiệu" thôi đâu.
Chưa kể hàng loạt anh hùng bàn phím người bênh anh A kẻ bênh anh B cứ thế phán loạn xị lên cả chẳng cần đếm xỉa đến một thứ logic nào.
Mới thấy, càng nói càng sai, càng nói càng ... ngu, huhu.
Chung quy chỉ tại ... ông Bụt. Tại sao cứ phải cô Tấm xinh đẹp hiền lành khóc lóc thì ổng mới hiện lên hỏi? Sao ổng không hiện lên giữa đám tranh giành mà hỏi ... vì sao các con oánh nhao?
Nhớ hồi nhỏ còn đi học vẫn được dạy rằng "có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, còn có tài mà không có đức thì là người vô dụng". Nói khôn thí mồ. Khái niệm "có tài" chả gì cũng dễ đưa ra được tiêu chí đánh giá hơn vì trong chừng mực nào đó có thể đo đếm định lượng (thi cử, bằng cấp, tác phẩm, kết quả công việc, ...). Chứ nói "có đức" (hay không) thì thật vô chừng, chẳng qua nằm trong quan niệm của ... chính người phán xét.
Điển hình là lão Khổng Khâu. Lão đề ra nhiều thứ, công nhận cũng có cái hay là có cương có thường. Nhưng kiểu "quân xử thần tử thần bất tử bất trung" thì ắt "quân" sẽ cười ok ok trong khi "thần" sao khỏi méo mặt?
Nên nói, ừ thì công nhận mày có tài nhưng mày vô dụng, ý là vô dụng với tao, chớ với nhân loại thì chưa chắc. Còn mày cứ có đức (theo kiểu của tao) là được. Tuy rằng nếu mày dốt thì cũng hơi mệt, nhưng đó là đã lơ cái chuyện vì dốt mày có thể phá hoại luôn í chứ (nghĩa là còn tệ hơn vô dụng) ...
Chuyện khôn hay ngu ở đời, nói lắm cũng thấy ... ngu ngu. Hahaha.
Nhân ồn ào trên mạng, hắn mới nghiệm ra rằng, cái logic của xứ vina càng nói ... càng sai.
Thoạt đầu, ngẫm, anh B không sai. Đậu xe chắn lối không cho người khác đi thì quả cũng có ... ngu thật. Cơ mà anh A cũng đâu có sai. Ảnh đậu xe trên đường công cộng, nơi không cấm đậu.
Vina xứ có nhiều anh A' đậu sai, nơi có biển báo cấm đậu xe, mà còn chưa ai xử. Lại có những anh A" "đậu ngu" ngay ngã ba ngã tư chắn tầm nhìn gây tai nạn nhưng "không trước cửa nhà ai", nên không bị ai dán chữ phong danh hiệu ("ngu", hihi).
Lại có những chị B' bán hàng bên đường, đường không của gì chị í, nhưng ai mà đậu xe ở đó là bị chị í cảnh cáo ngay như cảnh sát giao thông. Nặng hơn còn có nhiều chị B" sẵn sàng gây sự chứ không nhẹ nhàng "phong danh hiệu" thôi đâu.
Chưa kể hàng loạt anh hùng bàn phím người bênh anh A kẻ bênh anh B cứ thế phán loạn xị lên cả chẳng cần đếm xỉa đến một thứ logic nào.
Mới thấy, càng nói càng sai, càng nói càng ... ngu, huhu.
Chung quy chỉ tại ... ông Bụt. Tại sao cứ phải cô Tấm xinh đẹp hiền lành khóc lóc thì ổng mới hiện lên hỏi? Sao ổng không hiện lên giữa đám tranh giành mà hỏi ... vì sao các con oánh nhao?
Nhớ hồi nhỏ còn đi học vẫn được dạy rằng "có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, còn có tài mà không có đức thì là người vô dụng". Nói khôn thí mồ. Khái niệm "có tài" chả gì cũng dễ đưa ra được tiêu chí đánh giá hơn vì trong chừng mực nào đó có thể đo đếm định lượng (thi cử, bằng cấp, tác phẩm, kết quả công việc, ...). Chứ nói "có đức" (hay không) thì thật vô chừng, chẳng qua nằm trong quan niệm của ... chính người phán xét.
Điển hình là lão Khổng Khâu. Lão đề ra nhiều thứ, công nhận cũng có cái hay là có cương có thường. Nhưng kiểu "quân xử thần tử thần bất tử bất trung" thì ắt "quân" sẽ cười ok ok trong khi "thần" sao khỏi méo mặt?
Nên nói, ừ thì công nhận mày có tài nhưng mày vô dụng, ý là vô dụng với tao, chớ với nhân loại thì chưa chắc. Còn mày cứ có đức (theo kiểu của tao) là được. Tuy rằng nếu mày dốt thì cũng hơi mệt, nhưng đó là đã lơ cái chuyện vì dốt mày có thể phá hoại luôn í chứ (nghĩa là còn tệ hơn vô dụng) ...
Chuyện khôn hay ngu ở đời, nói lắm cũng thấy ... ngu ngu. Hahaha.
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016
Ngôn ngữ
Nhân đang soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị mới, đi ngang thấy TV có chương trình dạy học chi đó mà không khỏi phì cười.
Chả là ông thầy đang phân tích vì sao một vật nổi trong nước. Ổng nói có lực tác dụng lên vật theo phương thẳng đứng và hướng từ dưới lên trên.
Tự dưng nhớ hồi đi hỏi thi nâng bậc. Thí sinh cũng quen thuộc cả, mà cứ lúng búng, nào là "kiểm tra mức dầu bôi trơn" ... Hắn phì cười, răng anh không nói coi nhớt còn hết trớt cho gọn, hihi.
Có vẻ, không phải chuyện ngôn ngữ, mà là chuyện đời xứ vina. Giao tiếp người với người, rứa cả.
Chả là ông thầy đang phân tích vì sao một vật nổi trong nước. Ổng nói có lực tác dụng lên vật theo phương thẳng đứng và hướng từ dưới lên trên.
Tự dưng nhớ hồi đi hỏi thi nâng bậc. Thí sinh cũng quen thuộc cả, mà cứ lúng búng, nào là "kiểm tra mức dầu bôi trơn" ... Hắn phì cười, răng anh không nói coi nhớt còn hết trớt cho gọn, hihi.
Có vẻ, không phải chuyện ngôn ngữ, mà là chuyện đời xứ vina. Giao tiếp người với người, rứa cả.
Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016
Một cơn xập xệ
Bắt đầu, có lẽ là từ Bộ nhai. Thủ phạm mang số 48, tên thường gọi: răng khôn, tên mới: răng ngu hehe. Lẽ ra những tên này phải bị loại bỏ từ khi bắt đầu "khôn". Nhưng cứ với kiểu vina makeno, thế là ậm à ậm ừ cho đến khi chúng trở nên "ngu" và ... tỏ ra "nguy hiểm" hihi.
Hai tuần dùng kháng sinh chống viêm gây rắc rối cho bạn bao tử. Cộng thêm sự ham chơi nhậu nhẹt tưng bừng, đến lúc bạn bao tử phải quyết liệt phản đối. Cuộc tiêu thổ kháng chiến chống lại mọi thứ xâm nhập qua đường ăn uống khiến hắn mắc ói ngay cả khi không còn gì để ói.
Bây giờ thì tạm ổn nhờ sự giúp đỡ của bạn men vi sinh sống. Tuy nhiên sự xập xệ thì vẫn lảng vảng váng vất chóng mặt. Tiếp tục với hoạt huyết dưỡng não ... Haiz.
Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016
Chuyện bên lề
Trở về từ Họp mặt 30 năm niên khoá 1983-1986 Quốc học Huế.
Ban liên lạc tích cực, số lượng tham gia đông đảo đã tạo nên cuộc hội ngộ được đánh giá là rất hoành tráng của một thế hệ khá thành công.
Bạn cũ trường xưa sao tránh khỏi hàn huyên những bài học từ các thầy cô giáo cũ. Một thời khó khăn trân quý từng dòng kiến thức được truyền tải.
Thầy giáo chủ nhiệm hồi đó của lớp hắn tâm sự về phương pháp dạy mới, về sự tương tác. Chốc chốc thầy lại hỏi sao em không nói gì, chỉ nghe thôi à? Vâng em đang nghe. Thầy vẫn luôn luôn là thầy của hắn. Dẫu tuổi có cao nhiều bạn trẻ khác chưa chắc theo kịp.
Hắn im lặng theo đuổi ý nghĩ nói cùng cậu bạn bác sĩ, tặng thầy chiếc máy trợ thính. Thầy đã hơi nặng tai, phải nghe nhiều e hơi mệt ...
Hắn nghe và hoàn toàn đồng cảm với thầy. Biển kiến thức mênh mông, lại đổi mới từng ngày, nếu không trang bị năng lực thích ứng đúng lúc đúng chỗ thì mớ kiến thức tích luỹ sẵn liệu được bao lăm ...
Thầy nói vui, dân toán mình họ nói gì mình hiểu hết. Nhưng mình nói thì họ hiểu không hết, thậm chí hiểu sai hay hoàn toàn không hiểu.
Thầy nói về góc độ triết học, quan niệm đúng sai thiện ác mà hắn nghĩ không khéo bạn bè chung quanh đã mấy ai hiểu. Xem ra các bạn vẫn vướng những quan niệm đời thường trong khi thầy dạy toán đang nói về toán và đời đâu chỉ những 1 và 0.
Hắn nghĩ về triết học phương đông với những Mạnh tử "nhân chi sơ tính bổn thiện" hay Tuân tử "nhân chi sơ tính bổn ác". Rút cục đời cứ ác ác thiện thiện như những dãy số 0 và 1 nối đuôi nhau không ngừng. Chẳng phải hợp thành chuỗi thông tin ở đời đó sao?
Thông tin ấy truyền tải điều gì? Nhiều 0 hay nhiều 1?
Hắn nhớ bài toán thiết kế ra những bộ não nhân tạo. Người ta muốn các chuỗi 1 và 0 sao cho mang nhiều thông tin nhất mà lại chiếm dung lượng ít nhất, và tiêu thụ năng lượng thấp nhất.
Tiêu thụ ít năng lượng nhất, cũng đồng nghĩa với tồn tại ở trạng thái bền vững nhất, chính là quy luật của tự nhiên ngàn đời nay.
Nói vậy, chuỗi đời thiện ác nối nhau cũng không hoàn toàn là ngẫu nhiên ...
(Đợt này hắn ít chụp hình, chỉ lâu lâu ghi lại vài quang cảnh. Ngẫu nhiên làm sao, khi hắn chụp hình sân khấu, giờ về xem lại, mới thấy là đúng lúc màn hình đang hiện ảnh lớp hắn, hihi.)
Ban liên lạc tích cực, số lượng tham gia đông đảo đã tạo nên cuộc hội ngộ được đánh giá là rất hoành tráng của một thế hệ khá thành công.
Bạn cũ trường xưa sao tránh khỏi hàn huyên những bài học từ các thầy cô giáo cũ. Một thời khó khăn trân quý từng dòng kiến thức được truyền tải.
Thầy giáo chủ nhiệm hồi đó của lớp hắn tâm sự về phương pháp dạy mới, về sự tương tác. Chốc chốc thầy lại hỏi sao em không nói gì, chỉ nghe thôi à? Vâng em đang nghe. Thầy vẫn luôn luôn là thầy của hắn. Dẫu tuổi có cao nhiều bạn trẻ khác chưa chắc theo kịp.
Hắn im lặng theo đuổi ý nghĩ nói cùng cậu bạn bác sĩ, tặng thầy chiếc máy trợ thính. Thầy đã hơi nặng tai, phải nghe nhiều e hơi mệt ...
Hắn nghe và hoàn toàn đồng cảm với thầy. Biển kiến thức mênh mông, lại đổi mới từng ngày, nếu không trang bị năng lực thích ứng đúng lúc đúng chỗ thì mớ kiến thức tích luỹ sẵn liệu được bao lăm ...
Thầy nói vui, dân toán mình họ nói gì mình hiểu hết. Nhưng mình nói thì họ hiểu không hết, thậm chí hiểu sai hay hoàn toàn không hiểu.
Thầy nói về góc độ triết học, quan niệm đúng sai thiện ác mà hắn nghĩ không khéo bạn bè chung quanh đã mấy ai hiểu. Xem ra các bạn vẫn vướng những quan niệm đời thường trong khi thầy dạy toán đang nói về toán và đời đâu chỉ những 1 và 0.
Hắn nghĩ về triết học phương đông với những Mạnh tử "nhân chi sơ tính bổn thiện" hay Tuân tử "nhân chi sơ tính bổn ác". Rút cục đời cứ ác ác thiện thiện như những dãy số 0 và 1 nối đuôi nhau không ngừng. Chẳng phải hợp thành chuỗi thông tin ở đời đó sao?
Thông tin ấy truyền tải điều gì? Nhiều 0 hay nhiều 1?
Hắn nhớ bài toán thiết kế ra những bộ não nhân tạo. Người ta muốn các chuỗi 1 và 0 sao cho mang nhiều thông tin nhất mà lại chiếm dung lượng ít nhất, và tiêu thụ năng lượng thấp nhất.
Tiêu thụ ít năng lượng nhất, cũng đồng nghĩa với tồn tại ở trạng thái bền vững nhất, chính là quy luật của tự nhiên ngàn đời nay.
Nói vậy, chuỗi đời thiện ác nối nhau cũng không hoàn toàn là ngẫu nhiên ...
(Đợt này hắn ít chụp hình, chỉ lâu lâu ghi lại vài quang cảnh. Ngẫu nhiên làm sao, khi hắn chụp hình sân khấu, giờ về xem lại, mới thấy là đúng lúc màn hình đang hiện ảnh lớp hắn, hihi.)
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016
Điểu tận cung tàn
Đọc sử, hắn vẫn cho rằng triều (Hậu) Lê mới đáng gọi là triều đại phong kiến đầu tiên của vina xứ. (Trước đó triều Lý còn quá sơ sài, triều Trần thì nặng tính gia đình dòng họ).
Triều (Hậu) Lê mang nhiều nét tương đồng với triều Hán của Trung Hoa (cũng có thể xem là triều đại phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của TQ, nên dân tộc đó được gọi là người Hán).
Một trong những nét tương đồng đáng nói đầu tiên là "bắt được thỏ giết chó săn".
Có những trang sách xưa nào đó được lưu lại mà hắn chưa từng thấy qua, nhưng thường được trích dẫn, mô tả đám công thần theo Lê Lợi 10 năm giành quyền lực, là võ biền thất học, thậm chí còn nhiều tính từ khó nghe hơn.
Rõ ràng đây không chỉ là vấn đề của một triều đại quân chủ, từ Đông sang Tây, mà là vấn đề của hầu hết các thể chế giành quyền lực qua chiến tranh. Trả ơn bằng cách trao quyền lực là tự trói tương lai vào quá khứ. Vậy tương lai sẽ là gì khi quá khứ là đánh nhau?
Người Hán mô tả bóng bẩy hơn, song triều Hán cũng chỉ đi vào thịnh trị sau nạn Lữ hậu. Triều Lê cũng vượt qua hỗn loạn mới đến Lê Thánh Tông.
Phê phán thì dễ, nhưng có dễ yên lòng khi không cần đi săn mà trong nhà lại nuôi chó dữ luôn chực cắn?
***
Dĩ nhiên, ngoài việc giết những công thần võ biền, còn có cả nhiều điều khác ...
Người Hán từng khuất phục trước ít nhất 2 triều đại ngoại tộc Nguyên Thanh, sau dần dần đồng hoá. Triều (Hậu) Lê đóng đô tại châu thổ đồng bằng sông Hồng cũng là nét tương đồng.
Nhiều sử gia vẫn cho rằng Lê Lợi là người Mường. K.W. Taylor dùng chữ "người Trại" để chỉ chung phân biệt với "người Kinh" vốn sinh sống ven sông Hồng.
Người ta còn nói rằng, truyền thuyết trăm trứng chỉ xuất hiện vào thời kỳ này, trong nỗ lực gắn kết các dân tộc ...
Có lẽ, đó sẽ là một câu chuyện dài khác ...
Triều (Hậu) Lê mang nhiều nét tương đồng với triều Hán của Trung Hoa (cũng có thể xem là triều đại phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của TQ, nên dân tộc đó được gọi là người Hán).
Một trong những nét tương đồng đáng nói đầu tiên là "bắt được thỏ giết chó săn".
Có những trang sách xưa nào đó được lưu lại mà hắn chưa từng thấy qua, nhưng thường được trích dẫn, mô tả đám công thần theo Lê Lợi 10 năm giành quyền lực, là võ biền thất học, thậm chí còn nhiều tính từ khó nghe hơn.
Rõ ràng đây không chỉ là vấn đề của một triều đại quân chủ, từ Đông sang Tây, mà là vấn đề của hầu hết các thể chế giành quyền lực qua chiến tranh. Trả ơn bằng cách trao quyền lực là tự trói tương lai vào quá khứ. Vậy tương lai sẽ là gì khi quá khứ là đánh nhau?
Người Hán mô tả bóng bẩy hơn, song triều Hán cũng chỉ đi vào thịnh trị sau nạn Lữ hậu. Triều Lê cũng vượt qua hỗn loạn mới đến Lê Thánh Tông.
Phê phán thì dễ, nhưng có dễ yên lòng khi không cần đi săn mà trong nhà lại nuôi chó dữ luôn chực cắn?
***
Dĩ nhiên, ngoài việc giết những công thần võ biền, còn có cả nhiều điều khác ...
Người Hán từng khuất phục trước ít nhất 2 triều đại ngoại tộc Nguyên Thanh, sau dần dần đồng hoá. Triều (Hậu) Lê đóng đô tại châu thổ đồng bằng sông Hồng cũng là nét tương đồng.
Nhiều sử gia vẫn cho rằng Lê Lợi là người Mường. K.W. Taylor dùng chữ "người Trại" để chỉ chung phân biệt với "người Kinh" vốn sinh sống ven sông Hồng.
Người ta còn nói rằng, truyền thuyết trăm trứng chỉ xuất hiện vào thời kỳ này, trong nỗ lực gắn kết các dân tộc ...
Có lẽ, đó sẽ là một câu chuyện dài khác ...
Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016
Bùn hay đất cày
Những chuyện dở dở ương ương của bộ học xứ vina không còn là chuyện lạ. Đặc biệt thường bộc lộ ra ở những hoạt động mà bộ í độc quyền. Kỳ thi quốc gia năm nay chưa kịp qua, dân tình đã bàn tán chuyện môn văn.
Chuyện không có gì lớn, và cũng đã được giải quyết nhanh chóng nhờ em gái tác giả tìm ra bản thảo gốc. Nhưng qua đó hắn thấy 3 điều:
Một là, vina xứ quen kiểu "tầm chương trích cú". Đôi khi cũng tìm ra vài viên ngọc trong đá, nhưng thường thì: nhà thơ A khen câu thơ B tinh tế, đến khi tác giả nghe được ngạc nhiên thế a thế a ... Khổ cho những nhà phê bình nhà giáo nhà chi chi nếu lỡ tán dương "đất cày" hay thế, nay hoá ra tác giả viết "bùn" thời biết nói sao?
Thứ hai cũng bởi mấy nhà đó không thuộc câu "tận tín thư bất như vô thư". Cộng thêm lối học lối dạy triệt suy nghĩ mà cứ thế nhồi nhét chủ nghĩa xiềng xích con chữ.
Ba là, nhà thơ đã viết "bùn" rồi phải tự kiểm duyệt thành "đất cày". Mới thấy cả xã hội "lung giám hà niên xuất đắc thân" vậy.
Chuyện không có gì lớn, và cũng đã được giải quyết nhanh chóng nhờ em gái tác giả tìm ra bản thảo gốc. Nhưng qua đó hắn thấy 3 điều:
Một là, vina xứ quen kiểu "tầm chương trích cú". Đôi khi cũng tìm ra vài viên ngọc trong đá, nhưng thường thì: nhà thơ A khen câu thơ B tinh tế, đến khi tác giả nghe được ngạc nhiên thế a thế a ... Khổ cho những nhà phê bình nhà giáo nhà chi chi nếu lỡ tán dương "đất cày" hay thế, nay hoá ra tác giả viết "bùn" thời biết nói sao?
Thứ hai cũng bởi mấy nhà đó không thuộc câu "tận tín thư bất như vô thư". Cộng thêm lối học lối dạy triệt suy nghĩ mà cứ thế nhồi nhét chủ nghĩa xiềng xích con chữ.
Ba là, nhà thơ đã viết "bùn" rồi phải tự kiểm duyệt thành "đất cày". Mới thấy cả xã hội "lung giám hà niên xuất đắc thân" vậy.
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016
Cỏ
Chiều nay, để đỡ đau đầu, hắn bèn ra sân làm cỏ.
Trên cái sân đổ bê tông rộng, các loại cỏ chui lên um tùm từ bất cứ khe hở nào. Phải nói sức sống của chúng thật đáng khâm phục. Im lìm tự tại dưới nắng nóng, rung rinh an nhiên khi gió về.
Hốt nhiên tự hỏi, mình có quyền tước đoạt sự sống của chúng chăng? Trước Chúa, chắc bình đẳng như nhau. Nhẽ cứ như loại người, hô hào bình đẳng trong khi luôn có những người "bình đẳng hơn" những người khác?
Trên cái sân đổ bê tông rộng, các loại cỏ chui lên um tùm từ bất cứ khe hở nào. Phải nói sức sống của chúng thật đáng khâm phục. Im lìm tự tại dưới nắng nóng, rung rinh an nhiên khi gió về.
Hốt nhiên tự hỏi, mình có quyền tước đoạt sự sống của chúng chăng? Trước Chúa, chắc bình đẳng như nhau. Nhẽ cứ như loại người, hô hào bình đẳng trong khi luôn có những người "bình đẳng hơn" những người khác?
Tiểu luận về một nửa
"Một nửa cái bánh mì là bánh mì, một nửa sự thật không phải là sự thật."
Ánh mắt em nửa vời
Nói không tròn đằm thắm
Vòng tay em nửa vời
Ôm không tròn khát vọng
"Ngày còn đi học, có lần thầy giáo đã quát thẳng vào mặt tôi: "Học hành như cậu thì đừng mong sau này có thể thi đỗ đại học, chỉ có thể đi làm phụ hồ mà thôi". Kể từ đó, tôi đã cố gắng học hành chăm chỉ ngày đêm, rồi thi đỗ vào đại học, và tốt nghiệp ra trường với tấm bằng kỹ sư loại khá. Sau một thời gian xin việc, cuối cùng tôi cũng xin được làm một chân phụ hồ ..."
Chuyện này, có vẻ thầy giáo chỉ đúng có một nửa. Nửa sai của thầy là: cậu học trò vẫn thi đỗ đại học hihi.
Hehe thực ra là vì đọc thấy chuyện đó trên mạng, mới nhớ lại mấy câu danh ngôn và thơ thẩn trên kia.
Cũng nhớ chuyện ở công ty hắn: mấy sếp ngồi uống nước trà buổi sáng và gật gù: hồi trước công tác quản lý có nhiều khiếm khuyết, từ dạo này nọ (ghi chú: hàng đống văn bản được ban hành) tình hình khá hơn nhiều. Hắn nghe qua cười khẩy: các anh nói mới đúng một nửa. "Nghĩa là sao?" Thì đúng là hồi trước quản lý dỏm thiệt ...
Nhớ ra chuyện khác: mấy đồng nghiệp trêu chọc hắn: thằng này nó ghét đàn bà. Cười: các anh nói đúng có một nửa. "Nghĩa là sao?" "Các anh bảo tôi ghét một nửa nhân loại, chẳng phải mới đúng có một nửa sao, haha ... "
Nói chung, chuyện về một nửa, đại loại, một nửa, là như thế ... (nửa còn lại, có trời biết ...)
(Danh ngôn, không nhớ nguyên văn)
Ăn có thể nửa bữa
Ngủ có thể nửa đêm
Nhưng không thể đi một nửa đường chân lý
Yêu bằng nửa trái tim
(Thơ, không biết nhớ có chính xác không)
Ánh mắt em nửa vời
Nói không tròn đằm thắm
Vòng tay em nửa vời
Ôm không tròn khát vọng
Nụ hôn em nửa vời
Như chạm vào trái đắng
Tình yêu em nửa vời
Nửa như là gánh nặng
Em ơi đường xa lắm
Mái chèo em nửa vời
Buồm em căng một nửa
Biết bao giờ xa khơi
(Lại thơ nữa, cũng không nhớ nguồn và không biết có chính xác không hehe)
"Ngày còn đi học, có lần thầy giáo đã quát thẳng vào mặt tôi: "Học hành như cậu thì đừng mong sau này có thể thi đỗ đại học, chỉ có thể đi làm phụ hồ mà thôi". Kể từ đó, tôi đã cố gắng học hành chăm chỉ ngày đêm, rồi thi đỗ vào đại học, và tốt nghiệp ra trường với tấm bằng kỹ sư loại khá. Sau một thời gian xin việc, cuối cùng tôi cũng xin được làm một chân phụ hồ ..."
(Thấy đâu đó trên internet)
Hehe thực ra là vì đọc thấy chuyện đó trên mạng, mới nhớ lại mấy câu danh ngôn và thơ thẩn trên kia.
Cũng nhớ chuyện ở công ty hắn: mấy sếp ngồi uống nước trà buổi sáng và gật gù: hồi trước công tác quản lý có nhiều khiếm khuyết, từ dạo này nọ (ghi chú: hàng đống văn bản được ban hành) tình hình khá hơn nhiều. Hắn nghe qua cười khẩy: các anh nói mới đúng một nửa. "Nghĩa là sao?" Thì đúng là hồi trước quản lý dỏm thiệt ...
Nhớ ra chuyện khác: mấy đồng nghiệp trêu chọc hắn: thằng này nó ghét đàn bà. Cười: các anh nói đúng có một nửa. "Nghĩa là sao?" "Các anh bảo tôi ghét một nửa nhân loại, chẳng phải mới đúng có một nửa sao, haha ... "
Nói chung, chuyện về một nửa, đại loại, một nửa, là như thế ... (nửa còn lại, có trời biết ...)
Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016
Một chút bã rượu
"Mơ là rượu, đời thực là bã rượu"
(Lời viên tướng trong phim Đại Đường Huyền Trang)
Nhớ nhiều năm trước, đời hắn không hề có rượu. Tối đặt mình xuống là làm một giấc từ đầu hôm tới sáng. Tịnh không mơ mộng không tỉnh giấc, luôn dậy đúng giờ không bao giờ cần báo thức.
Không rượu thì không biết có bã rượu không, nhưng nếu có hẳn cũng êm dịu nhẹ nhàng ...
Rồi chẳng biết tự bao giờ, rượu bắt đầu xuất hiện. Nay thì không đêm nào không rượu. Người ta nói ngày ước làm sao đêm chiêm bao làm vậy. Rượu của hắn nặng nề, vụn vặt phá nát đêm trường, thường mang hình thức phi thực chuyển biến bất ngờ theo mô-típ phim ảnh.
Rượu rạc rời phải chăng cũng khiến bã rượu thêm phần mệt mỏi. Những cơn đau đầu vào buổi trưa xuất hiện dày đặc hơn ...
Bây giờ thì bã rượu cũng chẳng còn gì hay ho, thường khi trống rỗng.
Mới đây bạn bè đưa hình nhiều thầy cô giáo cũ mà sao thấy quá mịt mờ. Đến mức biết tên biết môn dạy vẫn không hình dung nổi ngày xưa thế nào ...
Vài ngoại lệ, như cô giáo dạy hoá, tất nhiên nhìn hình thì hắn không nhận ra rồi. Đến khi biết là cô Trang Điểm thì nhớ cô Điểm từng dạy lớp hắn (dĩ nhiên thời đó ít khi biết họ tên đầy đủ hihi). Hình như hồi đó cô là tổ trưởng tổ hoá, lại là giáo viên dạy giỏi nên được phân công dạy lớp hắn. Nguyên trước đó lớp hắn học cô Nội, khá thân thiết mà cô dạy rất hay. Nghe nói có ai đó cho rằng lối dạy của cô không phù hợp thi đại học, thế là cô bị đổi (?!).
Vẫn nhớ trò nghịch ngợm của T.P., trả lời cô Điểm nhận dạng khí a-xê-ty-len bằng cách thử xem chuối có chín không. Nếu là cô Nội, chắc chỉ một cái cốc vào đầu rồi thôi, nhưng cô Điểm xử lý như đó là một câu trả lời nghiêm túc ... Kết cục là những tiết học nặng nề ...
Anyway, có lẽ không nhớ nhiều do hồi đó hắn thực chả học bao nhiêu, hehe mải chọi ...
Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016
Dân chủ
Cách nay cũng đã nhiều năm, hồi đó hắn ra công tác tại tổng công ty (lúc ấy còn gọi là trung tâm), thấy ở cổng có tấm bảng dán 2 bức ảnh: đề nghị cán bộ công nhân viên chọn phương án thiết kế trụ sở trung tâm (tổng công ty).
Anh trưởng phòng kỹ thuật hồi ấy (bây giờ đang là phó tổng giám đốc), nơi hắn ra làm việc, nhân ngồi uống nước thủng thẳng bảo: cái gì mà người ta đem ra hỏi thì chúng mày tự biết rồi ...
Tất nhiên sau đó trụ sở mới được xây lên, hoành tráng, còn có theo ý kiến cán bộ công nhân viên hay không thì hắn không biết. Cũng không thèm biết. Mà có trời biết ý kiến mọi người (nếu có) được thống kê như thế nào.
Chuyện thứ hai mới năm ngoái đây. Người ta bỏ công (tiền bạc) ra thuê thiết kế mấy bộ trang phục, may mẫu và thuê ma-nơ-canh dựng ngay giữa công ty (quy mô tổng công ty, lần lượt trưng bày ở 3 miền Bắc Trung Nam).
Rồi cũng hỏi, ok hỏi thì tôi trả lời.
Năm nay nghe nói sẽ may chính thức. Cũng nghe nói (vì chẳng mấy ai quan tâm) là mẫu được chọn không phải là mẫu mà hắn và những người chung quanh chọn. Có trời biết ai chọn.
Mới đây, đồng chí chánh văn phòng công ty (thực ra là cu đàn em hồi trước có thời gian làm chung phòng với hắn, vì thế nên có trong Fb friend list) add hắn vào Fb group bình chọn logo mới cho tổng công ty.
Vì thế bỗng nhiên biết, chứ hắn không thèm quan tâm. Cũng xem qua thì thấy đa số mọi người đề nghị giữ lại logo hiện đang sử dụng.
Hôm nay nhận được email, công ty yêu cầu góp ý chọn logo, 1 trong 5 phương án (và biến điệu ra thành hơn 20 mẫu khác nhau). Không có phương án chọn logo đang sử dụng.
Hehe, nước Anh với cả BREXIT cứ phải gọi bằng cụ ...
Anh trưởng phòng kỹ thuật hồi ấy (bây giờ đang là phó tổng giám đốc), nơi hắn ra làm việc, nhân ngồi uống nước thủng thẳng bảo: cái gì mà người ta đem ra hỏi thì chúng mày tự biết rồi ...
Tất nhiên sau đó trụ sở mới được xây lên, hoành tráng, còn có theo ý kiến cán bộ công nhân viên hay không thì hắn không biết. Cũng không thèm biết. Mà có trời biết ý kiến mọi người (nếu có) được thống kê như thế nào.
Chuyện thứ hai mới năm ngoái đây. Người ta bỏ công (tiền bạc) ra thuê thiết kế mấy bộ trang phục, may mẫu và thuê ma-nơ-canh dựng ngay giữa công ty (quy mô tổng công ty, lần lượt trưng bày ở 3 miền Bắc Trung Nam).
Rồi cũng hỏi, ok hỏi thì tôi trả lời.
Năm nay nghe nói sẽ may chính thức. Cũng nghe nói (vì chẳng mấy ai quan tâm) là mẫu được chọn không phải là mẫu mà hắn và những người chung quanh chọn. Có trời biết ai chọn.
Mới đây, đồng chí chánh văn phòng công ty (thực ra là cu đàn em hồi trước có thời gian làm chung phòng với hắn, vì thế nên có trong Fb friend list) add hắn vào Fb group bình chọn logo mới cho tổng công ty.
Vì thế bỗng nhiên biết, chứ hắn không thèm quan tâm. Cũng xem qua thì thấy đa số mọi người đề nghị giữ lại logo hiện đang sử dụng.
Hôm nay nhận được email, công ty yêu cầu góp ý chọn logo, 1 trong 5 phương án (và biến điệu ra thành hơn 20 mẫu khác nhau). Không có phương án chọn logo đang sử dụng.
Hehe, nước Anh với cả BREXIT cứ phải gọi bằng cụ ...
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016
Cũ (30 năm)
Các bạn đồng niên đồng khoá với hắn dường như khá háo hức mong đợi cuộc họp mặt kỷ niệm 30 năm ngày tốt nghiệp phổ thông trung học. Thực tình mà nói, hắn không phấn khích cho lắm. Trong trí nhớ kém cỏi của hắn, nhiều hình ảnh cũng đã nhạt nhoà ...
Một bạn (không quen?!) học lớp G đưa lên Fb những tấm hình cũ, hắn đoán là chụp từ phòng truyền thống của trường.
Đây là đội tuyển dự thi toán toàn quốc của tỉnh BTT năm 1985. Hình trên có 3 thầy giáo đứng phía sau (thầy Khải, thầy Quang và thầy Hoá). Chính xác thì năm đó mỗi tỉnh chỉ có 5 người bước vào phòng thi. 3 anh chị đứng bên phải học lớp 12, chắc chắn sẽ dự thi, vì nếu không họ phải được trả về lớp sớm để còn lo thi đại học. 2 người còn lại sẽ là 2 trong số 4 chiến sĩ cuối cùng của lớp hắn (lớp 11) lọt lại sau các vòng thi đấu. Hắn nhớ hồi đó các thầy giữ bí mật đến phút cuối, mặc dù chắc chắn danh sách đã phải được báo cáo từ trước. Mãi đến buổi liên hoan tối ngay trước ngày thi (hình như ở số 2 Lê Lợi), các thầy mới thông báo: thầy Quang sẽ dặn dò từng người một, ai được dặn đi thi thì mai sẽ đi, còn ai không được dặn thì khỏi đi ...
Sau cuộc thi đó, hắn và chị Bích được ra Hà Nội, tham gia tuyển chọn đội tuyển đi thi toán quốc tế. Đội tuyển lý thì ra Hà Nội cả 5 người (cũng 3 người lớp 12, 2 lớp 11, hình như 3 giải nhất 2 giải nhì và sau đó 2 anh Vũ và Duy trúng đội tuyển đi thi lý quốc tế năm đó). Thầy Khải đưa hắn và chị Bích đi thường trêu thầy Tâm dẫn dắt đội tuyển lý là gia đình toán có kế hoạch tốt, chỉ một gái một trai, không như gia đình lý, tới 5 thằng ...
Trong 2 "gia đình" cùng đi năm đó, hắn được gọi là út, vì nhỏ con nhất ... Sang đầu năm học lớp 12, có tập nghi thức đội hình gì đó, yêu cầu cao đứng trước thấp đứng sau, hắn cứ theo thói quen đứng sau rốt cuộc bị đẩy lên trước cho tới khi chỉ đứng sau Đức Quang, cậu bạn cao nhất lớp.
Nhẽ, hắn đã trưởng thành mùa hè năm đó? Kỳ thi năm 1986, vị trí của hắn trong đội tuyển được xem là hiển nhiên. Nhưng kết quả thì không hiển nhiên như vậy. Hình như cũng có ý kiến nghi ngờ hắn không chịu làm bài, để tập trung thi đại học. Hồi đó, hắn chưa "khôn" đến vậy. Có thể cũng có hơi "lỏi", khi thực sự không hề đam mê hay cố gắng đấu chọi nữa ...
Năm hắn rời trường, trường kỷ niệm 90 năm thành lập. Hắn có ghé lại chút chút và nhanh chóng nhận ra không phải mọi học sinh cũ đều được đối xử như nhau (thời đó có rất nhiều những mái đầu bạc huân huy chương đầy ngực ...)
Rứa rồi hắn đi. Không xa xôi chi mà ít qua lại.
Chỉ còn 2 tuần nữa. Trong lòng mỗi người con trở về hẳn sẽ có những cảm xúc khác nhau ...
Còn hắn, hắn chỉ muốn đứng bên lề, và quan sát ...
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016
Yahoo!
Ngày Yahoo! 360 qua đời, hắn cũng hơi tiêng tiếc. Tuy không mấy sân si trên đó, viết chỉ để tự tu thân, nhưng cũng có vài ba qua lại nho nhỏ thú vị. Yahoo!, dường như không đếm xỉa chút tình cảm nhỏ nhoi này. Yahoo!, dường như không hướng đến người dùng.
Người ta nói, Yahoo! chỉ chú trọng kiếm tiền từ quảng cáo. Trong khi Google hướng đến tương tác với người sử dụng. Ngày xứ vina chập chững lò dò vào internet, ngoài ồn ào về cuộc chiến giữa MS IE và Netscape (browser), hầu như việc đầu tiên người sử dụng làm là ... gõ yahoo.com. Nay thì Google biết về bạn còn ... rõ hơn chính bạn.
Hắn không hay chatchit trên mạng, chủ yếu chỉ vì công việc. Hồi đó, chat nhóm, chat thoại trên Yahoo! Messenger hoàn toàn ok. Có lẽ chỉ Skype là đối thủ. (Lại) người ta nói, rằng Yahoo! quá lơ là nền tảng smartphone. Cũng có người bảo tại Fb lấy hết khách hàng.
Anyway, YM, R.I.P.
Người ta nói, Yahoo! chỉ chú trọng kiếm tiền từ quảng cáo. Trong khi Google hướng đến tương tác với người sử dụng. Ngày xứ vina chập chững lò dò vào internet, ngoài ồn ào về cuộc chiến giữa MS IE và Netscape (browser), hầu như việc đầu tiên người sử dụng làm là ... gõ yahoo.com. Nay thì Google biết về bạn còn ... rõ hơn chính bạn.
Hắn không hay chatchit trên mạng, chủ yếu chỉ vì công việc. Hồi đó, chat nhóm, chat thoại trên Yahoo! Messenger hoàn toàn ok. Có lẽ chỉ Skype là đối thủ. (Lại) người ta nói, rằng Yahoo! quá lơ là nền tảng smartphone. Cũng có người bảo tại Fb lấy hết khách hàng.
Anyway, YM, R.I.P.
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016
Ngoại ngữ
Lúc trước hắn học đại học ở Slovakia. Sau 1 năm học tiếng (tuần 6 ngày ngày 2 buổi chỉ học mỗi tiếng Slovakia, với cả thầy cô bản xứ lẫn thầy cô Việt) ở Đại học ngoại ngữ Hà Nội rồi mới bay sang đó. Tiếp tục thêm 1 năm học như thế nữa ngay giữa xã hội của họ, nghĩa là có sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Và kết quả năm nào cũng đạt loại khá giỏi. Thế mà vào lớp lần đầu tiên ở trường đại học, thầy hỏi tên gì hắn đơ như cây cơ luôn, hihi.
Học các môn khoa học, kỹ thuật thì còn đỡ, gặp như môn chính trị thì ù hết cả tai. Sống càng lâu khả năng nghe càng tốt, ngược lại nói thì (theo bạn bè người bản xứ nhận xét), như con nít nói (vì hầu như chỉ sử dụng vốn từ vựng cơ bản để diễn đạt).
Định xông vào học tiếng Nga chung với các sinh viên bản xứ, mới thấy 7 năm tiếng Nga phổ thông của hắn chẳng là cái đinh rỉ (mà thuộc loại học giỏi cơ đấy, huhu).
Lúc đó mới bập bõm học tiếng Anh, thứ tiếng bây giờ hắn sử dụng chủ lực trong công việc. Nhưng xem ra năng lực không quá đọc hiểu, vì chưa bao giờ được học chính quy. Thế mà cũng loay hoay vật lộn với mấy ông Tây được lắm, haha.
Nhiều lần gặp và làm việc với người Việt từ Mỹ, khi họ nói tiếng Anh thì hắn điếc luôn.
Thỉnh thoảng, cũng đọc dăm truyện tiếng Anh gọi là. Khi rảnh thì thấy hứng thú lắm, và cũng hiểu được hehe.
Lần này, hơi bị dũng cảm xông vào The Sympathizer. Choáng.
Tác giả là người Việt. Mới đọc được 3 chương đầu đến đoạn nhân vật chính rời Sài Gòn năm 1975. Hoa mắt với từ ngữ. Đọc truyện mà như xem phim hành động. Hay đó chính là một đoạn phim hành động? Sự vật lộn ác liệt giữa sống và chết để sinh tồn, để cứu người thân. Dù, đôi khi, chỉ giữ được thi thể người thương yêu đã chết ...
Có lẽ, hắn chỉ cảm thấy thế thôi. Còn chưa hiểu được quá nửa số từ trong mỗi câu ...
Học các môn khoa học, kỹ thuật thì còn đỡ, gặp như môn chính trị thì ù hết cả tai. Sống càng lâu khả năng nghe càng tốt, ngược lại nói thì (theo bạn bè người bản xứ nhận xét), như con nít nói (vì hầu như chỉ sử dụng vốn từ vựng cơ bản để diễn đạt).
Định xông vào học tiếng Nga chung với các sinh viên bản xứ, mới thấy 7 năm tiếng Nga phổ thông của hắn chẳng là cái đinh rỉ (mà thuộc loại học giỏi cơ đấy, huhu).
Lúc đó mới bập bõm học tiếng Anh, thứ tiếng bây giờ hắn sử dụng chủ lực trong công việc. Nhưng xem ra năng lực không quá đọc hiểu, vì chưa bao giờ được học chính quy. Thế mà cũng loay hoay vật lộn với mấy ông Tây được lắm, haha.
Nhiều lần gặp và làm việc với người Việt từ Mỹ, khi họ nói tiếng Anh thì hắn điếc luôn.
Thỉnh thoảng, cũng đọc dăm truyện tiếng Anh gọi là. Khi rảnh thì thấy hứng thú lắm, và cũng hiểu được hehe.
Lần này, hơi bị dũng cảm xông vào The Sympathizer. Choáng.
Tác giả là người Việt. Mới đọc được 3 chương đầu đến đoạn nhân vật chính rời Sài Gòn năm 1975. Hoa mắt với từ ngữ. Đọc truyện mà như xem phim hành động. Hay đó chính là một đoạn phim hành động? Sự vật lộn ác liệt giữa sống và chết để sinh tồn, để cứu người thân. Dù, đôi khi, chỉ giữ được thi thể người thương yêu đã chết ...
Có lẽ, hắn chỉ cảm thấy thế thôi. Còn chưa hiểu được quá nửa số từ trong mỗi câu ...
Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016
Nỗi cô đơn trong điện ngọc
Tự dưng nhớ tới ý thơ của Ngân Giang nữ sĩ, nhân đọc K.W. Taylor đến phần triều Trần (đang) thịnh.
Triều Trần, mang nhiều yếu tố gia đình dòng tộc hơn là quốc gia. Vốn đến được với quyền lực qua con đường hôn nhân nên sau đó hầu như chỉ chấp nhận hôn nhân nội trong dòng tộc hòng giữ gìn quyền lực giành được. Nhưng, phải chăng chính sự loạn luân này (quá cận huyết) đã làm suy yếu một dòng họ mạnh mẽ đầy quyền lực? Cuối cùng cũng không thoát khỏi vòng thịnh suy, bằng chính cái cách mà họ đã lo sợ: đánh mất quyền lực vào tay người ngoài.
Nói triều Trần là một dòng tộc hơn là một quốc gia, còn vì không chỉ trong hôn nhân, mà cả những vị trí triều chính thiết yếu cũng đều do anh em chú cháu trong nhà nắm giữ. Song, đâu cần đợi đến lúc thật sự suy thoái. Ngay sau những cuộc chiến tranh (ba lần ...), khi các công thần lần lượt nằm xuống, triều đình đã thiếu nhân lực. Dường như nhiều nhân tài trong nhà đã quay lưng? Và triều đình đã phải bù lấp bằng những cuộc thi chọn chưa thành thường lệ.
Tuy nhiên, ngay cả hiền tài được lựa chọn cũng không ít kẻ bỏ đi. Tiến vi quan thoái vi sư! (Chẳng phải Chu Văn An vẫn được suy tôn là vạn thế sư biểu đấy ru?). Có một trường hợp nhân tài hoàng thân quốc thích ngay từ buổi bình minh thịnh trị đã chọn cách lui về phía sau (hình như K.W. Taylor không biết đến?). Ông được cho là anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong khi ông em danh tiếng vang trời uy quyền lệch đất thì ông anh, tương truyền là vô cùng xuất chúng, chỉ lẳng lặng đóng góp như một người lính bình thường trong chiến tranh, và sống như một người dân bình thường sau chiến cuộc. Tiếng là tu cũng không hề ầm ĩ, vẫn sống cùng vợ con ngày ngày cơm rượu thịt. Hai chữ Tuệ Trung hẳn không thể nói là tầm thường ...
Một điểm thú vị nữa của triều Trần tưởng không thể không nhắc đến là xu hướng rời bỏ của chính ... các vị vua. Ngay vị vua đầu triều là Trần Cảnh đã suýt đi tu nếu không có sự ngăn cản quyết liệt (đến mức tàn bạo) của ông chú Trần Thủ Độ. Sau này cháu nội ông, vị vua thứ 3 của triều Trần, đã sáng lập nên một thiền phái. Tiếc là hậu sinh khả ố đang làm nhuốm bẩn thanh danh ông với 2 chữ Phật Hoàng (đã Phật lại còn Hoàng, huhu).
Đến đây, hắn ngờ rằng trong thâm cung kia phải có thứ gì ghê sợ lắm, khiến cho bao kẻ đời trước đời sau đến tận đời nay nếu không biết sớm tránh xa thì không thành tàn bạo cũng ra xôi thịt hết thảy?
Mới nhớ đến câu thơ Trưng Nữ Vương "điện ngọc bơ vơ" nghe đâu đó đã lâu. May có Google mách bảo về nữ sĩ Ngân Giang. Thương cho thân phận người viết nên những vần thơ tài hoa từ năm 1939 mà suốt hơn 60 năm sau đó sống bất phùng thời. Không biết bà có biết có người tri âm thơ bà mà giã từ cõi thế hay không?
Hoặc có kẻ bảo, nhà thơ nay thì biết gì về vị Nữ Vương từ thời mịt mờ sương khói. Kia có nhà thơ xưa viết về vị vua cùng thời liệu đáng nghe chăng? Đường Minh Hoàng nổi tiếng anh minh, giành quyền lực không dễ dàng gì, dựng nên cũng đáng gọi là rực rỡ, rốt cục chết trong thê thảm, có phải tại gì? Trời thưởng (hay phạt?) mà đem tới rồi lại lấy đi (hay chỉ bởi người không giữ được?) một trong tứ đại mỹ nhân ...
Thiên trường địa cửu hữu thì tận ...
Triều Trần, mang nhiều yếu tố gia đình dòng tộc hơn là quốc gia. Vốn đến được với quyền lực qua con đường hôn nhân nên sau đó hầu như chỉ chấp nhận hôn nhân nội trong dòng tộc hòng giữ gìn quyền lực giành được. Nhưng, phải chăng chính sự loạn luân này (quá cận huyết) đã làm suy yếu một dòng họ mạnh mẽ đầy quyền lực? Cuối cùng cũng không thoát khỏi vòng thịnh suy, bằng chính cái cách mà họ đã lo sợ: đánh mất quyền lực vào tay người ngoài.
Nói triều Trần là một dòng tộc hơn là một quốc gia, còn vì không chỉ trong hôn nhân, mà cả những vị trí triều chính thiết yếu cũng đều do anh em chú cháu trong nhà nắm giữ. Song, đâu cần đợi đến lúc thật sự suy thoái. Ngay sau những cuộc chiến tranh (ba lần ...), khi các công thần lần lượt nằm xuống, triều đình đã thiếu nhân lực. Dường như nhiều nhân tài trong nhà đã quay lưng? Và triều đình đã phải bù lấp bằng những cuộc thi chọn chưa thành thường lệ.
Tuy nhiên, ngay cả hiền tài được lựa chọn cũng không ít kẻ bỏ đi. Tiến vi quan thoái vi sư! (Chẳng phải Chu Văn An vẫn được suy tôn là vạn thế sư biểu đấy ru?). Có một trường hợp nhân tài hoàng thân quốc thích ngay từ buổi bình minh thịnh trị đã chọn cách lui về phía sau (hình như K.W. Taylor không biết đến?). Ông được cho là anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong khi ông em danh tiếng vang trời uy quyền lệch đất thì ông anh, tương truyền là vô cùng xuất chúng, chỉ lẳng lặng đóng góp như một người lính bình thường trong chiến tranh, và sống như một người dân bình thường sau chiến cuộc. Tiếng là tu cũng không hề ầm ĩ, vẫn sống cùng vợ con ngày ngày cơm rượu thịt. Hai chữ Tuệ Trung hẳn không thể nói là tầm thường ...
Một điểm thú vị nữa của triều Trần tưởng không thể không nhắc đến là xu hướng rời bỏ của chính ... các vị vua. Ngay vị vua đầu triều là Trần Cảnh đã suýt đi tu nếu không có sự ngăn cản quyết liệt (đến mức tàn bạo) của ông chú Trần Thủ Độ. Sau này cháu nội ông, vị vua thứ 3 của triều Trần, đã sáng lập nên một thiền phái. Tiếc là hậu sinh khả ố đang làm nhuốm bẩn thanh danh ông với 2 chữ Phật Hoàng (đã Phật lại còn Hoàng, huhu).
Đến đây, hắn ngờ rằng trong thâm cung kia phải có thứ gì ghê sợ lắm, khiến cho bao kẻ đời trước đời sau đến tận đời nay nếu không biết sớm tránh xa thì không thành tàn bạo cũng ra xôi thịt hết thảy?
Mới nhớ đến câu thơ Trưng Nữ Vương "điện ngọc bơ vơ" nghe đâu đó đã lâu. May có Google mách bảo về nữ sĩ Ngân Giang. Thương cho thân phận người viết nên những vần thơ tài hoa từ năm 1939 mà suốt hơn 60 năm sau đó sống bất phùng thời. Không biết bà có biết có người tri âm thơ bà mà giã từ cõi thế hay không?
Hoặc có kẻ bảo, nhà thơ nay thì biết gì về vị Nữ Vương từ thời mịt mờ sương khói. Kia có nhà thơ xưa viết về vị vua cùng thời liệu đáng nghe chăng? Đường Minh Hoàng nổi tiếng anh minh, giành quyền lực không dễ dàng gì, dựng nên cũng đáng gọi là rực rỡ, rốt cục chết trong thê thảm, có phải tại gì? Trời thưởng (hay phạt?) mà đem tới rồi lại lấy đi (hay chỉ bởi người không giữ được?) một trong tứ đại mỹ nhân ...
Thiên trường địa cửu hữu thì tận ...
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016
Hai câu chuyện khác
(Nhân đọc Duyệt Vi thảo đường bút ký)
1. Phòng ở của Bá Cơ bị cháy, đầy tớ thưa: "Xin phu nhân mau mau chạy ra ngoài, nếu không lửa thiêu thì sống sao được?". Bá Cơ nói: "Đàn bà phải tuân thủ quy củ lễ pháp. Phụ mẫu không có mặt, dù thế nào cũng không được bước ra khỏi khuê phòng của mình!". Thế rồi Tống Bá Cơ chịu để lửa thiêu chết, nhất định không ra khỏi phòng khuê.
2. ... Có một hộ ngư dân gả chồng cho con gái, thuyền rước dâu đi qua một vùng sóng gió dữ dội, lái thuyền không còn một chút bình tĩnh, hoàn toàn bất lực, thuyền chìm trong phút chốc, ai nấy kêu gào khóc lóc. Đột nhiên, cô dâu kéo mạnh màn che của kiệu rước dâu, mãnh liệt, mạnh mẽ một tay giằng lấy lái thuyền, một tay giật lấy giây kéo buồm, nhằm ngược hướng gió mà điều khiển thuyền, cứ thế thuyền nhằm hướng nhà trai mà vượt qua khỏi giông bão một cách bình an.
Chuyện trên chép trong ngũ kinh, không rõ các học giả có bình luận gì? Chuyện dưới, có người lấy chữ lễ để chê trách cô dâu. Chê trách và bênh vực những chuyện đại loại như thế, vina xứ ngày nay tưởng không hề thiếu vậy.
Hai chuyện trong tuần
Tuần không chỉ có 2 chuyện. Xứ này thời nay không nhiều chuyện mới lạ. Nhưng nhân cuối tuần đầu tháng chỉ nói về 2 chuyện.
Chuyện thứ nhất là chuyện về ông Bob Kerrey. Hắn không biết gì về ông này cho đến khi cộng đồng lên tiếng (một cách khá ồn ào) dù khá quan tâm đến đào tạo đại học nói chung và FUV nói riêng. Sự ồn ào dường như nói rằng chúng ta đang "không quên quá khứ" (tuy một số "quá khứ" khác lại không được như vậy). Song vế thứ hai "gác lại quá khứ" nhẽ không dễ?
Chuyện thứ hai là màn "đấu tố" ở VTV. Hắn không định nói gì về vụ này, vì có xem đâu mà biết mà nói. Đã từ lâu hắn "nói không" với các kiểu VTV, vì nội dung thời láo lếu mà hình thức thời vô văn hoá. Tất nhiên, ai yêu VTV thì tuỳ, hắn tôn trọng mọi sự khác biệt. Và đây mới là điều hắn định nói: nếu tin một điều gì đó là đúng đắn thì bạn hãy thuyết phục những người nghĩ khác thay vì mong (thậm chí bắt ép) người ta im lặng!
Chuyện thứ nhất là chuyện về ông Bob Kerrey. Hắn không biết gì về ông này cho đến khi cộng đồng lên tiếng (một cách khá ồn ào) dù khá quan tâm đến đào tạo đại học nói chung và FUV nói riêng. Sự ồn ào dường như nói rằng chúng ta đang "không quên quá khứ" (tuy một số "quá khứ" khác lại không được như vậy). Song vế thứ hai "gác lại quá khứ" nhẽ không dễ?
Chuyện thứ hai là màn "đấu tố" ở VTV. Hắn không định nói gì về vụ này, vì có xem đâu mà biết mà nói. Đã từ lâu hắn "nói không" với các kiểu VTV, vì nội dung thời láo lếu mà hình thức thời vô văn hoá. Tất nhiên, ai yêu VTV thì tuỳ, hắn tôn trọng mọi sự khác biệt. Và đây mới là điều hắn định nói: nếu tin một điều gì đó là đúng đắn thì bạn hãy thuyết phục những người nghĩ khác thay vì mong (thậm chí bắt ép) người ta im lặng!
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016
Vina
Hôm qua xem lịch chiếu của CGV, hơi ngạc nhiên thấy 8/11 phim đang chiếu là của ... Việt nam!? Đến nơi mới biết: tuần lễ phim Việt.
Thử chọn 1 phim ủng hộ: Truy sát.
Chẳng mấy Việt. Ngoài tiếng nói trọ trẹ và vài bộ đồng phục cảnh sát mờ ảo phía sau làm nền. Còn lại toàn trai xinh gái đẹp áo quần hàng hiệu ô tô đắt tiền bóng lộn biệt thự bể bơi um xùm. Và cảnh kết cho đúng ... định hướng?! Hihi.
Mà, nói cho cùng, phim Mỹ cũng đâu có giống ... Mỹ. Cũng ảo tung chảo xem xong để đó ... cho mau quên. Bỗng liên tưởng những tranh cùng thần thoại Hy lạp bên nhà Soi. Đều là những xinh đẹp trần truồng minh hoạ cho mấy cái tích có trời ... mới tin được. Hehe.
Đơn thuần giải trí. Vậy đi. (Chỉ là nghĩ tội cho Bụi đời Chợ lớn).
Trong một diễn biến khác, 48 tuổi hắn lần đầu tiên làm chuyện ấy.
Dĩ nhiên trên giấy tờ thì không hẳn. Thậm chí nhớ có năm còn tham gia cùng lúc 2 nơi: ở nơi làm việc đồng nghiệp giùm, ở nhà người nhà hộ.
Vậy là nay mới biết méo hay tròn. Âu là lỡ trước khi tuyệt chủng.
Phải chăng quá hồi hộp đến nỗi đến sớm nên phải dự ... lễ khai mạc. Đến sớm nên có thời gian xem qua danh sách tiểu sử. Có điều nhận phiếu xong thì chẳng còn nhớ ai lại ai. May sao còn tự làm được không phải nhờ ai giúp. Huhu.
Thử chọn 1 phim ủng hộ: Truy sát.
Chẳng mấy Việt. Ngoài tiếng nói trọ trẹ và vài bộ đồng phục cảnh sát mờ ảo phía sau làm nền. Còn lại toàn trai xinh gái đẹp áo quần hàng hiệu ô tô đắt tiền bóng lộn biệt thự bể bơi um xùm. Và cảnh kết cho đúng ... định hướng?! Hihi.
Mà, nói cho cùng, phim Mỹ cũng đâu có giống ... Mỹ. Cũng ảo tung chảo xem xong để đó ... cho mau quên. Bỗng liên tưởng những tranh cùng thần thoại Hy lạp bên nhà Soi. Đều là những xinh đẹp trần truồng minh hoạ cho mấy cái tích có trời ... mới tin được. Hehe.
Đơn thuần giải trí. Vậy đi. (Chỉ là nghĩ tội cho Bụi đời Chợ lớn).
Trong một diễn biến khác, 48 tuổi hắn lần đầu tiên làm chuyện ấy.
Dĩ nhiên trên giấy tờ thì không hẳn. Thậm chí nhớ có năm còn tham gia cùng lúc 2 nơi: ở nơi làm việc đồng nghiệp giùm, ở nhà người nhà hộ.
Vậy là nay mới biết méo hay tròn. Âu là lỡ trước khi tuyệt chủng.
Phải chăng quá hồi hộp đến nỗi đến sớm nên phải dự ... lễ khai mạc. Đến sớm nên có thời gian xem qua danh sách tiểu sử. Có điều nhận phiếu xong thì chẳng còn nhớ ai lại ai. May sao còn tự làm được không phải nhờ ai giúp. Huhu.
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016
Kiến
Viết nhân nhà có kiến.
Nhà có kiến. Bày đĩa ra bàn, ăn chưa xong kiến đã trèo lên đĩa. Đổ dầu vào nồi, bắc lên bếp, quay ra rửa rau, nhìn lại đã thấy kiến trong nồi.
Phải nói kiến trinh sát và thông tin cực nhanh. Giá như chúng biết câu thờ Phật ăn oản thì chẳng phải thùng rác cũng đủ sao?
Hay cứ phải kiên cường tranh ăn miếng trước?
Ờ, mà nói chi, người cũng vậy ...
Nhà có kiến. Bày đĩa ra bàn, ăn chưa xong kiến đã trèo lên đĩa. Đổ dầu vào nồi, bắc lên bếp, quay ra rửa rau, nhìn lại đã thấy kiến trong nồi.
Phải nói kiến trinh sát và thông tin cực nhanh. Giá như chúng biết câu thờ Phật ăn oản thì chẳng phải thùng rác cũng đủ sao?
Hay cứ phải kiên cường tranh ăn miếng trước?
Ờ, mà nói chi, người cũng vậy ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)